Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 11+12 - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 11+12 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức.

- HS trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

- HS trình bày được thực chất của quá trình thụ tinh.

- HS phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di

truyền và biến dị.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình .

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm .

- Phát triển tư duy lý luận, phân tích, so sánh.

3. Thái độ.

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.

- Gây được hướng thú cho học sinh.

- Giáo dục học sinh ý thức tự học và lòng say mê môn học.

4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

a/. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực sinh học:

+ Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên.

+ Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên.

+ Vận dụng kiến thức vào thực tiển.

b/. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học.

Sử dụng tổng hợp các phương pháp phát huy tính tích cực và chủ động cho học

sinh như: Thảo luận nhóm, báo cáo, thuyết trình, trực quan,.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên :

- Tranh phong to H11 - SGK/34.

- Bảng phụ, phiếu học tập

2. Học sinh:

- Nghiên cứu bài ở nhà .- Tìm hiểu thêm tài liệu liên quan

pdf 16 trang Hoàng Giang 31/05/2022 2840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 11+12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: SINH HỌC LỚP: 9A2,4. 
Tuần: 05. (Từ ngày 11/10/2021đến 15/10/2021) TIẾT PPCT: 9. 
BÀI 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH 
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức. 
 - HS trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật. 
 - HS trình bày được thực chất của quá trình thụ tinh. 
 - HS phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di 
truyền và biến dị. 
2. Kỹ năng. 
 - Rèn kỹ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình . 
 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm . 
 - Phát triển tư duy lý luận, phân tích, so sánh. 
3. Thái độ. 
 - Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học. 
 - Gây được hướng thú cho học sinh. 
 - Giáo dục học sinh ý thức tự học và lòng say mê môn học. 
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
 a/. Năng lực: 
 - Năng lực chung: 
 + Năng lực tự chủ và tự học. 
 + Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 - Năng lực sinh học: 
 + Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên. 
 + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên. 
 + Vận dụng kiến thức vào thực tiển. 
 b/. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học. 
 Sử dụng tổng hợp các phương pháp phát huy tính tích cực và chủ động cho học 
sinh như: Thảo luận nhóm, báo cáo, thuyết trình, trực quan,... 
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên : 
 - Tranh phong to H11 - SGK/34. 
 - Bảng phụ, phiếu học tập 
2. Học sinh: 
 - Nghiên cứu bài ở nhà . 
 - Tìm hiểu thêm tài liệu liên quan. 
IV. Chuổi các hoạt động trên lớp. 
1. Khởi động (5 phút). 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: Tạo tình huống để kích thích sự tò mò, khám phá của học sinh, qua 
đó có hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức mới. 
 * Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức thực tế, trình bày ý 
kiến và nhận xét của cá nhân. 
 * Phẩm chất: 
 + Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người 
khác. 
 + Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác 
định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm 
 * Năng lực: 
 + Biết chủ động và tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp và ở nhà. 
 + Tự điều chỉnh hành vi bản thân: Kiên trì thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ 
học tập. 
 + Tự học và tự hoàn thiện: Biết đặt mục tiêu để phấn đấu trong học tập; nhận ra 
và điều chỉnh được sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. 
 + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp hỏi – đáp; trực 
quan. Dùng tranh, ảnh hoặc tivi, máy tính để tăng tính hấp dẫn cho hoạt động. 
 c. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Các tế bào con được tạo thành qua giảm phân sẽ phát triển 
thành các giao tử, nhưng có sự khác nhau ở sự hình thành giao tử đực và giao tử 
