Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49 đến 53 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49 đến 53 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

- Biết đặc điểm của thơ PTD qua một sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

- Hiểu hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đc phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại đc khắc hoạ trong bài thơ.

2. Năng lực:

- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (Rèn kĩ năng đọc, viết nói và nghe văn bản thơ hiện đại; cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính thời chống Mỹ).

3. Phẩm chất:

 - Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng những anh bộ đội trong hai cuộc kháng chiến. Tự hào về truyền thống anh bộ đội cụ Hồ.

4. Các nội dung tích hợp

- TH môi trường: Liên hệ sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung

- THANQP: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

* Nội dung: Giải mật mã lịch sử.

* Sản phẩm: tham gia trò chơi

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

CÂU 1: Nghệ thuật luôn thể hiện một cách cao đẹp về con người và thời đại. Xin bạn cho biết: Con người và thời đại được thể hiện trong đoạn clips vừa xem là ai? Thời đại nào?

CÂU 2: Xin cảm ơn. Những con người đẹp nhất ấy đã từng làm tan chảy biết bao trái tim yêu nước bằng niềm yêu mến vô bờ. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng họ cùng với những “ vết xe lăn trên dãy Trường Sơn” vẫn còn đẹp mãi. Bạn hãy cho biết con đường đã gắn với “ huyền tích Trường Sơn” có tên là gì?

 CÂU 3: Đường Hồ chí Minh, con Đường huyền thoại đã góp phần làm lên chiến thắng 30-4 - 1975. Trên con đường ra trận nối dài đất nước ấy, có “ những trái tim cầm lái”. Một thi phẩm đã viết về họ với tất cả sự ngưỡng mộ chân thành. Xin cho biết đó là tác phẩm nào? của ai?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 - Học sinh: trả lời

 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- Người lính là cách mạng, thời chống Mỹ

2) Đường Trường Sơn

3) Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

Bước 4: Kết luận, nhận định

 

