Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu dạy học

1. Kiến thức

- Qua bài học, học sinh thấy được:

+ Tầm vóc lớn lao trong phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự biểu cảm.

+ Một số biểu hiện của p/c HCM trong đời sống trong sinh hoạt.

+ Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

+ Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống.

3. Thái độ

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

- Giáo dục tư tưởng HCM trong toàn bộ học sinh.

4. Năng lực

- Giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.

II. Thiết bị dạy học

1. Giáo viên

- Kế hoạch dạy học, SGK Ngữ văn 9, SGV, tư liệu tham khảo

- Chuẩn bị tranh ảnh, câu thơ về Bác: Cuộc sống, nơi ở nơi làm việc, .

2. Học sinh

- Đọc trước bài ở nhà; Tóm tắt những ý chính của văn bản ; sưu tầm những bài thơ về Bác

III. Thiết kế các hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp : (1phút)

2. Kiểm tra bài cũ : (1phút)

- Đồ dùng , vở soạn, sự chuẩn bị bài của học sinh

 

docx 7 trang maihoap55 2160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/9/2020
Ngày giảng :08/9/2020
 TUẦN 1-TIẾT 1- BÀI 1 
 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà )
I. Mục tiêu dạy học 
1. Kiến thức 
- Qua bài học, học sinh thấy được: 
+ Tầm vóc lớn lao trong phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự biểu cảm. 
+ Một số biểu hiện của p/c HCM trong đời sống trong sinh hoạt.
+ Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
+ Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống.
3. Thái độ 
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.
- Giáo dục tư tưởng HCM trong toàn bộ học sinh.
4. Năng lực
- Giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
II. Thiết bị dạy học
Giáo viên 
- Kế hoạch dạy học, SGK Ngữ văn 9, SGV, tư liệu tham khảo 
- Chuẩn bị tranh ảnh, câu thơ về Bác: Cuộc sống, nơi ở nơi làm việc, ...
2. Học sinh 
- Đọc trước bài ở nhà; Tóm tắt những ý chính của văn bản ; sưu tầm những bài thơ về Bác 
III. Thiết kế các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định lớp : (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (1phút)
- Đồ dùng , vở soạn, sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài học
 3.1 Hoạt động khởi động
-Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh.
-Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
-Thời gian: 2 phút
 Trong chương trình ngữ văn 7 em đã học văn bản nào viết về Bác?
Em cảm nhận điều gì về con người Bác qua bài văn đó?
 Và đến với một con người luôn biết cách làm chủ cuộc đời là phong cách rất riêng - Phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện ra sao? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu....
3.2: Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm
Mục tiêu: Giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
Thời gian: 15 phút
 Hãy nêu những hiểu biết của em về Lê Anh Trà ? 
GV bổ sung : Ông là nhà báo, từng là viện trưởng viện Văn hóa VN (Bộ trưởng)
- Một số tác phẩm : Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ triết lý .Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam - Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long - thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, 1986.
Văn bản này được ra đời trong thời gian nào ? 
+ 1990 là một phần trong bài viết PCHCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị .
Hướng dẫn đọc: chậm rãi, trang trọng nhấn mạnh một số từ ngữ .
Đọc mẫu, yêu cầu học sinh đọc
Nhận xét, uốn nắn 
Phong cách là gì ? 
