Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 6: Chị em Thúy Kiều (Trích "Truyện Kiều" – Nguyễn Du)

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 6: Chị em Thúy Kiều (Trích "Truyện Kiều" – Nguyễn Du)

I,Vị trí đoạn trích trong tác phẩm:

- Nằm ở phần I (Gặp gỡ và đính ước)

- Sau những lời giới thiệu về gia đình họ Vương , tác giả đã dùng 24 câu lục bát để miêu tả chân dung hai chị em Kiều.Đây là trích đoạn thể hiện sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Du và nghệ thuật tả người độc đáo

II,Tìm hiểu đoạn trích

1,Bố cục;- 4 phần

+ 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát về 2 chị em Thúy Kiều

+ 4 câu tiếp: Chân dung Thúy Vân

+ 12 câu tiếp: Chân dung Thúy Kiều

+ 4 câu cuối: cảnh sống của 2 chị em Kiều

2,Tìm hiểu chi tiết:

a. Giới thiệu khái quát về 2 chị em Kiều

Mở đầu đoạn trích là lời giới thiệu khái quất về 2 chị em Kiều

 Đầu lòng hai ả tố nga

 Thuần Việt Hán Việt

 Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

 Mai cốt cách tuyết tinh thần

 Ước lệ tượng trưng, ẩn dụ ,tiểu đối

 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

 

