Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 22 đến 34 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 22 đến 34 - Năm học 2021-2022

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu việc tạo thêm từ ngữ mới. Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

 2. Năng lực:

- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong giao tiếp và sử dụng TV, cảm nhận cái hay của TV).

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.

4. Các nội dung tích hợp

- Tích hợp KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt. KN ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.

- TH môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ liên quan đến môi trường, mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm,

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, bình giảng NV9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

* Nội dung: xác định nghĩa của từ

* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu VD, HS thực hiện nhiệm vụ

 + Miệng bạn ấy cười rất có duyên.

 + Bạn ấy phải đào miệng hố rộng hơn trồng cây mới đc.

 + Nhà tôi có bốn miệng ăn.

? Xác định nghĩa của từ “miệng” trong 3 VD trên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

=> Miệng 1: nghĩa gốc; miệng 2: nghĩa chuyển- ẩn dụ; miệng 3: nghĩa chuyển: hoán dụ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

 GV: Ngoài cách phát triển từ vựng là cách pt nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. vẫn còn một số cách pt .Cụ thể ntn chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 44 trang Hoàng Giang 30/05/2022 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 22 đến 34 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết: 22
TÊN BÀI DẠY :
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tiếp theo)
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
1. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Hiểu việc tạo thêm từ ngữ mới. Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong giao tiếp và sử dụng TV, cảm nhận cái hay của TV). 
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.
4. Các nội dung tích hợp
- Tích hợp KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt. KN ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
- TH môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ liên quan đến môi trường, mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường.
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm, 
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, tài liệu chuẩn kiến thức, sách tham khảo, SGV, SGK, bình giảng NV9, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: xác định nghĩa của từ
* Sản phẩm: quan sát và trả lời câu hỏi.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chiếu VD, HS thực hiện nhiệm vụ
 + Miệng bạn ấy cười rất có duyên.
 + Bạn ấy phải đào miệng hố rộng hơn trồng cây mới đc.
 + Nhà tôi có bốn miệng ăn.
? Xác định nghĩa của từ “miệng” trong 3 VD trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
=> Miệng 1: nghĩa gốc; miệng 2: nghĩa chuyển- ẩn dụ; miệng 3: nghĩa chuyển: hoán dụ.
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV: Ngoài cách phát triển từ vựng là cách pt nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. vẫn còn một số cách pt ...Cụ thể ntn chúng ta cùng tìm hiểu...
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách phát triển từ mới qua: Tạo từ ngữ mới ;Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
* Nội dung: Tìm hiểu phương châm về lượng, phương châm về chất
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, làm được phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tạo từ ngữ mới
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách phát triển từ tiếng Việt bằng cách tạo từ mới
- Nội dung: tạo từ ngữ mới
- Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV treo bảng phụ . Gọi HS đọc ngữ liệu .
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 - HS thảo luận nhóm bàn, phiếu học tập
1) Em hãy cho biết thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ ? Giải thích nghĩa của những từ mới đó?
2) Trong tiếng Việt có những từ mới được cấu tạo theo mô hình x + tặc (VD: Hải tặc, không tặc ) hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện theo mô hình đó?
3) Từ một từ, một mô hình cấu tạo từ; có thể tạo thêm những từ ngữ mới. Mục đích của việc tạo thêm từ ngữ mới? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS làm vào PHT
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến câu trả lời:
1)
- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao
- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được pháp luật bảo hộ.
VD: quyền tg, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng CN 
- Đặc khu kinh tế: khu vực giành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với chính sách ưu đãi
- Kinh tế tri thức: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
2) 
