Giáo án Hình học Lớp 6 (5 hoạt động) - Chương I

Giáo án Hình học Lớp 6 (5 hoạt động) - Chương I

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì? Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng .

2.Kỹ năng: Biết vẽ điểm, đường thẳng. Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng. Biết ký hiệu điểm, đường thẳng. Biết sử dụng ký hiệu :

3.Thái độ: Chú ý, nghiêm túc, tích cực học tập, yêu thích môn học.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tính toán; Suy luận hợp lý và logic; Diễn đạt, Tự học.

- Năng lực chuyên biệt: NL xác định điểm, đường thẳng, điểm thuộc và không thuộc đường thẳng.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên

- GV:Sgk, Sgv, các dạng toán

2. Chuẩn bị của học sinh

- HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

 

doc 42 trang maihoap55 4970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 (5 hoạt động) - Chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
§1. ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì? Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng .
2.Kỹ năng: Biết vẽ điểm, đường thẳng. Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng. Biết ký hiệu điểm, đường thẳng. Biết sử dụng ký hiệu : 
3.Thái độ: Chú ý, nghiêm túc, tích cực học tập, yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:	
- Năng lực chung: Tính toán; Suy luận hợp lý và logic; Diễn đạt, Tự học... 
- Năng lực chuyên biệt: NL xác định điểm, đường thẳng, điểm thuộc và không thuộc đường thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- GV:Sgk, Sgv, các dạng toán 
2. Chuẩn bị của học sinh
- HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng 
(M3)
Vận dụng cao 
(M4)
Điểm, đường thẳng
Biết dấu chấm nhỏ trên trang giấy là điểm, sợi chỉ căn ra là đường thẳng
Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng
Xác định điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ (nếu có)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
Mục tiêu: Giới thiệu nội dung chương trình 
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Ý thức học tập của học sinh khi nắm những nội dung quan trọng của chương.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu nội dung chương I: Hình phẳng là một tập hợp điểm của mặt phẳng. Ở lớp 6, ta sẽ gặp một số hình phẳng như: Đoạn thẳng, tia, đường thẳng, góc, tam giác, đường tròn, v.v 
Trong năm học sẽ lần lượt tìm hiểu nội dung các bài trên
Hs lắng nghe và ghi chép những nội dung cần thiết.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2. Điểm.
Mục tiêu: Hiểu điểm là gì?, vẽ được điểm
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Vẽ được điểm và đặt tên cho điểm.
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
GV: Giới thiệu hình ảnh một điểm.
GV: Dùng các chữ cái in hoa: A, B, C ... để đặt tên cho điểm.
GV nhấn mạnh: Một tên chỉ dùng cho 1 điểm.
HS: Theo dõi, lắng nghe.
GV: Hỏi: Trên hình 1 có mấy điểm ?
HS: Trả lời.
GV: Giải thích các điểm phân biệt, các điểm trùng nhau.
GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ hai điểm phân biệt và hai điểm trùng nhau.
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
D · N
B 
· 
1. Điểm.
M 
· 
A
· 
 (H.1) (H.2)
- Dùng chữ cái in hoa (A, B, C ...) để đặt tên cho điểm.
Ví dụ: H.1 : Có ba điểm phân biệt là điểm A, điểm B, điểm M.
H.2 : Ta có 2 điểm trùng nhau là điểm D và điểm N.
Quy ước: (Sgk.tr103)
Chú ý: Bất kỳ hình nào cũng là tập hợp các điểm.
HOẠT ĐỘNG 3. Đường thẳng.
Mục tiêu: Hiểu và vẽ được đường thẳng
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Vẽ được đường thẳng và đặt tên cho đường thẳng.
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
 GV: Giới thiệu hình ảnh của đường thẳng.
Hỏi: Làm thế nào để vẽ một đường thẳng?
HS: Dùng bút và thước.
GV: Hướng dẫn HS vẽ đường thẳng.
HS: Theo dõi, lắng nghe.
GV: Hỏi: Sau khi kéo dài đường thẳng về hai phía ta có nhận xét gì ?
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
2. Đường thẳng. 
p
a
Đường thẳng a Đường thẳng p
- Đặt tên đường thẳng dùng chữ cái thường: a ; b ; m ; n ...
- Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.
HOẠT ĐỘNG 4. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng 
Mục tiêu: Xác định được điểm thuộc hoặc không thuộc đường thẳng. Biết sử dụng ký hiệu Î ; Ï
