Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 33 - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Thủy

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 33 - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Thủy

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: - Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong sáng giản dị, thanh cao của Bác .

 - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn thuyết minh

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn bản, kể chuyện.

 3. Giáo dục: GD học sinh lòng kính yêu Bác, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người .

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

 2. Kĩ thuật: Động não.

III. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Soạn giáo án, tranh về nhà sàn, bảng phụ.

2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 1

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM thể hiện như thế nào?

 2. Bài mới:

- GV: HCM là một vị lãnh tụ, một bậc vĩ nhân.Vậy cuộc sống hàng ngày của Người như thế nào? Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu.

 

doc 243 trang hapham91 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 33 - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 23/8/2019
ND: /8/2019
Tiết 1: 	
 VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1)
 - Lê Anh Trà -
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: - Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM .
 - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận .
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.
 3. Giáo dục: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
 2. Kĩ thuật: Khăn trải bàn.
III. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên: Soạn giáo án, tranh ảnh, mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi ở SGK.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
 1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 2. Bài mới:
- GV: Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, vị lãnh tụ tài ba, danh nhân văn hoá thế giới. Ở Người có sự kết hợp hài hoà giữa cái vĩ nhân mà gần gũi, giản dị, cái hiện đại và truyền thống. Đó chính là biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV hướng dẫn cách đọc cho hs : rõ ràng 
mach lạc. Sau đó gọi hs đọc.
- HS: đọc
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ Hán Việt trong VB.
- HS: Dựa vào SGK
? Hãy cho biết văn bản này là văn bản gì? Phương thức biểu đạt chính?
- HS: Văn bản nhật dụng, kiểu bài nghị luận.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng, kể tên các Vb nhật dụng ở lớp 8 .
- HS nhắc lại khái niệm: là những VB đề cập đến những vấn đề hàng ngày, gần gũi trong đời sống: Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số 
? Văn bản chia làm mấy phần? nội dung từng 
phần ?
- HS: 2 phần.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đọc :
2. Chú thích :(SGK)
3. Thể loại:
- Văn bản nhật dụng - kiểu bài nghị luận.
4. Bố cục : Gồm 2 phần.
- P1: Từ đầu - rất hiện đại.
ND: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- P2: Phần còn lại.
ND: Nét đẹp trong lối sống của Bác
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa văn hoá nhân loại ?
- HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu 
 nước năm 1911
- GV cho HS thảo luận nhóm: Bác đã làm cách nào để nắm và hiểu được tri thức văn hoá nhân loại ?
- HS thảo luận 6 nhóm trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
- GV nêu một vài dẫn chứng chứng minh. 
? Việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại tạo cho HCM trở thành người như thế nào?
- HS: Có kiến thức uyên thâm,trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
? Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây 
là gì ?
- HS: Tự bộc lộ
? Điều gì khiến Bác trở thành một nhân cách rất VN?
-HS: Sự tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc.
- GV: Đó là điều đáng quý nhất ở HCM.
- GV: Củng cố một số vấn đề vừa trình bày.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
a. Hoàn cảnh : 
- Cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, gian nan, vất vả .
- Khát vọng tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc : đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
b. Cách tiếp thu :
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
là ngôn ngữ
 + Học hỏi thông qua lao động, làm việc.
 + Tìm hiểu đến mức uyên thâm. 
 + Tiếp thu chủ động, có chọn lọc: Tiếp thu cái hay cái đẹp, đồng thời phê phán cái xấu, cái tiêu cực.
 + Tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc.
c. Kết quả : 
 - Vốn tri thức rộng, uyên thâm: Biết nhiều thứ tiếng, am hiểu nhân dân thế giới và nhiều nền văn hoá.
 - HCM trở thành một nhân cách rất Việt Nam, rất phương đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.
 3. Củng cố:
 - Gv nhấn mạnh lại một số nội dung cơ bản.
 4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Học phần 1, chuẩn bị phần 2.
 - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu nói lên sự giản dị của Bác trong đời sống, công 
