Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 90 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 90 - Năm học 2020-2021

A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.

 - Vai trò và các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

2. Kỹ năng :

- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh

* Kĩ năng sống: giải quyết vấn đề, đánh giá, tự nhận thức.

3. Thái độ:

- Yêu thích và biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

4. Năng lực: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề - học sinh có khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức về sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

B. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

+ Phương pháp: Giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, so sánh đối chiếu. +Phương tiện dạy học: Sách GK, giáo án ,bản đồ tư duy, tranh ảnh,.

2. Học sinh: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức:

2.Bài cũ: Kết hợp trong bài mới

3.Bài mới:

3.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

* Mục tiêu: tạo tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái và gây sự chú ý, lôi cuốn cho HS.

* Phương pháp: giao nhiệm vụ, vấn đáp, giảng giải, gợi tìm

* Cách thực hiện:

GV phát phiếu học tập và cho HS thảo luận nhóm tổ:

Nhóm 1 và 2? GV đưa ra một ngữ liệu là một đoạn văn sưu tầm được. Sau đó cho HS nhận xét về sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Nhóm 3 và 4? Nhóm khác trình bày ý kiến của mình về tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong đoạn văn?

GV: tổng hợp và chuyển ý sang bài mới.

Trong chương trình Ngữ văn 8, các em đã được học tập, vận dụng kiểu văn bản thuyết minh để giới thiệu, thuyết minh một sự vật, sự việc cụ thể. Tuy nhiên có khi chúng ta phải thuyết minh về những vấn đề trừu tượng, khó nhận biết và không dễ trình bày, chẳng hạn như tính cách một con người, phẩm chất một sự vật, nội dung một học thuyết Đối với các hiện tượng như thế việc thuyết minh cần tuân theo yêu cầu của kiểu văn bản là thuyết minh cái gì, như thế nào, có tác dụng gì bằng các thuyết minh đã học. Nhưng để làm cho đối tượng được thuyết minh sinh động, hấp dẫn và bớt khô khan hơn, bài viết đòi hỏi phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật. Và đó là nội dung mà ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 

