Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Phát triển năng lực) - Tiết 40+41+42: Văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Phát triển năng lực) - Tiết 40+41+42: Văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức.

 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

 - Đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật qua những sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính

 2. Kĩ năng.

 - Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.

 - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

 - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

 * Tích hợp môi trường: Sự khốc liệt của chiến tranh tới môi trường sống.

 3. Thái độ.

 - GDHS lòng yêu mến cảm phục các anh bộ đội chống mĩ.

 4. Năng lực cần đạt

 - Năng lực cảm thu thẩm mĩ - Năng lực đánh giá

 - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị GV: Nghiên cứu VB, tài liệu tham khảo, SGK, SGV, giáo án, CB trình chiếu.

 2. Chuẩn bị của HS: Đọc và soạn trước bài.

III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

1. Các hoạt động đầu giờ

*Kiểm tra bài cũ ( 4’)

 Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí? Cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp qua bài thơ ?

 Đáp án: Đọc thuộc bài thơ

 - Anh bộ đội chống Pháp:

 + Xuất thân từ nông dân, sẵn sàng ra đi.

 + Phải trải qua những thiếu thốn, gian lao.

 + Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.

 * Vào bài (1’):

 Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm trường kì chống Thực dân Pháp. Những tưởng đất nước ta được độc lập nhưng Mĩ lại nhảy vào Miền Nam, cả nước ta phải kháng chiến chống Mĩ. Miền Bắc có nhiệm vụ trọng đại: vừa xây dựng CNXH vừa chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mĩ. Lớp lớp thanh niên lên đường ra trận với khí thế:

Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

 Với quyết tâm vì Miền Nam chống Mĩ. Tất cả đã được ghi lại trong thơ ca chống Mĩ kể cả những đóng góp của những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

 