doc 30 trang Hoàng Giang 30/05/2022 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 49 đến 53 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . / / 2021 Tiết 49,50,51
TÊN BÀI DẠY :
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 .
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Biết đặc điểm của thơ PTD qua một sáng tác cụ thể: Giàu chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
- Hiểu hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đc phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại đc khắc hoạ trong bài thơ.
2. Năng lực:
- NL tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- NL ngôn ngữ và NL văn học (Rèn kĩ năng đọc, viết nói và nghe văn bản thơ hiện đại; cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính thời chống Mỹ).
3. Phẩm chất:
 - Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng những anh bộ đội trong hai cuộc kháng chiến. Tự hào về truyền thống anh bộ đội cụ Hồ.
4. Các nội dung tích hợp
- TH môi trường: Liên hệ sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường
- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung
- THANQP: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm
* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
* Nội dung: Giải mật mã lịch sử.
* Sản phẩm: tham gia trò chơi
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
CÂU 1: Nghệ thuật luôn thể hiện một cách cao đẹp về con người và thời đại. Xin bạn cho biết: Con người và thời đại được thể hiện trong đoạn clips vừa xem là ai? Thời đại nào? 
CÂU 2: Xin cảm ơn. Những con người đẹp nhất ấy đã từng làm tan chảy biết bao trái tim yêu nước bằng niềm yêu mến vô bờ. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng họ cùng với những “ vết xe lăn trên dãy Trường Sơn” vẫn còn đẹp mãi. Bạn hãy cho biết con đường đã gắn với “ huyền tích Trường Sơn” có tên là gì?
 CÂU 3: Đường Hồ chí Minh, con Đường huyền thoại đã góp phần làm lên chiến thắng 30-4 - 1975. Trên con đường ra trận nối dài đất nước ấy, có “ những trái tim cầm lái”. Một thi phẩm đã viết về họ với tất cả sự ngưỡng mộ chân thành. Xin cho biết đó là tác phẩm nào? của ai?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Học sinh: trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
- Người lính là cách mạng, thời chống Mỹ
2) Đường Trường Sơn
3) Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
Bước 4: Kết luận, nhận định
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật.
* Nội dung: Nội dung và nghệ thuật của văn bản 
* Sản phẩm: hs trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Mục tiêu: hs hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Nội dung: tác giả - tác phẩm
- Sản phẩm:
+ Tác giả: Phạm Tiến Duật
+ Hoàn cảnh ra đời 
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gv yêu cầu hs trình bày theo phân công nhiệm vụ về nhà của các nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả ( tiểu sử, phong cách sáng tác và sự nghiệp sáng tác) 
Nhóm 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ.
* Tích hợp lịch sử:
Nhóm 3: Em hiểu gì về tình hoàn cảnh đất nước vào năm 1969?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs trao đổi phần chuẩn bị ở nhà, thống nhất kết quả 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
* Đại diện HS trình bày trước lớp (dự kiến):
Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả ( tiểu sử, phong cách sáng tác và sự nghiệp sáng tác) 
+ Phạm Tiến Duật chính là cánh chim đại bàng tung bay trên đại ngàn Trường Sơn rực lửa. Ông được coi là viên ngọc Trường Sơn, là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", Ông là "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn". 
+ Trong thơ ông, tình đời, tình người cứ hoà quyện, cháy nồng: Đốt lòng nhau cứ gì phải lửa/ Tiếng hát trong rừng bay xa, bay xa...Ghi nhận những đóng góp của nhà thơ, năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Nhóm 2: Hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập Vầng trăng quầng lửa.
* Tích hợp lịch sử:
Nhóm 3: 
Năm 1969, cuộc chiến đấu của nhân dân ta đang trải qua khó khăn gian khổ, hi sinh. Mùa xuân năm 1969, trong lời thơ chúc tết, Bác Hồ đã thúc giục toàn dân:
“Vì độc lập, vì tự do 
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.
Tiến lên chiến sỹ đồng bào 
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”
- Lời bài thơ của Bác như tiếng kèn xung trận... Khi ấy miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. 
 - Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là con đường chiến lược nối liền Nam Bắc. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh. Đế quốc Mỹ đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây. Đường Trường Sơn được quân đội Mỹ coi là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20”.
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
Gv nhận xét và chốt kiến thức
A. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Quê: Thanh Ba - Phú Thọ.
- Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Tác phẩm
- Được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập Vầng trăng quầng lửa.
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu: phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. 
- Nội dung: 
+ Đọc – chú thích
+ Phân tích nội dung
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ
- Sản phẩm:
+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ
+ Cảm nhận hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiên chông Mỹ trong bài thơ
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Đọc - chú thích
- Mục tiêu: giúp hs đọc đúng giọng điệu của bài thơ.
- Nội dung: 
+ Đọc – chú thích
- Sản phẩm:
+ Học sinh đọc diễn cảm bài thơ
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gv chuyển giao nhiệm vụ qua hệ thống câu hỏi
? Chúng ta sẽ đọc bài thơ với giọng như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân dưới sự hướng dẫn đọc mẫu của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Yêu cầu đọc: HS đọc - Giọng đọc: lời thơ gần với lời nói thường ngày; lời đối thoại với chất giọng trẻ trung vui tươi khỏe khoắn, có vẻ ngang tàng dứt khoát. Chú ý cách ngắt nhịp câu: 2/2/2 và 3/1/3.
 Tuy nhiên cũng có những đoạn những câu cần đọc với giọng chân tình chậm rãi (khổ 7,8)
- Tìm hiểu một số chú thích khó trong sgk
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
- GV: NX HS đọc.
B. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích
Hoạt động 2: Tìm hiểu kết cấu, bố cục
- Mục tiêu: hs biết xác định các phương thức biểu đạt, xác định được mạch cảm xúc từ đó phân chia bố cục hợp lí để phân tích.
- Nội dung: 
+ Xác định PTBĐ,thể thơ, mạch cảm xúc, bố cục.
- Sản phẩm:
PTBĐ,thể thơ, mạch cảm xúc, bố cục.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gv chuyển giao nhiệm vụ qua phiếu học tập số 1; thảo luận nhóm bàn: 
Phiếu học tập số 1:
Xác định:
1) Xác định thể thơ của VB? PTBĐ?
2) Xác định mạch cảm xúc của bài thơ?
3) Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? T/g thêm 2 chữ "bài thơ" vào nhan đề trên có tác dụng gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện nhiệm ; thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
* Dự kiến: 
Phiếu học tập số 1:
1)- Thể thơ tự do câu dài, nhịp điệu linh hoạt, có câu như văn xuôi, ít vần, mỗi khổ thơ có bốn câu, gồm 7 khổ thơ với cách tổ chức ngôn ngữ độc đáo.
 - PTBĐ biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả
2) Cảm xúc bao trùm bài thơ : Sự sôi nổi dũng cảm, lạc quan bất chấp hiểm nguy vì chiến đấu giải phóng miền Nam của những người lính lái xe.
 Đối tượng đã khơi nguồn cho dòng c/x: là hình ảnh những chiếc xe không kính.
3) - Nhan đề bài thơ rất độc đáo, mới lạ.
- Mới lạ đến nỗi, sợ người đọc chưa quen tác giả phải thêm vào 2 từ: Bài thơ => độc đáo, phù hợp với phong cách thơ của Phạm Tiến Duật trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Thể hiện rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hiện thực của chiến tranh mà chủ yếu tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy
Bước 4: Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"):
GV nhận xét, chốt và chuyển ý
Gv: Nhan đề mới mẻ, độc đáo vừa mở ra chủ đề, vừa tạo sắc điệu thẩm mĩ riêng của bài thơ: cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt 
- Nhà thơ Phạm Tiến Duật tâm sự: Tôi phải thêm “ Bài thơ về ”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung. (Tác giả nói về tác phẩm)
