Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

I – MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh hiểu được:

 - Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Ý nghĩa của HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Đăc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

*Đối với HSKT yêu cầu HS hiểu được một vài nét phong cách, cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 2. Kĩ năng: Sau bài học, học sinh có thể:

 - Nắm bắt nội dung VB nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết VB về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 3. Thái độ: Sau bài học, học sinh ý thức về:

 - Bồi dưỡng cho HS t/cảm yêu mến, kính trọng chủ tịch HCM.

 - Ý thức rèn luyện theo phong cách cao đẹp của Người.

4. Hình thành phẩm chất, năng lực:

 - Phẩm chất:Hình thành được tình cảm của bản than đối với đất nước.

 - Năng lực: Cảm nhận, sáng tạo.

5. Nội dung tích hợp:

 * TT HCM: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.

II.HỆ THỐNG CÂU HỎI:

 -Thể hiện trong bài.

III.PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ:

- HS: Tự đánh giá, quan sát.

- Hình thức đánh giá: Nhận xét bằng cách cho điểm.

- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng; sau bài giảng.

IV – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: KHBD,0 Sgk, Sgv, chuẩn KT-KN.

 - HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp.

V – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)

 + Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của Bác được bắt nguồn từ đâu?

 Hoạt động 2: Khởi động, khám phá: (2’)

 * Giới thiệu bài mới:Bác không những là một con người ham học hỏi, có kiến thức sâu rộng mà còn là một vị chủ tịch có lối sống giản dị mà thanh cao. Vậy, vẻ đẹp đó được thể hiện như thế nào, cô trò ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay

 

