Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1 đến 35

Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1 đến 35

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Học xong bài này, học sinh cần đạt được :

1. Kiến thức :

- Hiểu thế nào là chí công vô tư .

- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư .

2. Kĩ năng :

Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.

3. Thái độ:

- Đồng tình, ủng hộ hành vi chí công vô tư ,phê phán, phản đối những hành vi hiện thiếu chí công vô tư.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

 Thông qua các chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: Năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề ; năng lực sáng tạo.

II. NỘI DUNG:

1. Khái niệm: Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng không thiên vị giải quyết công việc theo lẻ phải, xuất phát từ lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân .

2. Biểu hiện: Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.

3. Ý nghĩa:

- Đối với sự phát triển cá nhân: luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng .

- Đối với tập thể, xã hội: đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM:

- Nêu gương

- Thảo luận.

IV. PHƯƠNG TIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT:

- Tranh ảnh thể hiện phẩm chất chí công vô tư .

- Mẫu chuyện, câu nói, ca dao tục ngữ về chí công vô tư .

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

Học sinh chia sẻ những hiểu biết về chí công vô tư.

Hình thành năng lực trình bày suy nghĩ và hợp tác.

Phương thức tổ chức hoạt động: Phân tích truyện đọc giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư.

- Tô Hiến Thành đã suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ?

- Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành ?

- Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch HCM ?

(Tích hợp nội dung: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

- Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến

- Tình cảm của nhân dân với Bác ?

- Em rút ra kết luận gì sau phần đặt vấn đề?

Kết quả mong đợi

Những hiểu biết của học sinh về chí công vô tư.

-> Phải công bằng, không thiên vị, làm theo lẽ phải, lợi ích chung.

 