-Phong cách là nét riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó được thể hiện trong lối sống và sinh hoạt, làm việc, ứng xử...
- Còn dùng chỉ kiểu văn bản ( Phong cách báo chí, phong cách nghệ thuật ...) và chỉ nét riêng trong bút pháp ở lĩnh vực nghệ thuật .
Theo em văn bản thuộc loại văn bản gì ? 
-Văn bản nhật dụng chủ đề: sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
Văn bản trên gồm mấy phần ? Nội dung của từng phần ? 
- Gồm 2 phần 
+ Từ đầu ... rất hiện đại: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại 
+ Phần còn lại : Những nét đẹp trong lối sống HCM 
Xác định phương thức biểu đạt chính ? 
Theo em luận điểm chính của văn bản này là gì?
- Phong cách Hồ Chí Minh
Ở lớp 7 em đã được học bài “ Đức tính giản gị của Bác Hồ”
- Cùng nói về tính cách và phong cách của con người. Phong cách có nghĩa lớn hơn.
Vấn đề cần nghị luận ?
Phong cách của Bác Hồ bao gồm những biểu hiện nào?
- Hiện đại và truyền thống
- Dân tộc và nhân loại
- Thanh cao và giản dị
GV chốt - chuyển
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả : ( 1927- 1999)
- Quê : Quảng Ngãi
- Là nhà báo, nhà giáo,nhà khoa học, nhà HĐCM.
2. Tác phẩm : ( 1990)
-Trích trong “ Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam” 
3. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
- Văn bản : Nhật dụng 
- Bố cục : 2 phần 
-Phương thức biểu đạt : Nghị luận kết hợp với miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Vấn đề nghị luận :Phong cách của HCM trong sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Điều chỉnh, bổ sung: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
Mục tiêu: HS nắm được nét phong cách hiện đại và truyền thống của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
Thời gian: 15 phút
Quan sát đoạn 1: Tìm câu nêu nhận định của T/g
- Câu: “Có thể nói HCM”
Để làm sáng tỏ luận điểm trên T/g đã đưa ra những d/c nào?
 - Đi nhiều nước.
 - Biết nhiều ngoại ngữ ( 11 thứ tiếng)
 - Ham học hỏi.
 - Làm nhiều nghề.
 - Có sự tiếp thu phê bình.
- Hoàn cảnh để Bác tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ XX.
+ Năm 1911: Rời bến cảng Nhà Rồng.
+ Qua nhiều nước trên thế giới.
+ ở nhiều nước, làm nhiều nghề.: Cào tuyết đốt lò, làm bánh..
GV phân tích: Trên con tàu vượt dương , người đã ghé thăm nhiều cảng thăm nhiều nước châu Phi, Á, châu Mĩ,... đã sống dài ngày ở Pháp ở Anh...
- Tiếp xúc với mọi chủng tộc( 9 h tối làm việc xong từ 9 => 11h người học ngoại ngữ ) Tiếp xúc các màu da nhờ đó nói thạo các thứ tiếng( 11 tiếng) Tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Anh là mọt sách của thư viện => Điều kiện cần chưa đủ để mở mang kiến thức .
+ Đi đến đâu người cũng học hỏi tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm => Học hỏi để tìm hiểu cái hay cái đẹp.Phê phán những tiêu cực => cách đi cách sống rất đúng đắn mang tính khoa học cao .
- Học tập lí tưởng CM của mình : Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp ... còn như Đảng là gì ... Chủ nghĩa xã hội và cn cộng sản là gì tôi chưa hiểu tôi dự rất nhiều các cuộc họp tuần 1,2 lần ..
Em cã nhËn xÐt g× vÒ dÉn chøng nµy so víi néi dung cÇn chøng minh?
- Chính xác phù hợp -> đó là yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận chứng minh.
Tõ nh÷ng yÕu tè trªn em c¶m nhËn thÕ nµo vÒ vẻ đẹp phong cách hiện đại của B¸c?
Em cã ®ång ý víi quan niÖm hiÖn ®¹i lµ ph¶i hiÓu biÕt s©u réng kh«ng? ( Em hiÓu hiÖn ®¹i lµ g×? ®èi lËp víi hiÖn ®¹i lµ g×?)
B¸c ®· tiÕp thu tinh hoa v¨n ho¸ n­íc ngoµi nh­ thÕ nµo ? 
- Tiếp thu chọn lọc
- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động .
