Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1 - Dương Văn Viên

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1 - Dương Văn Viên

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

2.2. Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3. Phẩm chất:

-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.

4. Lồng ghép ANQP:

- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: sgk, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài

- Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sgk

 

doc 15 trang Hoàng Giang 4570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1 - Dương Văn Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Họ và tên giáo viên: DƯƠNG VĂN VIÊN
TỔ: Ngữ văn
TÊN BÀI DẠY: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
Môn học: Ngữ văn; Lớp 9
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn 
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
2.2. Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.
+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Phẩm chất:
-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.
- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.
4. Lồng ghép ANQP:
- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: sgk, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Soạn bài
- Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sgk 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề (Thời gian: 10 phút)
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người
* Nội dung: Tìm đọc những bài thơ, câu chuyện ca ngợi lối sống giản dị, thanh cao của Bác
* Sản phẩm: Hs trình bày miệng 
* Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hđ nhóm.
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên yêu cầu:
Tổ chức cuộc thi "Bác Hồ trong em"
HS thi đọc những bài thơ, câu chuyện ca ngợi lối sống giản dị, thanh cao của Bác 
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Học sinh: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân
- Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét 
- Dự kiến sản phẩm: 
3. Báo cáo thảo luận:
- Một số Hs trình bày trước lớp
4. Kết luận, nhận định:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giáo viên dẫn vào bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước- nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới (UNESCO phong tặng năm 1990). Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Để giúp các em hiểu được phong cách Hồ Chí Minh được tạo bởi những yếu tố nào và được biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh gì, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Thời gian: 60 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những nét chính về tác giả và văn bản.
* Nội dung: Tìm hiểu tác giả, văn bản 
* Sản phẩm: Phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Tổ chức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm. 
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: 
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả và văn bản?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Học sinh: Đại diện nhóm trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
3. Báo cáo thảo luận:
- Hs trình bày trước lớp
4. Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung:
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
* Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kỹ năng đọc, hiểu được nghĩa của một số từ khó, chia được bố cục của văn bản.
* Nội dung: Đọc, tìm hiểu văn bản
* Sản phẩm: câu trả lời của HS.
* Tổ chức thực hiện: Vấn đáp, thuyết trình kết hợp trao đổi cặp đôi 
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Chậm rãi, nhấn mạnh những lời bình
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
? Bố cục của vb có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời cá nhân- nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến rất hiện đại: quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hoá HCM
+ Đoạn 2: tiếp theo..hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.
3. Báo cáo thảo luận:
- HS trình bày.
4. Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
* GV bổ sung kiến thức :
+ VB Nhật dụng (Nhật dụng: Không chỉ có ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài, là việc làm thiết thực, thường xuyên).
+ Chủ đề của văn bản là: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Thuyết minh.
* Giáo viên: Văn bản mang ý nghĩa cập nhật và ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ. Chính vì thế Ban chỉ đạo Trung ương đã triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 22-10-2007.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh 
* Nội dung: Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
* Sản phẩm: câu trả lời của HS, phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: cá nhân, hoạt động nhóm.
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
? Ở phần 1, tác giả giới thiệu như thế nào về phong cách văn hoá của Bác Hồ? ? Bác Hồ tiếp xúc với văn hoá nhân loại trong điều kiện nào?
? Đi nhiều, tiếp xúc nhiều với văn hoá nhân loại thì vốn văn hoá của Bác như thế nào? ? Biểu hiện nào chứng tỏ Bác có vốn văn hoá sâu rộng?(H khá)
? Vậy Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách nào? ? Qua phần tìm hiểu trên, giúp em hiểu gì về Hồ Chí Minh ?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Học sinh: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời - nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
3. Báo cáo thảo luận:
- HS trình bày.
4. Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
- GV bổ sung:
Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn). Người làm phụ bếp trên 1 con tàu của Pháp. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước Châu Phi, Á, Mỹ, đã sống dài ngày ở Anh. HCM đã từng đi khắp 5 châu 4 biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên thế giới, tiếp xúc đủ mọi dân tộc, chủng tộc của các màu da: vàng, đen, trắng, đỏ...Lúc Người làm nghề bồi bàn, cuốc tuyết, làm nghề rửa ảnh. CLV trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước" đã viết: 
 " Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
 Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi
 Những đất tự do, những trời nô lệ
 Những con đường cách mạng đang tìm đi"
Biểu hiện nào chứng tỏ Bác có vốn văn hoá sâu rộng:
 + Bác nói và viết thạo nhiều tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga: Viết văn bằng tiếng Pháp ( Bản án chế độ thực dân).
Làm thơ bằng tiếng Hán (NKTT)
+ Am hiểu nhiều về các dân tộc, nhân dân thế giới
+ Am hiểu văn hoá thế giới....
* Giáo viên: Để có một vốn kiến thức uyên thâm đó không phải trời phú mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp. Đây chính là chìa khoá để mở ra kho văn hoá tri thức của nhân loại. Bác đã nói và viết khoảng 28 ngôn ngữ (tiếng nói) của các nước. Cha ông ta xưa có câu: " Đi một ngày đàng học một sàng khôn" Bác đã đi nhiều nơi, được học hỏi tiếp xúc nhiều. Nhưng vấn đề là học như thế nào, bằng cách nào?
Bác Hồ đã tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách:
- Luôn học hỏi: trong hoạt động cách mạng, trong lao động, mọi lúc, mọi nơi
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
- Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
+ Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực
( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
+ Giữ vững giá trị văn hóa dân tộc
- Cách sống, học tập của Bác thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. HCM là người sáng suốt, thông minh, cần cù, yêu lao động, ham học hỏi. Mục đích của Bác là ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Người đã tự mình tìm hiểu những mặt tích cực của triết học P.Đông: Muốn giải phóng dân tộc phải đánh đuổi TD Pháp & CNTB. Muốn vậy, phải thấy được những mặt tích cực, ưu việt của các nền văn hoá đó.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
* Nội dung: vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
* Sản phẩm: câu trả lời của HS, phiếu học tập.
* Tổ chức thực hiện: cá nhân, hoạt động cặp đôi.
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ
? Đoạn 2 của văn bản cho ta thấy đặc điểm gì về con người của Bác?
? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh đã có những biểu hiện cụ thể ra sao?
? Nhận xét về hệ thống dẫn chứng của tác giả khi nói về lối sống của Bác?
 ? Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ?
? Cụ thể tác giả so sánh cách sống của Bác như thế nào?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời cá nhân, nhóm cặp đôi- nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
3. Báo cáo thảo luận:
- HS trình bày.
4. Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV bổ sung:
+ Ngỡ như tất cả áo quần, trang phục tinh túy nhất, tiêu biểu nhất ở mọi miền đất nước, của dân tộc trong mọi công việc, lao động, chiến đấu được gạn lọc, lựa chọn về đây họp thành trang phục của Người. Bộ trang phục thật giản dị thanh cao. Những món ăn đậm hương vị quê nhà, những sản vật thân quen tinh túy của đất Việt từ ngàn xưa để lại hết sức thân thương, gắn bó.
+ Bác Hồ không bao giờ đòi hỏi chủ tịch nước được ăn món nọ món kia. Bác sống như một người bình thường: 
 Người thường bỏ lại đĩa thịt gà, mà ăn hết:
Mấy quả cà xứ Nghệ
Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn ( Viễn Phương)
+ Khi ăn, có món gì ngon, Bác không bao giờ ăn một mình. Bác sẻ cho người này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình thường là ít nhất. Ăn xong, thu xếp bát đĩa gọn gàng để đỡ vất vả cho người phục vụ
GV cho HS quan sát hình ảnh nhà sàn của Bác:
Ngôi nhà giản dị: lợp rơm, đồ đạc đơn sơ, ngoài vườn trồng cây ăn quả (cam, bòng, mít, cau) trước nhà có ruộng đỗ, lạc (mùa nào thức ấy) chứng tỏ Người rất tiết kiệm, quan tâm tới việc sản xuất (vườn không trồng cây cảnh sang trọng mà chỉ có những loài hoa dân dã- hoa dâm bụt)- sự giản dị của gia đình góp phần hình thành phong cách sống của Bác.