doc 100 trang hapham91 4601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 
Tiết: 1
Ngày dạy: 
NGOẠI KHÓA: 
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAOTHÔNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Học xong bài này, học sinh cần đạt được
1.Về kiến thức
	- Tìm hiểu những quy định của nhà nước về trật tự an toàn giao thông an toàn giao thông đường bộ, đường sắt
. 2. Về kỹ năng:
 - Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện những quy định của nhà nước về trật tự an toàn giao thong.
3. Về thái độ:
	- Tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
	- Góp ý, phản ánh những hành vi không phù hợp của mọi người xung quanh.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 Thông qua các chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: Năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề ; năng lực sáng tạo.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Quy tắc chung về giao thông đường bộ:
	- Đi bên phải theo chiều đi của mình
	- Đi đúng phần đường quy định
	- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
2. Một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ. 
	a. Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy:
	b. Người điều khiển xe đạp:
	c. Người ngồi trên xe đạp: 
	d. Người điều khiển xe thô sơ: 
3. Một số qui định cơ bản về an toàn giao thông đường sắt.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
 	Thuyết trình, diễn giảng, thảo luận, đàm thoại + nêu vấn đề.
IV. PHƯƠNG TIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT.
	- Tình huống, thông tin
	- Quy định của pháp luật.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
Học sinh chia sẻ những hiểu biết về thực trạng an toàn giao thông, chính sách của Đảng về an toàn giao thong.
Hình thành năng lực trình bày suy nghĩ và hợp tác.
Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên đặt câu hỏi để tìm hiểu những kiến thức đã có của học sinh về an toàn giao thông: Ở nước ta hiện nay, tình hình an toàn giao thông như thế nào? Đảng và NN ta có chính sách như thế nào để người dân thực hiên tốt an toàn giao thông? Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện chính sách đó là gì?
Học sinh thảo luận cặp đôi, trả lời.
Giáo viên khái quát yêu cầu, kết nối bài học
Kết quả mong đợi
Những hiểu biết của học sinh về an toàn giao thông và nhu cầu tìm hiểu về trách nhiệm của bản thân đối với chính sách này.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG
3) Tiến hành hoạt động:
 HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Mục tiêu: Đặt tình huống hấp dẫn cho HS tìm hiểu về an toàn giao thong.
Phương thức tổ chức hoạt động
GV đưa ra tình huống
 Ngày chủ nhật, Hùng (15 tuổi) lấy xe máy của mẹ chở em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi, Hùng bảo em ngồi sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai ngơ ngác không hiểu làm sau.
- Em hãy cho biết Hùng vi phạm quy định nào về an toàn giao thông?
- Theo em, em của Hùng có vi phạm không? Vì sao?
Kết quả mong đợi: HS xử lý được tình huống. Trả lời được câu hỏi của giáo viên đưa ra.
-> Phải chấp hành tốt quy định về trật tự an toàn giao thông.
I. TÌNH HUỐNG
-> Phải chấp hành tốt quy định về trật tự an toàn giao thông.
Hoạt động 2: Quy tắc chung về giao thông đường bộ:
 HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG
Mục tiêu: Biết được qui tắc chung về giao thong đường bộ.
Phương thức tổ chức hoạt động:
GV đưa tình huống: Một người đi xe đạp vào đường dành cho mô tô và ôtô, va vào 1 người đi môtô đang đi vào phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả 2 người ngã xuống bị thương và bị hỏng xe
- Em hãy nhận xét hành vi của người đi xe đạp?
- Khi tham gia giao thông, người đi xe đạp nói riêng và người tham gia giao thông nói chung phải tuân theo quy tắc chung nào?
(HS tự kể)
- Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm hệ thống nào?
GV đi sâu vào biển báo
- Biển báo hiệu bao gồm mấy nhóm?
- Mô tả cụ thể các loại biển báo?
GV y/c HS về xem lại bài : Trật tự ATGT ở lớp 6
Bài tập: Ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo hiệu giao thông mà lại có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào? Vì sao?
( Người điều khiển giao thông vì ở những đoạn đường giao thông đó có sự cố đột xuất: tai nạn giao thông, đoàn xe diễu hành, đường xấu...)
Kết quả mong đợi
HS xử lý được tình huống. Trả lời được câu hỏi của giáo viên đưa ra.