cái. Quá trình đó diển ra như thế nào và xảy ra ở đâu? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Ghi nhận thông tin, trao đổi nhóm. 
 - Báo cáo kết quả: Hs đưa ra được ý kiến cá nhân về vấn đề thảo luận. 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Hướng dẫn Hs tự đánh giá và đặt vấn đề, 
giới thiệu bài mới. 
 d. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Một số Hs không thật sự tập trung 
quan sát thông tin => Gv kịp thời điều chỉnh ý thức học tập và nêu giá trị nổi bật 
của thông tin mà các em cần theo dõi. 
 e. Sản phẩm: Hs có được sự chuẩn bị cho việc tìm hiểu kiến thức mới. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức. 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự phát triển giao tử (10p) 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: HS trình bày được quá trình phát sinh giao tử, nêu được những 
điểm giống nhau và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và phát sinh 
giao tử cái. 
 * Kỹ năng: Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập; thực hiện nhiệm vụ học 
tập; viết và trình bày báo cáo; ra quyết định; đề suất ý kiến. 
 * Năng lực: 
 + Biết chủ động và tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp. 
 + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, thảo luận nhóm. 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên. 
 + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên. 
 * Phẩm chất: 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp thảo luận 
nhóm; thuyết trình; báo cáo. Dùng tranh, ảnh hoặc tivi, máy tính để tăng tính hấp 
dẫn cho hoạt động. 
 c. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 – 3 em trong 3 
phút và thực hiện các nội dung yêu cầu trong phiếu học tập số 1. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
- Em hãy trình bày quá trình phát sinh giao tử cái ? 
- Em hãy trình bày quá trình phát sinh giao tử đực? 
- Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa sự phát sinh giao tử đực và sự 
phát sinh giao tử cái? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Đọc nhanh thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm 
và thực hiện phiếu học tập số 1. 
 - Báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác cho 
ý kiến tranh luận về các nội dung không thống nhất. 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Đánh giá tinh thần hoạt động của các 
nhóm, hướng dẫn Hs thống nhất các nội dung kiến thức. 
 d. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Một số Hs không tích cực hoạt 
động => Gv nhắc nhở và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Hs này. 
 e. Sản phẩm: 
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 
I/. Sự phát sinh giao tử 
- Trong quá trình phát sinh giao tử cái, các tế bào mầm cũng nguyên phân liên tiếp 
nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào, noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào 
bậc 1, Tb này giảm phân lần phân bào I, tạo ra 1 Tb có kích thước nhỏ (gọi là thể 
cực thứ nhất) và 1 TB có kích thước lớn, (gọi là noãn bào bậc 2) lần phân bào II cho 
ra thể cực thứ 2 và trứng. 
- Trong quá trình phát sinh giao tử đực, các tế bào mầm cũng nguyên phân liên tiếp 
nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào, tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào 
bậc 1, Tb này giảm phân lần phân bào I, tạo ra 2 tinh bào bậc 2, lần phân bào II cho 
ra 4 TB con từ đó phát triển thành 4 tinh tử, tinh tử phát triển thành tinh trùng. 
* Giống nhau : 
+ Các TB mầm ( noãn nguyên bào, tinh nguyên bào ) đều thực hiện nguyên phân 
liên tiếp nhiều lần. 
+ Noãn bào, tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân tạo ra giao tử. 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu Thụ tinh.( (10p) 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: HS xác định được bản chất của quá trình thụ tinh.. Rèn cho Hs kĩ 
năng đọc và phân tích thông tin, liên hệ và vận dụng kiến thức thực tế. 
 * Kỹ năng: Rèn cho Hs kĩ năng đọc và phân tích thông tin, liên hệ và vận dụng 
kiến thức thực tế. 
 * Năng lực: 
 + Đề xuất, lựa chọn giải pháp 
 + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Thiết kế và tổ chức hoạt động. 
 + Tổ chức và thuyết phục người khác. 
 * Phẩm chất: 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp thảo luận 
