Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 3+4: Axit

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 3+4: Axit

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức:

Biết được:

- Tính chất hóa học của axit: tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loạị

- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được tính chất hoá học của axit nói chung.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc với kim loạị

- Viết được các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng.

3. Thái độ:

Rèn luyện cho học sinh:

- Tính tự giác, tích cực trong học tập

- Có lòng yêu thích môn học

- Có tính cẩn thận, kiên trì khi làm các thí nghiệm

2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Những năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác.

- Những năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, Năng lực thực hành hóa học, Năng lực tính toán hóa học, Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, SGV, máy chiếu, máy tính,

- Hóa chất: HCl, H2SO4, Fe, CuO, NaOH, quỳ tím, H2SO4 đặc, Cu, đường trắng, nước,

- Dụng cụ: ống nghiệm, giá để, cốc thủy tinh có nắp đậy

2. Học sinh

- Nghiên cứu SGK, internet để chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp.

 

doc 14 trang maihoap55 6571
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 3+4: Axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3+4 tiết 6-9
CHỦ ĐỀ: AXIT
(Thời gian chủ đề: 4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 
1. Kiến thức:	
Biết được:
- Tính chất hóa học của axit: tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loạị
- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được tính chất hoá học của axit nói chung.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc với kim loạị
- Viết được các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng.
3. Thái độ: 
Rèn luyện cho học sinh: 
- Tính tự giác, tích cực trong học tập
- Có lòng yêu thích môn học
- Có tính cẩn thận, kiên trì khi làm các thí nghiệm
2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác.
- Những năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, Năng lực thực hành hóa học, Năng lực tính toán hóa học, Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, SGV, máy chiếu, máy tính, 
- Hóa chất: HCl, H2SO4, Fe, CuO, NaOH, quỳ tím, H2SO4 đặc, Cu, đường trắng, nước, 
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá để, cốc thủy tinh có nắp đậy
2. Học sinh
- Nghiên cứu SGK, internet để chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1 (Khởi động): 
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm và chuyển giao nhiệm vụ học tập theo 3 câu hỏi sau đây: Làm giấy quỳ tím từ cánh hoa dâm bụt hay bắp cải tím.
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Câu1: Giã nhỏ cánh hoa dâm bụt hay bắp cải tím, ngâm tờ giấy trắng vào trong nước cánh hoa trên trong 30p. Lấy giấy ra phơi khô, cắt nhỏ thành từng đoạn ngắn 5x2 cm.
Trên cơ sở thông tin trên, em hãy tự làm giấy quỳ tím và thử với các dung dịch sau:
1.Nước cốt chanh 2.Giấm ăn 3. Nước xà phòng pha loãng 4. Nước kem đánh răng pha loãng
Giấy quỳ đổi màu như thế nào.
Câu 2: Cho 1 ít giấm ăn vào cốc có sẵn 1 mẩu nhỏ đá vôi, quan sát hiện tượng
Câu 3: Những hợp chất như: giấm ăn, nước cốt chanh, chính là axit. Vậy em đã biết gì về axit (Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng)? Hãy ghi thông tin vào cột K theo bảng sau:
Những điều em đã biết (K)
Những điều em muốn biết
(W)
Những điều em đã học được
(L)
 ..
 ..
 ..
 .
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã nêu ở trên