doc 305 trang Hoàng Giang 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
BÀI 1
TIẾT 1 – VĂN BẢN:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 - LÊ ANH TRÀ - 
Ngày soạn:...../...../2020
Lớp: 9A
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
Lớp: 9B
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
I – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh hiểu được: 
	- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
	- Ý nghĩa của HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
	- Đăc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
*Đối với HSKT yêu cầu HS hiểu được một vài nét phong cách, cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 2. Kĩ năng: Sau bài học, học sinh có thể:
	- Nắm bắt nội dung VB nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
	- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết VB về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 
 3. Thái độ: Sau bài học, học sinh ý thức về:
	- Bồi dưỡng cho HS t/cảm yêu mến, kính trọng chủ tịch HCM.
	- Ý thức rèn luyện theo phong cách cao đẹp của Người.
4. Hình thành phẩm chất, năng lực:
	- Phẩm chất:Hình thành được tình cảm của bản than đối với đất nước.
	- Năng lực: Cảm nhận, sáng tạo.
5. Nội dung tích hợp: 
 * TT HCM: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại. 
II.HỆ THỐNG CÂU HỎI:
	-Thể hiện trong bài.
III.PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ:
- HS: Tự đánh giá, quan sát.
- Hình thức đánh giá: Nhận xét.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng; sau bài giảng.
IV – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: + KHBD, Sgk, Sgv, chuẩn KT-KN.
 + Chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh.
	- HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp.
V – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(không kiểm tra)
 Hoạt động 2: Khởi động, khám phá: (2’)
	* Giới thiệu bài mới: Cuộc sống hiện đại đang từng ngày từng giờ lôi kéo chúng ta. Vậy, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX sẽ là bài học cho các em noi theo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài mới: (40’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HD HS Tìm hiểu chung
I – Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
- Lê Anh Trà ( 1927- 1999), quê Quãng Ngãi.
2.Tác phẩm:
a.Đọc
b. Từ khó (Sgk/tr 7)
c. Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu->rất hiện đại: HCM với sự tiếp thu VH d.tộc nhân loại.
- P2: Còn lại: Những nét đẹp trong lối sống HCM.
d. Xuất xứ tác phẩm:
- VB được trích trong “HCM và v.hóa VN” của t/g Lê Anh Trà.
e.Phương thức biểu đạt:
-Phương thức chính luận.
f. Khái niệm “Bản sắc văn hóa dân tộc”
- Bản sắc VH d.tộc là kết tinh những g.trị tinh thần mang tính truyền thống của d.tộc. Trong t.kì hội nhập hiện nay vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa d.tộc càng trở nên có ý nghĩa. 
Với sự chuẩn bị bài ở nhà, các em hãy cho biết:
?Đôi nét về tác giả Lê Anh Trà?
->Giới thiệu thêm:
Lê Anh Trà (1927- 1999)
Quê quán: huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vị: Tiến sĩ 
Năm được phong PGS: 1984
Năm được phong GS: 1991
- H/dẫn cách đọc: Cần đọc rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm 
-> Đọc mẫu 1 đoạn.
-> Gọi 2 HS đọc tiếp-> hết.
-> Nhận xét, uốn nắn.
- H/dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó trong bài.
? VB này chia làm mấy phần?
? Em hãy cho biết, xuất xứ đoạn trích?
? Văn bản được viết theo PTBĐ nào?
? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hiểu thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc?
? Hiện nay việc giữ gìn bản sắc d.tộc có ý nghĩa gì?
? Vị trí của VB? 
-Trả lời.
- Nghe.
- Nghe, q.sát.
- Đọc.
- Nghe, sửa.
- Nghe, giải nghĩa. 
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Trả lời.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
HD HS Đọc hiểu VB
II – Đọc hiểu văn bản
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
* Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động CM đầy truân chuyên.
- Gian khổ, khó khăn.
- Tiếp xúc VH nhiều nước, nhiều vùng trên TG.
=> Động lực: Xuất phát từ khát vọng cứu nước.
- Đi nhiều nơi, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên TG.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.
=> Cốt cách văn hóa dân tộc HCM.
- Y/cầu HS q.sát phần 1 (Sgk/tr 5), cho biết:
? Tinh hoa văn hóa nhân loại đến với HCM trong h/cảnh nào?
-> Y/cầu HS liên hệ với k/thức l.sử.
? Điều gì khiến HCM ra đi tìm đường cứu nước?
? HCM đã làm cách nào để khám phá và biến kho tàng tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng thành vốn tri thức của riêng mình? 
? Tìm những chi tiết để minh họa?
- Q.sát, đọc.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học và Củng cố - Dặn dò(3’)
1. Củng cố - Dặn dò :