nhóm; thuyết trình; báo cáo. Dùng tranh, ảnh hoặc tivi, máy tính để tăng tính hấp 
dẫn cho hoạt động. 
 c. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 – 3 em trong 3 
phút và thực hiện các nội dung yêu cầu trong phiếu học tập số 2. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
- Thế nào là sự thụ tinh? 
- Giải thích cơ sở khoa học để dẫn đến hợp tử có bộ NST 2n? 
- Bản chất của sự thụ tinh? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Đọc nhanh thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm 
và thực hiện phiếu học tập số 2. 
 - Báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác cho 
ý kiến tranh luận về các nội dung không thống nhất. 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Đánh giá tinh thần hoạt động của các 
nhóm, hướng dẫn Hs thống nhất các nội dung kiến thức. 
 d. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Một số Hs không tích cực hoạt 
động => Gv nhắc nhở và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Hs này. 
 e. Sản phẩm: 
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 
II/. Thụ tinh 
1/. Khái niệm 
* Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái. 
2/. Bản chất 
* Bản chất của quá trình thụ tinh là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân 
lưỡng bội ở hợp tử. 
 Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân 
đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST, sự kết hợp ngẫu nhiên của các 
loại giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn 
gốc. 
 Hoạt động 3: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh (10p) 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: HS nắm được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh. 
 * Kỹ năng: Rèn cho Hs kĩ năng đọc và phân tích thông tin, liên hệ và vận dụng 
kiến thức thực tế. 
 * Năng lực: 
 + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, thảo luận. 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Thiết kế và tổ chức hoạt động. 
 + Tổ chức và thuyết phục người khác. 
 + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên. 
 + Liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tế. 
 * Phẩm chất: 
 + Trân trọng các thành quả của các nhà khoa học. 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp thảo luận 
nhóm; thuyết trình; báo cáo. 
 c. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 – 4 em trong 3 
phút và thực hiện các nội dung yêu cầu trong phiếu học tập số 3. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 
Em hãy nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt di truyền biến dị và thực 
tiễn? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Đọc nhanh thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm 
và thực hiện phiếu học tập số 3. 
 - Báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác cho 
ý kiến tranh luận về các nội dung không thống nhất. 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Đánh giá tinh thần hoạt động của các 
nhóm, hướng dẫn Hs thống nhất các nội dung kiến thức. 
 d. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Một số Hs không tích cực hoạt 
động => Gv nhắc nhở và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Hs này. 
 e. Sản phẩm: 
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 
II/. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh 
* Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể. 
* Tạo nguồn biến dị tổ hợp chọn giống và tiến hoá. 
3. Hoạt động củng cố (5 phút). 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức trọng tâm đã tìm hiểu thông 
qua các câu hỏi tổng hợp. 
 * Kỹ năng: Nâng cao kĩ năng tự học cho học sinh. Đề xuất vấn đề; Đặt câu hỏi 
cho vấn đề 
 * Năng lực: 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Thiết kế và tổ chức hoạt động. 
 + Tổ chức và thuyết phục người khác 
 * Phẩm chất: 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp hỏi – đáp; 
thuyết trình. 
 c. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức vừa mới tìm hiểu, trả lời các 
câu hỏi: 
 + Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực? 
 + Trình bày quá trình phát sinh giao tử cái? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Nhớ lại thông tin, hệ thống lại kiến thức cho câu trả 
lời. 
 - Báo cáo kết quả: HS nêu ý kiến cá nhân của mình, các học sinh khác bổ sung, 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đúng. 
Tổ chức cho Hs chia sẽ kiến thức. 