2. Kết cấu, bố cục:
- Thể thơ: tự do
- PTBĐ: Biểu cảm
- Nhan đề bài thơ Thể hiện chất thơ vút lên từ cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh => khơi nguồn cảm hứng của bài thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích
- Mục tiêu: phân tích, hiểu được giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- Nội dung: 
+ Phân tích nội dung
+ Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật kết hợp trong bài thơ
- Sản phẩm: hs trả lời được câu hỏi theo yêu cầu của gv
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. Tác giả đưa vào bài thơ những hình ảnh độc đáo nào? Hình ảnh ấy được hiện lên qua những câu thơ nào trong bài?
2.Nguyên nhân nào khiến những chiếc xe không kính? 
3. Nhận xét cách nói trong bài thơ và tác dụng của nó?
4. Qua hình ảnh những chiếc xe không kính đó giúp ta hiểu điều gì về hiện thực đất nước ta thời kì chống Mĩ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs nhận nhiệm vụ và thảo luận nhóm vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
3. Phân tích:
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
Hình ảnh/ câu thơ
Nguyên nhân
Nghệ thuật
* Khổ đầu: 
- Không có kính không phải vì xe không có kính
- Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
*Khổ cuối: 
- Không có kính,...không có đèn
- Không có mui xe, thùng xe có xước
- Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
- NT: Giọng thơ thản nhiên, pha chút hóm hỉnh; lời thơ đậm chất văn xuôi, điệp ngữ, động từ...-> Lí giải nguyên nhân xe không kính là do bom đạn của chiến tranh.
- NT: Miêu tả chân thực; điệp ngữ, liệt kê -> Những chiếc xe ngày càng trần trụi, méo mó, biến dạng...
=> làm khắc hoạ những hình ảnh những chiếc xe méo mó, biến dạng, trần trụi khác lạ được tả thực vì bom đạn chẳng chừa cái gì cả.
=> khốc liệt của chiến tranh
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, kết luận và chốt kiến thức.
Giáo viên: Ở hai câu đầu: Điệp từ Không như nốt luyến láy để nêu ra và lí giải một hiện thực của cuộc chiến tranh: xe không kính . Hai động từ mạnh: giật - rung chính là nguyên nhân làm những chiếc xe vốn hoàn hảo thay đổi diện mạo. Hai câu thơ tái hiện không khí chiến trường đầy cam go, thử thách.
* Khổ kết:: Điệp từ Không trong phép liệt kê được láy lại nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe khi vào sâu chiến trường. Một chữ “có” nhưng là có mất mát... Đi thêm một đoạn đường là xe và người vượt qua bao hiểm nguy. Thương tích đầy mình nhưng những chiếc xe vẫn nối nhau ra trận.Trong chiến tranh, xe và người khi còn, khi mất...Chính Phạm Tiến Duật từng viết: “Mỗi trọng điểm là một nghĩa địa ô tô. Xác xe cháy ngổn ngang lưng đèo, đỉnh núi”. Biết bao chiếc xe đã được thu gom, chắp nhặt từ các nghĩa địa ô tô đó. Chỉ cần có bánh xe, máy nổ là coi như còn xe. Đã có biết bao tiểu đội xe vận tải có những chiếc xe như thế chạy, chở hàng đã hoạt động trên đường Trường Sơn”. 
- Nghệ thuật: Động từ mạnh, từ phủ định. Giọng thơ ngang tàng
=>Hình ảnh những chiếc xe độc đáo: méo mó, biến dạng
=>Hiện thực khốc liệt của thời kì chiến tranh : bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
*Luyện tập:
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập.
- Nội dung: Luyện tập
- Sản phẩm: Phiếu học tập
- Tổ chức thực hiện:
Hướng dẫn học sinh: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
 Cho câu thơ “Không có kính không phải vì xe không có kính”
Câu 1: Chép tiếp các câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ gồm 4 dòng.
Câu 2: Đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh sáng tác? Nội dung chính của khổ thơ?
Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe được miêu tả như thế nào? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
Câu 4: Cách diễn đạt ở câu thơ đầu có gì đặc biệt?
Câu 5: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ ở câu thơ thứ hai.
Câu 6: Chỉ ra biện pháp nghệ thuạt được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: làm việc nhóm bàn, làm xong chấm chéo cho nhau.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
 Gợi ý :
Câu 2: Đoạn thơ vừa chép trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả PTD sáng tác năm 1969- trong cuộc kháng chiến chống Mĩ .