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Sử dụng kí hiệu để mô tả điểm thuộc hoặc không thuộc đường thẳng
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
 GV: Vẽ hình bên và yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi
Hỏi: Trong hình vẽ, có những điểm nào? Đường thẳng nào?
Hỏi: Điểm nào nằm trên đường thẳng d và điểm nào không nằm trên đường thẳng d ?
GV giới thiệu: Điểm thuộc và không thuộc đường thẳng. Cách đọc.
GV: Cho HS làm ? 
Hỏi : Quan sát hình vẽ ta có nhận xét gì ?
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
A 
·
 · B
d
3. Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng.
 Điểm A thuộc đường thẳng d. 
 Ký hiệu: A Î d
a
 Điểm B không thuộc đường thẳng d. 
 Ký hiệu : B Ï d
C 
·
 · E
 ? 
a) Điểm C thuộc đường thẳng a.
Điểm E không thuộc đường thẳng a.
b) C Î a ; E Ï a.
c) Vẽ
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức vừa học để làm một số bài tập cụ thể.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh.
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
 GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1/sgk.tr104.
GV: Đưa hình vẽ lên và hỏi: Trên hình có bao nhiêu điểm ? Bao nhiêu đường thẳng?
GV: Gọi HS lên bảng đặt tên cho các điểm và đường thẳng còn lại.
GV: Cho HS làm bài tập 3/sgk.tr104.
GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
M
·
· A 
· B 
· C 
a 
P 
q 
· D 
Bài tập 1/sgk.tr104
Bài tập 3/sgk.tr104
B 
· 
D 
· 
A 
· 
C 
· 
q 
p 
m 
n 
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (không)
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
A 
·
 · B
m
- Học bài theo SGK kết hợp với vở ghi
- Làm bài tập: 2; 4; 5; 6/Sgk.tr104 - 105. Bài 1; 2; 3 Sbt tr.95
GV hướng dẫn bài 6/Sgk.tr105
	+ Vẽ hình
	+ Viết kí hiệu
	+ Trên mặt phẳng vừa vẽ có bao nhiêu điểm thuộc đường thẳng m ? Có bao nhiêu điểm không thuộc đường thẳng m ?
Chuẩn bị bài: “ ba điểm thẳng hàng”
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1: Hãy quan sát hình bên và cho biết trên hình vẽ có bao nhiêu điểm, 
bao nhiêu đường thẳng? Hãy kể tên các đường thẳng đó?
Câu 2: Hãy sử dụng kí hiệu Î ; Ï để điền vào ô trống sau: 
 A a	A b 	C a	C b
 B a	D b 	D a	B b
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
§2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS hiểu ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm. Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
2. Kĩ năng: + HS biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Biết sử dụng các thuật ngữ : nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. HS biết sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng cẩn thận, chính xác.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác
4. Định hướng phát triển năng lực:	
- Năng lực chung: NL sử dụng ngôn ngữ toán học: kí hiệu, tưởng tượng. NL tư duy: logic, khả năng suy diễn, lập luận toán học. NL sử dụng các công cụ: công cụ vẽ
- Năng lực chuyên biệt: NL xác định ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- GV:Sgk, Sgv, các dạng toán 
2. Chuẩn bị của học sinh
- HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng (M3)
Vận dụng cao 
(M4)
Ba điểm thẳng hàng.
Biết được ba điểm thẳng hàng
Xác định được điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Vẽ hình theo cách diễn đạt
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ (nếu có)
 * Câu hỏi : - Vẽ điểm M, đường thẳng b sao cho M Ï b 
 - Vẽ đường thẳng a, điểm A sao cho M Î a ; A Î b, A Î a 
 - Vẽ điểm N Î a và N Ï b. 
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
Mục tiêu: Thông qua phần kiểm tra bài cũ, Hs thấy được 3 điểm thằng hàng
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Nhận biết ba điểm thẳng hàng qua hình vẽ.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Hỏi: Thông qua kết quả kiểm tra bài cũ, Hãy nhận xét đặc điểm của ba điểm M, N, A?
Gv giới thiệu: Ba điểm như vậy gọi tên là ba điểm thẳng hàng. Vậy thế nào là ba điểm thẳng hàng?
Ba điểm cùng thuộc đường thẳng a.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2. Thế nào là ba điểm thẳng hàng 
Mục tiêu: Hs nắm được thế nào là ba điểm thẳng hàng. 
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Xác định 3 điểm thẳng hàng. Vẽ được 3 điểm thẳng hàng