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ Khó khăn, vướng mắc: Học sinh có thể không thể hiện được đầy đủ các yêu cầu, 
+ Giải pháp: Không ngừng động viên, khuyến khích học sinh bằng ngôn ngữ phù hợp. Dẫn dắt để học sinh hăng say thực hiện các nhiệm vụ học tập tiếp theo để hình thành kiến thức, kĩ năng, vận dụng mới, tự bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm học tập.
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV tổ chức cho HS sử dụng Kĩ thuật phòng tranh để các nhóm biết kết quả của nhau, trong nhóm thảo luận và tiếp tục sửa chữa, bổ sung sản phẩm của nhóm mình;
+ Tùy vào tình huống cụ thể (kiến thức của các nhóm đối lập nhau, nhiều, ít, sai sót, thiếu sót khác nhau ) GV định hướng, dẫn dắt học sinh hăng say thực hiện nhiệm vụ học tập tiếp theo để chỉnh sửa bổ sung kiến thức mới, hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình.
Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức)
I. Công thức hóa học chung của axit? Cách phân loại axit.
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
HS trả lời ngắn gọn và nhanh chóng các câu hỏi do GV đặt ra
Công thức hóa học chung của axit?
Cách phân loại axit?
Những bài học nào mà em đã học có đề cập đến TCHH của axit?
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghỉ và trả lời
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận:
Axit là những hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
CT chung: HxA
Dựa vào thành phần phân tử, các axit được chia làm hai loại:
Axit có oxi
Axit không có oxi
Axit
Tên axit
Gốc axit
Tên gốc axit
Hóa trị của gốc axit
H2SO3
axit sunfuro
=SO3
sunfit
II
H2SO4
Axit sufuric
=SO4
Sunfat
II
H2CO3
axit cacbonic
=CO3
cacbonat
II
H3PO4
axit photphoric
≡PO4
photphat
III
HBr
axit bromhidric
-Br
Bromua
I
HI
axit iothidric
-I
Iotdua
I
HF
axit flohidric
-F
Florua
I
HCl
Axit clohidric
-Cl
clorua
I
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV kết luận nội dung.
II. Tìm hiểu tính chất hóa học chung của axit.
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Với dụng cụ đã có, dung dịch HCl, dd H2SO4 loãng, CuO, Cu, Zn, dd NaOH, quỳ tím, Al, Cu(OH)2 đã chuẩn bị theo nhóm, hãy nghiên cứu đề xuất các thí nghiệm cần thực hiện và đề xuất cách tiến hành thí nghiệm đó?.
Tên thí nghiệm
Chuẩn bị
Tiến hành
Hiện tượng- PTHH
TN1: 
- Hóa chất: 
- Dụng cụ: .
 ..
 ..
 ..
TN2:
 .
 ..
 .
 .
 ..
 .
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV lưu ý: an toàn thí nghiệm
GV nêu và gợi ý: Khi axit phản ứng với kim loại, cần phải so sánh hiện tượng để kết luận kim loại nào không phản ứng với axit? Kim loại tác dụng với dung dich Axit HNO3, H2SO4 đặc nóng tìm hiểu ở tiết sau. 
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận:
Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời đại diện một số nhóm báo cáo quá trình thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra, từ đó nêu các tính chất hóa học của Axit, các nhóm khác góp ý, bổ sung
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về các tính chất hóa học của Axit.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS có thể không thể dự đoán tính chất tác dụng với muối của axit.
Thí nghiệm CuO tác dụng với dd Axit. Để TN quan sát được rõ mầu sắc của dd sau phản ứng , cần chú ý: Lấy lượng CuO nhỏ bằng hạt gạo.
- Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện những thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung.
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT 
Axit làm đổi màu chất chỉ thị:
DD axit làm quì tím chuyển thành màu đỏ (nhận biết dd axit)