doc 14 trang Hoàng Giang 4630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 (Phát triển năng lực) - Tiết 40+41+42: Văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2021
 Ngày giảng 9A: /10/2021
 9B: /10/2021
 Tiết 40-41 Văn bản : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
(DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH)
 - Phạm Tiến Duật -
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức.
 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 - Đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật qua những sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính
 2. Kĩ năng.
 	- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
 	- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. 
 	- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 
 * Tích hợp môi trường: Sự khốc liệt của chiến tranh tới môi trường sống. 
 3. Thái độ.
 - GDHS lòng yêu mến cảm phục các anh bộ đội chống mĩ.
	4. Năng lực cần đạt
	- Năng lực cảm thu thẩm mĩ - Năng lực đánh giá
	- Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị GV: Nghiên cứu VB, tài liệu tham khảo, SGK, SGV, giáo án, CB trình chiếu.
 2. Chuẩn bị của HS: Đọc và soạn trước bài.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Các hoạt động đầu giờ
*Kiểm tra bài cũ ( 4’)
 Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí? Cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội thời chống Pháp qua bài thơ ?
 	 Đáp án: Đọc thuộc bài thơ
 	 - Anh bộ đội chống Pháp:
	 + Xuất thân từ nông dân, sẵn sàng ra đi...
	 + Phải trải qua những thiếu thốn, gian lao....
	 + Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó...
	 * Vào bài (1’): 
 Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm trường kì chống Thực dân Pháp. Những tưởng đất nước ta được độc lập nhưng Mĩ lại nhảy vào Miền Nam, cả nước ta phải kháng chiến chống Mĩ. Miền Bắc có nhiệm vụ trọng đại: vừa xây dựng CNXH vừa chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mĩ. Lớp lớp thanh niên lên đường ra trận với khí thế: 
Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
	Với quyết tâm vì Miền Nam chống Mĩ. Tất cả đã được ghi lại trong thơ ca chống Mĩ kể cả những đóng góp của những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
 2. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung (20’)
* Mục tiêu : giúp hs có hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm, bố cục, thể thơ, phương thức biểu đạt của vb
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật?
GV: (Chiếu hình chân dung) giới thiệu thêm.
 Phạm tiến Duật vào bộ đội lăn lộn trên tuyến đường trường sơn, viết những bài thơ mang hơi thở trực tiếp của cuộc chiến tranh.
- Từng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ. Là một gương mặt tiêu biểu của cuộc chiến tranh
- Thơ PTD góp phần tạo nên giọng điệu mới ngang tàng, hồn nhiên của người lính thời chống pháp.
? Bài thơ được sáng tác vào năm nào?
GV: Chiếu hình ảnh một số tác phẩm (tập thơ) của ông.
GV: Cần đọc với giọng hồn nhiên, tinh nghịch pha chút ngang tàng.
? Bài thơ thuộc thể loại nào? 
GV: Thể thơ tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi, ít vần, 4 câu một khổ, khác với thể thơ tự do của bài Đồng chí: câu ngắn, các khổ thơ không đều nhau
? Xác định phương thức biểu đạt? 
GV chốt.
? Em hiểu thế nào là Bếp Hoàng Cầm?
GV: Bài thơ là cảm xúc và suy nghĩ của tác giả vè những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời chống Mĩ. 7 khổ thơ đều xoay quanh và làm nổi bật chủ đề nên không thể và không cần chia đoạn.
? Trong bài thơ đã xuất hiện những hình ảnh nào? 
GV: Khi đi phân tích chúng ta tập trung vào các hình ảnh trên. 
Hoạt động 2: Phân tích 
* Mục tiêu: giúp hs hiểu ý nghĩa về nhan đề của bài thơ đồng thời cảm nhận được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính
(Thảo luận): ? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ? 
GV quan sát, định hướng, bổ sung : Nhan đề bài thơ quá dài, tưởng như có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc bởi cái vẻ lạ, độc đáo của nó.
- Nhan đề bài thơ làm nổi bật hình ảnh của toàn bài 
 “Những chiếc xe không kính” đây là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
GV: Tg còn thêm vào nhan đề hai chữ “ Bài thơ” cho thấy cách khai thác hiện thực của tác giả: Không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà điều chủ yếu là tác giả muốn nói về cái chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung vượt lên thiếu thốn gian khổ hiểm nguy của chiến tranh.