- Lâm tặc: giặc rừng (kẻ cướp phá tài nguyên rừng) 
 - Hải tặc: cướp biển .
 - Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác.
 - Đạo tặc: cướp đường.
3) Tạo từ ngữ mới làm cho vốn từ ngữ tăng lên -> phát triển từ vựng Tiếng Việt
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV: Ngoài ra còn cách nào để phát triển từ vựng tiếng Việt nữa -> tìm hiểu phần 2HS: Đọc bài tập 1(a,b)/73
I. Tạo từ ngữ mới 
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/72
* Từ ngữ mới được tạo thành:
 - Điện thoại di động
 - Sở hữu trí thức
 - Đặc khu kinh tế
 - Kinh tế tri thức
* Từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình: x + tặc
 - Đạo tặc - Lâm tặc 
 - Tin tặc - Không tặc 
 - Hải tặc - Cẩu tặc
=> Tạo từ ngữ mới làm cho vốn từ ngữ tăng lên -> phát triển từ vựng Tiếng Việt
1.2. Ghi nhớ: (SGK/72)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu mượn từ của tiếng nước ngoài
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách phát triển từ tiếng Việt bằng cách mượn từ của tiếng nước ngoài
- Nội dung: Tìm hiểu ngữ liệu sgk
- Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Công việc 2:
HS suy nghĩ, trình bày cá nhân
PHIẾU HỌC TẬP
1)Tìm các từ Hán-Việt trong phần trích (a), (b)? Nhận xét về số lượng ?
a)...........................................................................
b)............................................................................
Nhận xét: ...............................................................
2) Tìm một số những từ chỉ khái niệm sau:
a, Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong:.......................................................................
b, Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kịên để tiêu thụ hàng hoá:................................................
? Những từ này có nguồn gốc từ đâu? Tại sao ta phải vay mượn từ ngữ nước ngoài để sử dụng? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng nước nào? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm vào PHT
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1) a, Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b, bạc mệnh, duyên phận, thân linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
Nhận xét: Số lượng lớn trong tiếng Việt
2)
a, Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong: AIDS
b, Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kịên để tiêu thụ hàng hoá: Marketing
- Nguồn gốc: Anh
3) Ta phải vay mượn từ ngữ nước ngoài để sử dụng vì:
 - Tiếng của ta chưa có những từ tương ứng biểu thị về sự vật, con người, đặc điểm, tính chất, một cách thích hợp.
- Vay mượn Làm phong phú, đa dạng từ vựng tiếng Việt -> phát triển từ vựng tiếng Việt.
* Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn: Tiếng Hán.
Bước 4: Kết luận, nhận định
? Lấy VD 1 số từ mượn tiếng nước ngoài được sử dụng trong tiếng Việt?
- Lấy VD 1 số từ mượn chỉ những khái niệm được dùng phổ biến gần đây?
HS: Chia nhóm :"Ai nhanh hơn?"-> để tìm
 VD: Những từ ngữ gần đây được sử dụng: cơm bụi, truyền hình cáp, tiếp thị, công nghệ cao, đa dạng sinh học, thương hiệu, 
? Khái quát 2 đơn vị kiến thức cần ghi nhớ?
HS: Đọc ghi nhớ SGK/74
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
1. Phân tích ngữ liệu: SGK/73
- Mượn các từ ngữ Hán -Việt.
- Những từ ngữ chỉ khái niệm: 
+ AIDS Nguồn gốc
+ Marketing Nước Anh
- Mượn từ ngữ nước ngoài để phát triển từ vựng Tiếng Việt
- Bộ phận từ mượn quan trọng là từ mượn tiếng Hán
2.2. Ghi nhớ: SGK /74
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến các đơn vị kiến thức đã học.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
HS: Đọc yêu cầu BT 1,2,3
GV:- Chia hs thành 3 nhóm - mỗi nhóm làm 1 bài
- Cho thực hiện trò: "Đội nào nhanh nhất" -> viết vào bảng nhóm 
- Treo bảng nhóm - chữa bài tập-> bổ sung
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm vào PHT
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Bài tập 2: 
Tìm 5 từ ngữ được phổ biến gần đây-giải thích nghĩa:
* Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo hiến có trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc kỹ thuật nhất định
* Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán ở những hàng quán nhỏ, tạm bợ
* Công viên nước: Công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biến nhân tạo, 
* Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng chi các loại xe cơ giới với tốc độ cao (trên 100km)
* Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại (nhãn hiệu của hàng hoá; của cơ sở SX, kinh doanh)
Bước 4: Kết luận, nhận định
III. Luyện tập:
 Bài tập 1: Tìm 2 mô hình có khả năng tạo ra từ ngữ mới kiểu "x + tặc"
* X + trường: nhà trường, chiến trường, nông trường 
* X + học: văn học, hoá học, sinh học 
*X + hoá: ô xi hoá, lão hoá, cơ giới hóa, 
Bài tập 3: Tìm từ mượn:
* Tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, phê bình, tô thuế, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
