Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 35: Ôn tập truyện trung đại

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 35: Ôn tập truyện trung đại

Đề 1:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ trên (viết không quá 40 dòng)

Gợi ý: Hiểu được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Trong 4 câu thơ, tách ra làm 2 phần. Cụ thể như sau:

a, Hai câu thơ trước: vừa nói không gian, vừa gợi thời gian.

Ngày xuân chim én bay đi bay lại như chiếc thoi đưa. Chiếc thoi đưa nhằm nòi tgian trôi nhanh quá. Thiều quang chỉ ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân. Ý câu thơ là 3 tháng mùa xuân có 90 ngày mà nay đã trôi qua 60 ngày rồi, tức là đã hết tháng giêng và tháng hai, sang tháng 3

b, Hai câu sau.

Một màu cỏ non trải rộng mênh mông đến tận chân trời. Trên cái nền màu xanh của mùa xuân ấy, điểm vài bông hoa lê trắng, làm cho cảnh vật không đơn điệu mà trở nên thoáng nhẹ, hài hòa, gợi lên vẻ đẹp mùa xuân thanh khiết, khoáng đạt.

Chỉ 4 câu thơ, chi tiết không nhiều, chấm phá đôi nét, khá chọn lọc: có chim én bay, một vài bông hoa lê trắng, nền cỏ xanh nhưng đã vẽ nên được cái hồn của bức tranh mùa xuân mênh mông, đầy sức sống.

 

doc 13 trang maihoap55 2580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 35: Ôn tập truyện trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35: ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI – LỚP 9
Bảng hệ thống các văn bản truyện trung đại
Tân văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
Chuyện người con gái Nam Xương- trích Truyền kì mạn lục
Nguyễn Dữ
- Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: 
+ hết lòng với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo tận tình và rất mực yêu thương con.
+ B dung, vị tha, nặng lòng với g đình.
- Thái độ của tác giả: Phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, cách sử dụng yếu tố truyền kì
- Sáng tạo một kết thúc tác phẩm không mịn sáo.
- Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN
Hồng Lê nhất thống chí - Trích hồi thứ 14- Ngô Gia văn phái
- Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến tranh chống xâm lượcThanh qua các sự kiện lịch sử:
+ Ngày 20,22,24/11 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng Chạp năm MT(1788)
+ Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn (Ng Thiếp), tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam điệp
+ Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh.
- Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch và sự thảm bại của quân tướng TSN khi tháo chạy về nước ==>
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử(người anh hùng NH, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi LCT) với ngôn ngữ kể, tả chân thật s động
- Có giọng đệu trần thật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc, bọn giặc cướp nước
 _______
- Hình ảnh vua quan LCT đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn xâm lược
VB ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789
Truyện Kiều - Nguyễn Du
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
-Nhân vật, sự kiện của Truyện Kiều
 _____________
bản nhất: niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; sự lên án tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. <=
+ Về nội dung có giá trị hiện thực và nhân đạo.
* TP đã phản ánh sâu sắc hiên thực xã hội đương thời với bộ mặt của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ
* T Kiều mang giá trị nhân đạo với những nội dung cơ 
+ Về hình thức có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật.
Chị em Thúy Kiều - trích 
"TK" của Nguyễn Du
- Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tài năng của T Kiều, T Vân
- Dự cảm về cuộc đời của hai chị em
- Sử dụng những hình ảnh tượng trưng ước lệ
- Sử dụng N thuật đòn bẩy
- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình
Chị em TK thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp con người và tài năng con người của tác giả ND
Kiều ở lầu Ngưng Bích
trích 
"TK" của Nguyễn Du
- Tâm trạng nhân vật T Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: đau đớn xót xa nhớ về Kim Trọng, day dứt nhớ thương gia đình.Trong tình cảnh đáng 
thương, nỗi nhớ của T Kiều đi liền với tình thương-một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, chung thủy rất đáng ca ngợi ở nhân vật này.
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu NB trong cảm nhận của Kiều.
 * B tranh thứ nhất (4 câu đầu) phản chiếu tâm trạng suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la hoang vắng xa lạ và cách biệt
 ==>
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
* Bức tranh thứ hai (8 câu thơ cuối) phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của TK không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Thúy Kiều.