? Nhan đề bài thơ thể hiện nội dung gì ? 
GV chốt kt
? Mở đầu bài thơ hình ảnh những chiếc xe được tác giả giới thiệu như thế nào?
? Có gì đặc biệt trong cách dùng từ ở câu thơ này? Cách dùng từ này có tác dụng như thế nào?
? Nguyên nhân nào khiến chiếc xe trở thành không kính? 
? Từ cách giới thiệu, lí giải nguyên nhân ấn tượng đầu tiên của chúng ta về những chiếc xe đó như thế nào?
GV chốt kiến thức
GV: Xưa nay hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào trong thơ thường được “Mĩ lệ hoá” “Lãng mạn hoá” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Ví dụ: chiếc xe tam mã trong thơ Pu -skin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. Ngược lại PTD thì đưa vào thơ của mình những chiếc xe trần trụi, bị phá huỷ gần như là phế thải và tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Từ cách giới thiệu chiếc xe đến cách giải thích nguyên nhân xe không có kính đều rất thật, rất tự nhiên giọng điệu pha chút ngang tàng trong đó càng gây ra sự chú ý về vẻ khác lạ của nó.
GV: Không chỉ có thế, chiếc xe còn được tác giả miêu tả ở khía cạnh khác. Đó là ở khía cạnh nào? 
? Cách miêu tả này có gì đặc biệt ?
? Yếu tố nào tạo nên hình tượng độc đáo về những chiếc xe này ? 
GV chốt kiến thức.
GV: Những chiếc xe không kính, biến dạng trần trụi không phải là hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm, với nét ngang tàng, tinh nghịch thích cái lạ như PTD mới có thể nhận ra được và đưa nó vào hình tượng thơ làm nên một hình tượng thơ hết sức độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ cứu nước.
? Qua việc miêu tả chiếc xe không kính tác giả muốn gửi gắm điều gì?
? Giới thiệu những chiếc xe không kính tác giả nhằm làm nổi bật hình ảnh nào trong bài thơ? 
GV: Vậy cụ thể như thế nào giờ sau chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết sau.
- HS tr lời các nhân theo sgk
- Hs nêu Phạm Tiến Duật 1941-2007) : là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 Sáng tác của ông tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
- HS quan sát, lắng nghe
 BT viết năm 1969 in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” được giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ.
- HS trả lời theo sgk
- Thơ tự do
- HS xác đinh. 
- trả lời theo ý hiểu và sự chuẩn bị
- HS xác định.
+ Hình ảnh: người lính lái xe
+ Hình ảnh những chiếc xe không kính. 
- HS trao hoạt động cặp đôi
- Đại diện cặp đôi trả lời
- Nhận xét bổ sung cho các cặp đôi khác
- Lắng nghe
- Giới thiệu những chiếc xe không kính: “Không có có kính” 
- Tác giả dùng 3 lần từ "không" -> tạo cho câu thơ âm điệu như lời văn xuôi, ngôn ngữ mộc mạc. Nhịp điệu linh hoạt, khoan thai mà gợi tả rõ nét. Cứ như một đoàn xe đang lừng lững tiến lại.
- “ Bom giật bom .. đi rồi”
- Độc đáo, khác lạ, gây sự chú ý
- Ghi nội dung
- Lắng nghe tích cực
- Không có kính có đèn.
Không có mui có xước.
- Bom đạn chiến trường làm cho những chiếc xe biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa: “ Không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước” => Dường như những chiếc xe ấy không còn là xe nữa. Hình ảnh lạ kì ấy giúp ta hiểu được rằng chiến tranh lúc ấy thật khốc liệt, sắt thép còn như thế huống hồ gì là con người.
- Tự bộc lộ
- HS nêu
- Hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn
I. Đọc và tìm hiểu chung 
1. Tác giả, tác phẩm 
2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
 Thể thơ: tự do.
II. Phân tích 
1. Nhan đề bài thơ (20’).
 Nhan đề bài thơ: thể hiện chất thơ vút lên từ cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ và hy sinh. 
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính (40’).
 Độc đáo, khác lạ, gây sự chú ý.
Hiện thực khốc liệt của chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên chiếc xe không kính. 
 3. Củng cố - Luyện tập (4’) 
 Câu hỏi: Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
 HS nêu: Nhan đề bài thơ mới lạ, độc đáo. 
 4. Hướng dẫn về nhà (1’):
 - Về nhà học bài.
 - Trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Đọc và chuẩn bị phần tiếp theo của bài
******************************
Ngày soạn: 16/10/2021
 Ngày giảng 9A: /10/2021
 9B: /10/2021
 Tiết 42. Văn bản : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (tiếp)