	- Khái quát lại bài.
	- Về nhà học bài. Chuẩn bị những nội dung còn lại, giờ sau tìm hiểu tiếp văn bản.
2. Hướng dẫn tự học :
	- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
	- Tìm hiểu nghĩa của 1 số từ Hán Việt trong đoạn trích.
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TIẾT 2 – VĂN BẢN:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(tiếp theo) 	 - LÊ ANH TRÀ -
Ngày soạn:...../...../2020
Lớp: 9A
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
Lớp: 9B
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
I – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh hiểu được: 
	- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
	- Ý nghĩa của HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
	- Đăc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
*Đối với HSKT yêu cầu HS hiểu được một vài nét phong cách, cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 2. Kĩ năng: Sau bài học, học sinh có thể:
	- Nắm bắt nội dung VB nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
	- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết VB về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 
 3. Thái độ: Sau bài học, học sinh ý thức về:
	- Bồi dưỡng cho HS t/cảm yêu mến, kính trọng chủ tịch HCM.
	- Ý thức rèn luyện theo phong cách cao đẹp của Người.
4. Hình thành phẩm chất, năng lực:
	- Phẩm chất:Hình thành được tình cảm của bản than đối với đất nước.
	- Năng lực: Cảm nhận, sáng tạo.
5. Nội dung tích hợp: 
 * TT HCM: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại. 
II.HỆ THỐNG CÂU HỎI:
	-Thể hiện trong bài.
III.PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ:
- HS: Tự đánh giá, quan sát.
- Hình thức đánh giá: Nhận xét bằng cách cho điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng; sau bài giảng.
IV – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: KHBD,0 Sgk, Sgv, chuẩn KT-KN.
	- HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp.
V – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)
	+ Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của Bác được bắt nguồn từ đâu?
 Hoạt động 2: Khởi động, khám phá: (2’)
	* Giới thiệu bài mới:Bác không những là một con người ham học hỏi, có kiến thức sâu rộng mà còn là một vị chủ tịch có lối sống giản dị mà thanh cao. Vậy, vẻ đẹp đó được thể hiện như thế nào, cô trò ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài mới: (35’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HDHS Đọc hiểu văn bản (tt)
II.Đọc hiểu văn bản:
2 – Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
* Chủ tịch HCM có 1 p/cách sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ 
- Trang phục giản dị .
- Ăn uống đạm bạc 
=> Biểu hiện của đ/sống thanh cao: Cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
- Y/cầu HS theo dõi vào phần còn lại.
? Phong cách sống giản dị của Bác được thể hiện ntn?
? Lối sống giản dị đó đồng thời cũng rất thanh cao. Em hãy phân tích để làm nổi bật sự thanh cao trong lối sống hàng ngày của Bác?
? Viết về lối sống của Bác, tác giả liên tưởng đến những nhân vật nổi tiếng nào?
? Thảo luận: Có bạn HS cho rằng “Cách sống giản dị của Bác Hồ lại vô cùng thanh cao,sang trọng”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
->Vì:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
- Theo dõi Sgk.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Thảo luận theo nhóm bàn.
->Trình bày, bổ sung.
-Nghe, tiếp thu.
HD HS Tổng kết
III – Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng ng,ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các p.thức biểu đạt: TS, BC, lập luận.
- Vận dụng các h.thức so sánh, các b.pháp NT đối lập.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Bằng l.luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, t/giả LAT đã cho thấy cốt cách văn hóa HCM trong nhân thức và trong hành động. Từ đó đặt ra 1 v.đề của t.kì hội nhập: Tiếp thu tinh hoa v.hóa nhân loại, đ.thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc VH d.tộc.
3. Ghi nhớ (Sgk/ tr 8)
? Để làm nổi bật những vẻ đẹp trong phong cách sống của HCM, t/g đã sử dụng những biện pháp nào?
? Ý nghĩa VB?
? Khái quát ND và NT của bài?
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Khái quát.
HD HS Luyện tập
IV – Luyện tập
* B/tập: Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nêu y/cầu b/tập.
- H/dẫn HS về nhà làm. 
- Nghe, ghi vở.
- Nghe, nhận nhiệm vụ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học và Củng cố - Dặn dò(3’)
1. Củng cố - Dặn dò :
	- Khái quát lại bài.
	- Về nhà học bài. 
- Soạn văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
2. Hướng dẫn tự học :
	- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
	- Tìm hiểu nghĩa của 1 số từ Hán Việt trong đoạn trích.
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