- Nội dung: Hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh những người lính lái xe.
Câu 3: Hình ảnh những chiếc xe được miêu tả rất độc đáo. Đó là những chiếc xe “bị thương”, “ vết thương” do bom đạn chiến tranh gây ra. Ý nghĩa: minh chứng cho sự khốc liệt của chiến tranh, gợi lên những khó khăn nguy hiểm của đời lính nơi chiến trường.
Câu 4: Cách diễn đạt ở câu thơ đầu đặc biệt ở chỗ điệp 3 lần phủ định từ “không” để phân bua, trình bày. Giọng thơ mang đậm tính khẩu ngữ.
Câu 5: Cách sử dụng từ ngữ ở câu thơ thứ hai:
- Từ “bom” được điệp lại hai lần, đi kèm với các động từ mạnh “ giật”, “ rung” cho thấy sự tàn phá dữ dội của bom đạn kẻ thù.
- Lời thơ mang tính phân trần, kể lể, thể hiện rõ qua từ “ vỡ đi rồi”.
Câu 6:
- Điệp từ “không” cộng với chất văn xuôi đậm đặc và lối nói khẩu ngữ khiến cho câu thơ mở đầu trở thành một lời giải thích, thanh minh, phân bua của người lính lái xe về những chiếc xe không kính.
- Các từ phủ định: “không có không phải không có” đi liền với các điệp ngữ “bom giật, bom rung” không chỉ mang ý nghĩa khẳng định mà còn khiến cho âm điệu câu thơ trở nên hùng tráng, làm cho sự xuất hiện của những chiếc xe trở nên ngang tàng.
- Thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” đứng đầu câu gợi sự bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ của người lính.
- Điệp từ “nhìn” được nhắc lại ba lần, cộng với nhịp thơ dồn dập, giọng thơ mạnh mẽ đã thể hiện cái nhìn thoáng đạt, bao la giữa chiến trường của người lính
- Thủ pháp liệt kê: “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” đã cho thấy tư thế vững vàng, bình thản, dũng cảm của những người lính lái xe. Họ nhìn thẳng vào bom đạn của kẻ thù, nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt qua .
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, kết luận và chốt kiến thức.
* Vận dụng
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào viết đoạn văn
* Nội dung: đoạn văn
* Sản phẩm: bài viết của hs 
* Tổ chức thực hiện:
Bài tập: Qua bốn câu thơ đầu em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc? Viết đoạn văn trình bày.
Gợi ý: 
* Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trong việc bảo vệ Tổ Quốc:
- Học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện sức khỏe, trang bị những kĩ năng cần thiết để hội nhập với thế giới.
- Chăm chỉ lao động, góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
- Quảng bá hình ảnh và văn háo dân tộc ra thế giới.
- Tỉnh táo trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
- Sẵn sàng lên đường đấu tranh bảo vệ đất nước khi Tổ quốc cần.
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau (3p)
- Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích hình ảnh những chiếc xe không kính
- Sưu tần tranh ảnh, bài thơ, bài hát về thời đại chống Mỹ
- Tham khảo: phần đọc thêm SGK.
- Tìm hiểu về hình ảnh người lính trong bài thơ.
CHUYỂN TIẾT 2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Công việc 1: 
Nhóm 1+2: Trên chiếc xe không kính, những chiến sĩ lái xe được hiện lên trong tư thế nào? Tìm và nhận xét những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều đó? Phát hiện nhịp thơ và NT được sử dụng ở đây?
Nhóm 3+4: Những khó khăn, gian khổ mà người lính gặp phải? Thái độ, tinh thần của họ thể hiện như thế nào? Nhận xét nghệ thuật thể hiện?
Nhóm 5+6: Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trong hoàn cảnh nào? Nhận xét? 
Công việc 2: 
1. Ở khổ thơ cuối, tác giả đã phát hiện ra sự đối lập giữa cái không và cái có? Chỉ rã sự đối lập đó? Từ sự đối lập này, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
2. Hình ảnh “một trái tim” được sử dụng biện pháp nghệ thuật nào và biểu tượng cho điều gì? Qua sự phân tích em thấy thêm vẻ đẹp nào của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
3.1. Hình ảnh người chiến sỹ lái xe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Công việc 1: 
Nhóm 1+2: Tư thế
Chi tiết, hình ảnh
Nghệ thuật
* Chi tiết: 
 - Ung dung - ngồi->
 - Nhìn đất
 Nhìn trời
 Nhìn thẳng
-> Tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin, hiên ngang, dũng cảm, giữa chiến trường hiểm nguy của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh.
