Giáo án Sinh học 9 - Tiết 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Giáo án Sinh học 9 - Tiết 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức:

+ Trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

+ Phân biệt được quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái.

+ Nêu được bản chất của quá trình thụ tinh.

+ Nêu được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.

2. Năng lực:

- Phát hiện vấn đề về phát sinh giao tử khi quan sát tranh.

- Quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ kênh hình.

- Giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ.

3. Phẩm chất: Yêu thích bộ môn, trách nhiệm khi làm việc

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu

2. Học liệu : SGK, Tranh hình SGK,

 

docx 7 trang maihoap55 8210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Tiết 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
 Tiết: 11. Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
+ Trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
+ Phân biệt được quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái.
+ Nêu được bản chất của quá trình thụ tinh.
+ Nêu được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
2. Năng lực:
- Phát hiện vấn đề về phát sinh giao tử khi quan sát tranh.
- Quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ kênh hình.
- Giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Phẩm chất: Yêu thích bộ môn, trách nhiệm khi làm việc
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu
2. Học liệu : SGK, Tranh hình SGK,
 Phiếu học tập 1
§Æc ®iÓm
Ph¸t sinh giao tö ®ùc
Ph¸t sinh giao tö c¸i
Gi¶m ph©n 1
Gi¶m ph©n 2
KÕt qu¶
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Mở đầu/giao nhiệm vụ học tập
Ôn lại kiến thức về nguyên phân, giảm phân
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
Các học sinh khác nghe bạn trả lời, nhận xét bổ sung (Nếu cần)
? Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân? 
? Trình bày kết quả của quá trình giảm phân? 
Suy nghĩ, tái hiện kiến thức, trả lời câu hỏi 
Nghe bạn trả lời, nx, bs
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
 Sự phát sinh giao tử 
+ Trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
+ Phân biệt được quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái.
* Giống nhau : 
+ Các TB mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
+ Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.
Khác nhau: (Bảng dưới)
- GV yêu cầu HS quan sát H vẽ SGK + NCTT trả lời câu hỏi .
? Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ?
- GV gọi HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung 
GV chốt kiến thức.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn hoàn thành phiếu học tập 1 để trả lời câu hỏi sau:
?Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản của 2 PT phát sinh giao tử đực và giao tử cái ?
- Gọi ĐD các nhóm báo cáo 
 nhóm khác nhận xét bổ sung -> GV chốt lại kiến thức chuẩn theo bảng sau.
- HS quan sát Hvẽ tự thu nhận TT.
- Gọi 1 HS lên trình bày QT phát sinh giao tử đực và 1 HS lên trình bày QT phát sinh giao tử cái.
- HS trả lời HS khác nx.
- HS dựa vào ND kênh chữ và kênh hình thảo luận => Tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 QT.
- ĐD các nhóm phát biểu nhóm khác nhận xét bổ sung.
Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 TB trứng có kích thước lớn.
- Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 TB trứng , trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh.
- Tinh bào bậc 1 giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. Thụ tinh 
- Khái niệm : Là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.
- BC của QT thụ tinh là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT sgk trả lời câu hỏi.
? Nêu khái niệm thụ tinh?.
- GV gọi HS trả lời GV nhận xét chốt kiến thức.
? Nêu bản chất của QT thụ tinh là gì ?.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong lệnh .
? Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc ?.
- GV gọi HS trả lời HS khác nhận xét GV gt thêm cho HS hiểu rõ hơn.
- HS hoạt động cá nhân.
- NC TT SGK trả lời câu hỏi.
 Yêu cầu nêu được.
+ Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.
+ Là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.
- HS vận dụng kiến thức yêu cầu nêu được.
+ 4 tinh trùng chứa bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc hợp tử có các tổ hợp NST khác nhau.
- HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung.
3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh 
- Sự phối hợp giữa các quá trình: Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh sẽ đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của mỗi loài ở những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
- Giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử thông qua quá trình thụ tinh sẽ tạo ra những hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau, đây là nguyên nhân chính tạo ra các biến dị tổ hợp (nguyên liệu của quá trình tiến hoá và chọn giống
GV yêu cầu HS đọc TT sgk -> trả lời câu hỏi.
? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt di truyền , biến dị và 
- GV gọi HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung 
GV chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS đọc KL chung sgk T 35.
- HS hoạt động cá nhân :
- HS nghiên cứu TT sgk trả lời câu hỏi: Yêu cầu nêu được.
+ Về mặt di truyền.
- Giảm phân: Tạo bộ NST đơn bội.
+ Thụ tinh khôi phục vộ NST lưỡng bội.
+ Về mặt biến dị : Tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau (biến dị tổ hợp).
+ Ý nghĩa: Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
- HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc KL chung sgk
HĐ 3: Luyện tập 
Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm trả lời câu hỏi củng cố kiến thức đã học trong bài
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?
a) Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực kết hợp với một giao tử cái.
b) Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.
c) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.
d) Sự tạo thành hợp tử.
Câu 2: Trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng Aa và Bb khi giảm phân và thụ tinh sẽ cho ra số kiểu tổ hợp nhiễm sắc thể trong hợp tử là :
a) 4 tổ hợp nhiễm sắc thể.
b) 8 tổ hợp nhiễm sắc thể.
c) 9 tổ hợp nhiễm sắc thể.
d) 16 tổ hợp nhiễm sắc thể
Câu 3: Vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ:
1. Qua giảm phân, bộ NST đặc trưng của loài (2n) được phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra các bộ NST đơn bội (n) ở các giao tử.
2. Trong thụ tinh các giao tử mang bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài.
3. Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh mà bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ .
4. Sự nguyên phân liên tiếp đã làm cho bộ NST của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.
√A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4
Học sinh lựa chon đáp án đúng, giải thích cho sự lựa chọn đó
Đáp án 
Câu 1. C
Câu 2. D
Câu 3. A
Hoạt động 4: Vận dụng 
Vận dụng kiến thức về giảm phân, phát sinh giao tử và thụ tinh để trả lời các câu hỏi 2, 3, 4, 5 (SGK – T 36)
Vận dụng kiến thức trong mục em có biết tìm hiểu sự phát sinh giao tử ở thực vật
Về nhà trả lời câu hỏi 2, 3, 4, 5 (SGK – T 36)
Đọc mục em có biết tìm hiểu sự phát sinh giao tử ở thực vật
Hoàn thành câu hỏi
Thấy được sự khác nhau giữa tạo thành giao tử ở cây có hoa và động vật

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_9_tiet_11_phat_sinh_giao_tu_va_thu_tinh.docx