Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân - Năm học 2021-2022

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Nêu được thế nào là nguyên phân?

 - Mô tả được diễn biến của NST trong nguyên phân.

 -Nêu được ý nghĩa của nguyên phân đối với tế bào và cơ thể.

 - Vận dụng kiến thúc nguyên phân giải bài tập

2. Năng lực:

 – Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập và trả lời được các câu hỏi : Nguyên phân là gì ? Mô tả được diễn biến của quá trình biến đổi NST trong chu kì tế bào, nguyên phân.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách, khi thảo luận bài học, khi giải bài tập về nguyên phân.

– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận về chu kì tế bào và nguyên phân.

 – Năng lực tính toán : giải bài tập về nguyên phân.

3. Phẩm chất: GD ý thức học tập, lòng say mê học tập

 

docx 4 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18 /9 /2021
Ngày giảng: 21,22 / 9 /2021
Tiết 8,9 - Bài 16. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN 
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: 
-Nêu được thế nào là nguyên phân?
	- Mô tả được diễn biến của NST trong nguyên phân.
	-Nêu được ý nghĩa của nguyên phân đối với tế bào và cơ thể.
 - Vận dụng kiến thúc nguyên phân giải bài tập
2. Năng lực:
 – Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập và trả lời được các câu hỏi : Nguyên phân là gì ? Mô tả được diễn biến của quá trình biến đổi NST trong chu kì tế bào, nguyên phân.
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách, khi thảo luận bài học, khi giải bài tập về nguyên phân. 
– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận về chu kì tế bào và nguyên phân.
 – Năng lực tính toán : giải bài tập về nguyên phân.
3. Phẩm chất: GD ý thức học tập, lòng say mê học tập
II. Học liệu, đồ cùng
- GV: Hình ảnh sgk, sách HDH KHTN 9
- HS: Vở soạn bài, vở ghi bài
III. Tiến trình dạy học
1. Khởi động – Kiểm tra bài cũ
- Chủ tịch hội đồng tự quản tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi nhằm mục đích tạo tâm lý thoải mái cho các bạn khi bước vào giờ học.
- Sau khi trò chơi kết thúc ® GV nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học.......
-Kiểm tra bài cũ: 
HS1: ? Chu kì tế bào là gì? Có mấy pha?
HS2: em hiểu nguyên phân là gì? 
Câu 2 GV không nhận xét đúng hay sai mà dẫn dắt vào bài mới luôn.
2. Bài mới
 Hoạt động 1: Nguyên phân
*Mục tiêu: -Nêu được thế nào là nguyên phân?
	- Mô tả được diễn biến của NST trong nguyên phân.
GV-HS
ND
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động nhóm cặp: Quan sát hình 16.3(85), thảo luận trả lời hai câu hỏi ( 84 -85), quan sát hình 16.4 (85).
*Sản phẩm của HS:
HS: Hoạt động nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
GV: Giao nhiệm vụ
Hoạt động nhóm: Quan sát H16.4 và hoàn thành phiếu học tập.
1. Diễn biến cơ bản của nguyên phân
* Nguyên phân: Là quá trình phân bào trong đó từ một TB mẹ phân chia thành 2 TB con có bộ NST giống nhau và giống TB mẹ.
* Nguyên phân gồm các giai đoạn: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối
* Kết quả của nguyên phân: Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống bộ NST của tế bào mẹ.
* Diễn biến của quá trình nguyên phân: 
 ( Phiếu học tập)
Phiếu học tập
Các kì
Những diễn biến cơ bản của NST
Kì đầu
- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
Kì giữa
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành hàng ở MPXĐ của thoi phân bào.
Kì sau
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB.
Kì cuối
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh 
Hoạt động 2. Luyện tập
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân: Hoàn thành bài tập (86, 87)
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 6 HS báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
Bài 1 (86): C
Bài 2 (86): A
Bài 3 (86): A
Bài 4 (86): B
Bài 5 (86)
Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Số cromatit
4n
4n
4n
0
0
Nhân con
1
0
0
0
2
Xuất hiện thoi phân bào
0
1
1
1
0
Xuất hiện màng nhân
1
1
0
0
2
Bài 6 (87)
- Kì trung gian quan sát có 2n = 8
- Kì đầu: 8 NST ( kép)
- Kì sau: 8 ×2 = 16 NST (đơn)
- Cuối kì cuối: có 2 TB, trong nhân mỗi TB có 8 NST (đơn)
Bài 7: Ở vịt 2n = 80. Hỏi kì giữa, kì sau của nguyên phân có số lượng tâm động, NST đơn, NST kép và crômatít là bao nhiêu?
Kỳ giữa: 2n = 80 NST kép; NST đơn =0; Cromatit = 160
Kỳ sau: 4n = 160 NST đơn; NST kép = 0; cromatit = 0
Bài 8: Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian là 8 ở trạng thái kép. Em hãy cho biết bộ NST của loài trên có bao nhiêu NST. Tính số NST, số cromatit ở kỳ giữa, kỳ sau.
Bộ NST qua các kỳ của nguyên phân:
Kỳ trung gian: 2n kép; Kỳ đầu 2n kép; kỳ giữa 2n kép; kỳ sau 4n đơn; kỳ cuối 2n đơn
Bộ NST của loài 2n = 8
Kỳ giữa: NST kép 2n = 8; Cromatit = 16; 
Kỳ sau: NST đơn 4n = 16; Cromatit = 0; 
D. Hoạt động vận dụng
GV: Giao tiếp nhiệm vụ
	Hoạt động cá nhân trao đổi cùng người thân, bạn bè hoàn thành nội dung trong sách HDH ( 114) và báo kết quả với GV vào đầu giờ học tiết sau
	HS: Trao đổi với người thân, bạn bè hoàn thành các bài tập và báo cáo kết quả với GV vào đầu giờ học tiết sau
1. 2k
	2. (2k – 1).2n
	E. Mở rộng
GV: Giao tiếp nhiệm vụ
	Hoạt động cá nhân hoàn thành các nội dung trong sách HDH (108)và báo cáo kết quả với GV vào giờ học sau.
	HS: Báo cáo kết quả với GV vào đầu giờ học tiết sau
 3.HD học bài
	-Học bài cũ: Chuẩn bị bài mới: Nêu ý nghĩa của nguyên phân và làm BT phần luyện tập
	-Chuẩn bị mới: Giảm phân là gì? 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_16_chu_ki_te_bao_va_nguyen_phan_n.docx