Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Tuần 6: Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích (Tiết 2)

Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Tuần 6: Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được cách trợ giúp phù hợp khi chứng kiến người khác đuối nước.

- Về kỹ năng:

+ Có kĩ năng trợ giúp người khác bị rơi xuống nước; sơ cứu nạn nhân khi bị đuối nước.

- Về thái độ:

+ Học sinh có thái độ bình tĩnh, tích cực khi chứng kiến người khác bị rơi xuống nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- Photo “Cách sơ cứu nạn nhân bị đuối nước) để phát cho các nhóm HS.

- Luật chơi: Cứu hộ

 

doc 8 trang maihoap55 6621
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Tuần 6: Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 6
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (2)
Kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị đuối nước
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được cách trợ giúp phù hợp khi chứng kiến người khác đuối nước.
- Về kỹ năng:
+ Có kĩ năng trợ giúp người khác bị rơi xuống nước; sơ cứu nạn nhân khi bị đuối nước.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ bình tĩnh, tích cực khi chứng kiến người khác bị rơi xuống nước.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Photo “Cách sơ cứu nạn nhân bị đuối nước) để phát cho các nhóm HS.
- Luật chơi: Cứu hộ
- Phim tư liệu. và 
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Ai có thể nhắc lại nội dung bài học tuần trước? 
- GV mời một HS lên mô tả lại hành động tự cứu khi bị rơi xuống nước; sau đó GV mời HS khác nhận xét, góp ý (Lưu ý về các bước tự cứu).
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 15 phút.
- Phương pháp: Hỏi đáp.
- Chuẩn bị: 4 tờ giấy nhỏ, mỗi tờ ghi một từ khóa; luật chơi trò “Cứu hộ”.
- Trò chơi: Cứu hộ
GV phổ biến luật chơi:
+ GV chia lớp thành 4 đội chơi; GV chuẩn bị 4 tờ giấy nhỏ ghi 4 chủ đề khác nhau (VD: chuyến đi dã ngoại; sinh hoạt ngoại khóa; tinh thần đoàn kết; tương thân tương ái )
+ GV mời mỗi đội cử một bạn lên gắp thăm chủ đề. Bạn này đóng vai trò là người vừa bị rơi xuống nước.
+ Tiếp theo, bạn đó đưa ra các gợi ý để cho các bạn trong đội mình đoán chủ đề đó. Khi giải thích, bạn không được dùng tiếng lóng, tiếng Anh, tiếng dân tộc; không dù từ có trong chủ đề.
+ GV bấm giờ khi lần lượt từng đội thi.
+ Đội nào đoán đúng nhanh nhất sẽ dành thắng cuộc.
- GV giới thiệu tên bài và mục tiêu bài học: Trò chơi vừa rồi giống như một cuộc cứu hộ người bị rơi xuống nước. Chúng ta phải đưa ra sự cứu trợ càng nhanh càng tốt, và sự cứu trợ đó phải hiệu quả giống như câu trả lời phải đúng chủ đề. Đây là nội dung bài học ngày hôm nay, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích (tiết 2), chúng ta sẽ nghiên cứu về kỹ năng trợ giúp người khác khi họ bị đuối nước.
- GV ghi tên đề bài lên bảng: Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích (tiết 2).
HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. 
HĐ2: Thảo luận nhóm
 - Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Trợ giúp khi người khác bị đuối nước.
- Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Tình huống.
- GV đưa ra tình huống:
Một buổi chiều, nhóm của An rủ nhau ra sông tắm. Vì không đi cùng người lớn nên nhóm của An bảo nhau chỉ tắm ở ven bờ, nơi mực nước ngang bụng trở xuống. Vừa vùng vẫy một lúc thì Bình bị thọt chân rơi xuống hố sâu. Bình chới với và kêu cứu.
Nếu là thành viên trong nhóm của An, em sẽ làm gì để cứu Bình?
- GV chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 7 người, sau đó yêu cầu nhóm thảo luận theo tình huống rồi cử đại diện phát biểu.
- GV mời lần lượt từng nhóm phát biểu + bổ sung, mời 1 HS ghi vắn tắt lên bảng, sau đó GV chốt:
Các hoạt động trợ giúp khi chứng kiến người khác đuối nước là:
+ Tìm mọi cách để người lớn gần nhất có thể biết và đến giúp như: Kêu la, hét to “cứu, cứu cứu ”, chạy nhanh đến báo, vẫy tay ra ám hiệu .
+ Ném phao, gỗ khô, cành cây, thau chậu, sợi dây hoặc bất cứ vật gì nổi để cho người đuối nước bám vào.
+ Nối quần, áo, dây lưng lại thành một sợi dây dài, ném một đầu xuống gần người đuối nước để họ bám lấy và kéo họ vào bờ.
+ Khi bơi chưa giỏi thì không nên lao xuống cứu vớt.
+ Trong trường hợp bơi giỏi mà không có người lớn đến kịp, em có thể xuống cứu vớt thì lưu ý:
Tiếp cận từ phía sau để người đuối nước không khóa chân tay hay dìm đầu người đến cứu; 