 d. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: 
 - Tính huống 1: HS nêu được một số ý => Gv sử dụng phương pháp gợi nhớ 
để khuyến khích học sinh trả lời bổ sung. 
 - Tính huống 2: HS không trả lời được => Gv khuyến khích Hs nêu chổ không 
hiểu hoặc khó khăn khi học. Sau đó hướng dẫn Hs tự học hoặc phân công bạn hỗ 
trợ. 
 e. Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi của HS, Gv động viên và khuyến khích 
Hs trả lời đúng. Hỗ trợ các Hs gặp khó khăn trong khi trả lời, hướng dẫn Hs các 
biện pháp tự học ở nhà. 
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (3 phút). 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: Giúp học sinh liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức đã học để giải 
quyết vấn đề có liên quan trong đời sống thực tế, khắc sâu kiến thức đã học. 
 * Kỹ năng: Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; thu thập thông tin; phân 
tích dữ liệu; đề suất ý tưởng. 
 * Năng lực: 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn 
thông tin khác nhau 
 + Tư duy độc lập. 
 + Liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tế. 
 * Phẩm chất: 
 + Yêu quý và trân trọng các thành tựu của khoa học kĩ thuật. 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp hướng dẫn. 
 c. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Tìm hiểu và thực hiện bài tập 3, 4, 5/Sgk. 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Ghi nhận lại các nội dung câu hỏi. 
 - Báo cáo kết quả: Hs có thể báo cáo ở tiết học sau. 
 d. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: HS cho ý kiến là khó và không 
thực hiện được => Gv vận động và khuyến khích Hs thử tìm tòi và giải quyết thử, 
không được sẽ hỗ trợ ở tiết sau. 
 e. Sản phẩm: Sau khi Hs về nhà hoàn thành và báo cáo kết quả theo hướng dẫn, 
Gv căn cứ vào đó để đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức cho Hs. 
5. Giao nhiệm vụ về nhà (2 phút). 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: Giúp học sinh có sự chuẩn bị về kiến thức, đồ dùng cho bài học 
sau. 
 * Kỹ năng: Xây dựng kế hoạch học tập cho tiết học sau; kỹ năng tự học 
 * Năng lực: 
 + Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập 
và trong cuộc sống. 
 + Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học 
tập phù hợp 
 + Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác 
định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm 
 * Phẩm chất: 
 + Biết giúp đở, chia sẽ thông tin cho mọi người, 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp hướng dẫn. 
 c. Nội dung hoạt động: Học sinh ghi nhận nhiệm vụ để chuẩn bị cho tiết học 
sau. 
 - Gv giao nhiệm vụ: 
 + Nêu điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường? 
 + Việc xác định giới tính của sinh vật dựa và đâu? 
 + Trình bày bằng sơ đồ: Cơ chế sinh con trai và con gái? 
 + Tại sao cấu trúc dân số giữa nam : nữ lại xấp xỉ 1 : 1? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Ghi nhận lại yêu cầu và trao đổi thêm để có sự chuẩn 
bị tốt nhất. 
V. Rút kinh nghiệm : 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: SINH HỌC LỚP: 9A2,4. 
Tuần: 05. (Từ ngày 11/10/2021 đến 15/10/2021) TIẾT PPCT: 10. 
BÀI 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH. 
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức. 
 - HS mô tả được một số NST giới tính. 
 - HS trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người. 
 - HS nêu được sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và ngoài đến sự 
phân hoá giới tính. 
2. Kỹ năng. 
 - Rèn kỹ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình . 
 - Rèn kỹ năng phát triển tư duy lý luận, phân tích, so sánh. 
 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm . 
3. Thái độ. 
 - Xây dựng ý thức tìm tòi tài liệu. 
 - Giáo dục ý thức trân trọng những thành tựu khoa học 
 - Giáo dục học sinh ý thức tự học và lòng say mê môn học. 
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
 a/. Năng lực: 
 - Năng lực chung: 
 + Năng lực tự chủ và tự học. 
 + Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 + Năng lực ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ. 
 - Năng lực sinh học: 
 + Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên. 
 + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên. 
 + Vận dụng kiến thức vào thực tiển. 
 b/. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học. 