 Nhận xét về hệ thống dẫn chứng của tác giả:
- Dẫn chứng tiêu biểu (toàn diện) chọn lọc tuy không nhiều
GV: Sự trình bày hệ thống dẫn chứng như trên đã thuyết phục người đọc. Hơn thế, văn bản còn hấp dẫn bởi tác giả đã kết hợp một cách khá khéo léo việc trình bày dẫn chứng và nội dung bình luận
- Tác giả bài viết khiến người đọc hình dung trong sự đối chiếu các hình ảnh: cung điện của những ông vua ngày xưa, những tòa nhà nguy nga tráng lệ của các vị nguyên thủ quốc gia và ngôi nhà sàn của Bác.
-" Chiếc nhà sàn bằng gỗ cạnh chiếc ao": có ai ngờ đó là nơi ở, làm việc của 1 vị chủ tịch nước.
- Phạm Văn Đồng khi nói về Bác cũng nhắc tới ngôi nhà sàn " luôn luôn lộng gió và ánh sáng phảng phất hương thơm của hoa vườn"
- Còn Tố Hữu viết:
 Nơi Bác ở: rào mây, vách gió
 Sáng nghe chim hót sau nhà
 Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ
 "Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Tác giả so sánh cách sống của Bác :
+ “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến sức giản dị và tiết chế như vậy”.
+ “Ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức :
 “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Tổng kết: 
* Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
* Nội dung: Tổng kết nội dung, nghệ thuật văn bản.
* Sản phẩm: câu trả lời của HS
* Tổ chức thực hiện: HĐ cá nhân
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ
? Khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời cá nhân- nhận xét.
- Giáo viên: nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
- NT: 
+ Đan xen giữa tự sự và bình luận
+ Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu, có sức thuyết phục cao
+ Nghệ thuật đối lập, sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt, thơ cổ.
- ND: + Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
 * Ý nghĩa của văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chúng cứ xác thực, tg Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Báo cáo thảo luận:
- HS trình bày.
4. Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
- Gọi HS đọc ghi nhớ
I/ Tìm hiểu chung
1.Tác giả: 
2. Tác phẩm:
Trích trong bài "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" (1990)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc:
2. Kiểu loại : Văn bản nhật dụng
- Phương thức biểu đat: Thuyết minh – nghị luận.
3. Bố cục của đoạn trích: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến rất hiện đại: quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hoá HCM
+ Đoạn 2: tiếp theo..hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.
III. Phân tích: 
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh 
+ Bác Hồ đi và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới -> có vốn văn hoá uyên thâm.
* Cách tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Luôn học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
+ Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
+ Tiếp thu cái đẹp, hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực ( trên nền tảng của văn hoá dân tộc)
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Giữ vững giá trị văn hóa dân tộc.
* Nghệ thuật: Liệt kê nhằm khẳng định sự miệt mài học hỏi của Bác.
=> Nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất Phương Đông, rất hiện đại.
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
+ Lối sống giản dị của Bác Hồ:
- Nơi ở, làm việc đơn sơ: nhà sàn, vài căn phòng nhỏ
- Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Ăn uống đạm bạc, không cầu kì: cá kho, dưa cà muối, cháo hoa
- Tư trang: ít ỏi.
+ Ngôn ngữ giản dị với các từ chỉ SL ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, vẻn vẹn).
+ Phương pháp thuyết minh: Liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
-> Giản dị mà thanh cao, trong sáng
⬄ Là bài học cho mỗi chúng ta càng cảm phục, kính yêu Bác.