* Từ mượn ngôn ngữ châu âu: các từ còn lại.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nội dung: Bài tập .
* Sản phẩm hoạt động: câu trả của học sinh.
* Cách thực hiện : 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
HS thảo luận nhóm lớn: kĩ thuật khăn trải bàn, làm bài tập số 4/74
? Vẽ sơ đồ các cách phát triển từ vựng? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến:
- Những cách phát triển của từ ngữ:
+ Phát triển về nghĩa của từ ngữ.
+ Phát triển về số lượng từ ngữ: 
- Tạo từ ngữ mới. 
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
=> Từ vựng của 1 ngôn ngữ luôn luôn thay đổi. Thế giới tự nhiên và XH quanh ta luôn luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Từ vựng thay đổi và phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người trong xã hội. VD: 
	+ Chẳng hạn, khi KHKT pt, đạt độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao, công nghệ dựa trên cơ sở đó đc gọi là công nghệ cao.	
+ Trong đời sống của người VN xuất hiện loại phương tiện đi lại có hai bánh, chạy bằng động cơ thì TV phải có từ ngữ để biểu thị: Xe gắn máy 
(cấu tạo từ ngữ mới trên cơ sở những yếu tố đã có của TV.)
* Sơ đồ các cách phát triển từ vựng
2 cách phát triển nghĩa từ vựng vựng
Phát triển về nghĩa của từ ngữ
 Phát triển về số lượng từ ngữ 
Trên cơ sở nghĩa gốc
n
2 phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
Tạo từ ngữ mới
Mhượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt.
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau:
- Thuộc phần ghi nhớ, hoàn thành BT SGK. 
- Tra từ điển để xác định nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong các văn bản đã học.
- Chuẩn bị soạn bài: Chủ đề: Truyện Kiều
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết: 23 -> 34
TÊN BÀI DẠY :
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN KIỀU
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 
Thời gian thực hiện: (12 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện Kiều. Hiểu thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại. Cảm thụ những giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm truyện Kiều.
- Hiểu, biết bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong m/tả nhân vật.
Cảm nhận cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
- Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, qua đó cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. Biết được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Biết được sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản. Hiểu vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự. 
- Biết được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nv trong tác phẩm tự sự. Hiểu tác dụng của miêu tả nội tâm và mqh giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học :
+ Rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe về một tác gia, cảm nhận cái hay của TK
+ Rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe về đoạn truyện thơ Nôm, cảm nhận vẻ đẹp của người phụ nữ trong xhpk
+Rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe về văn tự sự, cảm nhận cái hay của miêu tả trong văn TS
+ Rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe về văn tự sự, cảm nhận cái hay của miêu tả nội tâm trong văn TS
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: Yêu văn học dân tộc. Giáo dục tình thương yêu con người, trân trọng giá trị văn học qua của tác phẩm. Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ PK. Giáo dục niềm cảm thương cho số phận và mến phục đức tính cao đẹp của con người. 
- Chăm chỉ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có ý thức sử dụng TV trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. 
4. Các nội dung tích hợp:
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, trung thực, hợp tác
II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 12 tiết.
Gồm 5 bài:
Bài 1: Truyện Kiều của Nguyễn Du 
Bài 2: Chị em Thúy Kiều 
Bài 3: Kiều ở lầu Ngưng Bích 
Bài 4: Miêu tả trong văn bản tự sự 
Bài 5: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
Cụ thể:
Tiết theo chủ đề
Tiết theo KHGD
Nội dung
1,2,3,4,5,6
23-24-25-26-27-28
Hoạt động mở đầu và Hoạt động hình thành kiến thức Bài 1 và bài 2 (tích hợp kiến thức bài 4)
7-8-9
29-30-31
Hoạt động luyện tập: Định hướng kiến thức bài 3 (tích hợp kiến thức bài 4,5)
10-11-12
32-33-34
Hoạt động vận dụng (luyện kĩ năng viết, nói và nghe văn tự sự có yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 
- Nội dung: Tìm tòi, khám phá về tác giả, văn bản bằng cách quan sát hình ảnh con hổ về đặc điểm của nó để đi vào giải quyết vấn đề tại sao tác giả lại mượn hình tượng con hổ để gửi gắm tâm sự của mình trong bài thơ.
- Sản phẩm: Con hổ; tác giả Thế Lữ
- Tổ chức thực hiện: GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
* GV chiếu bài thơ: BTN (Hồ Xuân Hương)
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
