Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

*Kiến thức :

 Nêu được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Nhôm tác dụng với oxi.

- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

*Kĩ năng:

- Biết cách sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.

- Biết cách viết tường trình thí nghiệm.

* Thái độ:

Có tinh thần hợp tác trong nhóm nhỏ, có tính cẩn thận, ý thức tiết kiệm trong quá trình làm thí nghiệm.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ, thể chất, giao tiếp, hợp tác.

II Chuẩn bị:

1.GV: Bài giảng.

 Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, khay, đèn cồn, lọ thủy tinh, nút cao su, que sắt, chén sứ.

 Hóa chất: Nhôm bột, nhôm lá, sắt bột, đinh sắt, lưu huỳnh, dung dịch natri hiđroxit.

2.HS: Xem trước bài ở nhà.

III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:

1. Dẫn dắt vào bài:

a. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của nhôm?

- Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của sắt?

b. Đặt vấn đề vào bài mới. (1’)

 

doc 10 trang Hoàng Giang 02/06/2022 2120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn: 17/12/2021
Tuần 12 - Tiết 23 (Theo PPCT 28 tuần)	
BÀI 23: THỰC HÀNH:
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
*Kiến thức :
 Nêu được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
*Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Biết cách viết tường trình thí nghiệm.
* Thái độ: 
Có tinh thần hợp tác trong nhóm nhỏ, có tính cẩn thận, ý thức tiết kiệm trong quá trình làm thí nghiệm.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
	Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ, thể chất, giao tiếp, hợp tác.
II Chuẩn bị: 
1.GV: Bài giảng.
	Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, khay, đèn cồn, lọ thủy tinh, nút cao su, que sắt, chén sứ.
 	 	Hóa chất: Nhôm bột, nhôm lá, sắt bột, đinh sắt, lưu huỳnh, dung dịch natri hiđroxit.
2.HS: Xem trước bài ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
1. Dẫn dắt vào bài:
a. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của nhôm?
- Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của sắt?
b. Đặt vấn đề vào bài mới. (1’)
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Thí nghiệm 1- Tác dụng của nhôm với khí oxi. (13’)
*Mục tiêu: 
-Nêu được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Nhôm tác dụng với oxi.
- Biết cách sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Có thái độ nghiêm túc trong thực hành TN.
Hỏi:
- Nêu cách tiến hành thí nghiệm 1?
- Dự đoán hiện tượng xảy ra khi phun bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn?
HS trả lời.
GV GV làm TN 1.
HS quan sát TN.
GV gợi ý:
- Hiện tượng nào chứng tỏ nhôm tác dụng được với oxi?
- Viết PTHH minh họa?
- Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng? 
HS trả lời.
GV nhận xét.
Bước 1: Đặt đèn cồn vào khay nhựa, dùng ống hút để lấy bột nhôm. 
Bước 2: Đốt đèn cồn rồi phun nhẹ bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn (phun thẳng từ trên xuống).
Hoạt động 2: Thí nghiệm 2-Tác dụng của sắt với lưu huỳnh (12’)
*Mục tiêu: 
- Nêu được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Biết cách sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
	- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
Hướng dẫn HS làm TN2:
GV GV làm TN 1.
HS quan sát TN.
GV gợi ý:
- Hiện tượng nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?