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
-GV: Em hãy đọc thông tin trong mục 1 và cho biết:
H: Khi nào ta nói : Ba điểm A ; B ; C thẳng hàng?
H: Khi nào ta nói ba điểm A ; B ; C không thẳng hàng ?
HS nghiên cứu thông tin và trả lời
Hs nghe giảng và ghi bài
H: Gọi HS cho ví vụ về hình ảnh ba điểm thẳng hàng ? Ba điểm không thẳng hàng?
-HS lấy ví dụ
H: Để vẽ ba điểm thẳng hàng, vẽ ba điểm không thẳng hàng ta nên làm như thế nào?
H: Để nhận biết ba điểm có thẳng hàng hay không ta làm thế nào? Dùng dụng cụ nào để nhận biết?
H: Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc đường thẳng không? vì sao? nhiều điểm không cùng thuộc đường thẳng không vì sao?
GV : giới thiệu nhiều điểm thẳng hàng, nhiều điểm không thẳng hàng.
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng 
- Khi ba điểm A ; B ; C cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
A 
·
B 
·
C 
·
 A ; B ; C thẳng hàng
– Khi ba điểm M ; N ; P không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng
M 
·
N 
·
P 
·
 M ; N ; P không thẳng hàng
HOẠT ĐỘNG 3. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
Mục tiêu: Hs nắm được quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Xác định được mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng.
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
GV: Vẽ hình lên bảng
H: Em có nhận xét gì về ba điểm A, B, C ?
H: Điểm C và B nằm ntn đối với điểm A ?
H: Điểm A và C nằm ntn đối với điểm B ?
H: Điểm A và B nằm ntn đối với điểm C ?
H: Điểm C nằm ntn đối với điểm A và B ?
H: Có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm A và B ?
-GV yêu cầu 1 vài HS nhắc lại nhận xét SGK
-GV khẳng định : Không có khái niệm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng.
HS ghi nhớ
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng 
A 
·
C 
·
B 
·
- Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với A.
- Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với B.
- Hai điểm A và B nằm khác phía đối với C.
- Điểm C nằm giữa hai điểm A và B
* Nhận xét : 
Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
u Chú ý :
Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm thì ba điểm ấy thẳng hàng
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức vừa học để làm một số bài tập cụ thể.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh.
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Bài tập
1. Vẽ ba điểm thẳng hàng E ; F ; K (E nằm giữa F ; K)
2. Vẽ hai điểm M ; N thẳng hàng với E.
? Chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm còn lại?
GV: YC hs hoạt cặp đôi
HS hoạt động cặp đôi
-GV: Đại diện HS lên bảng trình bày các bài tập trên
-HS: Nhận xét và bổ sung thêm
Với bài 2 có thể có mấy trường hợp? Hãy chỉ ra các trường hợp đó?
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
Bài tập
E
Ÿ
K
Ÿ
F
Ÿ
Giải
1. 
M
Ÿ
N
Ÿ
E
Ÿ
2.
N
Ÿ
M
Ÿ
E
Ÿ
N
Ÿ
E
Ÿ
M
Ÿ
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Hs tìm hiểu về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Nhật thực là gì?
Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất.
Nhật thực xảy ra khi nào?
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.
Nhật thực toàn phần: Một nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và hình thành các vùng bóng tối và bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất/ Một nhật thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo. Bạn có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Những người không ở vùng bóng tối nhưng nếu đứng ở vùng bóng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.
Nhật thực một phần: Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời và chỉ hình thành vùng bóng nửa tối ở trên bề mặt Trái Đất.
Nguyệt thực là gì?
Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời, hay còn gọi là Mặt Trăng máu, là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.
Do mặt trăng không tự phát ra ánh sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng là nhờ có ánh sáng của mặt trời chiếu vào mặt trăng, mặt trăng phản lại ánh sáng nên chúng ta nhìn thấy mặt trăng, nhưng vào thời điểm mặt trăng - trái đất - mặt trời thẳng hàng nhau, trái đất đã che khuất ánh sáng của mặt trời chiếu đến mặt trăng, tức là mặt trăng đứng sau bóng của trái đất, lúc này mặt trăng tối đen dần do bị khuất sau bóng trái đất, thời điểm và hiện tượng này gọi là nguyệt thực.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học bài và làm bài tập 10; 12; 13 /SGK/106;107
