Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 47: Quần thể sinh vật - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 47: Quần thể sinh vật - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa quần thể, ví dụ quần thể sinh vật.

- Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. Lấy

được ví dụ minh họa cho các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.

- Ảnh hưởng của MT tới quần thể sinh vật.

- Liên hệ những thông tin về phát triển ngành nghề ở địa phương như trồng cà phê, trồng lúa,

cao su

2. Về năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: trình bày báo cáo, nhận xét, có thái độ đúng đắn khi thực hiện nhiệm

vụ.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện kiến thức SGK, trả lời các câu hỏi và rút ra kết luận

đạt kết quả cao.

- Năng lực đặc thù:

+ Ngôn ngữ: viết và báo cáo.

+ Tính toán: tỉ lệ giới tính và mật độ quần thể.

+ Khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi: Trồng cây, chăn nuôi với mật độ vừa phải.

3. Về phẩm chất:

- Trách nhiệm: trong học tập ở lớp và ở nhà, .

- Trung thực: thật thà, ngay thẳng trong học tập làm việc theo nhóm.

- Chăm chỉ: chăm học, ham học và có tinh thần tự học, tham gia các hoạt động cá nhân, nhóm

pdf 5 trang maihoap55 4510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 47: Quần thể sinh vật - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/03/2021 Tuần 27 
Ngày dạy: 08/03/2021 CHƢƠNG II: HỆ SINH THÁI 
Tiết 47: QUẦN THỂ SINH VẬT 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Nêu được định nghĩa quần thể, ví dụ quần thể sinh vật. 
- Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. Lấy 
được ví dụ minh họa cho các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. 
- Ảnh hưởng của MT tới quần thể sinh vật. 
- Liên hệ những thông tin về phát triển ngành nghề ở địa phương như trồng cà phê, trồng lúa, 
cao su 
2. Về năng lực: 
- Năng lực chung: 
+ Giao tiếp và hợp tác: trình bày báo cáo, nhận xét, có thái độ đúng đắn khi thực hiện nhiệm 
vụ. 
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện kiến thức SGK, trả lời các câu hỏi và rút ra kết luận 
đạt kết quả cao. 
- Năng lực đặc thù: 
+ Ngôn ngữ: viết và báo cáo. 
+ Tính toán: tỉ lệ giới tính và mật độ quần thể. 
+ Khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi: Trồng cây, chăn nuôi với mật độ vừa phải. 
3. Về phẩm chất: 
- Trách nhiệm: trong học tập ở lớp và ở nhà, . 
- Trung thực: thật thà, ngay thẳng trong học tập làm việc theo nhóm. 
- Chăm chỉ: chăm học, ham học và có tinh thần tự học, tham gia các hoạt động cá nhân, nhóm. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: 
- Nội dung bài 447 SGK, hình 47 SGK và một số hình về quần thể (GAĐT). 
- Phiếu học tập số 1: Các ví dụ về quần thể sinh vật SGK trang 139. 
- Phiếu học tập số 2: 
Những đặc trưng cơ 
bản của quần thể 
Câu hỏi Trả lời 
1.Tỉ lệ giới tính Tỉ lệ giới tính là gì? Người ta xác định 
tỉ lệ giới tính ở giai đoạn nào? Tỉ lệ này 
cho phép ta biết được điều gì? 
Tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào? 
Cho VD ? 
- Ý nghĩa của tỉ lệ giới tính? Trong 
chăn nuôi, người ta áp dụng điều này 
như thế nào? 
2. Thành phần nhóm 
tuổi 
Trong quần thể có những nhóm tuổi 
nào? 
Nhóm tuổi có ý nghĩa gì? Minh họa cụ 
thể ở hình 47 SGK. 
3. Mật độ quần thể Mật độ quần thể là gì? 
Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong 
quần thể? Cho VD? 
Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện 
pháp gì để giữ mật độ thích hợp? 
2. Học sinh: 
Chuẩn bị bài 47 SGK: khái niệm quần thể,ví dụ, những đặc trưng của quần thể sinh vật và ảnh 
hưởng của MT tới quần thể SV. Chuẩn bị trả lời các câu hỏi SGK, kẻ bảng 47.1. 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và hình thành kiến thức mới. 
b) Nội dung: tổ chức trò chơi theo nhóm: Mỗi nhóm chọn 1 vị trí, địa điểm nào đó và kể tên 01 
loài động vật sống ở môi trường đó. 
- Rút ra quần thể sinh vật và giới thiệu bài học. 
c) Sản phẩm: 
Ví dụ: số lượng cá chép sống trọng 1 cái ao hay tập hợp các cây tràm sống trên 1 quả đồi. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: mỗi nhóm lấy 1 dụ 1 loài sinh vật sống trong 01 khu vực nào đó. 
- Thực hiện nhiệm vụ: nhóm thảo luận lấy ví dụ. 
- Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo, GV ghi ở bảng, nhóm khác bổ sung. 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, tuyên dương nhóm. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Hoạt động 2.1. Thế nào là một quần thể sinh vật 
a) Mục tiêu: Khái niệm quần thể sinh vật, cho ví dụ quần thể sinh vật. 
b) Nội dung: 
- Hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin hình thành khái niệm quần thể sinh vật. 
- Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 SGK trang 139. 
- Lấy ví dụ về quần thể sinh vật. 
c) Sản phẩm: 
Phiếu số 1: 
Ví dụ QTSV KP QTSV 
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống 
 trong một rừng mưa nhiệt đới
 X 
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt 
 Nam
X 
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung 
 trong một ao.
 X 
 Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. X 
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể 
chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra 
chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào lượng thức 
 ăn có trên cánh đồng.
X 
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất 
định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. (VD: Rừng 
cọ, đồi chè, đàn chim én.) 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Giao nhiệm vụ học tập: hướng dẫn đọc 
thông tin, hoàn thành phiếu số 1 (đánh dấu x 
vào ví dụ nào là quần thể SV,ví dụ nào không 
phải là QTSV), cho ví dụ minh họa. Rút ra khái 
niệm QTSV. 
- Thực hiện nhiệm vụ: theo dõi hoạt động của 
nhóm và giúp đỡ, hướng dẫn nhóm rút ra kết 
luận. 
- Báo cáo, thảo luận: tổ chức báo cáo theo 
từng nhóm, hướng dẫn báo cáo. 
- Cá nhân tìm hiểu thông tin, nhận nhiệm vụ 
hoạt động nhóm theo phiếu số 1, cho ví dụ và 
rút ra khái niệm QTSV. 
- Từng nhóm thảo luận, thống nhất và ghi kết 
quả vào phiếu học tập theo đúng yêu cầu, 
cho ví dụ và rút ra khái niệm QTSV. 
- Từng nhóm báo cáo theo nội dung, nhóm 
nhận xét, thảo luận đúng – sai. Chấm chéo 
- Kết luận, nhận định: trình bày đáp án, giải 
thích kết quả và đánh giá kết quả mức độ hoàn 
thành. 
Chiếu 1 số hình QTSV trên máy chiếu. 
kết quả. 
- Nhận định vấn đề trả lời đúng – sai và rút ra 
kết luận. 
Hoạt động 2.2: Những đặc trƣng cơ bản của quần thể 
a) Mục tiêu: Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm 
tuổi. Lấy được ví dụ minh họa cho các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. 
- Liên hệ những thông tin về phát triển ngành nghề ở địa phương như trồng cà phê, trồng lúa, 
cao su, chăn nuôi lợn, cá 
b) Nội dung: 
- Đọc thông tin SGK trang 140,141. 
- Quan sát bảng 47.2, hình 47. 
- Hoàn thành phiếu học tập số 2 theo nhóm. 
- Vận dụng những đặc trưng của quần thể trong trồng trọt và chăn nuôi. 
c) Sản phẩm: 
Những đặc trưng 
cơ bản của quần 
thể 
Câu hỏi Trả lời 
1.Tỉ lệ giới tính Tỉ lệ giới tính là gì? Người ta xác định 
tỉ lệ giới tính ở giai đoạn nào? Tỉ lệ này 
cho phép ta biết được điều gì? 
+ Tính tỉ lệ giới tính ở 3 giai đoạn: 
giai đoạn trứng mới được thụ tinh, 
giai đoạn trứng mới nở hoặc con 
non, giai đoạn trưởng thành 
Tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào? 
Cho VD ? 
Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi 
và sự tử vong không đồng điều 
đực/cái. 
Ý nghĩa của tỉ lệ giới tính? Trong chăn 
nuôi, người ta áp dụng điều này như thế 
nào? 
Cho thấy tiềm năng sinh sản của 
quần thể. Tuỳ loài mà điều chỉnh cho 
phù hợp. 
2. Thành phần 
nhóm tuổi 
Trong quần thể có những nhóm tuổi 
nào? 
Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi 
sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản. 
Nhóm tuổi có ý nghĩa gì? Minh họa cụ 
thể ở hình 47 SGK. 
Bảng 47.2 và hình 47 - 141 
3. Mật độ quần 
thể 
Mật độ quần thể là gì? Số lượng hay khối lượng SV có 
trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. 
Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong 
quần thể? Cho VD? 
Phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh 
vật, nguồn thức ăn, thời tiết 
Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện 
pháp gì để giữ mật độ thích hợp? 
Trồng trọt và chăn nuôi tính toán 
diện tích hay thể tích từng loài để có 
mật độ phù hợp,lấy ví dụ trồng cây 
điều, 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Giao nhiệm vụ học tập: hướng dẫn đọc thông tin, 