việc ( trình bày theo tổ). Chỉ ra những câu văn có tính thuyết minh và lập luận.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 ....................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
* Tư liệu tham khảo: Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại 
 Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp thu phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi vĩ đại và cống hiến nhiều vào kho tàng lý luận mác-xít cũng như phương pháp hoạt động sáng tạo của cuộc cách mạng vô sản. 
 Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thông minh tuyệt vời, từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn hóa phương Tây tại trường Quốc học Huế. Khi bôn ba khắp năm châu, bốn bể, Người vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng. Người đã thông thạo các ngôn ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đông, Tây, kim, cổ. Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân tích các yếu tố giá trị toàn nhân loại và vĩnh cửu. Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh thần văn hóa nhân loại. Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai. 
 Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo.
 Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo. Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học”. Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị.
 Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tich cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng
 Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật.
 Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân - một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ.
 Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện. 
Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. 
Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động, chống lười biếng. 
 Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc. 
Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 
 Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng phương Đông như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Cũng như sau này, khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện nước ta”. Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Là người mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước ta.
 Lĩnh hội tư tưởng văn hóa phương Tây: Trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây.
 Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc, làm thuê và thường đến thăm khu ở của người da đen. Trong các bài viết sau này, Người thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. Người đã tiếp thu giá trị của tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên ngôn này. Sau này Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung nhân quyền được Người nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945.
 Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở thủ đô nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời mình. 
Là thủ đô của nước Pháp, Pa-ri cũng đồng thời là trung tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu. Các trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới phần lớn đều được hình thành và ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp. 
Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Von-te, Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ, những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút-xô, v.v tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người. Ngoài ra, Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Rõ ràng là, ở Pháp, Người đã có thể hoạt động và đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước mình, dưới chế độ thuộc địa. 
Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M. Ca-sanh, P.V. Cu-tuya-ri-ê, G. Mông-mút-xô mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành. Con người ấy, trên hành trình cứu nước, đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
 Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người, thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy.
 Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn chinh; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em); chiếm ruộng đất canh tác, v.v Người coi những hành động đó là sự đi ngược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả của Chúa, làm hoen ố tư tưởng lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Người viết: “Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào”.
 Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, những kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia vào guồng máy của chủ nghĩa thực dân, xâm nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa thực dân, làm xuất hiện nguy cơ bá quyền văn hóa, v.v 
 Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới.
NS: 25/8/2019
ND: /8/2019
Tiết 2: 	
VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T2)
 -Lê Anh Trà-
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: - Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong sáng giản dị, thanh cao của Bác . 
 - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn thuyết minh 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn bản, kể chuyện.