 Sử dụng tổng hợp các phương pháp phát huy tính tích cực và chủ động cho học 
sinh như: trực quan, thảo luận nhóm, báo cáo. 
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên : 
 - Tranh phóng to H12.1- SGK/38-39. 
 - Bảng sơ đồ về cơ chế NST xác định giới tính. 
2. Học sinh: 
 - Xem trước bài 12. 
 - Kẻ sẵn bảng 12 vào vở bài tập. 
IV. Chuổi các hoạt động trên lớp. 
1. Khởi động (5 phút). 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: Tạo tình huống để kích thích sự tò mò, khám phá của học sinh, qua 
đó có hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức mới. 
 * Kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức thực tế, trình bày ý 
kiến và nhận xét của cá nhân. 
 * Phẩm chất: 
 + Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người 
khác. 
 + Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác 
định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm 
 * Năng lực: 
 + Biết chủ động và tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp và ở nhà. 
 + Tự điều chỉnh hành vi bản thân: Kiên trì thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ 
học tập. 
 + Tự học và tự hoàn thiện: Biết đặt mục tiêu để phấn đấu trong học tập; nhận ra 
và điều chỉnh được sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. 
 + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp Trực quan, 
thuyết trình. Dùng tranh, ảnh hoặc tivi, máy tính để tăng tính hấp dẫn cho hoạt 
động. 
 c. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát tranh, video tìm hiểu về quá trình thụ 
tinh ở người. 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh, ghi nhận thông tin. 
 - Báo cáo kết quả: HS nêu ý kiến cá nhân của mình về các thông tin biết được 
về quá trình thụ tinh quan sát được. 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Hướng dẫn Hs nêu đánh giá và đặt vấn đề, 
giới thiệu bài mới. 
 d. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Một số Hs không thật sự tập trung 
quan sát thông tin => Gv kịp thời điều chỉnh ý thức học tập và nêu giá trị nổi bật 
của thông tin mà các em cần theo dõi. 
 e. Sản phẩm: Hs có động lực muốn tìm hiểu kỷ hơn về quá trình thụ tinh của tế 
bào sinh dục. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức. 
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu NST giới tính (10p) 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: HS trình bày được 1 số đặc điểm của NST giới tính. 
 * Kỹ năng: Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập; thực hiện nhiệm vụ học 
tập; viết và trình bày báo cáo; ra quyết định; đề suất ý kiến. 
 * Năng lực: 
 + Biết chủ động và tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp và ở nhà. 
 + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên. 
 + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên. 
 + Liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tế. 
 * Phẩm chất: 
 + Trân trọng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp thảo luận 
nhóm; thuyết trình; báo cáo. 
 c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Một số Hs không tích cực hoạt 
động => Gv nhắc nhở và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Hs này. 
 d. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 – 3 em trong 3 
phút và thực hiện các nội dung yêu cầu trong phiếu học tập số 1. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
- Yêu cầu học sinh quan sát lai H8.2 bộ NST của ruồi giấm và nêu những điểm 
giống nhau và khác nhau ở bộ NST của ruồi đực và ruồi cái. 
- Cặp NST nào là cặp NST giới tính? 
- NST giới tính có ở TB nào? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Đọc nhanh thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm 
và thực hiện phiếu học tập số 1. 
 - Báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác cho 
ý kiến tranh luận về các nội dung không thống nhất. 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Đánh giá tinh thần hoạt động của các 
nhóm, hướng dẫn Hs thống nhất các nội dung kiến thức. 
 e. Sản phẩm: 
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 
I/. Nhiễm sắc thể giới tính 
- NST thường được kí hiệu chung là A tồn tại thành từng cặp tương đồng giống 
nhau ở cả 2 giới tính. 
+ cặp NST giới tính tương đồng gọi là X X . 
+ cặp NST giới tính không tương đồng gọi là X Y. 
- NST giới tính mang gen qui định là: 
+ Tính đực và tính cái. 