LVTiên cứu KNNga
Trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
- Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật LVT được thể hiện qua hành động đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với KNN sau khi đánh lại bọn cướp.
- Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái thùy mị, nết na KNN một lòng tri ân người đã cứu mình.
- Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói 
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời nói thông thường mang màu sắc Nam Bộ rõ nét , phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
- Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật LVT và KNN và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
Đề 1: 
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ trên (viết không quá 40 dòng)
Gợi ý: Hiểu được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Trong 4 câu thơ, tách ra làm 2 phần. Cụ thể như sau:
a, Hai câu thơ trước: vừa nói không gian, vừa gợi thời gian.
Ngày xuân chim én bay đi bay lại như chiếc thoi đưa. Chiếc thoi đưa nhằm nòi tgian trôi nhanh quá. Thiều quang chỉ ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân. Ý câu thơ là 3 tháng mùa xuân có 90 ngày mà nay đã trôi qua 60 ngày rồi, tức là đã hết tháng giêng và tháng hai, sang tháng 3
b, Hai câu sau.
Một màu cỏ non trải rộng mênh mông đến tận chân trời. Trên cái nền màu xanh của mùa xuân ấy, điểm vài bông hoa lê trắng, làm cho cảnh vật không đơn điệu mà trở nên thoáng nhẹ, hài hòa, gợi lên vẻ đẹp mùa xuân thanh khiết, khoáng đạt.
Chỉ 4 câu thơ, chi tiết không nhiều, chấm phá đôi nét, khá chọn lọc: có chim én bay, một vài bông hoa lê trắng, nền cỏ xanh nhưng đã vẽ nên được cái hồn của bức tranh mùa xuân mênh mông, đầy sức sống.
Đề 2: Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong Truyện Kiều qua đoạn trích:
Ngày xuân con én đưa thoi
 ..
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Gợi ý: 
Truyện Kiều được coi là kiệt tác không chỉ là ở bản thân câu chuyện mà quan trọng hơn là ở nghệ thuâtj thể hiện của Ng. Du trong đó nghệ thuật miêu tả cảnh vật.
Vì là một tác phẩm tự sự nên kết cấu thể hiện theo trình tự thời gian
Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân với vẻ đẹp riêng
Thời gian thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã sang tháng 3 nhưng sức xuân vẫn tràn trề
Bức tranh mùa xuân có sự hài hòa màu sắc: trên nền cỏ xanh điểm vài bông hoa lê trắng. Từ “điểm” làm cho cảnh vật sinh động, có hồn.
Tất cả làm cho mùa xuân có vẻ đẹp riêng: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng thanh khiết (hoa lê trắng)
Tám câu thơ tiếp theo: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
Có hai hoạt động diễn ra: tảo mộ và du xuân chốn thôn quê (hội đạp thanh)
Không khí lễ hội thật náo nức, rộn ràng, đông vui (Dập dìu tài tử giai nhân / Ngựa xe như nước,áo quần như nêm). Cách dùng các từ láy nô nức, sắm sửa, dập dìu tạo hiệu quả miêu tả sinh động
Qua cuộc du xuân của chị em T. Kiều, tác giả khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa.
Sáu câu thơ cuối: Khung cảnh chị em T Kiều du xuân trở về
Không khí lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần,lặng dần, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân con người thơ thẩn, một dòng nước uốn quanh.
Cảnh vẫn vâyj nhưng thời gian thay đổi nên sắc thái khác, nhưng quan trọng hơn là cảnh đã nhuốm màu tâm trạng của con người. Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ miêu tả trạng thái sự vật mà còn mang cái nhìn của con người. Cảm giác nao nao dự cảm những sự việc vui buồn lẫn lộn.
Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của N. Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình.
Đề 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hai văn bản “T.Kiều” của N.Du và “Chuyện người con gái Nam Xương” của N.Dữ
Gợi ý: 
Mở bài: Giới thiệu hai văn bản và nêu suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thời phong kiến
Thân bài: 
Người phụ nữ được khắc họa trong hai văn bản là những người có nhan sắc, có đức hạnh song lại chịu một số phận oan nghiệt để rồi cuối cùng đều phải chọn cho mình một lối thoát: tự vẫn. Với tấm lòng nhân đạo cao cả, các nhà văn đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước nỗi thống khổ của họ, trán trọng, đề cao vẻ đẹp của họ, nhất là vẻ đẹp tâm hồn.