- Đi bên phải theo chiều đi của mình
- Đi đúng phần đường quy định
- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
Hoạt động 3. Một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ. 
 HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG
Mục tiêu: Biết được một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thong đường bộ.
Phương thức tổ chức hoạt động:
Tình huống : Một người đi xe đạp vào đường dành cho ô tô và mô tô,và va vào người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình theo hướng chiều ngược lại. Làm cả hai bị ngã và hỏng xe.
Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu bồi thường vì xe máy có tốc độ cao hơn. 
- Em có đồng ý với ý kiến đó không? 
Vì sao? 
Đáp án: Ý kiến đó là sai 
Vì người đi xe đạp đã đi sai phần đường quy định (đi vào phần đường dành cho ôtô và môtô) 
-> Người đi xe đạp phải bồi thường
Kết quả mong đợi
HS xử lý được tình huống. Trả lời được câu hỏi của giáo viên đưa ra.
a. Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy:
- Không mang vác vật cồng kềnh;
- Không sử dụng ô;
- Không bám, kéohoặc đẩy các phương tiện khác;
- Không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
b. Người điều khiển xe đạp:
- Chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi.
- Không sử dụng ô, ĐTDD;
- Không đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa, công viên.
c. Người ngồi trên xe đạp: như mục a.
d. Người điều khiển xe thô sơ: phải cho xe đi hàng một, đi đúng phần đường quy định; hàng hóa xếp trên xe phải đảm bảo an toàn, không cản trở giao thông.
Hoạt động 4. Một số qui định cơ bản về an toàn giao thông đường sắt:
 HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG
Mục tiêu: Biết được một số qui định cơ bản về an toàn giao thông đường sắt:
Phương thức tổ chức hoạt động:
Tình huống: Đường vào trường sau một đợt mưa kéo dài bị lầy lội. Nhà trường vận động HS thu gom gạch vụn, đá, cát, sỏi...để rải đường. Tuấn rủ Hoàng ra đường tàu gần trường lấy đá.
- Hai bạn đó làm vậy có đúng không? Vì sao? 
- Việc lấy đá sẽ gây nguy hiểm như thế nào?
- Khi tham gia giao thông, em và bạn em có chấp hành tốt quy định về đảm bảo TTATGT hay không? 
Nếu chưa, đó là những vi phạm nào?
- Em sẽ làm gì để đảm bảo TTATGT ở địa phương em?
Kết quả mong đợi
HS xử lý được tình huống. Trả lời được câu hỏi của giáo viên đưa ra.
3. Một số qui định cơ bản về an toàn giao thông đường sắt:
a. Khi đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt, ta phải chú ý quan sát 2 phía, nếu có phương tiện đường sắt đang đi tới phải dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn.
b. Không đặt chướng ngại vật trên đường sắt, không trồng cây cản trở tầm nhìn, không khai thác đá, cát, sỏi trên đường sắt.
.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: 
Học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức về an toàn giao thông.
Phương thức tổ chức hoạt động:
Giáo viên nêu câu hỏi: 
Câu 1: Khi tham gia giao thông đường bộ, phải tuân theo những quy định nào?
Câu 2: Kể những lỗi vi phạm của người tham gia giao thông khi lưu thông trên đường bộ?
Câu 3: BT : Một người đi xe đạp vào đường dành cho ô tô và mô tô,và va vào người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình theo hướng chiều ngược lại. Làm cả hai bị ngã và hỏng xe.
Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu bồi thường vì xe máy có tốc độ cao hơn. 
- Em có đồng ý với ý kiến đó không? 
Vì sao?
Học sinh phát biểu ý kiến, giải thích cách lựa chọn của mình
Giáo viên khuyến khích các em trao đổi và nêu lên suy nghĩ, quan điểm của mình
Kết quả mong đợi
Học sinh trả lời được câu hỏi.
Rèn luyện kỹ năng phân tích và trình bày ý tưởng suy nghĩ.
Câu 2: Những lỗi vi phạm của người tham gia giao thông: lạng lách, đánh võng, chở quá số người quy định, không có giấy phép điều khiển phương tiện.
Câu 3: Ý kiến đó là sai 
Vì người đi xe đạp đã đi sai phần đường quy định (đi vào phần đường dành cho ôtô và môtô) 
-> Người đi xe đạp phải bồi thường
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kỹ năng trình bày, làm việc nhóm... để giải quyết các tình huống thực tiễn về an toàn giao thông. 
Phương thức tổ chức hoạt động:
Giáo viên nêu tình huống thực tiễn và câu hỏi:
Tú chạy xe đạp điện không đội nón bảo hiểm , đi qua ngã ba đường thì lại vượt đèn đỏ và chạy lấn phần đường của xe ô tô.
a/nhận xét hành vi của Tú?nêu rõ nó là lỗi gì?