- So sánh cách sống của Bác với lãnh tụ của các nước khác, với các vị hiền triết xưa.
=> Lối sống vô cùng thanh cao,giản dị là cách sống có văn hoá theo quan niệm thẩm mĩ cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, là cách di dưỡng tinh thần của chủ tịch HCM
IV. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
+ Đan xen giữa tự sự và bình luận
+ Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu, có sức thuyết phục cao
+ Nghệ thuật đối lập, sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt, thơ cổ.
2. Nội dung:
+ Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
 * Ý nghĩa của văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chúng cứ xác thực, tg Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
* Ghi nhớ: sgk (83 ).
3. Hoạt động 3: Luyện tập (Thời gian 45 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để làm bài tập.
* Nội dung: cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh 
* Sản phẩm: Bài viết của học sinh
* Tổ chức thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ1. 
BT1: Viết một đoạn văn ngắn (10 dòng) nêu những cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ 
- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu
- Dự kiến sản phẩm: là một đoạn văn đảm bảo cả hình thức và nội dung
+ Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong p/c HCM: Con người HCM là sự kết hợp hài hoà, trọn vẹn giữa truyền thống văn hoá dân tộc với văn hoá tinh hoa nhân loại. Lối sống rất dân tộc, rất VN của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao "Ao cạn vớt bèo...sen" hay Nguyễn Bỉnh Khiêm với lối sống thanh bạch" Thu ăn măng trúc tắm ao"
3. Báo cáo thảo luận:
- Gọi 5 đến 7 học sinh trình bày trước lớp
4. Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm 
V. Luyện tập
BT1: Viết một đoạn văn ngắn (10 dòng) nêu những cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Thời gian 20 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng hiểu biết của mình về văn bản vào việc giải quyết tình huống thực tế.
* Nội dung: Suy nghĩ của bản thân về việc học tập và rèn luyện theo phong cách của HCM
* Sản phẩm: Bài viết của học sinh 
* Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân 
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ
? Cách học của Bác có còn phù hợp trong bối cảnh học tập hiện nay không? Em có thể học tập được gì từ phương pháp học tập của Bác
 ? Em học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác như thế nào?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ 
- Hs tìm và nêu biểu hiện cụ thể
- Hs trình bày – hs khác bổ sung
- Dự kiến sản phẩm: bài viết của Hs
3. Báo cáo thảo luận:
- GV gọi hs trình bày
- Hs khác nhận xét bổ sung 
- Gv bổ sung thêm
4. Kết luận, nhận định:
- Giáo viên nhận xét, cho điểm 
======================================================================
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Họ và tên giáo viên: DƯƠNG VĂN VIÊN
TỔ: Ngữ văn
TÊN BÀI DẠY: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (2 BÀI)
Môn học: Ngữ văn; Lớp 9
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm cách thức, phương châm quan hệ, phương châm lịch sự.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
2.2. Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân
3. Phẩm chất:
-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.
- Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc bài và trả lời các câu hỏi 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề (Thời gian: 10 phút)
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
* Nội dung: Khái quát về các phương châm hội thoại.
* Sản phẩm: HS trả lời
* Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ 
GV: kể chuyện con rắn vuông “Con rắn dài 40 mét, ngang 40 mét” và đặt câu hỏi gợi mở:
? Nói như vậy có chấp nhận được không?
? Em rút ra bài học từ câu chuyện này là gì
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ 
- HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau
Học sinh: làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn cặp đôi
- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
- Dự kiến sản phẩm: Nói như vậy không được. Phải nói sự thật, nói phải có bằng chứng, không vu vơ
3. Báo cáo thảo luận:
Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.
Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 cặp đôi lên trình bày sản phẩm, 2 cặp nhận xét, bổ sung.
4. Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, cho điểm phần kiến thức liên quan đến bài học trước, dẫn dắt vào bài học mới 
Bài mới: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các quy ước gọi là PCHT mà ta sẽ được học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Thời gian: 60 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Mục tiêu: - HS hiểu được phương châm về lượng 
* Nội dung: phương châm về lượng:
* Sản phẩm: Phần trình bày của HS trên phiếu học tập
* Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm 
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ 
GV gọi hs đọc đoạn đối thoại trong sgk và trả lời câu hỏi:
? Khi An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không? 
? Cần trả lời như thế nào? 
? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
* GV hướng dẫn hs kể lại truyện "lợn cưới áo mới". 
? Vì sao truyện lại gây cười? 
? Lẽ ra anh "lợn cưới"và anh có "áo mới"phải trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? 
? Như vậy, cần phải tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
? Từ việc tìm hiểu 2 vd trên, rút ra điều gì trong giao tiếp?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ 
- HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau
Học sinh :làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn trong nhóm
-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
- Dự kiến sản phẩm:
1. VD:
a. VD1: Đọc đoạn hội thoại
- Câu trả lời của Ba không mang n/d mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như ở bể bơi thành phố, sông, biển chứ không phải là An cần hiểu định nghĩa "bơi là gì? (Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể).
=> Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. 
b. VD2: Đọc truyện "lợn cưới áo mới"
- Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
- Lẽ ra chỉ cần hỏi: "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?"Và chỉ cần trả lời: "Nãy giờ, tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả".
=> Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
3. Báo cáo thảo luận:
Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.
Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm, 2 nhóm nhận xét, bổ sung.
4. Kết luận, nhận định:
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
 -GV nhận xét, đánh giá
Gọi HS đọc ghi nhớ
Hết bao lâu
Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi: 
- Xin làm ơn cho biết từ Madrid tới Mêhicô bay hết bao lâu?
Nhân viên bán vé máy bay đang bận việc gì đó liền đáp:
- Một phút nhé!
- Xin cảm ơn- bà già đáp và đi ra
=> Câu trả lời của người bán vé, ý nói hãy đợi cho một phút rồi sẽ trả lời, nhưng nói quá ngắn: "một phút nhé!". Vì thế bà già cảm thấy mình bị giễu nên khó chịu đi ra 
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được phương châm về chất
* Nội dung: phương châm về chất
* Sản phẩm: Phần trình bày của HS trên phiếu học tập
* Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm, cặp đôi 
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ 
1. Gọi học sinh đọc truyện cười “ Quả bí khổng lồ” và đặt câu hỏi:
? Truyện cười phê phán điều gì?
? “Nói khoác” là nói như thế nào?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
2. Nếu không biết chắc ngày 1/9 lớp có được nghỉ học không hoặc không biết chắc lý do vì sao vì sao một bạn trong lớp nghỉ học em có thông báo nội dung đó không?
? Nếu không chắc chắn một điều gì mà phải trả lời (về điều đó) thì nên dùng thêm từ ngữ nào ở đầu câu?
3. Qua tình huống trên em rút ra nhận xét gì khi giao tiếp?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ 
- HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau
Học sinh :làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn trong nhóm
-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
- Dự kiến sản phẩm:
1. Phê phán tính nói khoác. “Nói khoác” là
nói không đúng sự thật.
Trong giao tiếp, không nên nói những điều không đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực.
2. Nếu không chắc chắn, có thể thêm cụm từ: Hình như là; em nghĩ là; em nghe nói; chắc là...
Như vậy, Đừng nói những điều mình không có bằng chứng xác thực, chưa có cơ sở để xác định là đúng.
3. Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3. Báo cáo thảo luận:
Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.
Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm, 2 nhóm nhận xét, bổ sung.
4. Kết luận, nhận định:
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
 - GV nhận xét, đánh giá
Gọi HS đọc ghi nhớ
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được phương châm quan hệ
* Nội dung: phương châm quan hệ
* Sản phẩm: Phần trình bày của HS trên phiếu học tập
* Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm, cặp đôi 
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ 
- Trong tiếng việt có thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt". Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? 
- Thử tưởng tượng điều gì sẽ xẩy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? 
- Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ 
- HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau
Học sinh :làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn trong nhóm
-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
- Dự kiến sản phẩm:
- Thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt"dùng để chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau. 
- Hậu quả: người nói và người nghe không hiểu nhau, không giao tiếp với nhau được.
- Bài học: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.
3. Báo cáo thảo luận:
Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.
4. Kết luận, nhận định:
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
 - GV nhận xét, đánh giá
Gọi HS đọc ghi nhớ
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được phương châm cách thức
* Nội dung: phương châm cách thức
* Sản phẩm: Phần trình bày của HS trên phiếu học tập
* Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm, cặp đôi 
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ 
? Thành ngữ "dây cà ra dây muống"; "lúng búng như ngậm hột thị" dùng để chỉ những cách nói như thế nào? 
? Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp? 
? Qua đó có thể rút ra được bài học gì trong giao tiếp? 
? Có thể hiểu câu nói sau đây theo mấy cách: "Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy". 
? Để người nghe ko hiểu lầm, cần phải nói như thế nào? 
? Như vậy, trong giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ 
- HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau
Học sinh :làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn trong nhóm
-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
- Dự kiến sản phẩm:
- Thành ngữ "dây cà ra dây muống" dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. 
- Thành ngữ "lúng búng như ngậm hột thị" dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch, không thoát ý
* Hậu quả: 
+ Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý của người nói.
- Người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói.
=> giao tiếp không đạt kết quả mong muốn.
* Bài học: 
- Nói năng phải ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch
- Trong giao tiếp phải chú ý tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người đối thoại.
3. Báo cáo thảo luận:
Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.
4. Kết luận, nhận định:
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
 - GV nhận xét, đánh giá
Gọi HS đọc ghi nhớ
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được phương châm lịch sự
* Nội dung: phương châm lịch sự
* Sản phẩm: Phần trình bày của HS trên phiếu học tập
* Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm, cặp đôi 
* Cách tiến hành:
1. GV Chuyển giao nhiệm vụ 
GV hướng dẫn hs đọc truyện « người ăn xin » và trả lời các câu hỏi : 
- Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó ?
- Có thể rút ra bài học gì từ truyện này ?
2. HS tiếp nhận nhiệm vụ 
- HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau
Học sinh :làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn trong nhóm
-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
- Dự kiến sản phẩm:
- Mặc dù cả hai người đều không có của cải, tiền bạc để cho nhau nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình (qua cái nắm chặt tay).
Tình cảm của cậu bé với ông lão: Đặc biệt là tình cảm chân thành tôn trọng và quan tâm của cậu bé dành cho ông lão ăn xin.
Thể hiện qua chi tiết:
+ Bàn tay run run nắm chặt (hành động)
+ Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả (lời nói)
- Cậu bé chú ý đến vai xã hội: người dưới - người trên
3. Báo cáo thảo luận:
Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.
4. Kết luận, nhận định:
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
 - GV nhận xét, đánh giá Gọi HS đọc ghi nhớ
I/ Phương châm về lượng
1. VD:
a. VD1: Đọc đoạn hội thoại
- Câu trả lời của Ba không mang n/d mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như ở bể bơi thành phố, sông, biển chứ không phải là An cần hiểu định nghĩa "bơi là gì? (Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể).
=> Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. 
b. VD2: Đọc truyện "lợn cưới áo mới"
- Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
- Lẽ ra chỉ cần hỏi: "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?"Và chỉ cần trả lời: "Nãy giờ, tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả".
=> Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
2. Ghi nhớ
II. Phương châm về chất:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét
Truyện Quả bí khổng lồ
-Truyện phê phán tính nói khoác.
-> Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 
3. Ghi nhớ 2: sgk 
III. Phương châm quan hệ
1. Xét ví dụ
- Thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt"dùng để chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau. 
- Hậu quả: người nói và người nghe không hiểu nhau, không giao tiếp với nhau được.
- Bà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_1_duong_van_vien.doc