- Chất tạo thành có màu đen là chất nào? Viết PTHH?
HS trả lời.
GV nhận xét.
Bước 1: Trộn bột sắt với lưu huỳnh theo tỉ lệ mFe : mS = 7 : 4
Bước 2: Lấy một ít hỗn hợp cho vào chén sứ.
Bước 3: Nung nóng que sắt trên ngọn lửa đèn cồn rối dí vào hỗn hợp trên.
Hoạt động 3: Thí nghiệm 3: Nhận biết sắt và nhôm (12’)
*Mục tiêu: 
-Nêu được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
- Biết cách sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Có thái độ nghiêm túc trong thực hành TN.
GV gợi ý:
- Nêu cách tiến hành thí nghiệm 3?
GV GV làm TN 1.
HS quan sát TN.
GV gợi ý:
- Nêu hiện tượng quan sát được?
- Xác định kim loại trong mỗi lọ hóa chất?
HS trả lời.
GV nhận xét.
Bước 1: Lấy một ít bột nhôm và bột sắt cho vào hai ống nghiệm riêng biệt.
Bước 2: Nhỏ dung dịch NaOH vào hai kim loại trên.
3. Luyện tập củng cố: 4’
Nhận xét buổi thực hành.
Các nhóm thu gom dụng cụ hóa chất, rửa sạch và sắp xếp lại như ban đầu. 
Hoàn thiện phiếu thực hành.
4. Vận dụng:
5. Tìm tòi, mở rộng :
*Dặn dò 
	Về nhà hoàn thiện bài thu hoạch, ôn tập lại các kiến thức đã học của chương chuẩn bị tiết sau luyện tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 16	Ngày soạn: 17/12/2021
Tuần 12 - Tiết 24 (Theo PPCT 28 tuần)
BÀI 25. TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM - BÀI 26. CLO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
*Kiến thức :
Nêu được: 
- Tính chất vật lí của phi kim.
- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.
- Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.
- Tính chất vật lí của clo.
- Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.
*Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của phi kim.
- Biết cách viết một số phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.
- Tính được lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của clo và viết các phương trình hóa học.
- Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy mầu của clo ẩm.
- Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm.
- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn.
* Thái độ: 
HS có thái độ yêu thích môn học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
	Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ, thể chất, giao tiếp, hợp tác, tính toán.
II Chuẩn bị: 
1.GV: Bài giảng.
2.HS: xem trước bài ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh:
1. Dẫn dắt vào bài: (1’)
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của phi kim (3’)
*Mục tiêu: 
- Nêu được tính chất vật lí của phi kim.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động trao đổi nhóm.
	- HS có thái độ yêu thích môn học.
GV tổ chức trò chơi theo gợi ý:
- Liệt kê tên và KHHH một số nguyên tố phi kim ?
- Chỉ ra các nguyên tố phi kim, trong điều kiện bình thường :
Ở thể rắn 
Ở thể khí 
Ở thể lỏng 
Dẫn điện tốt 
Có tính độc hại 
Có tính dẫn nhiệt
(chỉ định lần lượt HS 2 đội trả lời các câu hỏi trên – mỗi câu trả lời đúng 10 đ ) 
HS: Hai đội A và B – mỗi đội cử 1 HS lên bảng viết tên và KHHH các nguyên tố phi kim.
GV gợi ý:
- Nêu tính chất vật lí của phi kim ? 
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt lại.
I.Tính chất vật lí: (SGK/Tr 74)
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của phi kim (17’)
*Mục tiêu: 
- Nêu được tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi. Nêu được sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của phi kim. Biết cách viết một số phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim. Biết cách viết một số phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.