Axit tác dụng với kim loại:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 
DD axit tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng H2. 
Chú ý: HNO3, H2SO4 đặc tác dụng được nhiều kim loại nhưng nói chung không giải phóng H2
Tác dụng với dd bazơ:
H2SO4 + Cu(OH)2 CuSO4 + 2H2O
Axit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối và nước . Đây là phản ứng trung hòa
Axit tác dụng với oxit bazơ:
H2SO4 + CuO CuSO4 + H2O
Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước 
5. Ngoài ra axit còn tác dụng với muối: (sẽ học ở bài sau)
III. Axit mạnh và axit yếu:
GV : thông báo về sự phân loại axit
- Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3
- Axit yếu: H2S, H2CO3
IV. 
MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
A. AXIT CLOHIĐRIC (Không dạy)
B. AXIT SUNFURIC (Mục II.1 không dạy)
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS trả lời ngắn gọn và nhanh chóng các câu hỏi do GV đặt ra
Nêu tính chất vật lí của axit sunfuric ? Công thức hóa học của axit sunfuric, axit Clo hydric?
Các tính chất hoá học chung của axit ? Tính chất của axit sunfuric đặc?
? muốn pha loãng H2SO4 cần phải làm như thế nào?
GV yêu cầu nhận xét hiện tượng, kết luận khả năng phản ứng của H2SO4 với hai thí nghiệm sau và viết PTHH.
GV: Thực hiện thí nghiệm : H2SO4 đặc tác dụng với kim loại đồng khi để nguội và khi đun nóng.
GV: Thực hiện thí nghiệm : H2SO4 đặc tác dụng với đường Saccarozơ.
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trả lời các câu hỏi trên.
GV: Thực hiện thí nghiệm : H2SO4 đặc tác dụng với kim loại đồng khi để nguội và khi đun nóng.
GV: Thực hiện thí nghiệm : H2SO4 đặc tác dụng với đường Saccarozơ.
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: HS nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học của axit sunfuricaxit sunfuric đặc 
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát, vở ghi chép của HS và báo cáo, góp ý của HS và các nhóm.
* Tính chất vật lý: Là chất lỏng, sánh không màu, nặng gấp 2 lần nước, tan dễ dàng trong nước, tỏa nhiều nhiệt.
* Tính chất hóa học: 
1. Axit Sunfuric loãng có những tính chất hóa học của một axit: GV thông báo nhanh
Làm đổi màu quì tím thành đỏ
Tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng H2
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 
Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
2H2SO4 + NaOH Na2SO4 + 2H2O
tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước
H2SO4 + CuO CuSO4 + H2O
2. Axit sunfuric đặc có những tính chất hóa học riêng
Tác dụng với kim loại:
H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và không giải phóng H2
Cu + 2H2SO4 CuSO4 + S O2 + H2O
Tính háo nước:
 H2SO4đặc
C12H22O11 11H2O + 12C
V. ứng dụng: 
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Học sinh quan sát hình 1.12 SGK và cho biết ứng dụng của H2SO4.
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh quan sát và trả lời nhanh
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh trả lời nhanh
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét và chuẩn kiến thức
- Sản xuất phân bón, chất tẩy rửa, tơ sợi , thuốc nổ, CN chế biến dàu mỏ.
* Tích hợp môi trường: Aixt có khả năng phản ứng với kim loại, làm mòn kim loại, gây hại các công trình, 
VI. Sản xuất axit Sunfuric: 
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh nghe và ghi bài. GV: Thuyết trình về nguyên liệu sản xuất H2SO4 và các công đoạn sản xuất 
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh nghe và ghi bài
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh nghe và ghi bài