- Chuẩn bị bài mới.
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
1. Câu hỏi và bài tập củng cố: 
Câu 1: (M1) Thế nào là ba điểm thẳng hàng?
Câu 2: (M2) Nêu mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng.
Câu 3: (M3) Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng, từ đó xác định quan hệ giữa chúng với nhau.
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
§3. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. Lưu ý HS có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm.
2. Kĩ năng: HS biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau, song song. HS nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác
4. Định hướng phát triển năng lực:	
- Năng lực chung: NL tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác. NL tư duy: logic, khả năng suy diễn, lập luận toán học.
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ toán học: kí hiệu, tưởng tượng. NL sử dụng các công cụ: công cụ vẽ. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- GV:Sgk, Sgv, các dạng toán 
2. Chuẩn bị của học sinh
- HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
 (M3)
Vận dụng cao 
(M4)
Đường thẳng đi qua hai điểm
Biết các đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau
Vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm
Vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm
Xác định số lượng đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ (nếu có)
Câu hỏi: Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng? Giải bài tập 13a.
Đáp án: Mục 1/sgk.tr105	3đ
M 
·
N 
·
A
·
B 
·
	- Bài tập 13a: M nằm giữa A và B, N không nằm giữa A và B, (N, A, B thẳng hàng)
 	(7đ)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
Mục tiêu: Kích thích hứng thú học tập của học sinh muốn tìm tòi kiến thức mới.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Thái độ học tập của học sinh.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của Hs
Hỏi: Làm thế nào để bác thợ xây có thể xây những bức tường thẳng hàng mà không bị cong vẹo?
Dựa vào câu trả lời của Hs (có thể đúng hoặc sai) Gv đặt vấn đề vào bài.
Hs nêu dự đoán.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2. Vẽ đường thẳng
Mục tiêu: Hs biết cách xác định một đường thẳng đi qua hai điểm 
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv hướng dẫn cho Hs cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm và yêu cầu nêu nhận xét có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm cho trước.
H: Cho điểm A. hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm A. Vẽ được mấy đường thẳng?
H: Cho 2 điểm A, B. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A, B. Vẽ được mấy đường thẳng?
Hỏi: Em đã vẽ đường thẳng AB bằng cách nào?
Hỏi: Như vậy qua hai điểm A và B vẽ được mấy đường thẳng?
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
1. Vẽ đường thẳng
Cách vẽ: (Sgk.tr107)
Nhận xét : Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A, B
HOẠT ĐỘNG 3. Tên đường thẳng.
Mục tiêu: Hs biết thêm cách gọi tên một đường thẳng
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Hs gọi được tên của đường thẳng.
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv hướng dẫn Hs cách gọi tên đường thẳng theo 3 cách như sgk và yêu cầu làm ? sgk
Hỏi: Ở bài trước, các em đã đặt tên đường thẳng như thế nào?
GV: Giới thiệu tiếp hai trường hợp còn lại.
HS: Theo dõi, lắng nghe.
Bước 2: GV vẽ ba đường thẳng với tên gọi khác nhau và chốt lại vấn đề.
GV: Yêu cầu HS giải bài tập ? .
GV: Nhấn mạnh với HS sáu cách gọi này chỉ là một đường thẳng.
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
2. Tên đường thẳng.
(Sgk.tr108)
C1: Dùng 2 chữ cái in hoa
C2: Dùng 1 chữ cái thường 
C3: Dùng 2 chữ cái thường 
Đường thẳng AB; Đường thẳng BA 
Đường thẳng BC; Đường thẳng CB 
Đường thẳng AC; Đường thẳng CA
HOẠT ĐỘNG 4. Đường thẳng trùng nhau, đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau.
Mục tiêu: Hs nắm được các vị trí tương đối của hai đường thẳng.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Hs nêu được vị trí tương đối của hai đường thẳng.