- HS có thái độ yêu thích môn học.
GV tổ chức trò chơi theo gợi ý:t0
Hoàn thành các phản ứng sau:
t0
1- Na + Cl2 4
t0
2- Fe + S
t0
3- K + O2
t0
4- H2 + O2 
t0
5- H2 + Cl2
6- S + O2 
Hai đội A và B : Mội đội cử một HS lên bảng viết PTHH, mỗi phản ứng viết đúng đạt 10 điểm.
GV nhận xét.
GV gợi ý: Phi kim có những tính chất hóa học nào?
HS trả lời. 
GV hình thành sơ đồ TCHH của phi kim: 
+ Kim loại muối 
Hiđro hợp chất khí
Phi kim 
Oxi oxit axit
GV gợi ý: Viết PTHH thể hiện những tính chất sau của phi kim :
 Kim loại+ Khí clo muối clorua 
 Kim loại+ lưu huỳnh muối sunfua 
 Phi kim + Oxi oxit 
 Oxi + Kim loại oxit
 Phi kim + khí hiđro hợp chất khí
HS thực hiện.
GV nhận xét, chốt lại.
I. Tính chất hóa học của phi kim: 
1/ Tác dụng kim loại ® muối 
(riêng oxi tác dụng với kim loại sẽ tạo oxit)
 2K + Cl2 2KCl 
 2Al + 3S Al2S3 
 4K + O2 2K2O
2/ Tác dụng hiđro Hợp chất khí 
 O2 + 2H2 2H2O
 Cl2 + H2 2HCl
 N2 + 3H2 2NH3 
3/ Tác dụng với oxi Oxit axit
 C + O2 CO2 
GV: Để so sánh khhả năng hoạt động hóa học của 2 phi kim Cl và S người ta tiến hành TN sau :
TN1 : Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S hỗn hợp cháy sáng, tạo chất rắn đen là FeS. 
TN2 : Đốt nóng dây sắt rồi đưa vào lọ chứa khí clo, sắt cháy sáng tạo khói nâu đỏ là FeCl3 .
HS lắng nghe. 
GV gợi ý: Phi kim nào hoạt động mạnh hơn? 
HS trả lời.
GV: Để so so sánh khả năng HĐHH của 4 phi kim : Cl, F, Br, I , người ta làm TN như sau : cho lần lượt từng phi kim tác dụng với hiđrô được kết quả sau :
Phản ứng hóa học
Phản ứng xảy ra trong điều kiện
 F2 + H2 2HF
 Cl2 + H2 2HCl
 Br2 + H2 2HBr
 I2 + H2 2HI 
Bóng tối 
Ánh sáng 
Đun nóng nhẹ 
Đun nóng mạnh 
Gv gợi ý: 
- Qua kết quả của những thí nghiệm trên hãy sắp xếp các phi kim trên theo chiều hoạt động hóa học giảm dần?
- Độ mạnh yếu của phi kim phụ thuộc những yếu tố nào?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt lại.
4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:
Chú ý.
Phụ thuộc khả năng phản ứng của phi kim với hiđro và với kim loại.
Hoạt động 3: Clo (20’)
*Mục tiêu: 
	- Nêu được: Tính chất vật lí của clo. Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh. Nêu được: Ứng dụng của khí clo. Nêu được phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm.
- Biết cách nhận biết tính chất vật lí của clo. Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của clo và viết các phương trình hoá học. Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy mầu của clo ẩm. Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm. Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết cách viết PTHH điều chế khí clo.
- HS có hứng thú học tập, có thái độ yêu thích môn học.
GV gợi ý:
- Có hai lọ mất nhãn đựng riêng biệt hai khí: khí clo và không khí, bằng phương pháp vật lí hãy nhận biết hóa chất trong mỗi lọ?
- Có thể dùng cách ngửi mùi để phân biệt hai hóa chất trên được không? vì sao?
- Nêu nhận xét về tỉ lệ khối lượng mol giữa khí clo với không khí?
- Thông tin nào cho biết khí clo dể tan trong nước?
Nêu tính chất vật lí của clo?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt lại.
I. Tính chất vật lí:
(SGK tr 77)
GV gợi ý: Từ sơ đồ tính chất hóa học của phi kim hãy dự đoán tính chất hóa học của khí clo?
HS trả lời.
GV nhận xét, thông báo: Clo không tác dụng trực tiếp với oxi ở bất cứ điều kiện nào.