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên thông báo và ghi bảng
a) Nguyên liệu: Lưu huỳnh hoặc Quặng Pyrit sắt (FeS2)
b) Các công đoạn chính:
	- Sản xuất lưu huỳnh dioxit: S + O2 SO2 
Hoặc 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
- Sản xuất lưu huỳnh trioxit: 
2SO2 + O2 2SO3
- Sản xuất H2SO4: SO3 + H2O è H2SO4
VII. Nhận biết axit Sunfuric và muối sufat
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm thí nghiệm Cho 1 giọt dd BaCl2 (hoặc Ba(NO3)2 ; Ba(OH)2 ) vào 2 ống nghiệm đựng dd H2SO4 và Na2SO4è quan sát, nhận xét + viết PTPƯ 
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: Các nhóm trình bày hiện tượng
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
dd BaCl2; Ba(NO3)2 ; Ba(OH)2 được dùng làm thuốc thử để nhận ra gốc sunfat
H2SO4 + BaCl2 è BaSO4 + 2HCl
Na2SO4 + BaCl2 èBaSO4 + 2HCl
NỘI DUNG 3: LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Các kiến thức cần nhớ:
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời các câu hỏi hoàn thành theo yêu cầu.
Bài 1
 (1) (2)
	(3)	
Oxit axit
Oxit bazơ
	(3)
 + H2O ( 4) + H2O (5)
Bài 2
A + B
 + D + Quí tím
 1 4
Axit
A + C
A + C
 2 3
 + E + G
Bài 3
Na2O + . NaOH
SO3 + H2O H2SO4
 + Na2SO4
 ..+ NaOH Na2SO4 + H2O
SO3 + NaOH 
 .. + H2SO4 .+ H2
FeO + . + H2O
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc theo nhóm
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: Đại diện học sinh trình bài
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Bài 1
Muối
(1) (2)
Muối
Oxit bazơ
Oxit axit
( (3)	(3)
 + H2O ( 4) + H2O (5)
Axit
Bazơ
Bài 2
Màu đỏ
Muối + H2
 + Kim loại 
 1 4
Axit
Muối + H2O
Muối + H2O
 2 3
 + oxit bazơ + Bazơ
Hoạt động 2: Bài tập
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh trả lời các câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu.
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc theo nhóm
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: Đại diện học sinh trình bài
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
BT1: 
a. Những chất tác dụng với nước là:
SO2 ; Na2O ; CO2 ; CaO
SO2 + H2O H2SO3 
Na2O + H2O NaOH 
CO2 + H2O H2CO3 
CaO + H2O CaCO3 
b. Những chất tác dụng với HCl: CuO; Na2O ; CaO
Na2O + HCl NaCl + H2O
CuO + HCl CuCl2 + H2O
CaO + HCl CaCl 2 + H2O
c. Những chất tác dụng với NaOH là: SO2; CO2
2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O
NaOH + SO2 NaHSO3 
Bài tập2: Để phân biệt các dd Na2SO4 và dd Na2CO3 ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây:
A. BaCl2 B. HCl C. Ag(NO3)2 D. NaOH
Giải thích sự lựa chọn đó và viết PTHH
Giải: Chọn B
Có khí bay ra là : Na2CO3
Na2CO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 
- không có khí bay ra là Na2SO4
BT 3: Viết PTHH thực hiện chuỗi biến hóa
S 1 SO2 2 SO3 3 H2SO4 4 Na2SO4 5 BaSO4
BT 4: Hòa tan 1,2g Mg bằng 50ml dd HCl 3M.
Viết PTHH 
Tính V khí thoát ra ở ĐKTC
Tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng ( Coi thể tích của dd sau phản ứng thay đổi không đáng kể )
Giải: a.Viết PTHH
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
nHCl ban đầu= 3. 0,05= 0,15mol
b. n Mg = 1,2 : 24 = 0,05 mol
Theo PT: n HCl = 2n Mg
Theo bài ra n HCl = 0,15 n Mg = 0,05
Sau phản ứng HCl dư
Vậy n H2 = n Mg = n MgCl2 = 0,05mol
VH2 = 0,05 . 22,4 = 1,12l
c. Sau phản ứng có: MgCl2 và HCl dư
n HCl tham gia P/Ư = 0,05 .2 = 0,1 mol
vậy nHCl dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 mol
n MgCl2 = 0,5 mol
CM HCl dư = 0,5 : 0,5 = 1M
CM MgCl2 = 0,5 : 0,5 = 1M
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Dung dịch axit tác dụng với chất chỉ thị màu, làm quì tím