Người phụ nữ trong hai văn bản mang những nét đẹp của người phụ nữ truyền thống trong xã hội cũ: Công ,dung, ngôn, hạnh.
Họ là người phụ nữ đẹp, dịu dàng, hiền hậu: Vũ Nương tính tình “thùy mị, nết na lại có tư dưng tốt đẹp”, T Kiều thì “Làn thu thủy nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Họ là người phụ nữ đảm đang, tháo vát: Khi chồng đi lính, VN một mình lo việc gia đình, nuôi dạy con nhỏ, chăm sóc mẹ già chu đáo.
Họ là những người phụ nữ thủy chung, nhân hậu và đầy tình yêu thương.
Vũ Nương:
Là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết. Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày, đau khổ đến cùng cực, nàng đành nhảy xuống sông tự vẫn để bày tỏ tấm lòng trong trắng của mình.
Là người mẹ yêu con,hiếu thảo với mệ chồng, nàng luôn “lấy lời ngọt ngài khuyên lơn”, lo thuốc thnag, lễ bái thần phật khi mẹ ốm,lo ma chay tế lễ chu đáo “như với cha mẹ đẻ” mình khi mẹ mất.
Thúy Kiều:
Là người con gái trong trắng, thủy chung,giàu lòng vị tha: dù phải 15 năm lưu lạc, nàng khôn lúc nào nguôi nhớ chàng Kim, lúc nào cũng cảm thấy mình là người có lỗi khi tình yêu 2 người tan vỡ.
Là người con hiếu thảo: gia đình bị vu oan, cha và em bị đánh đập, Kiều đã quyết định hy sinh mối tình đầu đẹp đẽ để bán mình chuộc cha và em.
Ở những người phụ nữ đó đều tiềm ẩn một sức phản kháng mạnh mẽ, chống lại sự bất công ở đời
VN chống lại sự bất công đối với người phụ nữ của xã hội phong kiến nam quyền, từ chối không trở về nhân gian cho dù vẫn khoa khát sống, khao khát trở về.
Kiều tìm mọi cách thoát khỏi số phận khổ đau do xã hội đồng tiền gây nên:
+ Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau, tình yêu giữa hai người nảy nở. Họ đã thề non hẹn biển với nhau mặc dù chưa được sự cho phép của bố mẹ. Mối tình Kim _ Kiều vượt qua moi lễ giáo phong kiến.
+ Gia đình gặp tai biến, T Kiều bán mình cứu cha và em. Biết mình bị Mã Giám Sinh lừa, nàng tự vẫn nhưng không chết.
+ Gặp Thúc Sinh ở lầu xanh, lấy Tsinh với mong muốn thoát khỏi chốn ô nhục nhưng phải chịu sự ghen tuông, đầy đọa của Hoạn Thư, nàng đến nương nhờ của phật. Lại rơi vào tay Bạc bà- kẻ buôn thịt. Bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp và lấy Từ Hải lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn.
Hình tượng T Kiều thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ, ước mơ về công lí và sự bình đẳng cho người phụ nũ trong xã hội phong kiến đầy bất công
(Có thể liên hệ với một số văn bản khác: Bánh trôi nước, Lục Vân Tiên để thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến)
Kết bài: Khẳng định thành công của tác giả trong việc khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và nêu suy nghĩ của bản thân.
Đề 4: Phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương của N. Dữ
Gợi ý: 
Những yếu tố kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh, rồi thả rùa mai xanh. Plang lạc vào động rùa Linh Phi, được đãi yến và gặp VN. PL được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh VN hiện ra sau khi Tsinh lập đàn giải oan “Một chiếc kiệu”, “bóng loang loáng lúc ẩn lúc hiện”.
Ý nghĩa:
+ Tăng sức hấp dẫn của truyện: Hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của nhân vật VN. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, thương nhớ quê nhà. Dù không còn là người trần, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm: thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng. Người tốt dù có phải trải qua oan khuất cuối cùng sẽ vẫn được báo đền xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng.