hoàn thành phiếu số 2. Rút ra nội dung bài học. 
- Thực hiện nhiệm vụ: theo dõi hoạt động của 
nhóm và giúp đỡ, hướng dẫn nhóm rút ra kết luận. 
- Báo cáo, thảo luận: tổ chức báo cáo theo từng 
nhóm, hướng dẫn báo cáo. 
- Kết luận, nhận định: trình bày đáp án, giải thích 
kết quả và đánh giá kết quả mức độ hoàn thành. 
- Cá nhân tìm hiểu thông tin, nhận nhiệm vụ 
hoạt động nhóm theo phiếu số 2. 
- Từng nhóm thảo luận, thống nhất và ghi kết 
quả vào phiếu học tập theo đúng yêu cầu. 
 - Từng nhóm báo cáo theo nội dung, nhóm 
nhận xét, thảo luận đúng – sai. Chấm chéo 
kết quả. 
- Nhận định vấn đề trả lời đúng – sai và rút ra 
kết luận. 
Chiếu 1 số hình đặc trựng quần thể trên máy chiếu 
và liên hệ trong trồng trọt và chăn nuôi phù hợp ở 
địa phương, HN nghề. 
Hoạt động 2.3: Ảnh hƣởng của môi trƣờng tới quần thể sinh vật. 
a) Mục tiêu: Giải thích được những yếu tố của môi trường ảnh hưởng tới QTSV. 
b) Nội dung: 
- Đọc thông tin SGK trang 141. 
- Hoạt động cá nhân trả lời 4 câu hỏi SGK trang 141. 
- Rút ra được kết luận bài học. 
c) Sản phẩm: 
- Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể 
- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng. 
 d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Giao nhiệm vụ học tập: hướng dẫn đọc 
thông tin, hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 
SGK trang 141 và rút ra kết luận. 
- Thực hiện nhiệm vụ: theo dõi giúp đỡ học 
sinh (cho ví dụ) và hướng dẫn rút ra kết luận. 
- Báo cáo, thảo luận: tổ chức báo cáo theo cá 
nhân. 
- Kết luận, nhận định: trình bày đáp án, giải 
thích kết quả và đánh giá kết quả mức độ hoàn 
thành. 
Chiếu ví dụ minh họa để rút ra kết luận bài 
học sự cân bằng của quần thể SV. 
- Cá nhân tìm hiểu thông tin, nhận nhiệm vụ, 
tìm hiểu câu hỏi SGK trang 141. 
- Từng cá nhân thực hiện theo yêu cầu. 
 - Cá nhân báo cáo, HS khác bổ sung. 
- Nhận định vấn đề trả lời đúng – sai và rút ra 
kết luận. 
3. Hoạt động 3. Luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
b) Nội dung: Bài tập: chọn ý đúng trong các câu sau: 
Câu 1: Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật: 
 A. Tập hợp các cá thể gà trống và gà mái trong chuồng nuôi. 
 B. Các cá thể chim cánh cụt sống ở Nam cực. 
 C. Rừng cây kim giao sống trong vườn quốc gia Cát bà. 
 D. Các cá thể khỉ mang sống ở 3 vườn quốc gia cách xa nhau. 
Câu 2: Trong tự nhiên, các quần thể được phân biệt với nhau bởi các đặc trưng cơ bản là: 
 A. Thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể. 
 B. Tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và số lượng sinh vật. 
 C. Mật độ quần thể, tỷ lệ giới tính và số cá thể đực và cái. 
 D. Tỷ lệ giới tính, mật độ quần thể và thành phần nhóm tuổi. 
Câu 3: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số cá thể của quần thể về mức 
cân bằng là: 
 A. Sự tăng trưởng của các cá thể. C. Mức tử vong. 
 B. Nguồn thức ăn, nơi ở của môi trường. D. Mức sinh sản. 
c) Sản phẩm: 
Câu 1: B,C; Câu 2: D; Câu 3: B 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: cá nhân chọn câu đúng nhất ở bài tập trắc nghiệm 
- Thực hiện nhiệm vụ: cá nhân đọc tìm hiểu chọn đáp án đúng. 
- Báo cáo: chọn đáp án,nhận xét HS. 
- Kết luận, nhận định: Chiếu đáp án đúng, nhận xét tiếp thu bài HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học. 
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau: 
- Cho ví dụ trong chăn nuôi về tỉ lệ giới tính (đực/cái) ở 1 số loài sao cho phù hợp nhất? 
- Cho ví dụ trong trồng trọt hay trong chăn nuôi về mật độ quần thể sao cho phù hợp nhất ở một 
số loài? 
c) Sản phẩm: 
- Ví dụ: 10 gà mái chỉ cần 01 gà trống (hay vịt...). 
- Trồng sầu riêng 5m/cây, nuôi lợn 4 con/20m2... 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: hoạt động cá nhân, làm bài tập trên máy chiếu. 
- Thực hiện nhiệm vụ: từng cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi, GV hỗ trợ HS. 
- Báo cáo: cá nhân báo cáo, nhận xét của học sinh. 
- Kết luận, nhận định: thông báo đáp án, bổ sung, nhận xét kết quả và cho điểm. 
* Hƣớng dẫn học bài ở nhà 
- Học bài và làm bài tập còn lại trong VBT 
- Đọc trước bài sau: Quần thể người, kẻ bảng 48.1, 2 và trả lời trước câu hỏi bài học. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_47_quan_the_sinh_vat_nam_hoc_202.pdf