A. hóa đỏ. 
B. hóa xanh.
C. không đổi màu. 
D. kết quả khác.
Câu 2. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí Hiđro?
A. NaOH.
B. Fe.
C. CaO.
D. CO2.
Câu 3. Khi cho axit tác dụng với bazơ thì sản phẩm thu được là
A. muối và nước.
B. hai muối mới.
C. muối mới và bazơ mới.
D. không phản ứng.
Câu 4. Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là
A. Mg.
B. CuO.
C. NaCl.
D. H2SO4.
Câu 5. CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch
A. không màu.
B. có màu lục nhạt.
C. có màu xanh lam.
D. có màu vàng nâu.
Câu 6. Dãy chất nào sau đây tác dụng với axit tạo thành muối và nước
A. CuO, Mg, SO3. 
B. MgO, Fe2O3, NaOH.
C. Al2O3, Mg, CaCO3. 
D. HCl, Cu, SO3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit HCl và axit H2SO4 loãng.
A. CuO.
B. Mg. 
C. Cu.
D. Na2CO3.
Câu 2. Để pha loãng axit sunfuric đặc ta phải: 
A. cho từ từ nước vào cốc đựng axit.
B. rót nhanh axit vào cốc đựng nước.
C. rót nhanh nước vào cốc đựng axit.
D. cho từ từ axit vào cốc đựng nước. 
Câu 3. Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu ban đầu để sản xuất axit H2SO4 trong công nghiệp.
A. SO2 
B. SO3 
C. FeS2 
D. FeS
Câu 4. Khi cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4 hiện tượng xảy ra là có kết tủa màu
A. vàng nâu.
B. xanh. 	 
C. trắng.
D. đen. 
Câu 5. Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là
A. MgO.
B. CaO.
C. SO2.
D. K2O.
Câu 6. Oxit nào sau đây tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
A. CuO.
B. CO2. 
C. CaO.
D. P2O5.
Câu 7. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là
A. K2SO4.
B. Ba(OH)2.
C. NaCl.
D. NaNO3.
Câu 8. Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại
A. Mg.
B. Ba.
C. Cu. 
D. Zn.
Câu 9. Muối nào sau đây có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit H2SO4 loãng.
A. ZnSO4.
B. CuSO4.
C. NaCl.
D. MgCO3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng với dãy chất nào dưới đây?
A. MgO, Cu, NaOH.
B. NaOH, CuO, Ag.
C. Mg(OH)2, CaO, Al.
D. NaCl, NaOH, MgO.
Câu 2. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí
A. CO2.
B. SO2.
C. SO3.
D. H2S.
Câu 3. Cho Zn vào dung dịch HCl sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc. Khối lượng Zn đã phản ứng là
A. 13 gam.
B. 1,3 gam. 
C. 6,5 gam.
D. 65 gam.
Câu 4. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là
A. 19,7 gam.
B. 19,5 gam.
C. 19,3 gam.
D. 19 gam.
Hoạt động 4 (Vận dụng - Mở rộng)
(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Học sinh hoàn thành các yêu cầu của các bài tập và hướng dẫn về nhà
(2)Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện ở nhà
(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: Tập bài tập
(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên kiểm tra và nhận xét
- Bài tập 2/9 SGK 
 a) Cho nước vào 2 mẫu thử, mẫu thử nào phản ứng mạnh với nước là CaO. Mẫu thử không tan trong nước là CaCO3 
 CaO + H2O -> Ca(OH)2 
Cho nước vào 2 mẫu thử, mẫu thử nào phản ứng mạnh với nước là CaO. Mẫu thử không tan trong nước là MgO. 
 CaO + H2O -> Ca(OH)2
 - Bài 3/ 11 SGK 
 CaO có tính hút ẩm ( hơi nước), đồng thời là một oxit bazơ ( tác dụng với oxit axit). Do vậy CaO dùng làm khô các khí ẩm là : hiđro ẩm, oxi ẩm. 
- Bài 5/11 SGK 
a) tạo thành lưu huỳnh đioxit 
K2SO3+H2SO4-> K2SO4 + SO2 + H2O 
- b,c,d, e, không có phản ứng xảy ra 
Bài 6/11 SGK 
a)SO2 + Ca(OH)2 - >CaSO3 + H2O 
 0,005 0,005 0,005 0,005mol
* Tỉ lệ:
=> Ca(OH)2 dư 
 Các chất sau phản ứng : CaSO3, Ca(OH)2 dư. 
- Học bài và làm các bài tập 1,3,6 SGK trang 19 và bài tập 1,3,5 SGK trang 21 vào vở.(GV hướng dẫn )