docx 5 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài 6: Chị em Thúy Kiều (Trích "Truyện Kiều" – Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản: Chị em Thúy Kiều
 (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I,Vị trí đoạn trích trong tác phẩm:
Nằm ở phần I (Gặp gỡ và đính ước)
Sau những lời giới thiệu về gia đình họ Vương , tác giả đã dùng 24 câu lục bát để miêu tả chân dung hai chị em Kiều.Đây là trích đoạn thể hiện sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Du và nghệ thuật tả người độc đáo
II,Tìm hiểu đoạn trích
1,Bố cục;- 4 phần
+ 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát về 2 chị em Thúy Kiều
+ 4 câu tiếp: Chân dung Thúy Vân
+ 12 câu tiếp: Chân dung Thúy Kiều
+ 4 câu cuối: cảnh sống của 2 chị em Kiều 
2,Tìm hiểu chi tiết:
Giới thiệu khái quát về 2 chị em Kiều
Mở đầu đoạn trích là lời giới thiệu khái quất về 2 chị em Kiều
 Đầu lòng hai ả tố nga 
 Thuần Việt Hán Việt
 Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
 Mai cốt cách tuyết tinh thần
 Ước lệ tượng trưng, ẩn dụ ,tiểu đối
 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
 Thành ngữ
 - Bằng những dòng thơ lục bát nhẹ nhàng uyển chuyển, tác giả đã giới thiệu cho chúng ta biết về thứ bậc trong gia đình của hai người con gái họ Vương : Thúy Kiều là chị,Thúy Vân là em.
+ tác giả đã khéo léo kết hợp từ thuần Việt “ả” với từ Hán Việt “tố nga” tạo cho ngôn ngữ thơ vừa bình dân vừa bác học . Cả hai nàng đều hiện lên là nhưng người con gái đẹp tựa Hằng Nga trên cung trăng.
- Vẻ đẹp ấy còn được cụ thể hóa bằng bút pháp ước lệ tượng trưng,nghệ thuật ẩn dụ cùng với cách xây dựng các vế tiểu đối cân xứng hai hòa: “mai cốt cách tuyết tinh thần” . Mượn dáng vẻ của cây mai và sắc trắng của bông tuyết , tác giả đã làm sômgs dậy trước mắt ta hình ảnh hai chị em Kiều với dáng vóc thanh tao , duyên dáng và tâm hồn trong sáng ,tinh khôi. Đó là vẻ đẹp toàn bích đẹp từ hình dáng bên ngoài cho tới nội tâm bên trong. Thành ngữ “mười phân vẹn mười” đã tô đậm thêm cho vẻ đẹp hoàn mĩ đạt đến độ hoàn hảo của hai chị em nhà Kiều.
- Song mỗi người lại mang một vẻ đẹp riêng,không ai giống ai trong vẻ “mười phân vẹn mười”
- Ẩn sau những lời giới thiệu khái quát về hai nàng là thái độ ngợi ca trân trọng vẻ dẹp của Nguyễn Du dành cho nhưng người con gái trong gia đình họ Vương
b, Chân dung Thúy Vân:
 Với 4 câu thơ ngắn gọn mà giản dị tác giả đã thể hiện thật tài tình vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của 1 thiếu nữ đang độ trăng tròn
 Vân xem trang trọng khác vời - Ước lệ tượng trưng 
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang - Các vế tiểu đối
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang - Từ ngữ miêu tả cụ thể. 
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da 	
Nhân hóa Nhân hó 
 - Hai chữ “trang trọng” đặt giữa câu thơ để ngợi ca vẻ đẹp cao sang quý phái khác hẳn với mọi người xung quanh.
Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng , mượn dáng vẻ cao quý của tự nhiên như : “trăng”; “hoa”; “ngọc”; “mây”; “tuyết” kết hợp với các vế tiểu đối cân xứng cùng những từ ngữ miêu tả cụ thể như : “ đầy đặn”; “nở nang” , tác giả đã tôn lên vẻ đẹp riêng của nàng Vân. Đó là vẻ đẹp đoan trang phúc hậu mà vẫn rất nỗi trẻ trung ,tươi tắn ,sống động và có hồn.
 Tạo hóa đã ban cho nàng một khuôn mặt tròn đầy phúc hậu. Nụ cười tươi thắm như hoa. Giọng nói trong trẻo như ngọc. Mái tóc bồng bềnh, óng ả hơn mây và làn da trắng mịn hơn cả tuyết.
Với ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du ko chỉ miêu tả chân dung Thúy Vân mà còn ngầm cho người đọc biết trước đượ số phận cuộc đời của nàng.
+ Nghệ thuật nhân hóa : “mây thua”; “tuyết nhường” đã cho ta thấy vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp hài hòa với tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải nghiêng mình thán phục trước sự ngưỡng mộ .
+ Cùng với đó là giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu làm cho ta liên tưởng tới một cuộc đời phẳng lặng , êm đềm ít sóng gió , chông gai .
+ Tả người nhưng cũng ngầm dự báo về cuộc đời số phận của con người ấy , đây chẳng phải là lời khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật tả người hay sao?
*Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn gọn với bút pháp ước lệ tượng trưng và nghệ thuật tả người độc đáo , Nguyễn Du đã khắc họa thành công vẻ đẹp đoan trang , quý phái của Thúy Vân . Đoạn thơ cũng gián tiếp thể hiện lời ngợi ca , trân trọng vẻ đẹp con người của Nguyễn Du . Với ông vẻ đẹp ấy thực sự là báu vật của trời đất và được ông nâng niu trong từng câu thơ , nét chữ . 
C, Chân dung Thuý Kiều
Chân dung Thuý Kiều được hiện lên qua những nét vẽ khái quát:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Trong “ Kim Vân Kiều truyện” Thanh Tâm Tài Nhân đã miêu tả Kiều trước Vân sau theo đúng theo thứ bậc gia đình . Ở đây , Nguyễn Du lại miêu tả theo trình tự ngược lại . Đây chính là dụng ý nghệ thuật của ông . Ông muốn lấy chân dung Thúy Vân làm phông nền để cho chân dung Thúy Kiều thêm phần nổi trổi hơn . Bằng nghệ thuật vẽ mây nảy trăng đã cho ta thấy Vân đã đẹp,Kiều còn đep hơn.