b/hãy đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra , khi Tú chạy xe như vậy?
c/ theo em, để đảm bảo an toàn giao thông em phải làm gì? 
Kết quả mong đợi
Bài làm của học sinh giải quyết được tình huống thực tiễn.
Rèn kỹ năng làm việc nhóm, trình bày suy nghĩ ý tưởng.
Tú đã vi phạm quy định về an toàn giao thông. Lỗi sai của Tú:
+ Ko đội nón bảo hiểm.
+ Vượt đèn đỏ.
+ Lấn phần đường dành cho xe ô tô.
b) Khi đi như vậy, Tú sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng và sự an toàn của người khác lẫn cả Tú.
c) Những việc làm đó là:
- Phải hiểu luật giao thông, trên cơ sở đó nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông dưới mọi hình thức, có tinh thần trách nhiệm trong việc phổ biến kiến thức về an toàn giao thông cho người thân, bạn bè và những người khác ở nơi mình sinh sống. 
- Tôn trong và phát huy Văn hóa giao thông, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn khi tham gia giao thông (người già, trẻ em, người khuyết tật). 
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Học sinh tiếp tục mở rộng hiểu biết về trách nhiệm của công dân trong việc thực hiên tốt an toàn giao thông, ủng hộ chính sách của nhà nước về an toan giao thông, biết phản đối và sẳn sàng đấu tranh với các hành vi vi phạm về an toàn giao thông.
Phương thức tổ chức hoạt động:
Câu hỏi. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy thực hiện các hành vi nào dưới đây là đúng với quy tắc giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn?
A. Đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
B. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính, sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác.
C. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
D. Đi đúng làn đường quy định, luôn chú ý quan sát, giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Kết quả mong đợi:
Vân dụng bài học trả lời được câu hỏi đó là đáp án D.
-Học sinh chuẩn bị bài 1: Chí công vô tư.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN:2 
TIẾT :2 
BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Học xong bài này, học sinh cần đạt được :
1. Kiến thức :
- Hiểu thế nào là chí công vô tư .
- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư 
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư .
2. Kĩ năng :
Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ hành vi chí công vô tư ,phê phán, phản đối những hành vi hiện thiếu chí công vô tư. 
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 Thông qua các chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: Năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề ; năng lực sáng tạo.
II. NỘI DUNG:
1. Khái niệm: Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng không thiên vị giải quyết công việc theo lẻ phải, xuất phát từ lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân .
2. Biểu hiện: Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
3. Ý nghĩa: 
- Đối với sự phát triển cá nhân: luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng .
- Đối với tập thể, xã hội: đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM:
- Nêu gương
- Thảo luận.
IV. PHƯƠNG TIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT:
- Tranh ảnh thể hiện phẩm chất chí công vô tư .
- Mẫu chuyện, câu nói, ca dao tục ngữ về chí công vô tư .
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
Học sinh chia sẻ những hiểu biết về chí công vô tư.
Hình thành năng lực trình bày suy nghĩ và hợp tác.
Phương thức tổ chức hoạt động: Phân tích truyện đọc giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư.
- Tô Hiến Thành đã suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ?
- Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành ?
- Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch HCM ?
(Tích hợp nội dung: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
- Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến 
- Tình cảm của nhân dân với Bác ?
- Em rút ra kết luận gì sau phần đặt vấn đề?
Kết quả mong đợi
Những hiểu biết của học sinh về chí công vô tư.
-> Phải công bằng, không thiên vị, làm theo lẽ phải, lợi ích chung.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thế nào là chí công vô tư:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Mục tiêu: giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư.
Phương thức tổ chức hoạt động