- Xem bài 6 (Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit): Mỗi nhóm viết 1 bảng tường trình.
- Làm thêm các bài tập sau: 
Câu 1. Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6%. Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là
A. 50 gam.
B. 40 gam.
C. 60 gam.
D. 73 gam.
Câu 2. Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5 M. Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là
A. 4 gam và 16 gam.
B. 10 gam và 10 gam.
C. 8 gam và 12 gam.
D. 14 gam và 6 gam.
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3 M. Thành phần phần trăm theo khối lượng hai oxit trên lần lượt là
A. 33,06% và 66,94%.
B. 66,94% và 33,06%.
C. 33,47% và 66,53%.
D. 66,53% và 33,47%.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO MỖI LOẠI CÂU HỎI/BÀI TẬP TRONG CHỦ ĐỀ
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Axit
- Nêu/nhận ra/chỉ ra được:
+ Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.
+ Tính	 chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính	háo nước).
- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit nói chung.
- Viết được	PTHH xảy ra trong các thí nghiệm nghiên cứu tính chất hóa học chung của axit.	
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit HCl, H2SO4 loãng, 
H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.	
- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, nóng. 
- Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4 và dung dịch muối sunfat.
Giải được các bài tập đơn giản liên quan đến tính chất hóa học của dung dịch axit HCl, 
H2SO4 trong phản ứng.
- Lựa	chọn được hoá chất, dụng cụ thí nghiệm để nghiên cứu tính chất hóa học của axit; đề xuất được thí nghiệm để kiểm chứng tính chất hóa học của H2SO4 loãng.	
- Tính nồng độ mol của dung dịch HCl, H2SO4 loãng phản ứng.
- Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp.
2. Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit
- Nêu/nhận ra/chỉ ra được:
+ Tính chất hoá học của oxit, axit.
+ Mối quan hệ giữa oxit và axit.
- Dẫn ra những PỨHH minh hoạ cho tính chất của những hợp chất trên bằng những chất cụ thể như CaO , SO2 , HCl , H2SO4 .
- Tính khối lượng dung dịch của HCl, H2SO4 loãng phản ứng.
- Tính nồng độ mol của dung dịch HCl, H2SO4 loãng phản ứng.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp 2 chất ban đầu.
HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐÃ MÔ TẢ
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Dung dịch axit tác dụng với chất chỉ thị màu, làm quì tím
A. hóa đỏ. 
B. hóa xanh.
C. không đổi màu. 
D. kết quả khác.
Câu 2. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí Hiđro?
A. NaOH.
B. Fe.
C. CaO.
D. CO2.
Câu 3. Khi cho axit tác dụng với bazơ thì sản phẩm thu được là
A. muối và nước.
B. hai muối mới.
C. muối mới và bazơ mới.
D. không phản ứng.
Câu 4. Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là
A. Mg.
B. CuO.
C. NaCl.
D. H2SO4.
Câu 5. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit HCl và axit H2SO4 loãng.
A. CuO.
B. Mg. 
C. Cu.
D. Na2CO3.
Câu 6. Để pha loãng axit sunfuric đặc ta phải: 
A. cho từ từ nước vào cốc đựng axit.
B. rót nhanh axit vào cốc đựng nước.
C. rót nhanh nước vào cốc đựng axit.
D. cho từ từ axit vào cốc đựng nước. 
Câu 7. Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu ban đầu để sản xuất axit H2SO4 trong công nghiệp.
A. SO2 
B. SO3 
C. FeS2 
D. FeS
Câu 8. Khi cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4 hiện tượng xảy ra là có kết tủa màu
A. vàng nâu.
B. xanh. 	 
C. trắng.
D. đen. 
Câu 9. Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là
A. MgO.