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv giới thiệu khái niệm về đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song như sgk
GV: Dựa vào ? để giới thiệu các đường thẳng AB và BC trùng nhau
Hỏi: Hãy gọi tên các đường thẳng trùng nhau khác trên hình vẽ?
GV: Vẽ hình hai đường thẳng AB, AC có 1 điểm chung A 
GV: Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau.
GV: Vẽ hình hai đường thẳng xy và zt 
Hỏi: Hai đường thẳng xy, zt có trùng nhau không? chúng có điểm chung nào không?
GV: Giới thiệu hai đường thẳng song song
Hỏi: Hai đường thẳng trùng nhau; cắt nhau; song song có mấy điểm chung? 
GV: Giới thiệu hai đường thẳng phân biệt và phần chú ý trong sgk
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
a) Hai đường thẳng trùng nhau
a. Đường thẳng trùng nhau
H1
Đường thẳng AB và AC có vô số điểm chungAB và CD trùng nhau.
b. Đường thẳng cắt nhau
H2
Đường thẳng AB và AC có 1 điểm chung AAB cắt AC tại giao điểm A 
c. Đường thẳng song song
H3
xy và zt không có điểm chung, ta nói xy và xt song song.
* Nhận xét: Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau hoặc song song
Chú ý : (Sgk.tr108)
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức vừa học vào một số bài tập cụ thể.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh.
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Bài tập 16 (SGK - Tr.109). Trả lời miệng
? Tại sao 2 điểm luôn thẳng hàng ?
-HS: Trả lời như bên
-GV:Cho 3 điểm và một thước thẳng. Làm thế nào để biết 3 điểm đó có thẳng hàng hay không?
- HS: Lên bảng vẽ hình - Trả lời câu hỏi:
Bài tập 7
? Có mấy đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt?
-HS:1 đường thẳng.
-GV:Qua 4 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng, vẽ được bao nhiêu đường thẳng?
- HSHĐ theo nhóm
* Yêu cầu Hs vận dụng kiến thức vừa học giải thích vấn đề ở đầu bài.
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
· Bài tập 16 (SGK - Tr.109)
Trả lời
a) Vì bao giờ cũng có đường thẳng đi qua 2 điểm.
b) Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm trong 3 điểm đã cho, rồi quan sát xem đường thẳng đó có đi qua điểm thứ 3 hay không
Bài tập 7
Có 6 đường thẳng: AB, AD, DB, CD, CB, AC
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (không)
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 18 ; 20 ; 21-SGK- 109 ; 110
- Đọc kỹ trước bài thực hành trang 110 SGK 
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu1: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm cho trước? – Đáp: như sgk (M1)
Câu 2: Thế nào là hai đường thẳng song song, trùng nhau, cắt nhau? – Đáp: sgk (M1)
Câu 3: Nêu cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm cho trước? – Đáp: skg (M2)
Câu 4: Nêu các cách đặt tên cho đường thẳng? (M2)
Câu 5: Với 2 đường thẳng có những vị trí nào ? chỉ ra số giao điểm trong từng trường hợp ? (M3)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
§4. THỰC HÀNH: TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Củng cố cho HS có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.	
2. Kĩ năng: HS biết trồng cây hoặc chôn các cọc thẳng hàng với nhau dựa trên khái niệm ba điểm thẳng hàng.
3. Thái độ: Cẩn thận, tích cực
4. Định hướng phát triển năng lực:	
- Năng lực chung: NL tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: NL vận dụng toán học vào thực tế. NL sử dụng các công cụ: công cụ đo
II. CHUẨN BỊ:
	1.Giáo viên: Giáo án; Sgk; 3 cọc tiêu, 1 dây dọi, một búa đóng cọc, ....
	2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước - Thước thẳng.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết 
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
 (M3)
Vận dụng cao 
(M4)
thực hành trồng cây thẳng hàng
biết thế nào là ba điểm thẳng hàng trong thực tế
hiểu được có duy nhất 1 đường thẳng đi qua 2 điểm
thực hành ngắm và trồng cây hoặc chôn các cọc thẳng hàng
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ (nếu có)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
Mục tiêu: Hs bước đầu nhận thấy được lợi ích của việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiến đời sống, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Ý thức học tập của học sinh