 3. Giáo dục: GD học sinh lòng kính yêu Bác, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người .
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
 2. Kĩ thuật: Động não...
III. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Soạn giáo án, tranh về nhà sàn, bảng phụ.
Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 1
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM thể hiện như thế nào? 
 2. Bài mới:
- GV: HCM là một vị lãnh tụ, một bậc vĩ nhân.Vậy cuộc sống hàng ngày của Người như thế nào? Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lối sông giản dị của Bác
 và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV cho Hs thảo luận theo bàn (10p)
? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện ở những khía cạnh nào ? Tìm chi tiết biểu hiện ?
Hs : Đại diện các nhóm trình bày
Gv : Nhận xét , bổ sung
? Em hình dung như thế nào cuộc sống các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thời với Bác và đương đại ?
- Hs: Họ sống trong giàu sang phú quý, có kẻ hầu người hạ, ăn các món sơn hào hải vị .
? Em cảm nhận được gì qua lối sống của Bác ?
-Hs: Lối sống thanh cao ,giản dị.
? Hãy giải thích vì sao tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết ?
Hs : Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà văn hoá dân tộc.
? Tác giả giải thích như thế nào về sự giản dị mà thanh cao đó?
- Hs: Không phải lối sống khắc khổ,cũng không phải là tự thần thánh hoá mà là một cách di dưỡng tinh thần
? Giữa Bác và các vị hiền triết có gì giống , khác nhau ?
Hs : Tự bộc lộ
- GV mở rộng về quan niệm thẩm mĩ đó.
? Hãy kể những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác?
- HS kể.
? Tìm những đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
- HS nêu,GV chốt ý bằng bảng phụ.
2. Nét đẹp trong lối sống của Bác:
a. Nơi ở và nơi làm việc:
- Chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh ao cá.
- Chỉ vài phòng nhỏ
- Đồ đạc đơn sơ mộc mạc 
b. Trang phục:
- Hết sức giản dị :Quần áo bà ba nâu, dép lốp thô sơ, chiếc áo trấn thủ, tư trang ít ỏi.
c. Ăn uống : 
- Đạm bạc với món ăn dân dã, bình dị : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
→ Tự nguyện chọn lối sống bình dị nhưng thanh cao sang trọng.
- Kế thừa và phát huy những nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc.
 - Không phải lối sống khắc khổ, cũng không phải là tự thần thánh hoá mà là một cách di dưỡng tinh thần, một cách sống có văn hoá trở thành một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị và tự nhiên.
3. Nghệ thuật tiêu biểu:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Sử dụng từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
- Nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức Việt Nam.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Qua văn bản, em hiểu thêm gì về HCM?
- Hs: Giản dị, thanh cao.
- GV gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK ?
III. TỔNG KẾT:(Ghi nhớ sgk)
Hoạt động 3: Luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Hãy chỉ ra những nguy cơ, thuận lợi trong thời kì văn hoá hội nhập này ?
- Hs: Thuận lợi là giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại nhưng có nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại.
? Thông qua tấm gương của Bác, chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động gì?
- Hs tự bộc lộ.
? Hãy nêu vài biểu hiện về lối sống phi văn hoá ?
- Hs: Ăn mặc nói năng, ứng xử.
- GV cho Hs trình bày phần tranh sưu tầm về HCM theo nhóm.
IV. LUYỆN TẬP: 
* Ý nghĩa bài học:
- Thuận lợi :Giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại .
- Khó khăn: Nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại.
 3. Củng cố:
 - Gv nhấn mạnh lại một số nội dung cơ bản.
 4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Sưu tầm một số chuyện về cuộc đời của Bác.
 - Soạn “ phương châm hội thoại ”. 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 ....................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 .................................................................................................................................... 
*Tư liệu tham khảo: Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
- Trang phục: Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
- Chỗ ở: Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
	Trong chiến dịch biên giới năm 1950, bộ đội ta thu được chiến lợi phẩm là xe quân sự hỏng mà quân Pháp bỏ lại. Bác Hồ đã tận dụng cắt một ít cao su từ lốp chiếc xe hỏng này để làm thành. . . dép. Khi chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các nước, đôi dép cao su này đã gây sự tò mò chú ý của phóng viên báo chí và người dân. Nhiều năm sau, đôi dép bị mòn tuột quai, Bác lấy đinh đóng nó lại đi tiếp chứ không cần mua đôi mới, giờ nó vẫn nằm trong viện bảo tàng. 
