Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 109+110: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước;
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại;
- Trình bày những suy nghĩ, cẩm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ;
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên yêu mùa xuân và dặc biệt có khát vọng sống cao đẹp- sống có ích cho đời
4. Tích hợp, rèn kĩ năng sống:
- Biết yêu thiên nhiên và khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước;
- Biết bày tỏ nhận thức và hành động của cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a) Các phẩm chất: Yêu quê hương đất nước. Tự lập, tự tin, tự chủ.
b) Các năng lực: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; tư duy; giao tiếp; sử dụng CNTT; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ; cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK; Bảng phụ (máy chiếu), phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới (trả lời các câu hỏi)
III. TIỂN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 109
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5p)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng một khổ thơ mà em tâm đắc nhất. Nêu suy nghĩ của em về khổ thơ ấy.
- Bài thơ ( ) gợi cho em cảm xúc gì về Bác?
- Kiểu tra tập của HS đó.
3. Tổ chức dạy và học bài mới
Tuần 22 Tiết 109, 110 VĂN BẢN MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải) Ngày soạn: Ngày dạy: . I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước; - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại; - Trình bày những suy nghĩ, cẩm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ; 3. Thái độ: Yêu thiên nhiên yêu mùa xuân và dặc biệt có khát vọng sống cao đẹp- sống có ích cho đời 4. Tích hợp, rèn kĩ năng sống: - Biết yêu thiên nhiên và khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước; - Biết bày tỏ nhận thức và hành động của cá nhân để đóng góp vào cuộc sống. 5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh a) Các phẩm chất: Yêu quê hương đất nước. Tự lập, tự tin, tự chủ. b) Các năng lực: Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; tư duy; giao tiếp; sử dụng CNTT; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ; cảm thụ văn học. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK; Bảng phụ (máy chiếu), phiếu bài tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới (trả lời các câu hỏi) III. TIỂN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 109 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5p) - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng một khổ thơ mà em tâm đắc nhất. Nêu suy nghĩ của em về khổ thơ ấy. - Bài thơ ( ) gợi cho em cảm xúc gì về Bác? - Kiểu tra tập của HS đó. 3. Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của trò - Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi mảnh ghép: quan sát 4 bức tranh và cho biết: ghép 4 mảnh ghép cho biết chủ đề của những hình ảnh. - Từ câu trả lời của hs , gv gới thiệu vào bài mới. - HS quan sát, thực hiện - HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của gv. Mùa xuân, mùa của yêu thương, hạnh phúc. Mùa xuân bao giờ cũng đem lại cho thiên nhiên sức sống mới. Và cứ mỗi độ xuân về Tết đến, trong mỗi chúng ta trào dâng bao cảm xúc, hân hoan. Còn đối với nhà văn, nhà thơ mùa xuân luôn là đề tài hấp dẫn. Say sưa với cảnh xuân đến, Thanh Hải đã sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trong lúc nằm trên giường bệnh và ít lâu sau ông đã qua đời. Vậy tác giả đã gởi gắm điều gì qua bài thơ. Tiết học hôm nay sẽ cho các em hiểu được điều đó. HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40p) - Mục tiêu: HS hiểu về tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc. HS hiểu ý nghĩa của các tình tiết tiêu biểu; rèn kĩ năng tự học theo hướng dẫn. - Phương pháp : Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG - Yêu cầu giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. - Xác định TL và PTBĐ => Chuyển HD đọc - hiểu văn bản - HDĐ: Đọc giọng nhỏ nhẹ tâm tình – GV đọc khổ 1 gọi HS đọc tiếp. - Yêu cầu phân bố cục bài thơ -> Phân tích theo bố cục - Gọi đọc khổ 1 - GV treo (chiếu) tranh - Hãy quan sát tranh và kết hợp với khổ thơ 1. Cho biết để nói về mùa xuân của thiên nhiên tác giả đã chọn những hình ảnh, chi tiết nào? - Tại sao tác giả chọn những hình ảnh này để tả về màu xuân xứ Huế? - Theo em giọt long lanh là giọt gì? Và tác giả đã cảm nhận tiếng hót của chim chiền chiện bằng những giác quan nào? Vì sao có sự chuyển đổi cảm giác trên? - TH: Qua miêu tả cảnh đất trời vào mùa xuân và nhất là sự chuyển đổi cảm giác trên cho ta thấy tâm trạng của tác giả như thế nào trước cảnh đất trời vào xuân? - Dựa vào SGK/56, 57 nêu những hiểu biết về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ. - Xác định - Chú ý và đọc theo hướng dẫn. - 4 phần + Khổ 1: Cảm xúc mùa xuân của thiên nhiên. + Khổ 2, 3: Cảm xúc mùa xuân của đất nước. + Khổ 4, 5: Ước ngyện + Khổ 6: Lời ca ngợi quê hương. - Thực hiện - Quan sát - 4 câu đầu -> Hình ảnh bình dị, đầy sức sống. - Đối chiếu, so sánh: Chim, hoa mai, hoa đào... - HS tương tác: Có sự chuyển đổi cảm giác: từ thính giác ® thị giác rồi xúc giác. - Nhận xét I. GIỚI THIỆU 1. Tác giả - Thanh Hải (1930-1980) tên thật Phạm Bá Ngoãn quê ở Thừa Thiên Huế; - Là nhà thơ của hai kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ; Có công xây nền VH CM miền Nam từ những ngày đầu. 2. Tác phẩm - Được viết 11/1980 lúc đang ốm nặng, ít lâu sau thì qua đời (12/1980); - Mạch cảm xúc: xúc cảm trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất nước, ước nguyện được dâng hiến. - Thể loại: thơ ngũ ngôn - PTBĐ: BC, MT II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc 2. Bố cục (4 phần) 3. Phân tích a) Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên (k1) Mọc giữa dòng sông xanh Điểm xuyến MS Một bông hoa tím biếc MS Ơi con chim chiền chiện Hót cho mà vang trời Âm thanh -> Hình ảnh chọn lọc, mộc mạc, gợi cảm, màu sắc tươi thắm, không gian bao la, cao rộng, đầy sức sống. - giọt: giọt nắng, giọt sương, giọt mưa giọt âm thanh : trong trẻo, thanh khiết -> Sự chuyển đổi cảm giác tinh tế (thính -> thị ->xúc giác). => Nhà thơ say sưa, ngây ngất thưởng thức mùa xuân một cách trọn vẹn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời xứ Huế. GV bình, chuyển: Chỉ bằng vài nét phác hoạ, tác giả đã vẽ ra được cả một không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu trời), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc - màu sắc đặc trưng của xứ Huế) và cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim hót. Đây là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp, tràn đầy sức sống. Qua nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, tiếng chim từ chỗ là âm thanh (được cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (cảm nhận bằng thị giác có hình và khối). Từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác (đưa tay hứng)....Nhà thơ hứng giọt âm thanh của mùa xuân hay âm thanh tiếng chim. Khổ thơ đã diễn tả một cách sinh động niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của TN, đất nước lúc vào xuân. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (tt) (25p) - Gọi đọc khổ 2, 3 - Cành hoa tím, tiếng hót chim chiền chiện mang mùa xuân đến cho thiên nhiên, còn ai là người mang mùa xuân đến cho đất nước? Tại sao tác giả lại chọn 2 đối tượng này? * Liên hệ: Nhiệm vụ hiện tại: Hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước (đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu, chiến tranh biên giới Tây Nam 1979 ) - Mùa xuân mà 2 đối tượng trên đem đến cho đất nước, cho dân tộc là gì? Lộc ở đây có ý nghĩa là gì? Có được hiểu theo ý gốc ghi ở phần chú thích không? * GV đọc 2 câu: “Tất cả xôn xao”-> Nghệ thuật được sử dụng nghệ thuật nào? - Qua các biện pháp tu từ cho thấy con người đã thực hiện nhiệm vụ của mình với nhịp độ như thế nào? - Em hiểu gì về tác giả qua hai câu: Đất nước phía