doc 384 trang hapham91 4774
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 90 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25/ 8 / 2019
Tiết 1+ 2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà 
A .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Tiết 1: Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
- Tiết 2: Một số biểu hiện phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống sinh hoạt. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2.Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, đời sống.
*Kĩ năng sống: Mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Thái độ:
 Giáo dục lòng kính trọng, tự hào và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
 4. Năng lực : Năng lực nhận thức;Năng lực làm chủ bản thân; Năng lực giao tiếp; Năng lực thuyết trình 
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: + Phương pháp: phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, so sánh đối chiếu. Dự kiến khả năng tích hợp liên môn với các môn: GDCD, Lịch sử,Địa lý. + Phương tiện dạy học: Soạn giáo án, máy chiếu, phiếu học tập, mẩu chuyện về cuộc đời của Bác.
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi ở SGK. Chuẩn bị bài mới. Tìm hiểu về cuộc đời hoạt 
động của Bác.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ôn định tổ chức:
2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, việc chuẩn bị bài của học sinh.
3.Bài mới: 
3.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: tạo tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái và gây sự chú ý, lôi cuốn cho HS.
* Phương pháp: giao nhiệm vụ, vấn đáp, giảng giải, gợi tìm
* Cách thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu, thảo luận nhóm theo tổ trước về Bác Hồ.
Nhóm 1- 2: Tìm đọc những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về phong cảnh, nơi làm việc của Bác. Rút ra được bài học gì về con người Hồ Chí Minh?
Nhóm 3- 4: Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại” giúp em hiểu điều gì về Bác Hồ?
- Các nhóm cử đại diện trình bày nhanh, gọn những điều nhóm mình đã chuẩn bị.
GV chốt ý và chuyển ý giới thiệu về văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”. 
3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh. Giáo dục lòng kính trọng, tự hào và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
* Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi tìm, giao nhiệm vụ.
* Cách thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Em biết gì về tác giả và tác phẩm?
- Học sinh làm việc độc lập, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
Hướng dẫn học sinh đọc VB
(VB thuyết minh kết hợp lập luận nên cần đọc khúc chiết, mạch lạc.)
? Giải nghĩa từ Phong cách?
? Nêu luận điểm chính?
? Xét về nội dung văn bản thuộc kiểu văn bản nào? đề cập đến vấn đề gì?
(HS suy nghĩ độc lập dựa vào văn bản trả lời)
?VB có thể chia làm mấy phần? ND chính của từng phần?
Bài tập kết nối
Nhóm cặp đôi( 1 phút)
Các cặp đôi thảo luận-> trình bày-> bạn nhận xét-> GV chuẩn hóa kiến thức.
 HS đọc phần đầu.
? Đọc đoạn 1, cho biết Lê Anh Trà đã giới thiệu vốn tri thức văn hóa của Bác Hồ như thế nào? Trình bày cụ thể nét văn hoá sâu rộng ấy?
- HS trình bày
- GV nhận xét
? Vậy bằng cách nào, Bác Hồ có được vốn văn hoá sâu rộng ấy?
? Để có được kho tri thức, có phải Bác chỉ vùi đầu vào sách vở hay phải qua hoạt động thực tiễn?
Học sinh thảo luận nhóm đôi( 1 phút)
? ? Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa cho những ý các em đã trình bày.
 (HS dựa vào văn bản đọc dẫn chứng.)
Các cặp đôi thảo luận-> trình bày-> bạn nhận xét-> GV chuẩn hóa kiến thức.
? Hãy đưa ra một vài ví dụ chứng tỏ Người nói, viết thạo nhiều thứ tiếng.
	- GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác ® hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc ...
 ? Em có nhận xét gì về vốn tri thức nhân loại mà Bác đã tiếp thu?
? Theo em, điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó ? Vai trò của câu này trong toàn văn bản.
- HS phát hiện câu văn cuối phần 1, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề ® lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh ...
? Để làm nổi bật vấn đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? 
? Tất cả đã tạo nên một phong cách văn hoá Hồ Chí Minh như thế nào?
- HS nêu ý kiến của bản thân.
I . Đọc- tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Lê Anh Trà.
2. Tác phẩm:
* Xuất xứ: 
+ Trích trong “ Phong cách Hồ Chí Minh , cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, trong “ Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam”, 1990.
+ Là bài nghiên cứu Hồ Chí Minh trên phương diện văn hoá.
* Đọc: HS đọc rõ ràng, khúc chiết.
* Tìm hiểu chú thích:
Phong cách: Là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử , tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.
* Luận điểm chính: Hồ Chí Minh là một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
* Xác định kiểu văn bản: Kiểu văn bản nghị luận (phương thức biểu đạt chính : Nghị luận xen kể, tả, biểu cảm)
* Xét về mặt nội dung: Đây là văn bản nhật dụng, vì nó đặt ra vấn đề vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài, giữ gìn bản sắc dân tộc.
* Chủ đề : sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
5. Bố cục: 3 phần
Phần 1 : Từ đầu à rất hiện đại : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
Phần 2: còn lại : Những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh .
Phần 3: Lời khẳng định của tác giả.
II . Đọc- hiểu chi tiết
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng
+ Người nói, viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài.
+ Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc, uyên thâm.
-Trong cuộc đời cách mạng đầy gian khổ, Bác đã:
+ Đi nhiều nơi, làm nhiều việc
+ Học hỏi, tìm hiểu
+ Kết hợp giữa vốn văn hoá dân tộc Việt Nam với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới.
Þ Qua công việc, lao động, học hỏi với động lực ham hiểu biết, học hỏi và tìm hiểu.
+ Viết văn bằng tiếng Pháp "Thuế máu" 
+ Làm thơ bằng chữ Hán : " Nguyên tiêu ", " Vọng nguyệt "...
- Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng.
-> Sử dụng đan xen các phương pháp thuyết minh : so sánh, liệt kê, đan xen lời kể, lời bình cùng nghệ thuật đối lập, diễn đạt tinh tế để khéo léo đi đến kết luận, tạo sức thuyết phục lớn.
- Phong cách: thông minh, cần cù, yêu lao động, có vốn kiến thức sâu rộng, tiếp thu tri thức chọn lọc; kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; xưa và nay; dân tộc và quốc tế tiếp thu trên nền tảng văn hóa dân tộc.
GV bình thêm: Sự hiểu biết của Bác sâu rộng, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chủ động, sáng tạo và có chọn lọc. Bác không chỉ hiểu biết mà còn hòa nhập với môi trường văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Đúng như nhà thơ Bằng Việt đã viết : 
 “Một con người: kim, cổ, Tây, Đông.
 Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”.
Tiết 2:
1.Ổn định tổ chức
 2.Bài cũ: ? Qua phần tìm hiểu văn bản ở tiết 1, em có nhận xét gì về vốn tri thức nhân loại mà Bác đã tiếp thu?
? Để làm nổi bật vấn đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? 
? Tất cả đã tạo nên một phong cách văn hoá Hồ Chí Minh như thế nào?
3. Bài mới: GV trình chiếu một số hình ảnh về Hồ Chí Minh
 Nơi ở làm việc của Bác – nhà sàn nhỏ bằng gỗ.
Bác Hồ với các cháu học sinh Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội (19/5/1958)
Nhân dịp Tết nguyên đán đầu tiên sau hòa bình, các cháu thiếu nhi thủ đô đến chúc Tết Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch và múa hát (Hà Nội ngày 9/2/1955).
HS bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ qua các hình ảnh về Bác.
GV dẫn vào bài: Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu và biết được con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh. Vậy, phong cách của Người được biểu hiện trên những phương diện nào, hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu sang mục 2: Những biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh.
- HS đọc tiếp phần 2.
- Phần này GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo cặp đôi, nhóm nào phát hiện nhanh được quyền trả lời theo các nội dung câu hỏi SGK.
- Một số câu hỏi dẫn dắt GV gọi theo cá nhân và các nhóm không được trả lời thì bổ sung ý. 
-GV yêu cầu HS đọc văn bản phần II văn bản
Hoạt động cá nhân
? Phần 2,văn bản nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp Cách Mạng của Bác?
? PTBĐ ở phần này?
? Nét nổi bật ? 
?Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh được thể hiện qua những phương diện nào ?
Nơi ở, làm việc
Trang phục
Ăn uống
? Cách sống đó gợi tình cảm nào trong chúng ta về Bác?
? Nhận xét về cách viết của tác giả?
?Từ lối sống của Hồ Chí Minh tác giả đã liên tưởng đến cách sống của ai trong lịch sử Dân Tộc ?( Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm )
? Từ đó em nhận thức được gì về vẻ đẹp từ phong cách sống của Bác?
? Có người nói rằng ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại. Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
Hoạt động cá nhân
? Phần cuối văn bản, tác giả đã bình luận như thế nào? ( HS tìm trong SGK). Những lời bình luận đó có tác dụng gì?
Gv giao nhiệm vụ cho cả 4 nhóm thống kê lại nôi dung và nghệ thuật của cả bài học. ( 2 phút)
Nhóm 1-2: ? Nêu lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?
Nhóm 3- 4:
? Nêu nội dung chính và ý nghĩa của tác phẩm? Rút ra bài học nào có tính thời sự cấp bách?
HS thảo luận-> đại diện HS trình bày-> Bạn nhận xét-> GV chuẩn hóa kiến thức.
2. Những biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh(Phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh.)
- Khi Người đã là vị chủ tịch nước. 
+ Phương thức biểu đạt: Nghị luận xen kể, tả rất nhuần nhuyễn.
+ Nét nổi bật: Giản dị mà thanh cao và vĩ đại.
* Được thể hiện đầy đủ trên các phương diện:
- Nơi ở làm việc: nhà sàn nhỏ bằng gỗ, cạnh ao chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ
- Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
- Ăn uống đạm bạc: cá kho rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa ... món ăn dân tộc.
- Tài sản: Chiếc vali con, vài vật kỷ niệm...
- Không xây dựng gia đình, giành toàn tâm, toàn sức cho việc phục vụ tổ quốc và nhân dân.
=> Gợi sự cảm phục, thuơng mến.
* Cách viết khúc chiết, rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, xác thực, tiêu biểu, toàn diện, đầy tính thuyết phục, tác giả đã khẳng định lối sống của HCM rất đẹp, rất giản dị, rất thanh cao. Đó là lối sống không coi trọng vật chất, không nhằm mục đích hưởng thụ mà coi trọng giá trị tinh thần, hài hoà giữa con người và thiên nhiên.
+ So sánh Bác Hồ với các vị hiền triết xưa 
như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm:
“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
=> Đây là 1 vẻ đẹp vốn có, tự nhiên hồn nhiên, gần gũi, không xa lạ vơí mọi người và mọi người có thể học tập
=> Đây là một cách sống có văn hoá, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ "cái đẹp là sự giản dị tự nhiên". Hoà nhập với thế giới và khu vực nhưng luôn bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Lời khẳng định của tác giả:
+ Cách sống giản dị mà thanh cao của Bác Hồ giống các nhà nho xưa.
+ Nhưng đó không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác người đời. Sự giản dị của người rất tự nhiên, như là một nhu cầu của tâm hồn.
+ Lối sống đó vừa là để di dưỡng tinh thần, vừa thể hiện một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống: Cái giản dị, tự nhiên chính là cái đẹp.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
+ Phương thức nghị luận xen kể, tả, biểu cảm rất tự nhiên. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo đầy thuyết phục. Lý lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể.
+ Sử dụng các biện pháp so sánh, đối lập rất hiệu quả. Ngôn ngữ chuẩn xác, mạch lạc. Lời văn thấm đẫm tình cảm ngưỡng mộ, khâm phục đối với lãnh tụ.
2. Nội dung: 
- Bài viết đã khẳng định một cách đầy thuyết phục về vẻ đẹp của phong cách HCM: Là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc và hiện đại nhân loại, giữa giản dị và vĩ đại.
- Bài viết đặc biệt có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay: Trong hoàn cảnh đất nước đang mở cửa, hội nhập thì vấn đề mà bài viết đặt ra
(Truyền thống và hội nhập) đặc biệt có ý nghĩa. Bác Hồ chính là một tấm gương cho chúng ta noi theo.
3.Ý nghĩa: Học tập phong cách Hồ Chí Minh; Hoà nhập với thế giới và khu vực nhưng luôn bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Củng cố giúp học sinh nắm được nội dung bài học và rút ra bài học cho bản thân thông qua bài tập vẽ sơ đồ tư duy.
* Phương pháp: thực hành, trình bày cá nhân.
* Cách thực hiện:
Phát phiếu học tập: ? Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, mỗi HS cần học tập và rèn luyện như thế nào ? 
? Từ văn bản đã học giúp các em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hóa trong ăn mặc, nói năng.
3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: 
- Giúp HS có kĩ năng vận dụng viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh
- GV giáo dục tư tưởng cho HS, giúp các em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hóa trong ăn mặc, nói năng.
* Phương pháp: làm việc cá nhân, trình bày.
* Cách thực hiện:
Vận dụng cách viết của tác giả Lê Anh Trà ở đoạn “ lần đầu tên...cháo hoa” để viết đoạn văn về phong cách của một người đã để lại cho em một ấn tượng sâu đậm.
3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
* Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng hiểu biết thêm về con người Chủ Tịch Hồ Chí Minh
* Phương pháp: làm việc cá nhân, trình bày, tìm tòi
* Cách tiến hành:
- Đọc thêm những câu thơ, đoạn thơ nói về phong cách Hồ Chí Minh (Cảnh rừng Việt Bắc, Tức cảnh Pác Bó, Theo chân Bác, Thăm nhà Bác ở, Sáng tháng năm )
- Kể một số mẩu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác: Bác ở thế này được rồi, Bác cũng ngồi như khách, Quê hương nghĩa nặng tình sâu, Lịch sử klba bộ quần áo của Bác, Một bữa ăn tối của Bác Tìm đọc “ Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ”( Trần Dân tiên)
D. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về “vốn tri thức văn hóa nhân loại ” và “phong cách Hồ Chí Minh”
- Học bài, chuẩn bị bài cho tiết sau.
& Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 27 tháng 08 năm 2019
Tiết 3: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
 - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. 
 - Vai trò và các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng :
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh
* Kĩ năng sống: giải quyết vấn đề, đánh giá, tự nhận thức...
3. Thái độ:
- Yêu thích và biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
4. Năng lực: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề - học sinh có khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức về sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. 
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
+ Phương pháp: Giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, so sánh đối chiếu. +Phương tiện dạy học: Sách GK, giáo án ,bản đồ tư duy, tranh ảnh,...
2. Học sinh: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: Kết hợp trong bài mới
3.Bài mới: 
3.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: tạo tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái và gây sự chú ý, lôi cuốn cho HS.
* Phương pháp: giao nhiệm vụ, vấn đáp, giảng giải, gợi tìm 
* Cách thực hiện:
GV phát phiếu học tập và cho HS thảo luận nhóm tổ:
Nhóm 1 và 2? GV đưa ra một ngữ liệu là một đoạn văn sưu tầm được. Sau đó cho HS nhận xét về sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Nhóm 3 và 4? Nhóm khác trình bày ý kiến của mình về tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong đoạn văn?
GV: tổng hợp và chuyển ý sang bài mới.
Trong chương trình Ngữ văn 8, các em đã được học tập, vận dụng kiểu văn bản thuyết minh để giới thiệu, thuyết minh một sự vật, sự việc cụ thể. Tuy nhiên có khi chúng ta phải thuyết minh về những vấn đề trừu tượng, khó nhận biết và không dễ trình bày, chẳng hạn như tính cách một con người, phẩm chất một sự vật, nội dung một học thuyết Đối với các hiện tượng như thế việc thuyết minh cần tuân theo yêu cầu của kiểu văn bản là thuyết minh cái gì, như thế nào, có tác dụng gì bằng các thuyết minh đã học. Nhưng để làm cho đối tượng được thuyết minh sinh động, hấp dẫn và bớt khô khan hơn, bài viết đòi hỏi phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật. Và đó là nội dung mà ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Học sinh hiểu văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
* Phương pháp: thuyết trình, phát vấn, thảo luận nhóm 
* Cách thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
 NỘI DUNG
GV cho hs nhớ lại và trình bày cá nhân
? VBTM là gì ?
? Đặc điểm chủ yếu của VBTM?
? Được viết ra nhằm mục đích gì ?
( Cung cấp những nhận biết về các sự vật, hiện tượng trong TN - XH)
?Các phương pháp thuyết minh thường dùng ?
HS đọc VB.
Gọi học sinh đọc văn bản:
 Hạ Long - Đá và nước.
? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của Hạ Long?
? Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng các phương pháp thông thường không?
? Vấn đề sự kì lạ của Hạ Long là vô tận được tác giả thuyết minh bằng phương pháp nào?
? Gạch dưới câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
? Để cho sinh động, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Khi thuyết minh người ta có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
 * HS đọc ghi nhớ (SGK)
3.3. Hoạt đông luyện tập:
* Mục tiêu: Củng cố giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập 
* Phương pháp: thực hành, trình bày cá nhân, thảo luận nhóm
* Cách thực hiện:
HS đọc kỹ các bài tập trong SGK.
GV giao nhiệm vụ cho Hs( 3 phút)
N1: câu a; N2: câu b; N3: câu c; N4: câu d
Gv hỗ trợ kịp thời những thắc mắc của HS
Gọi đai diện nhóm lên bảng giải quyết từng bài tập
Các nhóm bạn bổ sung ý kiến
Gv nhận xét và bổ sung ý cho điểm
Nhóm1. Bài 1a:
? VB có tính chất thuyết minh ở chỗ nào?
Nhóm 2. Bài 1b: 
?VB đã sử dụng những phương thức TM nào
Nhóm 3. Bài 1c:
Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt?
Nhóm 4. Bài 1d.
? VB đã sử dụng những BP NT nào?
? Những BP NT đó có tác dụng gì?
HS làm việc cá nhân 
vào vở BT 
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp NT trong VBTM
1. Ôn tập văn bản TM
* Khái niệm: Là một kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp các tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, tác dụng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và XH 
- Trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng
- Cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích cho con người