********************
Tiết 3– Văn bản:
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
	- G.G Mác – két - 
Ngày soạn:...../...../2020
Lớp: 9A
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
Lớp: 9B
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
I – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh hiểu được: 
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
*Đối với HSKT yêu cầu các em nắm được các luận điểm, luận cứ của bài.
2. Kĩ năng: Sau bài học, học sinh có thể:
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3. Thái độ: : Sau bài học, học sinh ý thức về:
- GD HS lòng yêu hoà bình, lên án phản đối chiến tranh.
4. Hình thành phẩm chất, năng lực:
- Phẩm chất :Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.
	- Năng lực : Phát triển năng lực đọc hiểu, hợp tác qua thảo luận nhóm.
5. Nội dung tích hợp: 
* Tư tưởng Hồ Chí Minh: 
- Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới (chống nạn đói, nan thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.
 * Kĩ năng sống: 
- Suy nghĩ sáng tạo: Biết suy nghĩ, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay; từ đó nêu được những việc làm của cá nhân và xã hội để phấn đấu vì một thế giới hòa bình.
- Giao tiếp: Biết trình bày ý tưởng của cá nhân, biết lắng nghe, phản hồi tích cực về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hòa bình.
- Ra quyết định về những việc làm cụ thể của cá nhân và xã hội vì một thế giới hòa bình.
II.HỆ THỐNG CÂU HỎI:
	-Thể hiện trong bài.
III.PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ:
- HS: Tự đánh giá, quan sát.
- Hình thức đánh giá: Nhận xét bằng cách cho điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng; sau bài giảng.
IV – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Gv: + KHBD, Sgk, Sgv, chuẩn KT – KN.
	+ Chân dung : G.G. Mác-két (máy chiếu)
	- Hs: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
V – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)
? Theo em, điều gì đã tạo nên vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh ?
=> Đáp án :
- Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Chủ tịch HCM có 1 p/cách sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ 
+ Trang phục giản dị .
+ Ăn uống đạm bạc 
=> Biểu hiện của đ/sống thanh cao: Cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
Hoạt động 2: Khởi động, khám phá: (2’)
	* Giới thiệu bài mới: Thế kỷ XX, thế giới phát minh ra bom nguyên tử, hạt nhân đồng thời cũng phát minh ra những vũ khí huỷ diệt, giết người hàng loạt khủng khiếp. Từ đó đến nay, những năm đầu của thế kỷ XXI và cả trong tương lai, nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân luôn tiêu diệt cả thế giới luôn luôn tiềm ẩn và đe doạ nhân loại và đấu tranh vì một thế giới hoà bình luôn là một trong những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng khó khăn nhất của nhân dân các nước. Hôm nay, chúng ta nghe tiếng nói của một nhà văn nổi tiếng Nam Mĩ (Cô-lôm-bi-a), giải thưởng Nô-ben văn học, tác giả của những tiểu thuyết hiện thực huyền ảo lừng danh: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài mới: (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HD HS Tìm hiểu chung :
- Y/cầu HS q.sát phần chú thích *, cho biết :
? Đôi nét về tác giả ?
- G/thiệu chân dung G.Mác-két.
*Phát triển năng lực đọc-hiểu
- Nêu yêu cầu đọc: Giọng rõ ràng, dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, các từ viết tắt (UNICEF, FAO, MX), các con số.
- GV đọc mẫu
- Gọi 2-> 3 HS đọc tiếp.
-> Nhận xét cách đọc.
- H/dẫn HS giải thích một số từ khó.
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
? Bố cục của VB?
? Xuất xứ của VB ?
? Văn bản được sử dụng các phương thức biểu đạt chính nào ?
- Gv: Tìm hiểu một VBNL, ta tìm hiểu luận đề, hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng và các phép lập luận của tác giả.
*Phát triển năng lực hợp tác qua thảo luân nhóm
- Gv cho Hs trao đổi nhóm:
 ? Luận điểm chủ chốt mà tác giả nêu và tìm cách giải quyết trong VB là gì? (Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để ngăn chặn nó là một nhvụ cấp bách của toàn thể nhân loại).
? Hệ thống luận cứ, luận chứng để làm rõ luận điểm được triển khai như thế nào? 
(+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có hiểm hoạ khôn lường.
+ Sản xuất vũ khí hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện cuộc sống hàng tỉ người.
 + Chiến tranh hạt đi ngược lại lí trí của loài người, đi ngược lí trí tự nhiên và phản tiến hoá.
 + Mọi người có trách nhiệm ngặn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình). 
- Hs trao đổi nhóm, Gv nhận kết quả thảo luận, chiếu máy.Gv chốt. 
- Nhận xét: Các luận cứ rất mạnh lạc, chặt chẽ, sâu sắc. Đó chính là bộ xương vững chắc của VB, tạo nên tính thuyết phục cơ bản của lập luận.