trước? - Qua hai khổ thơ vừa phân tích em thấy tác giả có cảm xúc gì trước mùa xuân của đất nước? Vì sao? Tiết 101 - Đọc - Người cầm súng, người ra đồng cho nhân dân, cho đất nước “Mùa xuân mạ” Nhận xét - Nghe, hiểu thêm - Chồi non, sự sống, niền tin, hi vọng... - Điệp từ, động từ - Tất cả làm việc với nhịp độ khẩn trương thể hiện niềm tin vào đất nước - Thể hiện niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai của đất nước - Đất nước thay đổi, đi lên trở thành nước công nghiệp... b) Cảm xúc về mùa xuân của đất nước (Khổ 2, 3) - Người cầm súng BVTQ (chiến đấu) - Người ra đồng XDĐN (sản xuất) - Lộc: Chồi non, sự sống, niền tin, hi vọng... - Con người hối hả, xôn xao -> hình ảnh gợi cảm => Điệp từ, động từ, từ láy -> nhịp thơ gấp gáp tin tưởng lạc quan vào tương lai của đất nước. - Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước -> So sánh độc đáo bằng hình ảnh đẹp => Đất nước mãi đi lên, cứ mỗi mùa xuân lại tiếp thêm sức sống mới. Bình, liên hệ, chuyển: Điều hi vọng của Thanh Hải 1980 bây giờ đã thành hiện thực, đất nước 4000na8n văn hiến, vất vả, cứ kiên cường đi lên Sau khi bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, của thiên nhiên, tác giả đã nói gì về mùa xuân của riêng minh? Đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, vẻ đẹp của bầu trời vĩnh hằng. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước anh hùng, giàu đẹp. "Cứ đi lên phía trước". Câu thơ khẳng định ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. * Cho HS đọc khổ 4, 5. - Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, tác giả đã tâm niệm những gì? Tâm niệm ấy được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Nét đặc sắc của những những chi tiết, hình ảnh ấy? Qua đó em cảm nhận được gì về tâm niệm của nhà thơ? - HS đọc khổ 4 , 5. - HS suy nghĩ thảo luận nhóm. Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Những h/ảnh tự nhiên, giản dị, mang ý nghĩa tượng trưng . + Ta làm con chim hót.... Một nốt trầm xao xuyến. + Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời. c) Tâm niệm của nhà thơ (k4,5) - K4: Ước nguyện và khát vọng được hoà nhập, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé cho cuộc sống chung, cho đất nước. - Một ước nguyện khiêm nhường giản dị, chân thành và tha thiết. - Qua tâm niệm của nhà thơ em rút ra cho mình bài học gì? - Tự do bộc lộ Mỗi con người hãy cố gắng mang đến cho c/đời một nét đẹp, phần tinh tuý của mình dù là nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho c/đời, cho đất nước. H. Phân tích hình ảnh thơ “mùa xuân nho nhỏ” và cách thức cống hiến của nhà thơ? - Nhận xét về cách xưng hô của tác giả ở khổ này so với khổ đầu?-> Tổ chức hs thảo luận nhóm (4 phút ); Gv nhận xét, chốt - Ước nguyện đó cho ta hiểu gì về lối sống của nhà thơ? Em có đồng tình với ước nguyện đó không? Vì sao? - Gv bổ sung Gv liên hệ mở rộng - Hs thảo luận nhóm (4 phút) - Làm ra vở bài tập - Đại diện nhóm trình bày : Đây là sự sáng tạo của nhà thơ nói về mối quan hệ giữa cuộc đời mỗi người và cuộc đời chung, giữa cá nhân và xã hội. Đây là hình ảnh ẩn dụ của sự cống hiến cuộc đời mình cho đất nước bằng cả sức lực và trí tuệ. - Ở khổ đầu tác giả xưng “tôi” , cái tôi cá nhân đang say sưa trước cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân. Sang khổ thơ này tác giả xưng ta, cái ta chung của dân tộc. ® Cách dùng đại từ “ta’’ cho thấy khát vọng cống hiến không chỉ riêng nhà thơ mà của tất cả mọi người. - Cách thức cống hiến cũng thật cao đẹp: cống hiến một cách âm thầm, lặng lẽ, thiêng liêng thành kính. “dâng”, cống hiến không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi (dù là khi còn trẻ, hay cả khi tóc đã pha sương). - Một lối sống cao đẹp, một nhân sinh quan đúng đắn của người chiến sĩ cách mạng. - Điệu dân ca xứ Huế ở khổ cuối được nhắc đến có tác dụng gì? + Hs trình bày suy nghĩ đánh giá của mình - Tóm tắt ghi vở - Hs lắng nghe - Điệp từ "nước non" với những vần bằng liên tiếp” bình, mình, tình” diễn tả âm điệu nhẹ nhàng , tha thiết, mênh mang mà réo rắt vui tươi, xao xuyến lòng người - K5: Lời khẳng định giá trị truyền thống vững bền của dân tộc. GV: Âm điệu dân ca xứ Huế ngọt ngào, mênh mang góp phần biểu lộ niềm tin yêu của tác giả vào cuộc đời, vào đất nước qua những giá trị truyền thống. Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" một lần nữa diễn tả niềm khao khát, bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. - GV liên hệ: Để sau này có thể sống có ích cho đời thì hiện tại em phải làm gì? GV chốt lại. - Nghệ thuật đặc sắc nào đã đem lại thành công cho bài thơ? - Bài thơ đã được phổ nhạc với giai điệu nhẹ nhàng trong sáng - cho nghe băng hát. - Qua bài thơ, em hiểu gì về quan niệm sống của Thanh Hải? Gv nhận xét chung về nghệ thuật, nội dung đặc sắc của bài thơ - Tự bộc lộ - Chốt nghệ thuật - Nghe nhạc - Sống có ích cho mọi người, cho đất nước III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Lời thơ nhỏ nhẹ tâm tình; - Hình ảnh bài thơ bình dị mà gợi cảm. Nhạc điệu trong sáng. 2. Nội dung, ý nghĩa Bài thơ là tiếng lòng tha thiết nói lên quan niệm sống của tác giả: Sống có ích cho mọi người, cho đất nước. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (10p) - Mục tiêu: + Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành; + Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung Bài thơ có nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ". Em hiểu thế nào về nhan đề đó? Hãy nêu chủ đề của bài thơ? + HS suy nghĩ, trả lời. - "Mùa xuân nho nhỏ" là một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm: ước nguyện được cống hiến chân thành của nhà thơ dành cho cuộc đời 1. Nhan đề: "Mùa xuân nho nhỏ" : Một phát hiện mới mẻ, độc đáo. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng là một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời. - GV yêu cầu HS viết đoạn, gọi đọc, gọi nhận xét, GV sửa. - GV có thể đưa ra lời bình của mình về một đoạn thơ cho HS tham khảo - Em cần làm gì để có một lẽ sống cao đẹp? - HS viết cá nhân. 2 - 3 em trình bày, HS khác nhận xét Nghe GV nhận xét. - Liên hệ 2. Viết một đoạn văn ngắn bình khổ thơ sau: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, CỦNG CỐ (7p) - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo. - Phương pháp: Tìm tòi, trình bày. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Tìm đọc một số tác phẩm khác viết về mùa xuân. - Cảm nhận chung của em về bài thơ (nhận thức và hành động của cá nhân để đóng góp vào cuộc sống)? Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập, trình bày, nhận xét.... IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3P) 1. Bài cũ - Học bài giảng và phần ghi nhớ; Làm hoàn thiện bài tập 2. - Nắm được những giá trị đặc sắc của văn bản. 2. Bài mới: Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong việc tạo lập văn bản; - Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. V. RÚT KINH NGHIỆM Tham khảo: Cảm nhận khổ thơ 4,5 "Nếu là con chim, chiếc lá, Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." (Tố Hữu) Tố Hữu - nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài "Một khúc ca xuân" những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Thanh Hải đã thể hiện “tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời rõ nhất trong hai khổ thơ 4,5: Sau những dòng thơ dâng tràn tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào, lạc quan, tin yêu đối với đất nước, dân tộc Thanh Hải chuyển sang giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người. Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết: "Ta làm con chim hót, Ta làm một cành hoa. Ta nhập vào hòa ca, Một nốt trầm xao xuyến" Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Thái độ "lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ. Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi. Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất... Và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_109110_mua_xuan_nho_nho_thanh_hai.doc