-Biến những trở ngại trên đường thành niềm vui thích, một sự hưởng thụ sảng khoái.
+ Đảo ngữ: ung dung.
+ Điệp từ “nhìn”
+ Nhịp thơ 2/2/2 dứt khoát, âm điệu chậm rãi diễn tả thái độ thản nhiên 
a. Tư thế:
- NT: 
+ Đảo ngữ: ung dung.
+ Điệp từ “nhìn”
- Tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh.
+ Nhịp thơ 2/2/2 dứt khoát, âm điệu chậm rãi diễn tả thái độ thản nhiên 
- Tư thế: Ung dung mà hiên ngang, dũng cảm, bình tĩnh 
giữa chiến trường hiểmnguy
-Biến những trở ngại trên đường thành niềm vui thích, một sự hưởng thụ sảng khoái.
Nhóm 3+4: 
Chi tiết, hình ảnh
Nghệ thuật
- Những khó khăn: 
 Bụi phun tóc trắng, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời, võng mắc chông chênh. ® thời tiết khắc nghiệt tác động xấu đến con người, ảnh hưởng đến nhiệm vụ.
- Thái độ: bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính trẻ.
- Tinh thần: 
+ Chưa cần rủa phì phèp châm thuốc
+ Nhìn nhau mặt lấm cười..
+ Chưa thay lái trăm cây..mau thôi
-> tự tin, bất chấp gian khổ, thể hiện rõ cá tính ngang tàn của các anh lính. Tinh thần tươi trẻ, tinh nghịch, vui nhộn, yêu đời với tinh thần lạc quan, tin yêu cuộc sống
+ Động từ mạnh: phun, tuôn, xối.
+ Lặp cấu trúc:
Không có kính/ừ/ thì có bụi.
Không có kính/ừ/ thì ướt áo.
+ Khẩu ngữ tự nhiên: ừ, thì, chưa cần
+ Giọng điệu: Tươi vui, khỏe khoắn, lạc quan yêu đời.
b. Thái độ, tinh thần
+ Động từ mạnh: phun, tuôn, xối.
+ Lặp cấu trúc:
Không có kính/ừ/ thì có bụi.
Không có kính/ừ/ thì ướt áo.
+ Khẩu ngữ tự nhiên: ừ, thì, chưa cần
+ Giọng điệu: Tươi vui, khỏe khoắn, lạc quan yêu đời
- Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính trẻ.
Nhóm 5+6:
Chi tiết, hình ảnh
Nghệ thuật
- Hình thành: 
- Từ trong bom rơi. (Một hoàn cảnh hết sức khó khăn, thậm chí là cả sự hi sinh mất mát -> họp thành tiểu đội. Tuy tác giả không nói ra nhưng người đọc vẫn hình dung ra được).
- Từ trong hoàn cảnh khó khăn đó, người chiến sĩ vẫn lạc quan, yêu đời: “Bắt tay qua của kính vỡ rồi” .
- Cuộc sống:
 +) Nấu ăn bằng bếp Hoàng Cầm.
 +) ăn chung - 1 gia đình.
 +) Nghỉ ngơi: chông chênh.
 +) Không thiếu những phút thư giãn, thanh bình: “Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”.
(Những giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, có thể là thùng xe, cũng có thể chợp mắt 1tí như những cánh buồng êm ái)
* Nhận xét: 
- Đó là một quan niệm hết sức giản đơn, bình dị: Ngồi cùng nhau bên bếp lửa Hoàng Cầm, ăn cùng nhau một bữa cơm đạm bạc là yêu thương gắn bó với nhau như anh em ruột thịt trong một gia đình.
- Những khoảnh khắc của chiến tranh giữa sống và chết những chiến sĩ lái xe Trường Sơn gắn bó với nhau vì nhiệm vụ, vì lí tưởng như ruột thịt, gia đình.
+ Giọng điệu: Tươi vui, khỏe khoắn, lạc quan yêu đời.
c. Tình đồng chí
"bắt tay nhau qua cửa kính vỡ"
-T/c gia đình người lính thật bình dị, ấm áp thân thương 
- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
Công việc 2:
Dự kiến: 
1.Sự đối lập giữa cái không và cái có.
+ Không:
 - Kính.
 - đèn.
 - mui xe.
 - thùng xe- xước.
-> Những chiếc xe bị biến dạng -> Hiện thực cuộc sống đầy gian khổ, nguy hiểm ngày càng tăng, càng ác liệt.
+ Có: một trái tim.
- >Những gian khó không thể ngăn cản được ý chí quyết tâm chiến đấu của người lính lái xe.
2. Hình ảnh “một trái tim” vừa là một hoán dụ (tượng trưng cho người lính lái xe) vừa là một ẩn dụ nghệ thuật tượng trưng cho tình yêu nước, ý chí chiến đấu đến cùng
Vì miền Nam thân yêu.
->Những nét đẹp về sức mạnh tinh thần của những 
người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn - Vẻ đẹp của một dân tộc kiên cường, bất khuất, trung thành với lý tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng.
* Ý chí chiến đấu:
- Hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ nghệ thuật “một trái tim”.
-> Biểu tượng cho tình yêu nước và ý chí chiến đấu đến cùng vì miền nam thân yêu.
=> Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ- Vẻ đẹp của một dân tộc kiên cường, bất khuất, trung thành với lý tưởng cách mạng giải phóng dân tộc.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV bình: Con đường đang vẫy gọi các anh, và xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, mặc cho “Không có kính, rồi không có đèn. Không có mui xe, thùng xe có xước” Bởi “chỉ cần trong xe có một trái tim”. Không có nhiều thứ nhưng lại làm nên tất cả. Trái tim là sức mạnh của người lính, đó là sức mạnh của con người để chiến thắng bom đạn kẻ thù. Trái tim yêu thương, trái tim can trường của người chiến sĩ lái xe. Ai đó đã nói rất đúng: “Trái tim cầm lái”.Trái tim đã thành nhãn tự của bài thơ, cô đúc ý thơ toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. Bài thơ hay vì thi sĩ mang một trái tim người lính.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Như vậy, qua việc phân tích trên, em hãy khái quát về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
? Bài thơ thành công ở nội dung và nghệ thuật nào? (ngôn ngữ, hình ảnh thơ...)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận trả lời, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung chéo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
1) Những chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiện lên với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng MN.
- Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ trong chống Mỹ xâm lược.
2) - Thể thơ tự do; Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực; Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV gọi HS đọc ghi nhớ
4.Tổng kết
4.1. Nội dung
- Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ trong chống Mỹ xâm lược.
4.2. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh.
4.3. Ghi nhớ/133
* Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào làm bài tập theo yêu cầu.
- Thời gian: 5 phút
- PP, KT: HĐ cá nhân, viết tích cực, động não
- Cách tiến hành: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
* GV tích hợp bảo vệ môi trường: chiếu một số hình ảnh, số liệu về sự tàn phá của bom đạn trên tuyến đường Trường Sơn, sự hủy diệt của chất độc màu da cam đối với môi trường và cuộc sống của con người trong cuộc chiến tranh chống Mĩ..
- HS quan sát.
? Cảm nhận của em khi quan sát những hình ảnh trên? 
HS: Phát biểu theo cảm nhận của bản thân (chiến tranh thật tàn khốc, căm ghét sự tàn độc của đế quốc Mĩ, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và khắc phục những hậu quả của chiến tranh)
* Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: HS biết vận dụng KT bài học áp dụng vào cuộc sống.
- Thời gian: 5 phút
- PP, KT: nêu vấn đề, động não, viết tích cưc
- Cách tiến hành: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
? Viết một đoạn văn ngắn 6-8 câu cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sỹ lái xe Trường Sơn trong bài thơ?
- GV hướng dẫn:
+ Hình thức: Viết đúng yêu cầu một đoạn văn, đủ số lượng câu, liên kết mạch lạc, rõ ràng
+ Nội dung: Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe: Trẻ trung, vui nhộn, dũng cảm, lạc quan, đoàn kết...
-> HS về viết đoạn, báo cáo kết quả ở tiết sau.
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau:
- Ôn lại kiến thức đã học
- Tìm ra điểm gặp gỡ của 2 tác phẩm, sự giống và khác nhau của hình ảnh người lính trong 2 cuộc kháng chiến qua bài : Đồng chí và Bài thơ về ...
- Sưu tầm các bài hát, các câu chuyện viết về người lính
- Chọn một hình ảnh đẹp để vẽ tranh
CHUYỂN TIẾT 3
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: Các bài tập liên quan đến văn bản.
* Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh.
* Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Công việc 1: 
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho câu thơ sau: “ Không có kính ừ thì có bụi”
1, Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ?
2. Nêu nội dung chính của những khổ thơ em vừa chép?
3. Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu được sử dụng trong những khổ thơ đó?
4. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ em vừa chép? Nêu tác dụng?
5. Trình bày cảm nhận của em bằng một đoạn văn ngắn có sử dụng kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà em đã được học? Chỉ rõ kiểu câu đó?
Công việc 2: 
1) Thảo luận - Tìm những điểm giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ. (5p)
2) Trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật viết: 