- Tiếp thu cái đẹp cái hay phê phán những hạn chế tiêu cực
- Tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng VHDT.
Phong cách của Bác Hồ bao gồm những biểu hiện nào?
- Hiện đại và truyền thống
- Dân tộc và nhân loại
- Thanh cao và giản dị
Tại sao ngay từ luận điểm đầu tiên tác giả lại đưa ra vấn đề vốn tri thức văn hoá nhân loai HCM ?
- Muốn khẳng định tầm vóc VH của HCM, Người ko chỉ là ng yêu nước, nhà cách mạng mà còn là danh nhân văn hoá thế giới.
- Tác giả đã xác định được vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong PCHCM 
GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác để hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc.
Vậy ở phần đầu tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để làm sáng tỏ điều mình muốn nói tới?
- Nghệ thuật kể bình luận, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú lời văn giàu cảm xúc.
Theo em điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách HCM là gì?
- Những ảnh hưởng quốc tế sâu rộng đã nhào nặn với cái gốcVHDT không gì lay chuyển được ở Người đã trở thành nhân cách rất Việt Nam một lối sống bình dị rất Việt Nam, rất phương đông nhưng cũng rất hiện đại.
Vậy phong cách HCM trong luận điểm 1 được thể hiện như thế nào? ... 
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Nét phong cách hiện đại và truyền thống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bác Hồ hiÓu biÕt s©u réng vÒ c¸c d©n téc, nh©n d©n vµ nÒn v¨n ho¸ thÕ giíi.
- Bác Hồ tiếp thu có chọn lọc cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế, dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
- Người đã biết kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây để tạo nên một phong cách độc đáo .
* Nghệ thuật nghị luận:
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú lời văn giàu cảm xúc.
Điều chỉnh, bổ sung: 
3.3: Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu: HS huy động vốn kiến thức, sự hiểu biết về HCM thể hiện trước tập thể
Phương pháp: Vấn đáp, trình bày một phút
Thời gian : 5 phút.
Phát phiếu phân công các nhóm 
 Tìm dẫn chứng bằng những câu thơ, bài văn, câu chuyện về cuộc đời hoạt động Bác? 
1. Bác Hồ ơi, chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà
 2. Anh dẫn em vào cõi bác xưa
 Vườn xoài hoa trắng náng đu đưa
 Có hồ nước lặng sôi tăm cá
 Có bưởi cam thơm mát bóng dừa
 3. Có nhớ chăng hỡi gió rét thành pha lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá.”
4. Luận cương đến và người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin”
 ( NĐTHCN- Chế Lan Viên)
Nhận xét, kết luận
* Luyện tập
Điều chỉnh, bổ sung: 
3.4: Hoạt động vận dụng( Học sinh làm ở nhà)
Mục tiêu: Sử dụng vốn kiến thức đã có để thực hiện yêu cầu cụ thể.
Phương pháp: Giao bài tập
Thời gian : 1 phút.
Viết bài ngắn nêu cảm nhân về sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
*Bài tập: Viết bài ngắn nêu cảm nhân về sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
Điều chỉnh, bổ sung: 
3.5: Hoạt động tìm tòi mở rộng ( Học sinh làm ở nhà)
Mục tiêu: Sử dụng vốn kiến thức đã có để thực hiện yêu cầu cụ thể.
Phương pháp: Giao bài tập
Thời gian : 1phút.
Yêu cầu học sinh sưu tầm mỗi em ít nhất 5 bài thơ viết về Bác
*Bài tập: Sưu tầm mỗi em ít nhất 5 bài thơ viết về Bác
Điều chỉnh, bổ sung: 
4. Củng cố : 3 phút
Theo em , những yếu tố nào làm nên phong cách Hồ Chí Minh
5. Hướng dẫn về nhà: 1 phút
-Ra bài tập ở phần vận dụng và tìm tòi mở rộng
-Soạn tiếp phần 2: Nét đẹp trong lối sống của Bác

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_1_van_ban_phong_cach_ho_chi_minh.docx