 Bảy nổi, ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
 ? Những câu thơ trên trong bài nào? Của ai? Em biết gì về ng phụ nữ đc nói đến trong bài thơ. Đọc những câu thơ khác viết về ng phụ nữ thời PK?
? Những câu thơ của Hồ Xuân Hương khiến ta liên tưởng đến nhân vật nào trong tác phẩm TK của ND? (Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến: Thuý Kiều - nhân vật chính trong truyện Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa, phong nhã. Hai ngưồi yêu nhau và cùng nhau thề nguyện chung thuỷ. Nhưng tai hoạ bất ngờ đã ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn, Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không đc. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng dành chịu tiếp khách. ít lâu sau, kiều đc Thúc Sinh- một kẻ thư sinh giàu có, say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa đc một năm, Kiều lại bị Hoạn Thư- vợ cả của Thúc Sinh bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu, gảy đàn, mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành ngươì vợ anh hùng, phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương này. Từ Hải đã giúp Kiều báo ân, báo oán. Nhưng cũng chẳng đc bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra đầu hàng triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng, Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại đc sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thuý Kiều đi tìm. Sau 15 năm trời lưu lạc. Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp mối duyên xưa của Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho đc trong sáng, đẹp đẽ.
Bước 4: Kết luận, nhận định
* GV đánh giá - kết luận: Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du - danh nhân VH thế giới - chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà và trong đời sống tâm hồn dân tộc. Truyện Kiều đã thâm nhập vào tâm thức và văn hoá con người Việt nam. Nhờ đâu Truyện Kiều có sức sống mạnh mẽ đến vậy? 
 Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu về chủ đề Truyện Kiều. Chủ đề này chúng ta sẽ học trong 12 tiết.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYÊN DU VÀ VĂN BẢN CHỊ EM THÚY KIỀU (TÍCH HỢP MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ)
 (Tiết 1,2,3,4,5,6 theo CĐ- Tiết 23-24-25-26-27-28)
- Mục tiêu:
- Hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện Kiều. Hiểu thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại. Cảm thụ những giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm truyện Kiều.
- Hiểu, biết bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong m/tả nhân vật.
- Cảm nhận cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
- Nội dung: GV hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu về Tác giả Nguyễn Du và văn bản Chị em Thúy Kiều qua các nguồn tài liệu và qua phần chú thích trong SGK.
- Sản phẩm: Phiếu học tập, thảo luận nhóm, kết quả câu trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
Tiết 1,2,3 - Bài 1: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Du 
- Mục tiêu: Hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
- Nội dung: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du
- Sản phẩm: câu trả lời thảo luận nhóm
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chia 4 nhóm cùng tìm hiểu những yếu tố có ảnh hưởng đến thi hào dt ND
+ N1: Yếu tố thời đại?
+ N2: Yếu tố gia đình?
+ N3: Cuộc đời của ND?
+ N4: Con người ND?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận, nhận xét chéo cho nhau
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến: 
N1: Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã 1 phen thay đổi sơn hà. Sau 14 năm triều Tây Sơn bị thất bại, CĐPK triều Nguyễn được thiết lập, nhưng đó là CĐ bảo thủ, tàn bạo. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh mẽ tới tình cảm, nhận thức của N.Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực:
 Trải qua 1 cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
N2: Cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm (Tể tướng của chúa Trịnh), người anh cùng cha khác mẹ từng làm quan to và là người say mê nghệ thuật. Nhưng cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” với N.Du không kéo dài được bao lâu; 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ. Hoàn cảnh gia đình có tác động lớn đối với ông.
N3: Trong những biến động dữ dội của LS, ông đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người và sô phận khác nhau.
+ Sau khi Nguyễn ánh đánh bại Tây Sơn. N.Du ra làm quan bất đắc dĩ với nhà Nguyễn. Được nhà Nguyễn tin dùng thăng từ cai bạ Quảng Bình lên tham tri bộ lễ rồi Chánh sứ tuế công thanh triều nhưng ông cảm thấy gò bó:
 Bó thân về với triều đình
 Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu.
+ Với tính tình trầm lặng, ít nói, năm 1820 N.Du nhận lệnh đi sứ TQ lần 2. Chưa kịp đi thì bệnh nặng mất ở Huế. Khi ốm nặng vẫn không chịu uống thuốc.