Có thời gian Bác Hồ ở tạm trong nhà một người thợ điện ở Hà Nội, căn phòng chật hẹp rất nóng. Bác thường xài chiếc quạt mo cau do Bác tự làm. Anh em bên bộ Ngoại giao thương Bác nóng bức quá nên đặt mua một cái máy điều hoà nhiệt độ do nước ngoài sản xuất. Nhân hôm Bác đi công tác mới lẻn vào lắp đặt. Hôm về Bác tò mò hỏi chiến sĩ bảo vệ "Chú ơi, hôm nay nhà mình có mùi gì thế nhỉ ". Anh em đành nói thật. Bác bảo "Các chú đem chiếc máy điều hoà này cho anh em thương binh ở Hàng Bột dùng. Hôm Bác đến thăm thấy các chú ấy ở đó nóng lắm"
Các đồng chí cảnh vệ sống gần Bác kể chuyện. Bác sống rất điều độ ngày nào cũng dậy lúc 5 giờ sáng tập thể dục. Hàng ngày bận nhiều việc nước nhưng Bác vẫn đều đặn tưới nước chăm sóc cây cối trong vườn và buổi chiều thì tập thể thao. Bác thích bơi lội và chơi bóng chuyền: đội "Phủ chủ tịch" đấu với đội "Chính phủ". Phía bên kia có mấy đồng chí ăn thua quá, thấy Bác già yếu nên cứ nhằm vị trí Bác đứng để. . . bỏ bóng. Bác cười "Tôi không thua, tôi đánh. . . ngoại giao".
Hàng ngày bữa ăn của Bác Hồ rất đạm bạc, rau luộc, cà pháo và ớt là những món không thể thiếu. Hôm nào không có ớt, Bác cười bảo "Các chú cắt suất ớt của Bác à ?". Trong nhiều năm, mọi quà bánh thuốc bổ do lãnh đạo các nước khác gửi biếu, Bác đều đề nghị chuyển hết cho bộ đội, thương binh. 
Các đồng chí trong chính phủ còn kể, điều này cũng ít người biết. Đó là Bác Hồ đêm nào cũng ngồi thiền. Ngày Bác ra đi, người ta thấy trong hòm của Bác không có gì, chỉ có một quyển kinh Phật đã cũ. Cùng với ánh mắt rất sáng, nhân cách sống trí tuệ, đạo đức, vị tha, chúng ta đoán được Bác Hồ là một vị Thiền sư trong đạo Phật, giống Thiền sư-vua Trần Nhân Tông thuở trước. Dân tộc ta rất có phước khi được một vị Thánh thị hiện giúp đất nước giành lại độc lập, nhìn lại chặng đường cứu nước vĩ đại ấy, người thường không làm nổi. 
NS: 25/8/2019
ND: /8/2019
Tiết 3:	
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 3. Giáo dục: Giáo dục HS tính trung thực, thật thà.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
 2. Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút...
III. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ các đoạn hội thoại. 
Học sinh: Trả lời các câu hỏi ở SGK
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
 2. Bài mới :
- GV: Phương châm hội thoại là một nội dung quan trọng trong giao tiếp. Có những phương châm hội thoại nào? Trong giao tiếp cần sử dụng ra sao? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu hai phương châm đầu tiên.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về lượng .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Cho hs đọc ví dụ ở SGK.
? Cho biết “Bơi” có nghĩa là gì ?
- Hs: Bơi là hoạt động di chuyển dưới nước.
? Từ khái niệm đó theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn hỏi không? 
- Hs: Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An .
? Theo em, An muốn hỏi về điều gì ?
Hs : Địa điểm.
? Vậy với câu hỏi ấy đáng ra Ba phải trả lời như thế nào?
- Hs: Một địa điểm cụ thể nào đó.
? Từ đây rút ra bài học gì về nội dung giao tiếp?
- Hs: Cần nói đúng nội dung, yêu cầu giao tiếp.
- Gọi hs đọc ví dụ “ Lợn cưới áo mới ”
? Vì sao truyện lại gây cười ? Hãy chỉ ra các chi tiết gây cười ?
 - Hs : - Con lợn cưới của tôi.
 - Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này 
 ? Vậy cần nói như thế nào để người nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời ?
- Hs : Bỏ đi những nội dung không cần thiết.
? Khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì?
- Hs: Nói đủ, không thừa không thiếu.
? Như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng ?
- Hs: Dựa vào ghi nhớ 
- GV cho hs đặt tình huống vi phạm phương châm về lượng. 
- Gv nhận xét.
I. PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG: 
1. Ví dụ 1:
- An: Cậu học bơi ở đâu vậy ? 
- Ba: Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
 → Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An (địa điểm).
→ Cần nói đúng nội dung yêu cầu giao tiếp.
2. Ví dụ 2:
- Truyện gây cười vì các nhân vật nói thừa nội dung
+ Khoe lợn cưới khi tìm lợn.
+ Khoe áo mới khi trả lời.
→ Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
 3.Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về chất.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV gọi Hs đọc văn bản “ Quả bí khổng lồ”.
? Những thông tin trong văn bản có thật không ?
- Hs : Không có thật 
? Truyện phê phán điều gì ?
- Hs : Phê phán tính nói khoác.
? Khi không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô bạn ấy đi chơi không?
- Hs : Không.
? Vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì?
- Hs: không nên nói sai sự thật 
- GV gọi Hs đọc ghi nhớ.
II. PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
1. Ví dụ : (SGK)
2. Nhận xét:
- Phê phán những người nói sai sự thật, nói khoác 
 Không nên nói những điều không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực .
 3. Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Yêu cầu của bài tập 1 là gì ?
- Hs : Xác định vi phạm phương châm về lượng.
- GV cho cả lớp làm trong 5p. Sau đó gọi 1 em lên bảng làm, chấm điểm.
- GV yêu cầu hs làm vào vở. Sau 5p gọi hs đứng tại chổ trả lời.
- Hs:
? Các cách nói trên có vi phạm phương châm hội thoại không? Đó là phương châm nào?
- Hs : Vi phạm phương châm về chất
- GV gọi Hs đọc BT3.