+ Tính trạng liên quan giới tính. 
 Hoạt động 2 : Cơ chế xác định giới tính (10p) 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: HS trình bày được cở sở khoa học để xác định giới tính của các 
loài. 
 * Kỹ năng: Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập; thực hiện nhiệm vụ học 
tập; viết và trình bày báo cáo; ra quyết định; đề suất ý kiến. 
 * Năng lực: 
 + Đề xuất, lựa chọn giải pháp 
 + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Thiết kế và tổ chức hoạt động. 
 + Tổ chức và thuyết phục người khác. 
 + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên. 
 * Phẩm chất: 
 + Trân trọng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp thảo luận 
nhóm; thuyết trình; báo cáo. Dùng tranh, ảnh hoặc tivi, máy tính để tăng tính hấp 
dẫn cho hoạt động. 
 c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Một số Hs không tích cực hoạt 
động => Gv nhắc nhở và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Hs này. 
 d. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 – 3 em trong 3 
phút và thực hiện các nội dung yêu cầu trong phiếu học tập số 2. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
- Có mấy loại trứng và mấyloại tinh trùng? 
- Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng nào tạo ra hợp tử phát triển thành con trai và 
con gái? 
- Vì sao tỷ lệ sinh con trai hay con gái xấp xỉ bằng nhau? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Đọc nhanh thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm 
và thực hiện phiếu học tập số 2. 
 - Báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác cho 
ý kiến tranh luận về các nội dung không thống nhất. 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Đánh giá tinh thần hoạt động của các 
nhóm, hướng dẫn Hs thống nhất các nội dung kiến thức. 
 e. Sản phẩm: 
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 
II/. Cơ chế NST xác định giới tính 
- Cơ chế NST xác định giới tính ở người là: P : 
( 44 A + XX ) X ( 44 A + XY) 
GP : 22 A+X, 22A+ X, 22A + Y 
F1 : 44 A + X X : 44 A + X Y 
 1 con gái : 1 con trai 
- Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại 
trong thụ tinh là cơ chế xác định giới tính. 
- Tỷ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1:1 là do 2 loại tinh trùng tạo ra với tỷ lệ 
ngang nhau. 
- Các tinh trùng tham gia thụ tinh với xắc suất ngang nhau. 
- Sinh con trai hay con gái do người mẹ là sai vì ở người mẹ không mang giao tử Y 
mà chỉ mang giao tử X còn giao tử Y chỉ có ở người bố. 
Hoạt động 3 : Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính (10p) 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: HS nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. 
 * Kỹ năng: Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập; thực hiện nhiệm vụ học 
tập; viết và trình bày báo cáo; ra quyết định; đề suất ý kiến. 
 * Năng lực: 
 + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Tổ chức và thuyết phục người khác. 
 + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên. 
 + Liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tế. 
 * Phẩm chất: 
 + Trân trọng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp thảo luận 
nhóm; thuyết trình; báo cáo. Dùng tranh, ảnh hoặc tivi, máy tính để tăng tính hấp 
dẫn cho hoạt động. 
 c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Một số Hs không tích cực hoạt 
động => Gv nhắc nhở và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Hs này. 
 d. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 – 3 em trong 3 
phút và thực hiện các nội dung yêu cầu trong phiếu học tập số 3. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 
Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính? 
Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính có ý nghĩa ntn trong sản xuất? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Đọc nhanh thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm 
và thực hiện phiếu học tập số 3. 
 - Báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác cho 
ý kiến tranh luận về các nội dung không thống nhất. 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Đánh giá tinh thần hoạt động của các 
nhóm, hướng dẫn Hs thống nhất các nội dung kiến thức. 
 e. Sản phẩm: 
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 
III/. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính 