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Trong tác phẩm “Mẹ Tơm”, tác giả Tố Hữu viết:
Sống trong cát chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời.
Hãy chỉ ra điểm chung và riêng qua hình ảnh “trái tim” ở các câu thơ trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Hs hoàn thành bài tập theo nhóm bàn
- Nhiệm vụ: Công việc 2: 
+ Nhóm 1,3,5,7: Tìm hiểu về nội dung
+ Nhóm 2,4,6,8: Tìm hiểu về nghệ thuật
- HS thảo luận, trình bày theo kĩ thuật khăn trải bàn
- HS báo cáo kết quả, nhận xét theo kĩ thuật 321 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. 
Công việc 1: 
1, Hs chép chính xác
2. Nội dung: Hai đoạn thơ đã thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ, coi thường hiểm nguy của những người lính lái xe.
3. 
- Về ngôn ngữ: Bình dị như lời nói thường ngày
- Về giọng điệu: Giọng điệu thản nhiên
-> Làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính, cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến đấu.
4. 
 - Hình ảnh so sánh: “Bụi phun tóc trắng như người già” và “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến trường, đồng thời cho thấy sự ngang tàn, phơi phới lạc quan, dũng mãnh tiến về phía trước của người lính lái xe Trường Sơn
- Cấu trúc lặp: “không có , ừ thì ” đi liền với kết cấu phủ định “chưa có ” ở hai khổ thơ đã thể hiện thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
5. Chuyển xuống vận dụng
Công việc 2: 
* Dự kiến sản phẩm:
1)
Nội dung
Đồng chí
BT về tiểu đội xe không kính
Giống
Những người lính CM đều mang vẻ đẹp của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước. Họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy bằng niềm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn, chia ngọt sẻ bùi.
Khác
 - Nguồn gốc xuất thân: người lính nông dân hiền lành, chất phác. 
- Những khó khăn mà họ phải vượt qua là thiếu thốn về vật chất, về tinh thần, là bệnh tật, đói rét. 
- Tình cảm đồng đội họ dành cho nhau thật mộc mạc, giản dị.
- Đó là những anh lính lái xe trẻ trung, ngang tàng, ngạo nghễ, bất chấp mọi khó khăn. 
- Họ phải đối mặt với mưa bom, lửa đạn của cuộc chiến khốc liệt.
- Hàng ngày, họ đồng hành cùng những chiếc xe méo mó, biến dạng vượt qua những cung đường trắc trở nhưng lúc nào cũng đầy lạc quan.
Nghệ thuật
Đồng chí
BT về tiểu đội xe không kính
Giống nhau
Cùng viết về đề tài người lính = những trải nghiệm đầy chân thực, xúc động, xây dựng nên những hình ảnh đẹp, giàu sức biểu tượng.
Khác nhau
- Ngôn ngữ, hình ảnh mộc mạc, giản dị.
- Sử dụng thành ngữ, những lối nói dân gian gần gũi.
- Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, tha thiết nhưng sâu lắng.
- Ngôn ngữ trẻ trung, mang đậm tính khẩu ngữ.
- Giọng thơ ngang tàng, ngạo nghễ, pha chút hóm hỉnh.
- Hình ảnh thơ mang đậm chất liệu hiện thực trong những năm chống Mĩ.
2) + Hai tác giả đều sử dụng hình ảnh hoán dụ “ trái tim” để tượng trưng cho con người nhằm ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất tâm hồn của con người.
+ Hình ảnh trái tim trong bài thơ của Phạm Tiến Duật vừa là một hoán dụ vừa là một ẩn dụ nghệ thuật biểu tượng cho tình yêu nước và ý chí chiến đấu đến cùng vì miền nam thân yêu.
 + Câu thơ của Tố Hữu mang ấn tuợng đẹp đẽ, giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoán dụ qua từ “trái tim” và biện pháp nghệ thuật so sánh “trái tim như ngọc sảng ngời”. Ở đây, hình ảnh “trái tim” là để thay thế cho con người, đề cao sức sống tinh thần bất diệt, còn sự so sánh trái tim như viên ngọc quý đã ngợi ca sự thánh thiện, tỏa sáng bền lâu, vĩnh hằng. Nhà thơ đã khẳng định thật xúc động rằng: dù những người như mẹ Tơm có ra đi nhưng tâm hồn họ luôn bất tử, trờ thành biểu tượng cho lý tưởng yêu nước và đức hy sinh cao cả của con người Việt Nam trong chiến tranh.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt đáp án.
 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
* Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
* Nội dung: Bài tập viết đoạn văn.
* Sản phẩm hoạt động: bài viết của học sinh.
- Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ -> HS hoàn thành + báo cáo kết quả 
Bước 1: Chuy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_49_den_53_nam_hoc_2021_2022.doc