? Phương châm nào không được tuân thủ? Hãy chỉ ra chỗ vi phạm?
- Hs : Thừa câu hỏi cuối truyện.
III. LUYỆN TẬP:
1. BT1: Phương châm về lượng
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì gia súc có nghĩa là vật nuôi ở nhà.
b. Thừa cụm từ “2 cánh” vì bản chất con chim luôn có 2 cánh.
2. BT2:
 a. Nói có sách mách có chứng.
 b. Nói dối.
 c. Nói mò. d. Nói nhăng nói cuội .
 e. Nói trạng. 
 → Vi phạm phương châm về chất
3. BT3:
- Thừa câu “Rồi có nuôi được không”
 → Vi phạm phương châm về lượng.
 3. Củng cố:
 ? Trong văn học, nhiều khi người ta cố tình vi phạm các phương châm hội thoại để gây cười. Lấy ví dụ? 
 - HS: Truyện “Mất rồi, cháy”, “Con rắn vuông”. 
 4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm các bài tập còn lại.
- Đặt các đoạn hội thoại vi phạm 2 phương châm trên.
- Soạn “ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản ”.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 ....................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 .................................................................................................................................... 
NS : 25/8/2019
ND: /8/2019 
Tiết 4 : 	 
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức: Giúp hs biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng, ngoài trình bày giới thiệu còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm cho văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn.
 2. Kĩ năng: Giúp hs phát hiện, sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 3. Giáo dục: Giáo dục hs lòng say mê văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
 2. Kĩ thuật: Mảnh ghép.
III.CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Soạn giáo án , bảng phụ các đoạn văn có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Học sinh: Trả lời câu hỏi ở SGK
IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Văn thuyết minh là gì? Lập luận là gì?
 2. Bài mới : 
- GV: Trong văn học, các biện pháp tu từ là không thể thiếu nhằm tăng tính sinh động, hấp dẫn cho văn bản. Vậy, trong văn bản thuyết minh, các biện pháp tu từ được sử dụng như thế nào? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập văn bản thuyết minh.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Như thế nào là văn thuyết minh?
- Hs : Là văn bản cung cấp tri thức khách quan về đối tượng.
? Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã học?
- Hs: Nêu định nghĩa, nêu ví dụ, so sánh, phân loại phân tích 
?Văn thuyết minh có những đặc điểm nào?
- Hs : Khách quan, xác thực và hữu ích.
I. ÔN TẬPVĂN BẢN THUYẾT MINH:
1. Khái niệm văn thuyết minh : Là văn bản.
cung cấp tri thức khách quan về đối tượng.
2. Phương pháp :
- Nêu định nghĩa.
Phân tích phân loại
Nêu ví dụ, số liệu cụ thể
Liệt kê
So sánh
Chứng minh, giải thích
3. Đặc điểm : Tri thức khách quan, xác thực và hữu ích.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu các biện pháp tu từ trong VBTM .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV gọi hs đọc văn bản “ Hạ Long, đá và nước”.
- GV cho Hs thảo luận 4 nhóm (10p )
 a. Văn bản thuyết minh vấn đề gì?
 b. Chỉ ra các phương pháp sử dụng trong văn bản?
 c. Tìm các tri thức khách quan trong vản bản?
- Sau đó gọi đại diện từng nhóm trình bày. 
Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý bằng bảng phụ.
? Nếu chỉ dung phương pháp liệt kê thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa?
- Hs: Chưa 
? Tác giả hiểu được sự kì lạ của Hạ Long ở những vấn đề nào?
- Hs: Sự sáng tạo của nước.
? Tác giả đã giải thích ra sao để thấy được sự kì lạ đó?
- Hs: + Nước tạo sự di chuyển.
 + Tuỳ theo góc độ và tốc độ. 
 + Tuỳ theo hướng ánh sang rọi vào. 
? Để thấy được sự kì lạ đó, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Hs : Tưởng tượng, nhân hoá.
? Tác dụng của 2 biện pháp nghệ thuật này trong bài viết?
- Hs: VB sinh động, hấp dẫn.
- Gọi hs đọc ghi nhớ trong SGK 
- Hs: Đọc
II. VĂN BẢN THUYẾT MINH CÓ SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT:
Văn bản: “Hạ Long - Đá và Nước”
Nhận xét:
- Vấn đề thuyết minh: Sự kì lạ của Hạ Long
- Phương pháp : Liệt kê kết hợp với giải thích, phân loại phân tích.
- Tri thức khách quan;
+ Hạ Long được tạo nên bởi đá và nước.
+ Đá thì bất động.
+ Nước thì di chuyển.
- Sự kì lạ của Hạ Long : Sự sáng tạo của Nước → Đá sống dậy có tâm hồn, linh hoạt. 
- BPNT : + Tưởng tượng “những cuộc dạo chơi”
 + Nhân hoá “Thế giới người đá ”
 → Bài viết sinh động gây được hứng thú cho người đọc.
3. Ghi nhớ : (SGK)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Cho hs đọc văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh”
- GV cho Hs thảo luận (7p), trả lời các câu hỏi SGK. Sau đó gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt ý .
III. LUYỆN TẬP:
- Văn bản “Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh”
a. Đây là VBTM vì nêu được những tri thức khách quan về loài ruồi.
Phương pháp thuyết minh
-Định nghĩa :Thuộc họ côn trùng
- Phân loại :Các loại ruồi 
- Số liệu : Số vi khuẩn
- Liệ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tiet_1_den_33_nam_hoc_2019_2020_tr.doc