- Ảnh hưởng của môi trường trong do rối loạn nội tiết hoóc môn sinh dục, làm biến 
đổi giới tính. 
- Ảnh hưởng của môi trường ngoài như nhiệt độ, nồng độ CO2, ánh sáng. 
- Ý nghĩa chủ động điều chỉnh tỷ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất. 
3. Hoạt động củng cố (5 phút). 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức trọng tâm đã tìm hiểu thông 
qua các câu hỏi tổng hợp. 
 * Kỹ năng: Nâng cao kĩ năng tự học cho học sinh. Đề xuất vấn đề; Đặt câu hỏi 
cho vấn đề 
 * Năng lực: 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Thiết kế và tổ chức hoạt động. 
 + Tổ chức và thuyết phục người khác 
 * Phẩm chất: 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp hỏi – đáp; 
thuyết trình. 
 c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: 
 - Tính huống 1: HS nêu được một số ý => Gv sữ dụng phương pháp gợi nhớ 
để khuyến khích học sinh trả lời bổ sung. 
 - Tính huống 2: HS không trả lời được => Gv khuyến khích Hs nêu chổ không 
hiểu hoặc khó khăng khi học. Sau đó hướng dẫn Hs tự học hoặc phân công bạn hỗ 
trợ. 
 d. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS nhớ lại các thông tin vừa mới tìm hiểu, trả lời 
các câu hỏi: Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Nhớ lại thông tin, hệ thống lại kiến thức cho câu trả 
lời. 
 - Báo cáo kết quả: HS nêu ý kiến cá nhân của mình, các học sinh khác bổ sung, 
 - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đúng. 
Tổ chức cho Hs chia sẽ kiến thức. 
 e. Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi của HS, Gv động viên và khuyến khích 
Hs trả lời đúng. Hỗ trợ các Hs gặp khó khăn trong khi trả lời, hướng dẫn Hs các 
biện pháp tự học ở nhà. 
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (3 phút). 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: Giúp học sinh liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức đã học để giải 
quyết vấn đề có liên quan trong đời sống thực tế, khắc sâu kiến thức đã học. 
 * Kỹ năng: Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; thu thập thông tin; phân 
tích dữ liệu; đề suất ý tưởng. 
 * Năng lực: 
 + Phối hợp, chia sẽ thông tin trong hoạt động nhóm. 
 + Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn 
thông tin khác nhau 
 + Tư duy độc lập. 
 + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên. 
 + Liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tế. 
 * Phẩm chất: 
 + Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp hướng dẫn. 
 c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: HS cho ý kiến là khó và không 
thực hiện được => Gv vận động và khuyến khích Hs thử tìm tòi và giải quyết thử, 
không được sẽ hỗ trợ ở tiết sau. 
 d. Tổ chức hoạt động: 
 - Gv giao nhiệm vụ: Hướng dẫn HS làm bài tập 5/Sgk. 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Ghi nhận lại các nội dung câu hỏi. 
 - Báo cáo kết quả: Hs có thể báo cáo bằng giấy, trực tiếp hoặc qua zalo, mail. 
 e. Sản phẩm: Sau khi Hs về nhà hoàn thành và báo cáo kết quả theo hướng dẫn, 
Gv căn cứ vào đó để đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức cho Hs. 
5. Giao nhiệm vụ về nhà (2 phút). 
 a. Mục tiêu: 
 * Kiến thức: Giúp học sinh có sự chuẩn bị về kiến thức, đồ dùng cho bài học 
sau. 
 * Kỹ năng: Xây dựng kế hoạch học tập cho tiết học sau; kỹ năng tự học 
 * Năng lực: 
 + Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập 
và trong cuộc sống. 
 + Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học 
tập phù hợp 
 + Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác 
định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm 
 * Phẩm chất: 
 + Biết giúp đở, chia sẽ thông tin cho mọi người, 
 + Ham học, có ý thức và trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
 b. Phương pháp và phương tiện sử dụng: Sử dụng phương pháp hướng dẫn. 
 c. Nội dung hoạt động: Học sinh ghi nhận nhiệm vụ để chuẩn bị cho tiết học 
sau. 
 - Gv giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS tìm hiểu trước nội dung bài 13 và trả lời các 
câu hỏi: 
 + Mô tả thí nghiệm Moocgan? 
 + Thế nào là di truyền liên kết? 
 + Ý nghĩa của di truyền liên kết? 
 - Hs thực hiện nhiệm vụ: Ghi nhận lại yêu cầu và trao đổi thêm để có sự chuận 
bị tốt nhất. 
V. Rút kinh nghiệm : 
 Phú Thuận, ngày ... tháng ... năm 2021 
KÝ DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_1112_nam_hoc_2021_2022.pdf