Giáo án Ngữ văn Khối 9 - Tiết 1: Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" - Năm học 2021-2022
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
- HSKT thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt
2. Kỹ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống.
3. Thái độ
Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ.
4. Các phẩm chất, năng lực cần đạt
- Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương, đất nước,nhân ái, khoan dung
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sự dụng ngôn ngữ, hợp tác
- Năng lực riêng :Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học.
II. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng; bài tập viết
- Thời điểm đánh giá: Trước, trong hoặc sau bài giảng
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: SGV, sgk, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc, soạn, sgk, vở ghi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
* Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
A. Hoạt động khởi động (5p)
1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, gây hứng thú cho học sinh.
Nói về tình yêu quê hương đất nước mà trong đó nhắc đến những hình ảnh bình dị thân thuộc như các loài cây.
2. Phương pháp:Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
3. Hình thức: Dạy học cá nhân
? Kể tên những văn bản em đã học, đã đọc về Bác?
- Đức tính giản dị của Bác Hồ, Đêm nay Bác không ngủ.
GV thuyết trình: HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới ( Người được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990 ).Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Để giúp cho các em hiểu thêm về phong cách của Người, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài "Phong . Minh" của Lê Anh Trà.
B. Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: HD tìm hiêu đọc - tìm hiểu chung(12p)
Mục tiêu: Giúp HS đọc - tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
Hình thức: Dạy học cá nhân.
? Hãy giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà và xuất xứ của văn bản?
- Giới thiệu thêm một số nét về tác giả.
Lê Anh Trà (1927 – 1999) quê xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nguyên viện trưởng viện văn hoá nghệ thuật VN, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá VN và về Hồ Chí Minh.
Gv hướng dẫn học sinh đọc Văn bản.
Đọc to, rõ ràng, khúc triết, tường minh.
Giọng đọc truyền cảm, chú ý đến chuỗi liên kết giữa các câu trong mạch lập luận của tác giả.
- Yêu cầu học sinh đọc (3 học sinh đọc)
- Nhận xét cách đọc của học sinh
? Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?
? Nêu phương thức biểu đạt
? Văn bản có bố cục mấy phần nội dung của từng phần ?
- P1: Từ đầu đến rất hiện đại: quá trình hình thành và điều kỳ lạ trong p/c Hồ Chí Minh
- Tiếp đến hạ tắm ao: vẻ đẹp cụ thể trong phong cách Hồ Chí Minh
- Còn lại: bình luận và khẳng định ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
Nhận xét – Kết luận I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Lê Anh Trà (1927 – 1999) quê xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- Là nhà văn, nhà báo
2. Tác phẩm
a. Đọc, tìm hiểu từ khó(sgk-7)
b. Xuất xứ: Rút trong bài: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà
c. Thể loại – phương thức biểu đạt
- Thể loại: VB nhật dụng
- Phương thức biểu đạt: nghị luận + thuyết minh.
d. Bố cục: 3 phần
Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản(17p)
Mục tiêu: Giúp HS sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh
Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
Hình thức:Dạy học cá nhân.
Tiết 1. Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - Lê Anh Trà - Ngày soạn: 3/9/2021 Ngày giảng 9A: 6 /9/2021. Kiểm diện.............................................................. Ngày giảng 9B: 6/9/2021. Kiểm diện............................................................... I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt. - Đặc điểm của bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. - HSKT thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt 2. Kỹ năng - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống. 3. Thái độ Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ. 4. Các phẩm chất, năng lực cần đạt - Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương, đất nước,nhân ái, khoan dung - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sự dụng ngôn ngữ, hợp tác - Năng lực riêng :Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học. II. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ - Hình thức đánh giá: bài tập ứng dụng; bài tập viết - Thời điểm đánh giá: Trước, trong hoặc sau bài giảng III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: SGV, sgk, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo 2. Học sinh: Đọc, soạn, sgk, vở ghi. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC * Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra A. Hoạt động khởi động (5p) 1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, gây hứng thú cho học sinh. Nói về tình yêu quê hương đất nước mà trong đó nhắc đến những hình ảnh bình dị thân thuộc như các loài cây. 2. Phương pháp:Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 3. Hình thức: Dạy học cá nhân ? Kể tên những văn bản em đã học, đã đọc về Bác? - Đức tính giản dị của Bác Hồ, Đêm nay Bác không ngủ. GV thuyết trình: HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới ( Người được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990 ).Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Để giúp cho các em hiểu thêm về phong cách của Người, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài "Phong ... Minh" của Lê Anh Trà. B. Hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: HD tìm hiêu đọc - tìm hiểu chung(12p) Mục tiêu: Giúp HS đọc - tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề Hình thức: Dạy học cá nhân... ? Hãy giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà và xuất xứ của văn bản? - Giới thiệu thêm một số nét về tác giả. Lê Anh Trà (1927 – 1999) quê xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nguyên viện trưởng viện văn hoá nghệ thuật VN, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá VN và về Hồ Chí Minh. Gv hướng dẫn học sinh đọc Văn bản. Đọc to, rõ ràng, khúc triết, tường minh. Giọng đọc truyền cảm, chú ý đến chuỗi liên kết giữa các câu trong mạch lập luận của tác giả. - Yêu cầu học sinh đọc (3 học sinh đọc) - Nhận xét cách đọc của học sinh ? Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì? ? Nêu phương thức biểu đạt ? Văn bản có bố cục mấy phần nội dung của từng phần ? - P1: Từ đầu đến rất hiện đại: quá trình hình thành và điều kỳ lạ trong p/c Hồ Chí Minh - Tiếp đến hạ tắm ao: vẻ đẹp cụ thể trong phong cách Hồ Chí Minh - Còn lại: bình luận và khẳng định ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh Nhận xét – Kết luận I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Lê Anh Trà (1927 – 1999) quê xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi - Là nhà văn, nhà báo 2. Tác phẩm a. Đọc, tìm hiểu từ khó(sgk-7) b. Xuất xứ: Rút trong bài: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà c. Thể loại – phương thức biểu đạt - Thể loại: VB nhật dụng - Phương thức biểu đạt: nghị luận + thuyết minh. d. Bố cục: 3 phần Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản(17p) Mục tiêu: Giúp HS sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề Hình thức:Dạy học cá nhân... GV: Yêu cầu học sinh theo dõi phần 1 văn bản ? Giải thích” truân chuyên” , “uyên thâm”nghĩa là gì? - Chú thích SGK ? Cách dùng từ của tác giả có gì đặc biệt ? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì? - Sử dụng điệp từ đã kết hợp với những động từ: tiếp xúc , ghé lại, thăm, sống để nói lên sự chủ động của Bác xuất dương đi tìm con đường CM giải phóng dân tộc. Và đó cũng là điều kiện để Người giao lưu tìm hiểu văn hoá các dân tộc trên thế giới. Để hiểu nền văn hoá các nước , Bác cần phải giao lưu với nhân dân các nước đó. Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng. ? Vậy Bác sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ntn? Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng. GV: Các em ạ, không phải ngẫu nhiên mà Bác có thể nói và viết thạo nhiều thứ tiếng, đó là cả một quá trình nỗ lực, tự giác học tập. Bác vẫn làm việc và vẫn học, thậm chí Bác còn viết chữ ra tay, chân để có thể học cả trong lúc làm việc. Bởi Bác biết rằng ngôn ngữ giúp ích cho việc học hỏi, trau dồi kiến thức được thuận lợi. ? Việc học hỏi của Bác không chỉ đơn thuần là học qua sách vở mà chủ yếu học trong điều kiện nào? - Chính qua công việc, qua lao động mà Người có điều kiện mà học hỏi, tìm hiểu. ? Sự đi nhiều, biết nhiều của Người được tác giả khẳng định qua lời bình nào? “Có thể nói... Hồ Chí Minh.” ? Qua việc tác giả kể và bình luận giúp em hiểu về Bác như thế nào? - Trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan vất vả, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá. Từ trong lao động Người học hỏi và am hiểu các dân tộc và văn hoá thế giới sâu sắc như vậy. ? Theo em vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng như vậy? “Đi đến đâu uyên thâm.” Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào? Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý ? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá thế giới của Bác? GV: Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá thế giới nhưng Bác vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển nổi. ? Chính ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được rất được cái gốc văn hóa dân tộc đã tạo nên điều gì ở Bác? GV: Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc màvẫn tiếp thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội nhập với thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc ? Tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào khi ca ngợi vẻ đẹp phong cách HCM ? Nhận xét cách lập luận, nêu tác dụng ? - Cách lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, diễn đạt tinh tế. - Cách trình bày lý lẽ, dẫn chứng mạch lạc, tường minh, giàu sức thuyết phục, bám sát chủ đề văn bản. - Tác dụng-> Tạo sức thuyết phục lớn đối với người đọc. ? Từ cách tiếp thu và vốn kiến thức của Bác cho ta thấy vẻ đẹp nào trong phong cách của Bác? * Tích hợp GD-ANNQP: giới thiệu hình ảnh Bác Hồ và chốt: năm 1990 Hồ Chí Minh được UNSECO đã công nhận và suy tôn là “Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới”. Với tầm nhìn vĩ mô của nhà văn hoá lớn, tư tưởng của Bác là tư tưởng hội nhập chứ không hoà tan. Đó là những giá trị văn hoá làm nên phong cách Hồ Chí Minh. GV: HCM là người thông minh, yêu lao động có năng lực văn hoá, ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hoá, có quan điểm rõ ràng về văn hoá. Phải nói rằng , HCM là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất về bản lĩnh, ý chí của 1 người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước thương dân và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. HCM đã trở thành một nhân cách VN đẹp nhất mang truyền thống phương Đông nhưng cũng rất mới rất hiện đại. II. Tìm hiểu văn bản 1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh - Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới cả ở Phương Đông và Phương Tây - Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài). - Qua công việc, qua lao động mà học hỏi(làm nhiều nghề khác nhau), học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi. - Có ý thức học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc,uyên thâm - Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại => Tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. - Phương thức lập luận: kết hợp kể, giải thích, bình luận C. Luyện tập (5p) ? Từ nội dung em vừa tìm hiểu, hãy cho biết vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh là gì? - Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại D. Vận dụng (5p) Hướng dẫn học sinh: ? Em học tập được gì trong phong cách của Bác? Hs có thể trả lời những bài học cụ thể về phong cách : ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử, trang phục, thưởng thức nghệ thuật.... * Dặn dò (1p) - Tóm tắt văn bản phong cách Hồ Chí Minh - Học thuộc nội dung : Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh * RÚT KINH NGHIỆM .. ..............
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_khoi_9_tiet_1_van_ban_phong_cach_ho_chi_minh.docx