B. CaO.
C. SO2.
D. K2O.
Câu 10. Oxit nào sau đây tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
A. CuO.
B. CO2. 
C. CaO.
D. P2O5.
2. Mức độ hiểu
Câu 11. CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch
A. không màu.
B. có màu lục nhạt.
C. có màu xanh lam.
D. có màu vàng nâu.
Câu 12. Dãy chất nào sau đây tác dụng với axit tạo thành muối và nước
A. CuO, Mg, SO3. 
B. MgO, Fe2O3, NaOH.
C. Al2O3, Mg, CaCO3. 
D. HCl, Cu, SO3.
Câu 13. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là
A. K2SO4.
B. Ba(OH)2.
C. NaCl.
D. NaNO3.
Câu 14. Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại
A. Mg.
B. Ba.
C. Cu. 
D. Zn.
Câu 15. Muối nào sau đây có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit H2SO4 loãng.
A. ZnSO4.
B. CuSO4.
C. NaCl.
D. MgCO3.
Câu 16. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng với dãy chất nào dưới đây?
A. MgO, Cu, NaOH.
B. NaOH, CuO, Ag.
C. Mg(OH)2, CaO, Al.
D. NaCl, NaOH, MgO.
Câu 17. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí
A. CO2.
B. SO2.
C. SO3.
D. H2S.
Câu 18. Cho Zn vào dung dịch HCl sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc. Khối lượng Zn đã phản ứng là
A. 13 gam.
B. 1,3 gam. 
C. 6,5 gam.
D. 65 gam.
Câu 19. Những Oxit nào sau đây đều tan trong nước:
A. Na2O, CaO, Fe3O4.
B. SO3, CuO, CO.
C. Na2O, SO3, P2O5.
D. MgO, HgO, ZnO.
Câu 20. Có 2 chất bột đựng riêng biệt trong 2 lọ không nhãn gồm P2O5, Na2O có thể dùng thuốc thử nào để nhận biết?
A. H2O.
B. dung dịch HCl.
C. H2O và quì tím. 
D. CO2 và quỳ tím.
3. Mức độ vận dụng thấp
Câu 21. Cặp chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí.
A. Na2SO4 và BaCl2.
B. Na2CO3 và HCl.
C. KOH và BaCl2.
D. KCl và AgNO3.
Câu 22. Phương trình hóa học nào sau đây chính xác?
A. Fe + 2HCl FeCl2 + H2.
B. 2Fe + 6HCl 2FeCl3 + 3H2.
C. Cu + 2HCl CuCl2 + H2.
D. 2Cu + 2HCl 2CuCl + H2.
Câu 23. Để điều chế muối clorua, ta chọn cặp chất nào sau đây?
A. Na2SO4, KCl.
B. HCl, Na2SO4.
C. H2SO4, BaCl2.
D. AgNO3, HCl.
Câu 24. Dãy chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch có màu xanh lam.
A. CuO, MgCO3.
B. Cu, CuO.
C. Cu(NO3)2, Cu.
D. CuO, Cu(OH)2.
Câu 25. Hòa tan 16 gam SO3 trong nước thu được 250 ml dung dịch axit. Nồng độ mol dung dịch axit thu được là
A. 0,2 M.
B. 0,4 M.
C. 0,6 M.
D. 0,8 M.
Câu 26. Hòa tan hết 12,4 gam Natri oxit vào nước thu được 500 ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là
A. 0,8 M.
B. 0,6 M.
C. 0,4 M.
D. 0,2 M.
Câu 27. Khi cho 500 ml dung dịch NaOH 1 M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2 M tạo thành muối trung hóa. Thể tích dung dịch H2SO4 2 M là
A. 250 ml.
B. 400 ml.
C. 500 ml.
D. 125 ml.
Câu 28. Hoà tan hoàn toàn dung dịch NaOH vào 100 ml dd HCl 2 M. Vậy khối lượng NaOH phản ứng là 
A. 16 g.
B. 10 g.
C. 4 g. 
D. 8 g.
Câu 29. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là
A. 19,7 gam.
B. 19,5 gam.
C. 19,3 gam.
D. 19 gam.
Câu 30. Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6%. Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là
A. 50 gam.
B. 40 gam.
C. 60 gam.
D. 73 gam.
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 31. Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5 M. Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là
A. 4 gam và 16 gam.
B. 10 gam và 10 gam.
C. 8 gam và 12 gam.
D. 14 gam và 6 gam.
Câu 32. Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3 M. Thành phần phần trăm theo khối lượng hai oxit trên lần lượt là
A. 33,06% và 66,94%.
B. 66,94% và 33,06%.
C. 33,47% và 66,53%.
D. 66,53% và 33,47%.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_34_axit.doc