- Em hiểu thế nào là chí công vô tư ? 
Học sinh thảo luận, ghi kết quả ra giấy A4 và trình bày.
Giáo viên giám sát hoạt động thảo luận, yêu cầu học sinh bổ sung ý kiến và tổng kết.
Kết quả mong đợi
HS hiểu thế nào là chí công vô tư.
1. Thế nào là chí công vô tư:
 Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng không thiên vị giải quyết công việc theo lẻ phải, xuất phát từ lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân .
Hoạt động 2: biểu hiện của chí công vô tư
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Mục tiêu: giúp HS biết biểu hiện của chí công vô tư.
Phương thức tổ chức hoạt động
Cho HS chơi trò chơi tiếp sức:
GV Tổng kết trò chơi xem đội nào đúng nhiều biểu hiện -> nhận xét, tuyên dương .
- Chí công vô tư có biểu hiện như thế nào:
( KN ra quyết định phù hợp trong tình huống thể hiện thái độ chí công vô tư)
N1+2: Trong nhà trường?
N3+4: Trong gia đình?
N5+6: Ngoài xã hội?
- Cho HS tìm vd, câu chuyện và ca dao tục ngữ về chí công vô tư 
( Kể chuyện ông quan thanh liêm, các vd trong cuộc sống .
Tục ngữ: Cầm cân nảy mực
 Luật pháp bất vị thân )
Cho HS chơi trò chơi tiếp sức 3,4 em .
- Trái với chí công vô tư ?- Cho VD?
- Em sẽ làm gì trứơc các việc làm đó?
(KN tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư)
- Giúp HS phân biệt: + Người kiên trì phấn đấu ->đạt lợi ích cá nhân chính đáng .
 + Người tự tư lợi giả chí công vô tư .
- Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người ?
Kết quả mong đợi
HS biết những biểu hiện của chí công vô tư.
2. Biểu hiện:
 Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
Hoạt động 3: Ý nghĩa
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Mục tiêu: 
Phương thức tổ chức hoạt động
Cho hs làm bài tập 3 SGK /6
HS làm cá nhân
HS nhận xét, bổ sung 
GV chốt lại ý đúng
- Bản thân em là người có chí công vô tư chưa?
- Để có được phẩm chất chí công vô tư em phải làm gì ?
- Cho hs đọc và giải thích câu danh ngôn của HCM.
GV: Mỗi người thể hiện chí công vô tư tức là thể hiện trình độ văn hoá đạo đức, làm cho quan hệ xã hội thêm lành mạnh, cộng đồng yên vui, gia đình hạnh phúc.
Kết quả mong đợi
HS biết ý nghĩa của chí công vô tư.
3. Ý nghĩa: 
- Đối với sự phát triển cá nhân: luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng .
- Đối với tập thể, xã hội: đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: 
Học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức về chí công vô tư.
Phương thức tổ chức hoạt động:
Giáo viên nêu câu hỏi: 
- Thế nào là chí công vô tư?
- Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư ?
Học sinh phát biểu ý kiến, giải thích cách lựa chọn của mình
Giáo viên khuyến khích các em trao đổi và nêu lên suy nghĩ, quan điểm của mình
Kết quả mong đợi
Học sinh trả lời được câu hỏi.
Rèn luyện kỹ năng phân tích và trình bày ý tưởng suy nghĩ.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kỹ năng trình bày, làm việc nhóm... để giải quyết các câu hỏi về chí công vô tư. 
Phương thức tổ chức hoạt động:
Giáo viên nêu câu hỏi:
Câu 1:Thế nào là chí công vô tư ? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 2: Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
Chỉ có những người có chức, có quyền mới chí công vô tư.
Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.
Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và hành động.
Học sinh thảo luận, trình bày
Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày suy nghĩ, ý tưởng
Kết quả mong đợi
Bài làm của học sinh giải quyết được tình huống thực tiễn.
Rèn kỹ năng làm việc nhóm, trình bày suy nghĩ ý tưởng.
Câu 1: *Khái niệm: Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng không thiên vị giải quyết công việc theo lẻ phải, xuất phát từ lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân
* Ý nghĩa: 
- Đối với sự phát triển cá nhân: luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng .
- Đối với tập thể, xã hội: đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.
Câu 2: c) Chí công vô tư cần rèn luyện ngay từ nhỏ qua lời nói, cử chỉ, việc làm, 
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Học sinh tiếp tục mở rộng hiểu biết về phẩm chất chí công vô tư.
Phương thức tổ chức hoạt động:
Câu hỏi: Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? Hành vi nào thể hiện không chí công vô tư?
a) Giải quyết công việc công bằng;
b) Giải quyết công việc vì mục đích riêng;