 - Phạm Tiến Duật -
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: HS cảm nhận được:
 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
	- Hồn thơ trẻ trung tinh nghịch của Phạm Tiến Duật
 2. Kĩ năng.
 	- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
 	- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. 
 	- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 
	* Tích hợp môi trường: môi trường thiên nhiên bị phá hủy trong chiến tranh
 3. Thái độ.
 - GDHS lòng yêu mến cảm phục các anh bộ đội chống mĩ.
4. Năng lực cần đạt
	- Năng lực cảm thu thẩm mĩ
	- Năng lực hợp tác
	- Năng lực đánh giá
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu VB, tài liệu tham khảo, SGK, SGV, giáo án. 
 2. Chuẩn bị của HS: Đọc và soạn trước bài.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Các hoạt động đầu giờ
* Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
 Đáp án: HS đọc thuộc lòng BT.
	 *Vào bài (1’): Ở tiết trước các em đã biết được hình ảnh chiếc xe không kính độc đáo, mới lạ. Do hiện thực khốc liệt của chiến tranh chiếc xe trở nên méo mó, biến dạng những những chiếc xe vẫn thẳng tới chiến trường.
Khắc họa hình ảnh chiếc xe không kính là tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của người chiến sĩ, vậy cụ thể như thế nào tiết này chúng ta cùng tìm hiểu. 
 2. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Phân tích ( tiếp) ( 35’ )
* Mục tiêu: HS cảm nhận được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
GV: gọi h/s đọc lại bài thơ
? Tư thế của những chiến sĩ lái xe ko kính đc t.g miêu tả như thế nào ? 
? Theo em biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng khi miêu tả về tư thế của những chiến sĩ lái xe? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
 GVNX – chốt kt.
? Không có kính người lái xe gặp phải khó khăn gì ? Biện pháp nghệ thuật ?
GV: Với cách sử dụng điệp từ “ Nhìn thấy” cho ta thấy những chiến sĩ lái những chiếc xe không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với biết bao khó khăn nguy hiểm. Nào là “ gió vào xoa mắt đắng” ở đây đã có sự nhân hóa chuyển đổi cảm giác, nào là con đường chạy thẳng vào tim. Không có kính thành ra nhìn rõ thiên nhiên hơn: sao trời, cánh chim tạo ra sự thân mật giữa con người với thiên nhiên.
-> Câu thơ diễn tả được những cảm giác về tốc độ mạnh, xe đang lao nhanh, khiến người đọc có thể hình dung rõ ràng ấn tượng cảm giác ấy như mình đang ngồi trong xe.
? Người lính lái xe còn phải đối mặt với những gian khổ nào nữa ?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu và cấu trúc 2 khổ thơ trên?
? Qua đó cho ta thấy thái độ của họ trước những khó khăn ấy như thế nào?
GVNX – chốt kt.
GV: Không có kính bụi đg nhuộm trắng mái tóc xanh của người lính nhưng người lái xe vẫn phì phèo và cười ha ha cái lấm bụi ko làm họ bận tâm mà trái lại là cái cớ để họ vui cười. Nụ cười ha ha thể hiện sự sảng khoái, cười hết cỡ. Thái độ lạc quan của họ đáng khâm phục biết bao
- Xe ko kính khi trời mưa người lái bị ướt bởi mưa tuôn, mưa xối. Người lái xe thừa nhận nhược điểm của xe ko kính nhưng bụi thì chưa cần rửa, áo ướt chưa cần thay mà tự nhủ chạy thêm trăm cây số nữa một lần nữa người lái xe thắng mưa gió.
* GV tích hợp với môi trường: Những hình ảnh “ Bụi phun tóc trắng như người già” hay “ Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” gợi lên tình thương đối với những người chiến sĩ lái xe ra mặt trận. Câu thơ PTD chẳng những hay về hình ảnh mà còn hay về âm điệu. Những thanh trắc: Có kính, ướt áo, xối, lái phô diến được cái nghiệt ngã của thiên nhiên trên tuyến đường Trường Sơn. Đặc biệt là câu kết của đoạn thơ gần như toàn thanh bằng êm ru, một phút yên ả trong tâm hồn người lái xe” “Mưa ngừng khô thôi”
? Hai hình ảnh “phì phèo” “Nhìn nhau..cười” giúp chúng ta thấy đc nét tính cách đáng yêu nào của người lính? 
GV chốt kt.
? Hai khổ thơ tiếp tác giả tiếp tục giới thiệu cuộc sống của người lái xe. Những chi tiết nào làm em chú ý ? 
? Những chi tiết đó đã khắc hoạ thêm một nét đẹp về hình tượng người chiến sĩ lái xe, Theo em đó là nét đẹp nào ?
GV chốt kiến thức.
GV: Tình đồng đội của người lái xe cũng được Phạm Tiến Duật phát hiện những nét riêng: Bởi không phải chỉ có một chiếc xe không kính mà là cả tiểu đội xe từ trong bom rơi hợp cùng nhau. Khi hành quân các anh động viên, chào hỏi nhau trong cảnh ngộ độc đáo “ Bắt tay qua cửa kính vỡ “họ nấu ăn bằng Bếp Hoàng Cầm, ăn uống chung bát đũa như trong một gia đình.