Với các từ ngữ mang tính chất so sánh như : “so bề”, “phần hơn” đã cho ta thấy vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp rực rỡ về nhan sắc và đằm thắm về tâm hồn tình cảm . Vẻ đẹp ấy còn lấp lánh ánh sáng tinh anh của trí tuệ , điều mà Vân không được nhắc đến .
Tiếp đến , ngòi bút tài hoa của tác giả đã đi vào miêu tả chi tiết vẻ đẹp của Kiều bằng nét vẽ chấm phá theo kiểu “điểm nhãn”.
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Khi tả Vân ông đi vào miêu tả chi tiết cụ thể từng đường nét,từ khuôn mặt,nụ cười,giọng nói đến mái tóc,làn da. Nhưng khi tả Kiều ông lại chỉ chọn một bộ phận để miêu tả đó chính là đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của con người.
Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, ẩn dụ : “làn thu thủy”, “nét xuân sơn” cùng các vế tiểu đối cân xứng đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về vẻ đẹp đôi mắt của Kiều. Đôi mắt đó là một đôi mắt long lanh , trong sáng , thăm thẳm như làn nước mùa thu ẩn dưới cạp long mày thanh tú mơn mởn như dáng núi mùa thu. Đôi mắt ấy thật có hồn như biết nói , biết cười , biết cảm. Đôi mắt ấy không chỉ thể hiện vẻ đẹ kiều diễm của nàng mà còn thể hiện một đời sống nội tâm thật tinh tế của người con gái “sắc nước hương trời”.
Vẻ đẹp của kiều còn khiến cho hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”. Trong tự nhiên hoa là biểu tượng của cái đẹp tươi thắm rực rỡ, còn liễu là đỉnh cao của sự duyên dáng yêu kiều. Vậy mà cả hai cũng phải ghanh ghét đố kị trước vẻ đẹp của Kiều. Nghệ thuật nhân hóa “hoa ghen”, “liễu hờn” vừa nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều cũng vừa thể hiện sự ghen ghét của tạo hóa trước 1 trang giai nhân tuyệt sắc. Cũng như chân dung Thúy Vân , chân dung Thúy Kiều là bức chân dung mang tinh cách số phận. Vẻ đẹp của nàng đã cho người đọc liên tưởng tới một cuộc đời đầy sóng gió , chông gai, truân chuyên.
Khép lại vẻ đẹp về nhan sắc của Kiều , Nguyễn Du đã viết:
Một hai nghiêng nước nghiêng thanh
Sắc đanh đòi một tài đanh họa hai
+ Thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thanh” đã nhấn mạnh vẻ đẹp kiều diễm của Kiều. Vẻ đẹp ấy còn được nâng lên ngang tầm với các mỹ nhân thời xưa khiến cho thanh nghiêng nước đổ. Kiều quả là một trang “quốc sắc thiên hương”. Về nhan sắc Kiều là số 1 còn về tài năng ngoai Kiều ra may ra mới có người thứ hai.
* Tài năng của Kiều
 6 câu thơ tiếp theo tác giả đã khắc họa rõ nét tài năng của Kiều:
Thông minh vốn sẵn tinh trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại căng não nhân
Câu thơ đầu tiên đã khẳng định tài năng của Kiều xuất phát từ trí thông minh trời phú. Chính điều này đã tô diểm cho nhan sắc của nàng thêm sắc sảo mặn mà.
Kiều rất đa tài, nàng có thể làm thơ, vẽ tranh, ca hát, soạn nhạc. Bằng nghệ thuật liệt kê , tác giả đã khẳng định tài năng của nàng đạt đén độ lí tưởng theo quan niệm phong kiến(cầm,kì,thi,họa)
Nhưng ở nàng nổi trội nhất là tài đanh đàn. Với các từ ngữ cụ thể như: “làu bậc”, “nghề riêng”, “ăn đứt”, câu thơ đã khẳng định tài đánh đàn của Kiều đạt đỉnh cao , điêu luyện trở thanh sở trường riêng, ăn đứt cả thiên hạ.
+ Nguyễn Du đã nhắc đến một bản nhạc do Kiều sáng tác có tên là “Bạc mệnh”. Cung đàn “Bạc mệnh” ấy phải chăng chính là tiếng lòng của một trai tim đa sầu đa cảm. Nó góp thêm vào linh cảm của Nguyễn Du về cuộc đời long đong lận đận của chinh nàng Kiều sau này:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
* Với bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp với nghệ thuật tả người độc đáo, Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức chân dung hội tụ cả sắc, tài, tinh, mệnh. Đằng sau bức chân dung ấy ta lại bắt gặp tấm lòng nhân đạo giàu tinh yêu thương trân trọng con người của tác giả.
d, Cảnh sống của hai chị em Kiều:
 Trong 4 câu thơ cuối, Nguyễn Du đã khắc họa cảnh sống của hai chị em nhà Kiều.
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Qua một loạt các hình ảnh ẩn dụ: “hồng quần”, “xuân xanh” cùng với từ láy : “êm đềm”tác giả đã cho người đọc cảm nhận được cuộc sống êm đềm trong nếp nhà phong lưu khuôn phép của hai chị em Kiều. Họ đều đã dến tuổi búi tóc cài trâm nhưng vẫn còn rất trong trắng như 2 đóa hoa còn phong nhụy. Cảnh sống êm đềm ấy căng góp phần tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn sang trong của hai nàng.
III, Tổng kết: 
1, Nghệ thuật:
Thể thơ lục bát truyền thống mềm mại uyển chuyển.
Bút pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của tự nhiên đẻ miêu tả vẻ đẹp con người.
Nghệ thuật tả người đặc sắc: không chỉ miêu tả chân dung mà còn ngầm dự báo số phận cuộc đời.
Nghệ thuật cá thể hóa , lí tưởng hóa nhân vật và các biện pháp tu từ so sanh, ẩn dụ, nhân hóa cùng các từ ngữ gợi tả gợi cảm.
2, Nội dung:
Ngợi ca trân trọng tài năng của con người.
Xót xa thương cảm cho kiếp người tài hoa bạc mệnh.
Biểu hiện cảm hứng nhân văn nhân đạo của đoạn trích 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_6_chi_em_thuy_kieu_trich_truyen_ki.docx