c) Dùng xe ô tô của cơ quan chở gia đình về quê ăn Tết;
d) Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng;
đ) Sử dụng điện, nước ở cơ quan để giặt, ủi áo quần cho bản thân;
e.) Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.
Hướng dẫn trả lời: - Hành vi thể hiện đức tính chí công vô tư: (a), (d), (e).
- Hành vi thể hiện đức tính không chí công vô tư: (b), (c), (đ).
Câu hỏi: Theo em, một người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực
và trí tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì người đó có
phải là không chí công vô tư không? Cho ví dụ?
Hướng dẫn trả lời: Một người luôn cô gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực và trí tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân, thì đó không phải là biểu hiện của hành vi không chí công vô tư. Ví dụ: Người đó mong muốn làm giàu chính đáng, mong muốn thành đạt và có kết quả cao trong học tập và công tác...
Câu hỏi: Những người có biểu hiện như thế nào được xem là những kẻ đạo đức giả (giả danh chí công vô tư)?
Hướng dẫn trả lời: Những người khi nói có vẻ chí công vô tư, song trong hành động và việc làm lại thể hiện tính ích kỉ, tham lam, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, cộng đồng hay vì tình cảm riêng tư mà thiên lệch trong giải quyết công việc.
Câu hỏi: Em hãy nêu ví dụ về lôi sống chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hàng ngày.
Hướng dẫn trả lời: - Hai bạn mắc khuyết điểm như nhau, cô giáo chủ nhiệm đã xử lí công bằng mức hình thức kỉ luật, không thiên vị bạn nào, dù trong hai bạn có thể một người là con của một giáo viên trong trường.
- Bác An ở cạnh nhà em hiến đất để xây dựng trường mầm non.
- Đội thanh niên tình nguyện dạy học miễn phí ở các lớp học tình thương...
Kết quả mong đợi:
- Bài viết mở rộng kiến thức của học sinh về những tấm gương tiêu biểu và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. 
- Kĩ năng: Tự tìm tòi và đánh giá.
- Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài 2. TỰ CHỦ:
 + Đọc ĐVĐ, trả lời câu hỏi gợi ý
 + Xem trước các BT.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
TUÂN: 3 
TIẾT: 3 
 BÀI 2: TỰ CHỦ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là tự chủ.
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ .
2 . Kĩ năng :
Có kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
3. Thái độ :
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ .
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 Thông qua các chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: Năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề ; năng lực sáng tạo.
II. NỘI DUNG :
1. Khái niệm: làm chủ bản thân, tức là làm chủ suy nghĩ tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống; có thái độ bình tĩnh, tự tin, biết điều chỉnh hành vi của mình 
2. Biểu hiện: Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngã nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình 
3. Ý nghĩa: giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa ; biết đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngã nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Thảo luận 
IV. PHƯƠNG TIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT:
Tấm gương, vd về tính tự chủ thực tế .
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
Học sinh chia sẻ những hiểu biết về tự chủ.
Hình thành năng lực trình bày suy nghĩ và hợp tác.
Phương thức tổ chức hoạt động: 
GV có thể nêu một vài tấm gương tự chủ về gia đình khó khăn không bi quan chán nản mà vẫn học tốt => vào bài 
-GIÚP HS BƯỚC ĐẦU NHẬN BIẾT TỰ CHỦ LÀ GÌ, NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TỰ CHỦ VÀ SỰ CẦN THIẾT TỰ CHỦ TRONG CUỘC SỐNG .
Gọi hs đọc ĐVĐ1 truyện “ Một người mẹ ” 
- Bà Tâm làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình
- Theo em bà Tâm là người như thế nào ?
Đọc phần ĐVĐ 2
- N từ 1 HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cấp như thế nào ?
- Vì sao như vậy ?
- Tính tự chủ được thể hiện như thế nào?
- Vì sao con người cần phải biết tự chủ ?
Kết quả mong đợi
Những hiểu biết của học sinh về tự chủ.
->Phải làm chủ bản thân trong mọi tình huống, hoàn cảnh.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thế nào là tự chủ?
Hoạt động GV- HS
Nội dung
 Mục tiêu:giúp HS tìm hiểu thế nào là tự chủ.
Phương thức tổ chức hoạt động
(KN biết ra quyết định hành động phù hợp để thể hiện tính tự chủ)
 Chia lớp 5 nhóm