Họ nghỉ ngơi bằng “ Võng mắc chông chênh trên đường xe chạy, rồi các anh lại cùng nhau lên đường “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.
? Theo em điều gì làm nên sức mạnh để họ coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan như vậy ?
? Khổ thơ cuối xây dựng sự đối lập giữa 2 phương diện, đó là phương diện nào?
? Có bạn cho rằng: cả bài thơ hay nhất là câu cuối là nhân tố sáng tỏ chủ đề bài thơ. Em thấy thế có đúng không? vì sao?
GV chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Tổng kết (5’).
* Mục tiêu: HS khái quát được nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản
? Em có nhận xét gì ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ ? 
GV chốt kt
? Nêu nội dung của bài thơ ?
GVNX – chốt kiến thức.
- Đọc
- Ung dung ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
- Đảo trật tự cú pháp
- Điệp từ nhìn lặp lại nhiều lần trong khổ thơ.
-> Diễn tả tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin làm chủ tay lái.
Nhìn thấy xoa mắt đắng
Nhìn thấy vào tim
Thấy sao trời... cánh chim
Như sa vào buồng lái.
- NT
 Điệp từ: Nhìn thấy
 So sánh:
- Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun người già
Chưa cần điếu thuốc
Nhìn nhau ha ha
- Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn ngoài trời.
Chưa cần .cây số nữa
Mưa ngừng khô thôi.
- Giọng điệu: thản nhiên.
- Cấu trúc lặp lại: ừ thì, chưa cần 
- TL.
- Lắng nghe tích cực
- HS suy nghĩ cá nhân, nêu
- NX câu trả lời của bạn
- Bắt tay qua .. kính vỡ rồi
Bếp dựng giữa trời
Chung bát gđ đấy	
Võng mắc ... xe chạy.
- Tình cảm gần gũi gắn bó thiêng liêng
- Đó chính là ý chí phấn đấu để giải phóng miền nam, lòng yêu nước nồng nàn ở tuổi trẻ.
Xe vẫn phía trước
Chỉ cần trong trái tim
- Sự đối lập giữa 2 phương diện vật chất và tinh thần: vẻ bên ngoài và vẻ bên trong của chiếc xe, chiếc xe bị bom đạn Mĩ làm cho biến dạng đến trần trụi “ko có kính.. ” nhưng kì lạ là những chiếc xe ấy vẫn băng băng ra tiền tuyến và t.g đã lí giải “Chỉ cần 
- Toả sáng chói ngời trong bài thơ là hình ảnh “ Trong xe có một trái tim” đó là cội nguồn sức mạnh của đoàn xe, là gốc dễ phong cách anh hùng của người cầm lái tích tụ lại trong cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh, chan chưa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim con người cầm lái: TYTQ, yêu đồng bào, đồng chí miền nam đau khổ đã khích lệ động viên những chiến sĩ vận tải vượt mọi gian nguy lạc quan bình tĩnh cầm vô lăng nhìn đúng hướng đề khẩn trương ra đến đích. “Trái tim” .
- Ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày 
- Giọng điệu tự nhiên ngang tàng, sôi nổi
- HS nêu nội dung của bài thơ.
- HS nêu
- HS đọc ghi nhớ SGK
I. Đọc và tìm hiểu chung.
II. Phân tích.
3. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe 
Tư thế ung dung, hiên ngang làm chủ tay lái, vững vàng tự tin.
 Thái độ bất chấp mọi khó khăn, gian khổ nguy hiểm.
 Là những chàng trai sôi nổi, vui nhộn, yêu đời.
 Tình cảm gần gũi gắn bó thiêng liêng, như anh em ruột thịt
 Ý chí chiến đấu vì miền nam vì tình yêu Tổ quốc nồng nhiệt. 
III. Tổng kết (5’).
1. Nghệ thuật
 Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
 Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu tự nhiên ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. 
2. Nội dung.
Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. 
* Ghi nhớ ( SGK/133)
3. Củng cố - Luyện tập ( 4’)
 ? Nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính lái xe? So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí”?
 HS: - Thể hiện người lính chống mĩ có phần trẻ trung, sôi nổi hơn.
 - Họ được học hành, được huấn luyện chính qui hơn.
 - Họ cũng được trang bị đầy đủ hơn (Tư trang cá nhânT) 
 * Giống: Đều có tư tưởng chịu đựng khó khăn gian khổ .
 - Có tư tưởng lạc quan, tình đồng chí đồng đội gắn bó.
 GV. Liên hệ: Ngày nay người lính còn được trang bị học hành đầy đủ hơn, vẫn tiếp tục phát huy phẩm chất cao đẹp 
4. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
 - Học thuộc lòng diễn cảm bài thơ.
 - So sánh điểm giống và khác nhau về hình ảnh người lính qua hai bài thơ đã học.Đọc và chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_phat_trien_nang_luc_tiet_404142_van_ba.doc