Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 10: Các nước Tây Âu - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 10: Các nước Tây Âu - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được những nét lớn về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, chính trị, xã hội của Tây Âu từ năm 1945 đến nay

- Chú ý: Tây Âu: sự liên kết khu vực ở Tây Âu.

2. Kỹ năng

 Biết sử dụng bản đồ, rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, tổng hợp.

3. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác; Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử thế giới.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

 

doc 4 trang maihoap55 2850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 10: Các nước Tây Âu - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	11 	Ngày soạn: 13/11/2020 
Tiết	11 	Ngày dạy: 18/11/2020 
BÀI 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được những nét lớn về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, chính trị, xã hội của Tây Âu từ năm 1945 đến nay
- Chú ý: Tây Âu: sự liên kết khu vực ở Tây Âu.
2. Kỹ năng
 Biết sử dụng bản đồ, rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, tổng hợp.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác; Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử thế giới.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
Em hãy cho biết hai chữ EU là nói đến điều gì? Như vậy EU là liên minh Châu Âu, một tổ chức khu vực lớn nhất, chặt chẽ nhất, có những thành công lớn về kinh tế – chính trị.
B. Hình thành kiến thức 
I. Tình hình chung
- Giáo viên treo bản đồ Châu Âu giới thiệu các nước Tây Âu.
? Trong chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu như thế nào?
+ Bị phát xít chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. 
? Tình hình kinh tế các nước Tây Âu phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó?
- Giáo viên nhận xét, kết luận. Nhấn mạnh kế hoạch Mac-san hay còn gọi là “Kế hoạch phục hưng Châu Âu” của Mỹ, kế hoạch này mang tên viên tướng G. Mac-san, lúc đó là ngoại trưởng Mỹ. Nội dung kế hoạch .
? Chính sách đối ngoại các nước Tây Âu có đặc điểm gì nổi bật?
? Tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
? Vì sao các nước Tây Đức phát triển nhanh chóng?
+ Được các nước Mỹ, Anh, Pháp giúp đỡ. 
 GV chốt lại: 
- Về kinh tế, để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mỹ theo “Kế hoạch Mác-san” (16 nước được nhận viện trợ khoảng 17 tỷ USD trong những năm 1948 đến 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.
- Về chính trị, Chính phủ các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền.
- Về đối ngoại, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm các thuộc địa. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. 
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành hai nước: Cộng hoà liên bang Đức và Cộng hoà dân chủ Đức, với các chế độ chính trị khác nhau. Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất, trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu.
II. Sự liên kết khu vực
? Sau chiến tranh thế giới thứ hai Tây Âu xuất hiện xu thế nào? Nêu rõ quá trình phát triển của chúng? Sách giáo khoa.
? Mục tiêu của cộng đồng kinh tế Châu Âu là gì? Sách giáo khoa.
? Những nguyên nhân dẫn đến sự liên kết kinh tế?
- Có 2 nguyên nhân 
? Tháng 12/1991 tại hội nghị cấp cao tại Ma-xtơ-rich (Hà Lan), đánh dấu tính đột biến nào?
+ Sử dụng đồng tiền chung EURO (1/1/1999), hướng tới một nhà nước chung Châu Âu; mang tên gọi mới Liên minh Châu Âu.
? Hiện nay Liên minh có tầm quan trọng như thế nào?
+ Là 1 trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.
 ? Mối quan hệ giữa liên minh châu Âu và Việt Nam diễn ra như thế nào?
+ Tăng cường liên kết, hợp tác cả về kinh tế và chính trị.
+ EU là một trong những thị trường lớn của Việt Nam với các mặt hàng chính là giày mũi da và cá da trơn (cá ba sa...)
 GV chốt lại: 
- Sau chiến tranh, ở Tây Âu có xu hướng liên kết khu vực ngày càng nổi bật và phát triển. Những mốc phát triển chính của xu hướng này là:
+ Tháng 4/1951, “Cộng đồng than, thép Châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua.
+ Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC) được thành lập gồm 6 nước trên. Cộng đồng kinh tế Châu Âu chủ trương xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và nhân công giữa 6 nước.
+ Tháng 7/1967, “Cộng đồng Châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên.
+ Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12/1991 các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan). Hội nghị đã thông qua hai quyết định quan trọng: xây dựng một liên minh kinh tế và một liên minh chính trị, tiến tới một nhà nước chung Châu Âu. Theo đòi hỏi của sự phát triển cộng đồng Châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) và từ 1/1/1999, một đồng tiền chung của Liên minh được phát hành với tên gọi là đồng Ơrô (EURO). Tới nay, Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất với 27 nước thành viên (2020), nước Anh rời Liên minh Châu Âu (Brexit).
C. Luyện tập 
- Làm bài tập nhanh:
Câu 1: "Kế hoạch Mác-san" (1948) còn được gọi là:
a. Kế hoạch khôi phục châu Âu.
b. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu.
c. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
d. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
Câu 2: Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
a. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
b. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
c. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
d. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
Câu 3: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 04/1949 nhằm:
a. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
c. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
d. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 4: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?
a. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.
b. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
c. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.
d. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.
Câu 5: Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 04/1949 tình hình châu Âu như thế nào?
a. ổn định và có điều kiện để phát triển.
b. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.
c. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
d. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
Câu 6: Lí do nào là chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức "viện trợ" cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?
a. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hóa nước Đức.
b. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.
c. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước XHCN.
d. a, b, c đúng.
Câu 7: Các thành viên đầu tiên của Khối Thị trường chung châu Âu (EEC) gồm:
a. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan
b. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha
c. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua
d. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha
Câu 7: Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?
a. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
b. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tải chính với Mĩ và Nhật
c. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
d. Phát hành đồng tiền chung.
D. Vận dụng - mở rộng 
1. Vận dụng 
- Học sinh làm bài tập vận dụng sau: (trang 43 sgk Lịch Sử 9): Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
+ Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiểu lần trong lịch sử.
+ Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
2. Mở rộng 
- Vì sao Anh rời khỏi liên minh châu Âu?
- Về nhà chuẩn bị bài: Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh
- Học sinh quan sát, ghi chép đầu bài.
- Học sinh thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
- Học sinh trình bày quá trình liên kết khu vực chuẩn bị ở nhà.
- Học sinh hoạt động cá nhân, trình bày hiểu biết của mình, các bạn khác nhận xét, đánh giá kết quả của bạn.
- Hoạt động cả lớp, làm bài tập trong thời gian quy định và trình bày sản phẩm, nghe thầy nhận xét kết quả.
- Về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_bai_10_cac_nuoc_tay_au_nam_hoc_2020_20.doc