HS đại diện trình bày, HS khác nhận xét, GV chốt ý đúng. 
N1: Khi có người nào đó làm điều gì khiến em không hài lòng, em cư xử như thế nào ?
(cần giữ thái độ bình tĩnh)
N2: Khi có người rủ em làm điều sai trái (hút thuốc, uống rượu ) bạn sẽ làm gì?
( Tích hợp giáo dục pháp luật)
( KN kiên định trước áp lực tiêu cực của người khác)
N3: Em mong muốn 1 điều gì đó nhưng cha mẹ chưa thể đáp ứng được em sẽ làm gì?
(chờ đợi khi cha mẹ có điều kiện)
N4: Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình không quan tâm đến hoàn cảnh, người khác .
Em đồng ý hay không ?Vì sao ?
N5: Vì sao cần có thái độ ôn hòa từ tốn trong giao tiếp với người khác ?
Cho HS nhận xét, bổ sung .
- Chúng ta làm gì để có được tính tự chủ ?
Cho hs giải thích câu ca dao : “Chớ thấy sống cả mà ngã tay chèo”
- Em hiểu nghĩa của câu ca dao này như thế nào?
Kết quả mong đợi
-HS hoạt động nhóm tốt, trả lời được câu hỏi của GV đưa ra.
1.Thế nào là tự chủ:
- Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ suy nghĩ tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống; có thái độ bình tĩnh, tự tin, biết điều chỉnh hành vi của mình 
Hoạt động 2: Biểu hiện và ý nghĩa
Hoạt động GV- HS
Nội dung
 Mục tiêu: Biết được biểu hiện và ý nghĩa của phẩm chất tự chủ.
Phương thức tổ chức hoạt động
- Nêu vd cụ thể tính tự chủ trong cuộc sống?
- Kể tấm gương về người biết tự chủ?
- Trước các tấm gương đó, em thấy mình cần phải làm gì?
Kết quả mong đợi
-HS hoạt động tốt, trả lời được câu hỏi của GV đưa ra.
2. Biểu hiện: Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngã nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình 
3. Ý nghĩa:
- Giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa .
- Biết đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.
- Không bị ngã nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: 
Học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức về tự chủ.
Phương thức tổ chức hoạt động:
Giáo viên nêu câu hỏi: 
- Nêu biểu hiện của đức tính tự chủ ?
 - Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
Học sinh phát biểu ý kiến, giải thích cách lựa chọn của mình
Giáo viên khuyến khích các em trao đổi và nêu lên suy nghĩ, quan điểm của mình
Kết quả mong đợi
Học sinh trả lời được câu hỏi.
Rèn luyện kỹ năng phân tích và trình bày ý tưởng suy nghĩ.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kỹ năng trình bày, làm việc nhóm... để giải quyết các câu hỏi về tự chủ. 
Phương thức tổ chức hoạt động:
Giáo viên nêu câu hỏi:
Câu 1: Thế nào là tự chủ ? Ý nghĩa của tính tự chủ ?
Câu 2: Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.
Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động.
Học sinh thảo luận, trình bày
Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày suy nghĩ, ý tưởng
Kết quả mong đợi
Bài làm của học sinh giải quyết được tình huống thực tiễn.
Rèn kỹ năng làm việc nhóm, trình bày suy nghĩ ý tưởng.
Câu 1: *Khái niệm:
- Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ suy nghĩ tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống; có thái độ bình tĩnh, tự tin, biết điều chỉnh hành vi của mình 
* Ý nghĩa:
- Giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa .
- Biết đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.
- Không bị ngã nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
Câu 2: b)
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Học sinh tiếp tục mở rộng hiểu biết về phẩm chất tự chủ.
Phương thức tổ chức hoạt động:
Câu hỏi: Người như thế nào là người không có tính tự chủ?
Hướng dẫn trả lời: Người không làm chủ được bản thân, thiếu tính tự chủ là người có suy nghĩ và hành vi mang tính bồng bột, thiếu cân nhắc chín chắn, do đó dễ mắc sai lầm.
Câu hỏi: Biểu hiện của người không có tính tự chủ?
Hướng dẫn trả lời: - Trước những việc làm mình không vừa ý, người đó thường nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gổ;
- Trước những khó khăn thường tỏ ra hoang mang sợ hãi, chán nản, không vững vàng; trước những cám dỗ, dễ bị người khác lôi kéo hoặc lợi dụng;
- Có những hành vi tự phát, ngẫu nhiên như văng tục, cư xử thô lỗ với mọi người...
Câu hỏi: Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng, em sẽ xử sự như thế nào?
Hướng dẫn trả lời: Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng, trước hết em phải bình tĩnh, không nóng nảy, sau đó phải ôn tồn, mềm mỏng chỉ cho người đó thấy những điều người đó làm là sai.