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- G. Mác - két sinh năm 1928 là nhà văn Cô-lôm-bi-a có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. 
2. Tác phẩm:
a. Đọc
b. Từ khó: (Sgk – T20)
c. Kiểu loại: 
- Văn bản nhật dụng.
- Thể loại: Nghị luận về vấn đề chính trị.
thế giới hòa bình.
d. Bố cục:
- 3 đoạn : 
+ Từ đầu.....sống đẹp hơn => Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.
+ Tiếp theo ....xuất phát của nó => Chứng lí cho sự nguy hiểm và sự phi lí của chiến tranh hạt nhân.
+ Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả.
đ.Xuất xứ của văn bản:
- VB trích trong bản tham luận “Thanh gươm Đa-mô-clet” của nhà văn đọc tại cuộc họp 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8/1986.
e.Phương thức biểu đạt:
-Nghị luận
f.Cách tổ chức văn bản:
 - Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đe dọa loài người.
- Luận điểm 2: Chiến tranh hạt nhân có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của đời sống xã hội và sự tiến hóa của tự nhiên.
- Luận điểm 3:Nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy.
HD HS Đọc hiểu văn bản
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại luận cứ 1. Gv nêu vấn đề cho Hs thảo luận, phát biểu:
*Phát triển năng lực hợp tác qua thảo luân nhóm
? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân được tác giả chỉ ra ntn? 
? Tính chất thực tế của vấn đề? 
(Xđịnh thời gian cụ thể và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với phép tính đơn giản: “Nói nôm na ”-Thời điểm 8/8/1986 trên TG có hơn 50000 đầu đạn hạt nhân).
- Giảng: Ngày 8/ 8/ 1986- kỉ niệm ngày Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử đầu tiên xuống 2 thành phố Hirôxima và Naraxaki của Nhật Bản vào tháng 8/ 1945 và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, vũ khí hạt nhân được sử dụng.
?Tác giả đưa ra thời gian và số liệu cụ thể nhằm mục đích gì? 
(Để làm rõ tính chất hiện thực và tính chất hệ trọng- khủng khiếp của vấn đề nguy cơ chiến tranh hạt nhân).
- Gv: Hiện nay thế giới đã có kho vũ khí hạt nhân có sức tàn phá gấp hàng triệu lần quả bom nguyên tử đầu tiên đó, để tiêu diệt hàng chục lần sự sống trên trái đất. Số nước có thứ vũ khí đó đã lên tới hàng chục 
? Để thấy rõ hơn sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, tác giả còn làm gì? (Đưa ra tính toán lí thuyết)
? Vậy, để người đọc hiểu rõ vấn đề, tác giả đã thực hiện cách lập luận nào? 
? Nhận xét về cách lập luận ấy? 
(Cách vào đề trực tiếp và dẫn chứng xác thực gây ấn tượng mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề).
? Từ đó em có nhận thức như thế nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân? 
(Nguy cơ: đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất, làm biến mất tất cả sự sống, có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời và phá thế thăng bằng của hệ mặt trời).
- Hs thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, bổ sung. Gv chốt ý, ghi bảng.
II – Đọc hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
- Cách lập luận:
+Bắt đầu bài viết bằng việc xác định thời gian cụ thể (ngày 8/8/1986)
+ Đưa ra số liệu cụ thể : Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.(“ Nói nôm na...mọi sự sống trên trái đất”)
+ Đưa ra những tính toán lý thuyết : Kho vũ khí ấy “ có thể tiêu diệt...phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời”.
=> Thực chất hiện thực và sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân đe doạ sự sống con người, huỷ diệt hành tinh trái đất và hệ mặt trời.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học và Củng cố - Dặn dò(3’)
1. Củng cố - Dặn dò:
	- Khái quát lại bài.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị những ND còn lại.
 2. Hướng dẫn tự học:
	- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân.
	- Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong VB.
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................
Tiết 4 – Văn bản:
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
	 (tiếp theo)	 - G.G Mác – két - 
Ngày soạn:...../...../2020
Lớp: 9A
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
Lớp: 9B
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
I – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh hiểu được: 
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
*Đối với HSKT yêu cầu các em nắm được các luận điểm, luận cứ của bài.
2. Kĩ năng: Sau bài học, học sinh có thể:
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3. Thái độ: : Sau bài học, học sinh ý thức về:
- GD HS lòng yêu hoà bình, lên án phản đối chiến tranh.
4. Hình thành phẩm chất, năng lực:
- Phẩm chất :Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.
	- Năng lực : Phát triển năng lực đọc hiểu, hợp tác qua thảo luận nhóm.