* Phương pháp : 
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
 - Phương pháp liệt kê.
 - Phương pháp nêu ví dụ.
 - Phương pháp dùng số liệu
 - Phương pháp so sánh
 - Phương pháp phân loại, phân tích
2. Viết VBTM có sử dụng một số biện pháp NT
Văn bản :“Hạ Long- Đá và Nước”
- Thuyết minh về sự kì lạ của đá và nước ở Hạ Long.
- Đặc điểm này rất trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê...
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích và phương pháp liệt kê.
- "Chính nước làm cho đá sống dậy...trở nên linh hoạt...có tâm hồn"
- Biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long.
+ Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
+ Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động. Biến hoá đến lạ lùng.
- Biện pháp nhân hoá:
+ Đá có tri giác, có tâm hồn
+ Gọi đá là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về.
- Học sinh theo dõi SGK để trả lời
2. Ghi nhớ: 
+ Kể chuyện theo hình thức tự thuật hoặc đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, hư cấu.
+ Hình thức diễn ca hoặc vè.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập, tương phản, ẩn dụ, tưởng tượng và liên tưởng.
=> Tác dụng: Làm nổi bật nội dung cần TM và gây được hứng thú cho người đọc.
 II. Luyện tập: 
Làm bài tập 1.2.3.4 SGK/13.
Bài 1 
a. VB có tính chất thuyết minh
- Thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống
 + Những t/chất chung về họ, giống, loài, về tập tính sinh sống, sinh đẻ, đ2 cơ thể
+ Ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh diệt ruồi
b.Các phương pháp thuyết minh được sử dụng là: 
- Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới 
- Phân loại: các loại ruồi
- Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi
- Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính 
c. Bài thuyết minh có một số nét đặc biệt:
-Về hình thức: giống như một văn bản tường trình một phiên tòa
-Về cấu trúc: giống như biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lý
-Về nội dung: giống như một câu chuyện kể về loài ruồi
-Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là: kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ, nhân hóa
d.Các biện pháp nghệ thuật
- Nhân hoá
- có tình tiết à kể chuyện ẩn dụ miêu tả.
* Tác dụng : gây hứng thú cho bạn đọc: vừa là truyện vui, vừa là học thêm tri thức.
Bài 2 : Đoạn văn nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến ) thời thơ ấu sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. Bp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào đoạn văn thuyết minh
* Phương pháp: thực hành, hoạt động cá nhân,trình bày..
* Cách thực hiện: GV yêu cầu HS thực hành. HS làm việc cá nhân. Trình bày. Nhận xét.
?Viết đoạn văn thuyết minh về một hiện tượng xã hội trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật?
-> GV hướng dẫn: 
- Hình thức: đoạn văn thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: một hiện tượng xã hội.
- Yêu cầu: có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
 3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: 
* Mục tiêu: HS tìm tòi, mở rộng thêm về sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
* Phương pháp: nghiên cứu, sưu tầm, thực hành
* Cách thực hiện:GV yêu cầu và HS tiến hành thực hiện.
-Tiếp tục sưu tầm và nghiên cứu các văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
D. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP.
 - Học sinh đọc ghi nhớ sgk
 - Về nhà chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh (Nhóm 1: thuyết minh về cái quạt, Nhóm 2: Thuyết minh về cái bút, Nhóm 3: thuyết minh về cái kéo, Nhóm 4: thuyết minh về cái nón)
* Rút kinh nghiệm: 
..................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày 27 tháng 8 năm 2019 
Tiết 4. LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:	
- Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng :
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một thứ đồ dùng.
- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn thuyết minh về một đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo).
 * Kĩ năng sống: - KN giải quyết vấn đề, KN đánh giá, KN tự nhận thức...
3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng các yếu tố NT khi làm văn bản thuyết minh.
4. Năng lực 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề - học sinh có khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức về sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Hình thành năng lực hợp tác, sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ.
- Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị bản thân. 
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
+ Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp, trình bày 
+Phương tiện dạy học: Soạn giáo án, tranh ảnh, Bảng phụ.. 
2. Học sinh: : ôn lại lý thuyết văn thuyết minh lớp 8 và tiết 4 vừa học; giấy A0, bút viết bảng, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức
2.Bài cũ: ?Trong văn bản thuyết minh việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật có ý nghĩa gì ?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh .Nhận xét nhắc nhở
3.Bài mới: 
3.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: tạo tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái và gây sự chú ý, lôi cuốn cho HS.
* Phương pháp: vấn đáp, giảng giải, gợi tìm. 
* Cách thực hiện:
GV có thể cho HS quan sát một số dụng cụ trực quan chuẩn bị thuyết minh: (cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón).
3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Giúp HS tự thực hành nắm được cách làm bài văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật vào bài văn cụ thể theo đề bài. 
* Phương pháp: làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, trình bày
* Cách thực hiện:	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà:
Về nội dung, về hình thức
Lập dàn ý chi tiết
Viết mở bài.
Hoạt động nhóm (5 phút)
Nhiệm vụ: Lập dàn ý cho đề ra ( SGK) Nêu dự kiến cách sử dụng, biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.
+ Nhóm 1, 2: Đề 1 Thuyết minh về chiếc nón
+ Nhóm 3, 4: Đề 2 Thuyết minh về cái bút
HS trình bày kết quả thảo luận vào phiếu ( giấy A0)
-> đại diện HS trình bày-> Bạn nhận xét-> GV chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động cá nhân
- HS viết, đọc đoạn Mở bài.
- Các học sinh khác lắng nghe, thảo luận, nhận xét, bổ sung sửa chữa dàn ý và phần Mở bài.
- GV đánh giá cho điểm chú ý cách sử dụng biện pháp nghệ thuật như thế nào, đạt hiệu quả ra sao.
I. Chuẩn bị ở nhà
Đề bài : Thuyết minh một trong các đồ dùng : cái quạt, cái bút, cái kẹo, chiếc nón.
II. Luyện tập tại lớp
1. Luyện tập làm dàn ý:
 Ví dụ 1: Thuyết minh về chiếc nón
* Dàn ý:
MB : giới thiệu chung về chiếc nón
 TB :
a. Lịch sử chiếc nón: từ xa xưa, có nguồn gốc từ các loại lá cây có tán rộng, dùng để che mưa, nắng
b. Cấu tạo chiếc nón: 3 phần: vành nan, lá, quai và vật trang trí trong nón
 c. Quy trình làm nón: làm vành, may lá, xâu quai và trang trí.
 d. Công dụng; giá trị kinh tế văn hoá nghệ thuật của nón: che mưa, nắng; dùng trong nghệ thuật múa; dùng để trang trí sân khấu, nhà cửa,..
KB : Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.
Ví dụ 2: Thuyết minh về cái bút* Dàn ý
MB : Giới thiệu chung về cái bút
TB : Thuyết minh cụ thể về:
 a. Cấu tạo bút.
 b. Các loại bút.
 c. Công dụng bút.
 d. Bảo quản sử dụng bút.
 KB :
 Cảm nghĩ và đánh giá chung về cái bút.
* Dự kiến sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, tự thuật, kể chuyện,.... 
2. Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:
 * Đoạn mở bài:
Là người VN ai mà chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc. Mẹ ta đội chiếc nón trắng ra đồng nhổ mạ, cấy lúa... Chị ta đội chiếc nón trắng đi chợ, chèo đò... Em ta đội chiếc nón trắng đi học... Bạn ta đội chiếc nón trắng bước ra sân khấu... Chiếc nón trắng thân thiết gần gũi là thế nhưng có khi nào đó bạn tự hỏi chiếc nón trắng ra đời từ bào giờ ? Nó được làm ra như thế nào ? Và giá trị kinh tế văn hoá nghệ thuật của nó ra sao ? 
3.3 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng vận dụng các biện pháp nghệ thuật để tiếp tục thực hành viết đoạn văn phần mở bài, thân bài, kết bài.
* Phương pháp: thực hành, trình bày 
 * Cách thức tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu thực hành.HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm ở lớp.
? Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào viết đoạn văn phần thân bài, kết bài với các đề trên (theo nhóm)
3.4 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: 
* Mục tiêu: HS tìm tòi, mở rộng và thực hành luyện tập sử sụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
* Phương pháp: giao nhiệm vụ, nghiên cứu, tìm tòi
* Cách thực hiện: GV nêu yêu cầu. HS thực hiện cá nhân.
? Tìm đọc một số bài thuyết minh hay về các đối tượng khác trong cuộc sống.
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
 - Dặn dò HS học bài, làm bài tập. 
- Soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
& Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 5 tháng 9 năm 2019
Tiết 5, 6: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
 -Mác-két -
A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
 - Tiết 1: Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
- Tiết 2: Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tiet_1_den_90_nam_hoc_2020_2021.doc