Tuy nhiên, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm tính bi kịch của tác phẩm. Nỗi oan được giải chỉ là một chút an ủi cho nguời bạc phận chứ không làm sống lại được tình xưa. Nỗi oan được giải nhưng hạnh phúc thực sự không tìm lại được nữa. Sự dứt áo ra đi của VN biểu hiện thái độ phủ nhận hiện thực bất công đương thời (cõi trần). Điều đó khắng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Đề 5: Phân tích nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của N Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)
Gợi ý:
a. Gợi tả khung cảnh mùa xuân 
Thời gian thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã sang tháng 3 nhưng sức xuân vẫn tràn trề. Không gian: bầu trời trong sáng, khoáng đạt, những cánh én rộn ràng bay liệng
Bức tranh mùa xuân có sự hài hòa màu sắc: trên nền cỏ xanh điểm vài bông hoa lê trắng. Từ “điểm” làm cho cảnh vật sinh động, có hồn.
Tất cả làm cho mùa xuân có vẻ đẹp riêng: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng thanh khiết (hoa lê trắng)
b. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
Có hai hoạt động diễn ra: tảo mộ và du xuân chốn thôn quê (hội đạp thanh)
Không khí lễ hội thật náo nức, rộn ràng, đông vui (Dập dìu tài tử giai nhân / Ngựa xe như nước,áo quần như nêm). Cách dùng các từ láy nô nức, sắm sửa, dập dìu tạo hiệu quả miêu tả sinh động
Qua cuộc du xuân của chị em T. Kiều, tác giả khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa.
c. Khung cảnh chị em T Kiều du xuân trở về
Không khí lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần,lặng dần, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân con người thơ thẩn, một dòng nước uốn quanh.
Cảnh vẫn vậy nhưng thời gian thay đổi nên sắc thái khác, nhưng quan trọng hơn là cảnh đã nhuốm màu tâm trạng của con người. Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ miêu tả trạng thái sự vật mà còn mang cái nhìn của con người. Cảm giác nao nao dự cảm những sự việc vui buồn lẫn lộn.
Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của N. Du: đoạn thơ có kết cấu hợp lí, kết hợp bút pháp tả và gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi cảm. Bức tranh dù được miêu tả với bút pháp ước lệ cổ điển song cực kì sinh động, trong sáng và đầy ấn tượng
Đề 6: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) giới thiệu về thời đại, gia đình, cuộc đời N Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác T Kiều.
Gợi ý:
Thời đại, gia đình, cuộc đời: 
Thời đại N Du có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến khủng hoảng sâu sắc, phong trào khởi nghĩa nông dân mà đỉnh cao là Tây Sơn .Ông sinh ra trong một gia đình đại phong kiến quý tộc, có nhiều người làm quan to và có truyền thống văn học, nhưng cuộc sống êm đềm trướng rủ màn che với N Du không kéo dài được bao lâu. Cuộc đời nhà thơ có nhiều biến đổi thăng trầm 
Ảnh hưởng đến việc sáng tác T Kiều:
N Du là người có tấm lòng giàu tình yêu thương, có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú, có “con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Những biến động ấy đã tác động mạnh đến tình cảm , nhận thức để ông sáng tác T. Kiều – một tác phẩm giàu giá trị hiện thực và nhân đạo.
Đề 7: Giá trị hiện thực và nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương – N.Dữ
Gợi ý:
Giá trị hiện thực:
Phản ánh tình trạng chiến tranh làm cho gia đình li biệt
Tính ghen tuông, thói gia trưởng của người đàn ông đã làm cho người phụ nữ nết na, đức hạnh phải chịu cái chết oan uổng.
Giá trị nhân đạo:
Đề cao phẩm giá của Vũ Nương
Ca ngợi tài đức và tình cảm cao cao đẹp của nàng
Xót xa trước bất hạnh của nàng, mong muốn nàng có một cuộc sống hạnh phúc, phê phán xã hội không có chỗ cho con người đức hạnh.
Nâng cao:
Vài nét về giá trị nghệ thuật: cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động, lời đối thoại và lời tự bạch của nhân vật, các yếu tố kì ảo 
Phát biểu cảm nghĩ và tình cảm với tác phẩm.