N4: Là người hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú. Là người có trái tim giàu yêu thương, nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. “Tố Như tử có con mắt trông khắp 6 cõi, có tấm lòng nghĩ đến cả nghìn đời. Lời văn tả hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi..”(Mộng Liên Đường chủ nhân)
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, kết luận
+ Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh nhân kiệt, hiếu học và trọng nhân tài.
+ Gia đình có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học.
+ Những năm tháng lận đận khiến Nguyễn Du được sống gần gũi nhân dân, thấm thía những đau khổ của kiếp người lao động. 
+ Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có nhiều mâu thuẫn (trung thành với nhà Lê, không hợp tác với Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn), là một người có hoài bão, lý tưởng nhưng trở thành nạn nhân của một giai đoạn lịch sử nhiều bể dâu, sống một cuộc đời bi kịch nhưng chính điều đó khiến ông trở thành một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
I. Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du 
1. Cuộc đời - con người.
a. Thời đại:
- Đầy biến động, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục...
b. Gia đình:
- Đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. 
c. Cuộc đời:
- Có khiếu văn học bẩm sinh, ham học. Từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, có vốn sống phong phú. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc.
d. Con người:
- Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du 
- Mục tiêu: Hiểu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
- Nội dung: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du
- Sản phẩm: câu trả lời thảo luận nhóm
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Nêu những nét tiêu biểu về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS báo cáo kết quả, hs khác nhận xét
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Dự kiến:
Tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm
+ Chữ Hán: Bắc hành tạp lục (ghi chép trong những ngày đi sứ sang Tr.Q), Nam trung tạp ngôn, Thanh Hiên thi tập
+ Chữ Nôm: Tr.Kiều - Kiệt tác có giá trị lớn
 Văn chiêu hồn (văn tế thập loại chúng sinh)
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chiếu chân dung ND, đánh giá, kết luận
- Giá trị về mặt tư tưởng:
+ Khuynh hướng hiện thực sâu sắc: Ghi chép chân thực, sinh động thực tại lịch sử (hiện thực xã hội nhiều biến động, vấn đề số phận con người cùng khổ. Đây là bản cáo trạng đanh thép về "những điều trông thấy" trong thời đại đương thời.
+ Tư tưởng nhân đạo bao trùm: là sự quan tâm sâu sắc đến thân phận con người.
+ Tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.
+ Khúc ca về tình yêu tự do, khát vọng công lí.
+ Bản cáo trạng đanh thép tới các thế lực chà đạp con người.
+ Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc của con người.
+ Nguyễn Du lấy sự khẳng định cuộc sống hạnh phúc trần gian làm nền tảng, vượt qua lễ giáo phong kiến để khẳng định giá trị tự thân của con người.
- Giá trị về mặt nghệ thuật:
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa.
+ Đưa thơ Nôm lên đỉnh cao rực rỡ với khả năng sử dụng tài tình thể thơ dân tộc. Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.
+ Những đóng góp quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt, tác phẩm "Truyện Kiều" là "tập đại hành" về ngôn ngữ văn học dân tộc.
-> Trong tất cả những TP của N.Du thì Truyện Kiều là kiệt tác số 1. Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm T/giả viết TK, cũng chưa tìm thấy bản thảo chính của T/giả. Bản TK cổ nhất là bản từ thời Tự Đức (1875). Từ đó đến nay, TK đã được in lại nhiều lần, được phiên âm chữ Quốc ngữ, dịch ra tiếng Pháp, phát hành rộng rãi ở trong nước và nhiều nước trên TG.
Tích hợp giáo dục đạo đức:Yêu mến, tự hào về danh nhân văn hóa thế giới. 
2. Sự nghiệp sáng tác
- Tác phẩm chính: 
+ Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
 + Chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh, Văn tế thập loại chúng sinh...
CHUYỂN TIẾT 2,3
Hoạt động 3: Tìm hiểu truyện Kiều
- Mục tiêu: Biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện Kiều. Hiểu thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại. Cảm thụ những giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm truyện Kiều.
- Nội dung: Tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều
- Sản phẩm: câu trả lời thảo luận nhóm
- Tổ chức thực hiện:.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu TP Tr.Kiều và đặt câu hỏi:
Công việc 1: 
1. Xuất xứ của truyện Kiều?
2. Truyện Kiều gồm mấy phần? tóm tắt nội dung từng phần? Tóm tắt toàn bộ Tr.Kiều?
3. Giá trị của tác phẩm được đề cập ở những khía cạnh nào?
Công việc 2: 
1) Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự?
2) Nhân vật trong Truyện Kiều?
3) Cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều được miêu tả như thế nào?