Nắm tóc kéo vào hoặc khoác tay từ sau lưng ngang qua 2 nách để lôi vào; 
Khi kéo người đuối nước vào thì lưu ý để cằm họ nổi lên mặt nước để họ có thể thở dễ dàng.
- GV chiếu phim tổng kết cho HS quan sát theo link:
- GV mời một số HS nhắc lại cách cứu nạn nhân đuối nước; mời HS lên thực hành cách hô hoán (GV lưu ý nhận xét ở chi tiết hô to, rõ ràng, vẫy tay ra ám hiệu ) sau đó chuyển sang phần tiếp theo.
- HS trình bày được cách trợ giúp phù hợp khi chứng kiến người khác đuối nước.
HĐ3: Xem phim
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Cách sơ cứu nạn nhân đuối nước.
- Phương pháp và KTDH: Xem phim, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Photo “Cách sơ cứu nạn nhân bị đuối nước) để phát cho các nhóm HS.
- GV cho HS xem phim theo link:
- Sau khi phim kết thúc, GV hỏi đáp HS:
+ Khi đưa được nạn nhân lên bờ, chúng ta sẽ sơ cứu như thế nào?
+ HS trả lời, GV ghi vắn tắt một số thông tin lên bảng.
- Sau đó, GV chốt bằng slides hoặc phát tài liệu cho HS có nội dung sau:
CÁCH SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐUỐI NƯỚC
- Đánh giá nhịp thở
- Gọi cấp cứu 115.
- Trường hợp 1 nạn nhân còn tỉnh táo hoàn toàn: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trường hợp 2 nạn nhân hôn mê nhưng còn nhịp thở: 
+ Nghiêng nạn nhân sang bên phải để cho nạn nhân nôn ói, lấy dị vật trong miệng, mũi nạn nhân; 
+ Cầm 2 chân nạn nhân vác ngược nạn nhân lên vai, cho nạn nhân úp mặt vào lưng người cứu và dốc đầu xuống đất. Chạy vòng quanh kết hợp với xốc mạnh để nạn nhân ói nước và dị vật.
+ Sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trường hợp 3 nạn nhân hôn mê sâu và ngừng nhịp thở: 
+ Kiểm tra đường thở có dị vật, bùn đất không và lấy ra.
+ Ép tim thổi ngạt: Trẻ em 5 lần ép tim 1 lần thổi ngạt; người lớn và trẻ lớn ép 15 lần 2 lần thổi ngạt; 
+ Một tay đặt lên trán và dùng 2 ngón tay bóp chặt mũi nạn nhân, miệng lấy hơi đầy và thổi mạnh vào lồng ngực nạn nhân, quan sát xem ngực nạn nhân có cử động không; nếu không cử động thì kiểm tra lại đường thở xem có dị vật không để lấy ra; 
+ Tiếp tục ép tim kết hợp thổi ngạt cho đến khi nạn nhân thở hoặc khi có xe cấp cứu đến;
+ Nếu nạn nhân bị đuối ở vùng nước lạnh thì cần kết hợp ủ ấm bằng chăn/mền, xoa ấm lồng ngực và thổi ngạt ép tim. 
HS trình bày được cách sơ cứu nạn nhân khi bị đuối nước. 
HĐ4: Thực hành. 
- Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: Thực hành kỹ thuật sơ cứu nạn nhân bị đuối nước.
- Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Mô hình manơcanh (nếu có thể).
GV mời từng cặp học sinh lên thực hành; mỗi cặp sẽ thực hành 1 yêu cầu sau:
- Cách lấy dị vật khỏi đường thở cho nạn nhân? (nghiêng người nạn nhân sang phải, kiểm tra mũi, miệng và móc dị vật ra (nếu có); vác ngược nạn nhân, cầm 2 chân nạn nhân khoác qua vai và vừa chạy vừa xốc mạnh).
- Cách ép tim kết hợp với thổi ngạt cho người lớn/trẻ em? (lưu ý nhận xét về cách để tay, cách ngửa cổ nạn nhân, số lần thổi ngạt trẻ em 5 lần/1 lần ép tim, người lớn 15 lần/2 lần ép tim; cách ép lồng ngực: Đặt 2 tay ngang ngực nạn nhân, dùng sức ép mạnh để lồng ngực xẹp xuống tầm 3cm )
- Sau mỗi cặp thực hành, GV mời HS cả lớp nhận xét, góp ý, GV chốt theo kiến thức đã học. Lưu ý, GV nhận xét kỹ từng động tác của HS. Trong trường hợp không có mô hình manơcanh thì GV đề nghị 1 HS đóng vai nạn nhân, 1 HS đóng vai người sơ cứu nhưng nên hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho HS trong hoạt động lấy dị vật bằng hình thức vác nạn nhân lên vai.
- HS thực hành được các kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị đuối nước.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Các em vừa nghiên cứu cách cấp cứu nạn nhân bị đuối nước. Lưu ý, khi thấy nạn nhân bị rơi xuống nước thì chúng ta cần bình tĩnh để kêu gọi sự trợ giúp của mọi người xung quanh; ném các vật dụng nổi xuống cho nạn nhân bám vào; nếu bơi giỏi thì tiếp cận nạn nhân từ phía sau. Ngoài ra, các em cũng được học về cách sơ cứu nạn nhân bị đuối nước bằng hoạt động lấy dị vật đường thở, ép tim kết hợp với thổi ngạt, gọi 115 cấp cứu.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Thực hiện chia sẻ những hiểu biết cho người thân.
- Tìm đọc tài liệu cho buổi học sau: Bắt nạt học đường là gì? Các dấu hiệu của bát nạt học đường.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_lop_6_tuan_6_ky_nang_phong_tranh_tai_na.doc