Đề 8: Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều của N. Du, có ý kiến cho rằng: Trong T.Kiều, N.Du đã rất tài tình trong việc khắc họa nhân vật. Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài. Với ông, tả ngoại hình là để giúp cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất, tính cách bên trong của nhân vật.
	Bằng hiểu biết của em về các nhân vật: Thúy Kiều, T.Vân, Mã Giám Sinh hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý:
Thúy Vân, TK- những nhân vật chính diện được Ndu tôn xưng là đấng bậc và được khắc họa bằng bút pháp cổ điển ước lệ, mỗi ng một vẻ mười phân vẹn mười. Họ là những nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng, được mô tả vwois những chi tiết chọn lọc nhưng không có tính cá thể, phù hợp với cảm hứng tôn vinh, ngưỡng mộ con người.
+ T.Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, tươi tắn. Vẻ đẹp như dự báo trước số phận yên ổn của nàng sau này.
+ TK đẹp sắc sảo mặn mà, lại còn có tài năng điêu luyện theo đúng quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt là tài âm nhạc. Nàng còn là một cô giá đa cảm, tâm hồn phong phú, nhaỵ cảm Tài sắc của nàng nghiêng nước nghiêng thành khiến hoa ghen liễu hờn như dự báo trước số phận đau khổ bất hạnh của nàng sau này.
Mã Giám Sinh là nhân vật phản diện: phường vô loài, mèo mả gà đồng được khắc họa bằng bút pháp tả thực, có tính cá thể. Hắn là một con buôn lưu manh, giả danh một giám sinh đi hỏi vợ. Mập mờ về tính danh, tung tích, nguồn gốc. Diện mạo trai lơ, ngôn ngữ cộc lốc, lấc cấc, hành động sỗ sàng, thô bỉ, xấc xược, vô lễ, ti tiện (Cò kè đi hỏi vợ). Hắn lạnh lùng vô cảm trước những đau khổ của con người .Người đọc sẽ nhớ mãi chân dung họ Mã với những chi tiết đắt giá. Nhân vật này gắn liền với cảm hứng phê phán, tố cáo xã hội phong kiến của N.Du
Tôn trọng truyền thống nghệ thuật trung đại nhuwg N.Du cũng in dấu ấn tài tình của cá nhân trong việc khắc họa chân dung các nhân vật. Chính vì vậy người ta mới nói: ghen như Hoạn Thư, ngang tàng, anh hùng như Từ Hải, tráo trở lật lọng như Sở Khanh Qua khắc họa chân dung mà thể hiện tính cách, tư cách nhân vật, cảm hứng nhân văn nhân đạo của đại thi hào trước cuộc đời và con người.
Đề 9: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
(Truyện Kiêu – Nguyễn Du)
Gợi ý: Những từ láy nao nao, sè sè, rầu rầu có tác dụng:
Tả hình dáng, sắc thái của sự vật
Thể hiện tâm trạng con người
Đề 10:
Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam qua nhiều thế hệ?
Giải thích tại sao Truyện Kiều lại có ảnh hưởng như vậy?
Gợi ý:
Ảnh hưởng của T. Kiều:
Sau khi ra đời, Tk đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm hồn người Việt. Nó đã trở thành đề tài sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta, đặc biệt là nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiều nông dân thuộc cả TK. Họ tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt như: diễn Kiều, ngâm Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều 
TK chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy ngữ văn ở các trường phổ thông. Các nhà giáo say mê nghiên cứu, giảng dạy Kiều. Nhiều nhà thơ, nhà văn đã học tập, vận dụng TK trên nhiều phương diện vào công việc lao động ,sáng tạo của mình. TK đã trở thành đề tài bàn luận sâu rộng của các tầng lớp xã hội. Ý nghĩa của những câu Kiều được vận dụng vào cuộc sống, trong các sinh hoạt chính trị, văn hóa, xã hội 
Tại sao ?