GV biễu diễn thí nghiệm 1: Clo tác dụng với kim loại đồng:
Bước 1: Giới thiệu dụng cụ hóa chất.
Bước 2: Nêu mục đích thí nghiệm.
Bước 3: Nung nóng dây đồng trên ngọn lửa đèn cồn, rồi đưa nhanh vào lọ chứa khí clo. 
HS theo dõi thí nghiệm 1.
Gv gợi ý: 
- Nêu hiện tượng quan sát được?
- Giải thích hiện tượng và viết PTHH?
- Viết PTHH thể hiện phản ứng giữa khí clo với các kim loại sau: Fe, Al, K, Na, Mg?
HS thực hiện.
GV nhận xét, chốt lại.
GV hỏi tiếp:
- Trong điều kiện nào phản ứng giữa clo với hiđro mới xảy ra?
- Cho biết hóa trị của hai kim loại sắt và đồng?
- Cho biết hóa trị của sắt và đồng trong các muối clorua sau: CuCl2 , FeCl3.
Hs trả lời.
GV nhận xét, chốt lại.
GV gợi ý: Clo phản ứng dễ dàng và mãnh liệt với hiđro và với kim loại, đưa kim loại về hóa trị cao.
GV hỏi:
- Nêu nhận xét về khả năng hoạt động hóa học của clo?
- Clo có những tính chất hóa học chung của phi kim không? Đó là những tính chất nào?
- Hãy đọc thông tin từ SGK và cho biết clo còn có những tính chất hóa học nào?
Hs trả lời.
GV nhận xét, chốt lại.
GV hướng dẫn TN.
GV yêu cầu HS làm TN : Clo tác dụng với nước.
Hs làm TN.
GV yêu cầu HS nêu hiện tượng và viết PTHH.
HS thực hiện.
GV nhận xét, chốt lại.
GV biểu diễn thí nghiệm: Clo tác dụng với dung dịch NaOH.
Bước 1: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào lọ chứa khí clo lắc đều.
Bước 2: Nhúng quì tím vào dung dịch trên.
Hs theo dõi thí nghiệm 3.
GV hỏi: 
- Nêu hiện tượng quan sát được?
- Nêu và giải thích hiện tượng giống và khác nhau giữa hai thí nghiệm 2 và 3?
HS thực hiện.
GV nhận xét, chốt lại.
II. Tính chất hóa học của clo :
1. Clo có những tính chất hóa học chung của phi kim không?
a. Tác dụng với kim loại ® Muối clorua
 Cu + Cl2 t0 CuCl2
 Mg + Cl2 t0 MgCl2
 2Na + Cl2 t0 2NaCl
b. Tác dụng với hiđro: ® khí hiđro clorua
 Cl2 + H2 ® 2HCl
 Clo là phi kim hoạt động hóa học mạnh và có những tính chất hóa học chung của phi kim.
2. Clo có những tính chất hóa học nào khác?
Điều chế nước clo: Clo tác dụng với nước:
Bước 1: Rót nước cất vào lọ đựng khí clo rồi lắc đều.
Bước 2: Nhỏ nước clo vào đế sứ (phân về cho các nhóm).
Tác dụng với nước:
 Cl2 + H2O HCl + HClO 
Tác dụng với dung dịch NaOH đặc:
Cl2 + NaOH NaCl + NaClO
GV gợi ý:
- Nêu những ứng dụng của khí clo?
HS trả lời.
GV nhận xét, chốt lại (dựa vào tranh H3.4 sgk)
III. Ứng dụng: SGK tr 79
GV gợi ý:
- Nguyên liệu để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm?
- Điều kiện để phản ứng hóa học giữa mangan đioxit MnO2 với axitclo hiđric HCl xảy ra?
- Nêu và giải thích cách thu khí clo?
- Viết PTHH thể hiện phản ứng điều chế clo trong PTN?
HS trả lời, hoàn thành.
GV nhận xét, chốt lại.
Hướng dẫn: 
Oxit bazơ + axit muối + nước 
 MnO2 +4HCl to MnCl4 + H2O
 MnCl4 kém bền , bị phân hủy :
 MnCl4 MnCl2 + Cl2 
Nên:
 MnO2 + 4HCl to MnCl2 + Cl2 + H2O
Trong thực tế nên thay MnO2 bằng KMnO4 ( PƯ xảy ra trong đk thường):
16HCl+2KMnO4 2MnCl2+ 2KCl+ 5Cl2+ 8H2O
IV. Điều chế clo: 
1. Trong phòng thí nghiệm:
Nguyên liệu: Axit clo hiđric và các chất oxi hóa mạnh: MnO2, KMnO4
PTHH: 
MnO2 + 4HCl to MnCl2 + Cl2 + H2O
3. Luyện tập củng cố: 3’
	Chốt lại nội dung tiết học.
4. Vận dụng:
5. Tìm tòi, mở rộng :
	Liên hệ với việc sử dụng nước clo để khử khuẩn.
*Dặn dò: (1’)
	Dặn dò hs về nhà học bài, làm bt còn sgk, chuẩn bị tiết sau ôn tập HKI.
IV.Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_16_nam_hoc_2021_2022.doc