GV đặt vấn đề: để ngăn chặn hiện tượng lũ quét và sạt lở đất. Bà con ở vùng này muốn trồng cây gây rừng. Các bạn học sinh khối 6 nhận trồng cây ở khu vực đó. Các bạn muốn áp dụng kiến thức “ba điểm thẳng hàng” để trồng cây thẳng hàng. Các bạn đó phải làm thế nào để trồng cây thẳng theo hàng được?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu nhiệm vụ thực hành và hướng dẫn cách làm.
Mục tiêu: Hs nắm được nhiệm vụ thực hành và cách làm
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Hs thực hành trồng cây thẳng hàng
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
 GV nêu nhiệm vụ của tiết thực hành
NLHT: NL ghi nhớ, tìm hiểu, vận dụng toán học
Hoạt động 2:
Hs cả lớp đọc mục 3 SGK (Quan sát h24, h 25)
GV thao tác: Chôn cọc C thẳng hàng với 2 cọc A,B ở cả 2 vị trí của C( C nằm giữa A và B; B nằm giữa A và C)
NLHT: NL ghi nhớ, tìm hiểu, vận dụng toán học
HS tiến hành thực hành theo nhóm
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
.Nhiệm vụ
Chôn các cọc hàng rào thẳng hàng giữa hai cột mốc A và B
Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây đã có bên đường
2.Hướng dẫn cách làm:
a) Cắm cọc tiêu ở Cnằm giữa AvàB sao cho A, B, C thẳng hàng.
B1-Cắm cọc tiêu thẳng đứng ở hai điểm A và B ( dùng dây dọi kiểm tra)
B2- Em thứ nhất đứng ở A, Em thứ hai đứng ở điểm C – là vị trí nằm giữa A và B
B3- Em ở vị trí A ra hiệu cho em thứ 2 ở C điều chỉnh cọc tiêu sao cho che lấp hoàn toàn cọc tiêu B.
Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng
b)Cắm cọc ttiêu ở C nằm ngoài Avà B:
Tương tự như trên 
HOẠT ĐỘNG 2. Thực hành ngoài trời
Mục tiêu: Hs vận dụng các kiến thức vừa học vào trồng cây
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Trồng cây thẳng hàng
NLHT: NL sử dụng kí hiệu toán học, sử dụng công cụ vẽ, NL tư duy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ học tập.
Chia nhóm thực hành từ 5 – 7 HS
Giao dụng cụ cho các nhóm
Tiến hành thực hành theo hướng dẫn
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Hs tìm hiểu thêm về hiện tượng lũ quét, tác hại của nó đến đời sống con người và một số biện pháp phòng tránh
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại. đọc và nghiên cứu tài liệu. kĩ thuật động não.
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Phương tiện dạy học: thước thẳng, bảng phụ, 
Sản phẩm: Hs có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc trồng cây.
NLHT: NL bảo vệ môi trường thông qua việc trồng cây
Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.
Quá trình hình thành lũ quét
Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới hoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột. Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng và độ dốc của con sông bên dưới đập).
Hiện tượng lũ quét thường thấy ở những nơi gần nơi có độ dốc như dưới chân đồi núi.
Đặc tính của lũ quét
Vì lũ quét là hiện tượng di chuyển của một khối nước khổng lồ từ cao xuống thấp với tốc độ ngày càng tăng cũng như sức tàn phá ngày càng lớn tùy thuộc vào độ dài, dốc cũng như sự "trơn láng" của quãng đường mà nó đi (những nơi như núi và đồi không có cây lũ quét sẽ xuất hiện thường xuyên do không có gì để chặn dòng nước), nó sẽ gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng cho những nơi mà nó đi qua. Với tốc độ cao và khối lượng lớn nó có thể cuốn trôi nhà cửa, cây cối... gần như mọi thứ trên đường đi.
Hiện tượng lũ quét thường thấy ở những nơi gần nơi có độ dốc như dưới chân đồi núi, hay ở trong thung lũng. Mặc dù mạnh và sức tàn phá cao nhưng lũ quét thường không xảy ra lâu hơn sáu tiếng.
Khi đường thoát nước của lũ quét bị chặn (do đê hay các công trình lớn dù nó không bít hết dòng chảy) nên khối lượng nước khổng lồ với tốc độ cao bị dội ngược lại thành một vòng trước khi có thể chảy tiếp cũng làm cho mực nước dâng nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Do khối lượng nước bị dội lại sẽ va vào khối lượng nước đang đổ về gây ra nhiều xoáy nước nhấn chìm mọi thứ, các xoáy nước này cũng có thể hình thành dưới mặt nước rút mọi thứ xung quanh nó vào nên ngay cả khi có áo phao người bị rơi vào loại lũ này vẫn có thể bị nhấn chìm (dễ nhìn thấy nhất hiện tượng này khi lũ quét tràn vào thành phố hay k

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_5_hoat_dong_chuong_i.doc