5. Nội dung tích hợp: 
* Tư tưởng Hồ Chí Minh: 
- Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới (chống nạn đói, nan thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.
 * Kĩ năng sống: 
- Suy nghĩ sáng tạo: Biết suy nghĩ, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay; từ đó nêu được những việc làm của cá nhân và xã hội để phấn đấu vì một thế giới hòa bình.
- Giao tiếp: Biết trình bày ý tưởng của cá nhân, biết lắng nghe, phản hồi tích cực về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hòa bình.
- Ra quyết định về những việc làm cụ thể của cá nhân và xã hội vì một thế giới hòa bình.
II.HỆ THỐNG CÂU HỎI:
	-Thể hiện trong bài.
III.PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ:
- HS: Tự đánh giá, quan sát.
- Hình thức đánh giá: Nhận xét bằng cách cho điểm.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng; sau bài giảng.
IV – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Gv: KHBD, Sgk, Sgv, chuẩn KT – KN.
	- Hs: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
V – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(15’)
? - Giải thích nhan đề của VB “Đấu tranh cho một thế giới hoà binh”.
 - Hãy nêu luận điểm chính của VB Đấu tranh cho một thế giới hoà bình? Để làm sáng tỏ luận điểm đó, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào?
=> Đáp án :
 - Ý nghĩa của nhan đề: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đag đe dọa sự sống trên TĐ. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn & xóa bỏ ch.tranh hạt nhân là nh.vụ cấp bách của toàn thể loài người.
- Luận điểm: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
 - Cách lập luận :
+ Bắt đầu bài viết bằng việc xác định thời gian cụ thể 
(hôm nay, ngày 8/8/1986 )
+ Đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân (50.000) với một phép tính đơn giản: “Nói nôm na...mọi sự sống trên trái đất”
+ Đưa ra những tính toán lý thuyết : Kho vũ khí ấy “ có thể tiêu diệt...phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời”
=> Thực chất hiện thực và sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân đe doạ sự sống con người, huỷ diệt hành tinh trái đất và hệ mặt trời -> tính chất hệ trọng của vấn đề -> thán phục người đọc.
Hoạt động 2: Khởi động, khám phá: (2’)
*Giới thiệu bài mới: Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?Chúng ta cần làm gì trước nguy cơ này?Sau tiết học này chúng ta sẽ có lời giải đáp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài mới: (25’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HD HS Đọc hiểu văn bản
- Gv tiếp tục yêu cầu Hs nêu luận cứ 2, đọc phần VB làm rõ luận cứ.
- Hs nêu luận cứ 2, đọc đoạn văn. Gv nêu vấn đề, cho Hs phát biểu cá nhân:
? Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã đưa ra lí lẽ và dẫn chứng ở những lĩnh vực nào? 
? Tại sao xoay quanh những lĩnh vực đó? (Vì đây là những lĩnh vực thiết yếu của đời sống con người, đặc biệt các nước nghèo chưa phát triển)
? Tác giả sử dụng cách lập luận nào để làm rõ tính chất phi lí và sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân? 
(Vừa dẫn chứng, vừa so sánh cụ thể, xác thực để cho thực tế khách quan về cuộc chạy đua vũ trang làm rõ tính chất phi lí và tốn kém của nó. Lập luận khéo léo, đầy tính thuyết phục). 
- Gv lần lượt ghi (hoặc chiếu máy) những ví dụ so sánh.
? Có mối liên hệ nào giữa sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với thực tế cuộc sống của con người hiện nay, nhất là ở các nước nghèo? 
(Chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân có thể trang trải cho các khoản chi phí cải thiện cuộc sống con người trên tất cả các lĩnh vực. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân làm mất đi khả năng cải thiện cuộc sống con người).
- Hs suy nghĩ, phát biểu. Hs khác bổ sung.
- Liên hệ: Nước ta là một trong những nước nghèo, chúng ta phải chống lại việc chạy đua vũ khí hạt nhân để giảm đến mức thấp nhất có thể khả năng ảnh hưởng cuộc sống của vũ khí hạt nhân.
- Gv chốt, ghi ý chính.
- Gv yêu cầu nêu luận cứ 3, đọc phần VB làm rõ luận cứ này.
- Nêu vấn đề thảo luận: 
? Vì sao có thể nói chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại quy luật tự nhiên, phản lại sự tiến hoá?
- Gv mời đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- Gv nêu vấn đề cho Hs phát biểu cá nhân:
? Em có suy nghĩ gì về những cảnh báo của nhà văn về khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất và nền văn minh nhân loại một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
? Tác giả đã đưa ra những chứng cứ như thế nào để làm rõ luận điểm này? 
(Tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa học địa chất và sự tiến hoá của sự sống trên Trái đất)
- Gv chốt: Cách lập luận: Dùng những chứng cứ khoa học chứng minh quá trình tiến hoá hàng triệu năm của sự sống trên trái đất: chiến tranh hạt nhân đưa tất cả về vị trí ban đầu. Ghi bảng. 