TK đạt nhiều thành tựu về nội dung và nghệ thuật. Chính giá trị nội dung sâu sắc và giá trị NT bậc thầy của TK đã tác động đến đời sống tâm hồn các thế hệ người Việt (cần trình bày ngắn gọn giá trị ND và NT của TK)
TK rất gần gũi, gắn bó với đời sống của nhân dân ta. Thế giới nhân vật trong TK sống động và chân thực. Nhiều nhân vật điển hình đã bước từ trang Kiều ra cuộc đời, nhân dân ta thường nói: đẹp như Kiều, ghen Hoạn Thư, đố Sở Khanh ..Con người, cuộc đời trong TK được nhân dân ta thừa nhận là con người của dân tộc mình, cuộc đời của chính mình. Đúng như Chế Lan Viên đã viết: 
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.
TK đã đi sâu vào tâm thức của con người VN, văn hóa dân tộc VN. Đó chính là những lí do làm cho TK có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt qua nhiều thế hệ.
Đề 11: Phân tích những thành công về nghệ thuật của thi hào Nguyến Du qua các đoạn trích trong Truyện Kiều đã học.
Gợi ý:
Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên
Trực tiếp tả thiên nhiên (phân tích, chứng minh qua Cảnh ngày xuân)
Tả cảnh ngụ tình ( .Kiều ở lầu Ngưng Bích)
Nghệ thuật miêu tả nhân vật
Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ (Chị em ThúyKiều)
Khắc học tính cách nhấn vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động (Mã Giám Sinh mua Kiều)
Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích)
Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán)
Đề 12: Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của N.Dữ. 
Gợi ý:
Giới thiệu tác giả N.Dữ, tác phẩm, nhân vật với phẩm chất tốt đẹp va số phận bi thảm.
Nhân vật Vũ Nương:
Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp (thể hiện trong 4 mối quan hệ sau):
Là người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp, được mọi người yêu mến
Là người vợ:
+ Biết chồng có tính đa nghi nên hết sức giữ gìn khuôn phép để không xảy ra bất hòa
+ Ngày tiến chồng đí lính, nàng dặn dò đầy tình nghĩa, không mong vinh hiển, chỉ cầu được bình an trở về, cảm thông với những vất vả mà chồng phải chịu đựng nơi chiến trường, khắc khoải nỗi nhớ mong.
+ Khi xa chồng hết sức thủy chung, tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Nỗi nhớ thương kéo dài theo năm tháng “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”.
Là người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ già lúc ốm đau, lo thuốc thang, lễ bái thần phật, dịu dàng ân cần nói lời khuyên lơn. Lời trăng trối cuối cùng của người mẹ chồng “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã , chẳng bao giờ phụ mẹ” thể hiện sự ghi nhận về nhân cách, đánh giá công lao, đức độ của nàng. Một mình lo việc ma chay, tế lễ như với cha mẹ đẻ mình.
Là người mẹ hiền một mình nuôi con nhỏ với tất cả tình yêu thương của người mẹ và của cả người cha nơi chiến trường.
Khi bị nghi oan nàng hết lòng tìm cách hàn gắn gia đình bằng việc phân trần nhưng không được. Việc trẫm mình trên sông để bảo toàn danh dự được thần linh chứng giám nỗi oan khuất và tấm lòng trong trắng của nàng.
Vũ Nương là người phụ nữ đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
b. Một người phụ nữ như vây lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc nhưng VN lại gặp oan nghiệt và có cuộc đời bất hạnh:
	- Là nạn nhân của tư tưởng phong kiến nam quyền: hôn nhân không có tình yêu, bất bình đẳng (Tsinh đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ).
	- Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa: gia đình hạnh phúc “sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh”. Những ngày ở nhà VN chờ đợi chồng, ngóng chồng đầy thương nhớ như nàng Vọng Phu.
	- Ngày sum họp: chồng vốn có tính đa nghi, lại thêm lời con trẻ nói không rõ khiến chồng không đủ bình tĩnh phán đoán, bỏ qua tai lời vợ phân trần, bà con bênh vực. Chàng không nói ra duyên cớ mà mắng nhiếc, đuổi nàng đi, dồn đẩy nàng tới cái chết.
	- > Bi kịch của VN là lời tố cáo xã hội phong kiến, bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với số phận mong manh bi thảm của người phụ nữ. Họ không những không được bênh vực che chở mà còn bị đối xử một cách bất công vô lí vì lời nói ngây thơ của con trẻ, vì anh chồng hồ đồ ghen tuông mà đành phải kết liễu cuộc đời mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_35_on_tap_truyen_trung_dai.doc