4) Theo em những yếu tố cơ bản nào tạo nên tài năng nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS trình bày, nhận xét
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
* Dự kiến:
1.- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)
- Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm
- Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
- Phần 2: Gia biến và lưu lạc
- Phần 3: Đoàn tụ
3. Nội dung
- Giá trị hiện thực
+ Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống con người
+ Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ
- Giá trị nhân đạo
+ Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa,. . . đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người
+ Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đầy
+ Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện
4. Nghệ thuật
- Về ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn chương
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: Ngôn ngữ kể chuyện có ba hình thức là trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vang dội, cách xây dựng nhân vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phản diện thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV đánh giá, kết luận mở rộng
- BV bổ sung:
 - Giá trị hiện thực:
 Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực XH đương thời với bộ mặt tán ác của tầng lớp thống trị và số phận của những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
+ Quan lại: tàn bạo, bất nhân, vì tiền:
 “Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
- Hồ Tôn Hiến dâm ô, phản trắc:"Nghe càng 
- Quan xử kiện chẳng biết đúng sai:" Một là cứ phép phó về"
- Sai nha: hống hách, cậy quyền, đánh người: "Đầu trâu "
+ Bi kịch của người phụ nữ:
 "Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
* Lên án xã hội chạy theo đồng tiền. Vì tiền mà lừa lọc, vô lương tâm, bất nhân: (MGS, tú bà - Hung hăng chẳng hỏi, chẳng tra- dang tay vùi liễu dập hoa tơi bời; Sở Khanh; Bạc Bà, Bạc Hạnh)
 + Vì tiền gia đình Kiều bị oan: 
" Có 3 trăm lạng trao tay
Không dưng chi có chuyện này trò kia”
+ Vì tiền Kiều phải bán mình
+ Đồng tiền làm thay đổi tất cả:"Tiền lưng xong"
“Trong tay sẵn có đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”
- Giá trị nhân đạo:
+ Cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người. “Thương thay cũng một kiếp người
 Hại thay mang lấy sắc tài làm chi”
+ Lên án tố cáo thế lực tàn bạo.
+ Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người.
+ Ước mơ khát vọng tình yêu tự do, công lí.
? Giá trị đặc sắc và nổi bật nhất về nghệ thuật của Tr.Kiều là gì? 
HS: PBYK theo SGK 
GV : Ngôn ngữ văn học dt (có khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú) và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao nghệ thuật điêu luyện, rực rỡ
GV: - Bổ sung: theo SGV/81
* Ngôn ngữ trong truyện Kiều đảm bảo 3 chức năng:
+ Biểu đạt (Phản ánh)
 " Vợ chàng quỉ quái tinh ma
 Phen này kẻ cướp bà già gặp nhau"
+ Biểu cảm (Bộc lộ cảm xúc)
 " Buồn trông mặt nước mới sa
 Hoa trôi man mác biết là về đâu"
+ Thẩm mĩ (Vẻ đẹp nghệ thuật ngôn từ)
 " Long lanh đáy nước in trời
 Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng"
 - Lấy 1 số dẫn chứng minh hoạ
Công việc 2:
1) Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự?
+ Ngôn ngữ trực tiếp (Lời của nhân vật)
+ Ngôn ngữ gián tiếp (Lời của tác giả)
+ Ngôn ngữ nửa trực tiếp (Lời tác giả nhưng mang suy nghĩ giọng điệu nhân vật)
2) - Hai hệ thống nhân vật: chính diện- phản diện.
3) Cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều được miêu tả :
- Đa dạng với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
4)Theo em những yếu tố cơ bản tạo nên tài năng nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều:
- Tấm lòng nhân hậu.Truyền thống gia đình. Tài năng thiên bẩm. Vốn văn hoá dồi dào...
Tích hợp giáo dục đạo đức: Hiểu biết và có ý thức giữ gìn kiệt tác văn chương của Việt Nam và thế giới.
HS: đọc ghi nhớ/SGK(80)
GV: Chốt lại phần ghi nhớ .
II. Tìm hiểu truyện Kiều:
1. Xuất xứ: 
- Truyện Kiều - Đoạn trường tân thanh (tiếng kêu đau đớn đứt ruột) 
 - Là truyện thơ viết bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát. Toàn truyện dài 3254 câu dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc )
- Là kiệt tác văn học với sự sáng tạo lớn của Nguyễn Du..
2. Tóm tắt: Gồm 3 phần:
 - Gặp gỡ và đính ước
 - Gia biến và lưu lạc
 - Đoàn tụ
3. Giá trị Truyện Kiều:
* Về nội dung: 
+ Giá trị hiện thực:
- Phản ánh hiện thực xã hội đương thời bất công.
- Số phận bất hạnh của người phụ nữ trong CĐPK.
+ Giá trị nhân đạo:
- Lên án chế độ PK vô nhân đạo
- Cảm thương trước số phận bi kịch của con người
- Khẳng định, đề cao tài năng, khát vọng chân chính của con người.
* Về hình thức: Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ hình tượng nhân v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_22_den_34_nam_hoc_2021_2022.doc