- Gv yêu cầu Hs nêu luận cứ 4, đọc phần VB còn lại.
- Nêu vấn đề cho Hs suy nghĩ, phát biểu cá nhân:
- Gv: Đây là lđiểm kết bài và cũng là chủ đích của bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc.
? Nội dung bức thông điệp đó là gì? (Lđiểm 4)
- Thái độ tích cực của mỗi người là phải đoàn kết, xiết chặt đội ngữ đấu tranh vì thế giới hòa bình, phẩn đối ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng tích vũ khí hạt nhân (nhưng chúng ta cũng phản đối hành động của Mĩ, vin vào cớ này để xâm lược hoặc lạm quyền can thiệp sâu vào các đất nước khác như I-rắc, I-ran...
? Kết thúc lời kêu gọi của mình Mác - két đã đưa ra một đề nghị gì?
? Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
- Liên hệ: Cuộc đời hoạt động của Bác Hồ trước hết là đấu tranh cho quyền con người vì quyền dân tộc hòa bình và hợp tác trên thế giới. 
? Thái độ của nhà văn trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân? Dụng ý của nhà văn khi đề nghị thành lập ngân hàng lưu trữ kí ức nhân loại? 
(- Không bi quan, mà tích cực đòi hỏi một thế giới không có vũ khí, một thế giới hoà bình.
- Đề nghị thành lập ngân hàng lưu trữ trí nhớ, lưu trữ kí ức nhân loại để lịch sử lên án những tội ác huỷ diệt loài người bởi những lợi ích ti tiện).
- Gv: Bài viết không những chỉ rõ mối đe doạ hạt nhân mà còn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Vì thế VB được đặt tên là Đấu tranh 
II – Đọc hiểu văn bản
1.
2. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh hạt nhân và hậu quả của nó:
- Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực :
+ Xã hội
+ Y tế
+ Tiếp tế thực phẩm
+ Giáo dục
=> Sự tốn kém và tính chất phi lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống (nhất là các nước nghèo).
- Chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ đưa tất cả về vị trí xuất phát ban đầu.
- Tác giả đưa ra chứng cứ :
+ Khoa học địa chất
+ Nguồn gốc sự tiến hoá trên trái đất.
=> Nhận thức: Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hoá về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của nền văn minh nhân loại.
3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân:
- Mọi người hãy đoàn kết lại đấu tranh chống lại chiến tranh hạt nhân “chúng ta đến đây....cuộc sống công bằng hòa bình” 
- Đề nghị (giả thiết): cần lập một nhà băng lưu giữ trí nhớ tồn tại được cả sau thảm họa hạt nhân để nhân loại các thời sau biết đến.
=> Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên tiếng những kẻ vì lợi ích đẩy nhân loại vào thảm hoạ diệt vong.
HD HS Tổng kết
? Vì sao VB được đặt tên là “Đấu tranh cho một thế giới hoà binh”? 
(Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là hãy ra sức đấu tranh cho một thế giới hoà bình, bởi nguy cơ huỷ diệt sự sống của chiến tranh hạt nhân là vô cùng khủng khiếp, cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đang làm mất đi khả năng cải thiện cuộc sống hàng tỉ người).
? Để làm rõ và thuyết phục mọi người cùng hành động theo tiêu đề đó nhà văn đã tổ chức VB và lập luận như thế nào? 
? Ý nghĩa VB?
? Khái quát ND và NT của văn bản?
III – Tổng kết
1.Nghệ thuật:
- Có lập luận chặt chẽ.
- Có chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Sd NT so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
2. Ý nghĩa văn bản
- VB thể hiện những SN nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G. Mác-két đối với hòa bình nhân loại.
3. Ghi nhớ (Sgk/tr 21)
HD HS Luyện tập
- Nêu y/cầu b/tập.
- H/dẫn HS về nhà viết bài.
IV – Luyện tập
* Bài tập: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc VB “Đấu tranh ” của nhà văn G.G. Mác-két.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học và Củng cố - Dặn dò(3’)
1. Củng cố - Dặn dò:
	- Khái quát lại bài.
	- Về nhà học bài, hoàn thiện phần luyện tập.
- Về nhà soạn văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, .
 2. Hướng dẫn tự học:
	- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân.
	- Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong VB.
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
*****************************
Tiết 5 – Văn bản:
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC 
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Ngày soạn:...../...../2020
Lớp: 9A
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
Lớp: 9B
Ngày dạy: ..../...../2020
Kiểm diện: .................
I – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh hiểu được: 
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phất triển của trẻ em Việt Nam
*Đối với HSKT yêu cầu các em hiểu được quyền lợi của trẻ em trong xã hội ngày nay
 2. Kĩ năng: Sau bài học, học sinh có thể:
- Nâng ca

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2020_202.doc