Câu hỏi: Khi có người bạn rủ em làm điều gì đó sai trái (ví dụ hút thuốc lá, uống rượu, trốn học, trốn lao động...), em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời: Nếu có người bạn rủ em hút thuốc lá, uống rượu, trốn học, trôn lao động, em sẽ kiên quyết từ chối. Sau đó em lựa lời khuyên nhủ bạn, nếu bạn làm như vậy là vi phạm nội quy của nhà trường, sẽ gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu bạn không từ bỏ, em sẽ báo với cha mẹ bạn, thầy cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn.
Câu hỏi: Em rất mong muốn một cái gì đó nhưng cha mẹ em chưa thể đáp ứng được, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời: Em vẫn vui vẻ và ôn tồn nói với cha mẹ rằng: Khi nào có điều kiện cha mẹ cho con nhé!
Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời: Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi vì, người có tính tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống khác nhau, không hành động một cách mù quáng hoặc theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý thích đó là không đúng, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội.
Câu hỏi: Vì sao cần có thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
Hướng dẫn trả lời: Khi giao tiếp, cần có thái độ ôn hoà, từ tôn là biểu hiện của người có tính tự chủ, tự tin và tôn trọng người khác. Thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp là biểu hiện của người có văn hoá, tạo cho người đối diện dễ cảm tình, quý mến.
Kết quả mong đợi:
- Bài viết mở rộng kiến thức của học sinh về những tấm gương tiêu biểu và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. 
- Kĩ năng: Tự tìm tòi và đánh giá.
- Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài 3 : DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
 + Đọc ĐVĐ
 + Trả lời câu hỏi gợi ý
 + Xem trước các BT. 
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần:4 
Tiết: 4 
BÀI 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Học xong bài này, học sinh cần đạt được :
1. Kiến thức :
- Hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật. 
- Nêu được mối quan hệ giữa dân chủ, kỉ luật . 
- Hiểu được ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật.
2. Kĩ năng :
Biết thực hiện quyền dân chủ, và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
3. Thái độ :
- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể .
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 Thông qua các chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: Năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề ; năng lực sáng tạo.
II. NỘI DUNG :
a. Dân chủ: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải biết, cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện giám sát việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước .
b. Kỉ luật : Tuân theo những qui định chung của cộng đồng hoặc tổ chức xh, nhằm tạo sự thống nhất hành động để đạt dược chất lượng hiệu quả công việc vì mục tiêu chung;
 2. Mối quan hệ : Giữa dân chủ và kỉ luật là mối quan hệ hai chiều:
- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo dân chủ được thực hiện có hiệu quả .
- Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
3. Tác dụng :Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người; tạo cơ hội cho mọi nguời phát triển, xây dựng quan hệ xh tốt đẹp; nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức các hoạt động xã hội .
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
Nêu vấn đề, nêu gương, thảo luận
IV. PHƯƠNG TIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT:
Các sự kiện tình huống thể hiện dân chủ và không dân chủ, kỉ luật và không kỉ luật.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
Học sinh chia sẻ những hiểu biết về dân chủ và kỉ luật.
Hình thành năng lực trình bày suy nghĩ và hợp tác.
Phương thức tổ chức hoạt động: 
 Một tập thể dân chủ được phát huy sức mạnh khắc phục khó khăn. Ngược lại người lãnh đạo độc đáo đoán chuyên quyền -> kém hiệu quả => vào bài.
Cho hs đọc đặt vấn đề 
- Nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên .
Kết quả mong đợi
Những hiểu biết của học sinh về dân chủ và kỉ luật.
->Phải phát huy dân chủ tốt, có tính kỉ luật cao trong công việc, học tập.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm
Hoạt động GV- HS
Nội du

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_1_den_35.doc