Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 19: ADN và gen (2 tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 19: ADN và gen (2 tiết) - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức :

- HS nêu được cấu tạo hóa học của ADN.

- HS mô tả được cấu trúc không gian của ADN và các nguyên tắc cấu trúc ADN.

- HS giải thích được vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng

- HS nêu được các thành phần chính tham gia vào quá trình sao chép ADN.

- HS mô tả được quá trình nhân đôi ADN.

2. Năng lực :

– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập, trả lời được thành phần cấu tạo hoá học của ADN gồm những gì ? Mô tả cấu trúc và chức năng của ADN, vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng ? Mô tả quá trình nhân đôi (sao chép) ADN.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về ADN và gen. –

 Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

– Năng lực tính toán : Tính chiều dài, khối lượng ADN/gen.

3. Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền.

II. Thiết bị dạy học, học liệu

- GV: máy tính, máy chiếu, sách HDH KHTN 9

- HS: học bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi SHD (99) vở ghi bài

 

docx 5 trang Hoàng Giang 5640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 19: ADN và gen (2 tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/9/2021
Ngày giảng: 6/9/2021
Chủ đề 4: ADN và GEN
Tiết 1,2 - Bài 19: ADN VÀ GEN (2 tiết)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức :
- HS nêu được cấu tạo hóa học của ADN.
- HS mô tả được cấu trúc không gian của ADN và các nguyên tắc cấu trúc ADN.
- HS giải thích được vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng
- HS nêu được các thành phần chính tham gia vào quá trình sao chép ADN.
- HS mô tả được quá trình nhân đôi ADN.
2. Năng lực : 
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập, trả lời được thành phần cấu tạo hoá học của ADN gồm những gì ? Mô tả cấu trúc và chức năng của ADN, vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng ? Mô tả quá trình nhân đôi (sao chép) ADN. 
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về ADN và gen. –
 Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận. 
– Năng lực tính toán : Tính chiều dài, khối lượng ADN/gen. 
3. Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền.
II. Thiết bị dạy học, học liệu
- GV: máy tính, máy chiếu, sách HDH KHTN 9
- HS: học bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi SHD (99) vở ghi bài
III. Tiến trình dạy học
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– Mục tiêu
+ Tạo hứng thú học tập : GV tổ chức khởi động lớp học. 
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : Em có biết các nhà khoa học đã xác định cấu trúc của ADN như thế nào ? ADN có phải là vật chất di truyền không ? 
– Nội dung : Xem trang 98 sách HDH KHTN 9. 
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS hoạt động thảo luận trả lời câu hỏi mục A
 –Sản phẩm : Các ý kiến thảo luận, trả lời của HS.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
– Mục tiêu : Trình bày được thành phần cấu tạo hoá học của ADN. Nêu được bản chất của gen và chức năng của ADN ; sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của ADN. Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và các nguyên tắc cấu trúc ADN. Giải thích được vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng. Liệt kê được các thành phần chính tham gia vào quá trình sao chép ADN. Mô tả được quá trình nhân đôi (sao chép) ADN
. – Nội dung : Xem trang 98-102 Trả lời các câu hỏi trong mục B.
 – Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Cấu tạo hóa học của ADN- 15 phút
Mục tiêu: HS nêu nêu được cấu tạo hóa học của ADN.
- HS giải thích được vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động nhóm: Quan sát H19.1 + đọc TT (98, 99) trả lời 2 câu hỏi sách HDH (99).
Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
Gọi đại diện 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
GV: Nhấn mạnh nội dung: Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân khác nhau là yếu tố tạo nên tích đa dạng và đặc thù cho ADN.
Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
Hoạt động thực hiện theo yêu cầu của GV
Dự kiến 1.Đường-nhóm photphat – bazonito. 6 nu. A G T A X G
2. Viết được rất nhiều trình tự. Tính đa dạng và đặc thù của ADN
Đại diện 1 -2 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. 
HS khác nhận xét và bổ sung.
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
I. ADN
1- Cấu tạo hóa học của ADN.
- ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít ( gồm 4 loại A, T, G , X ).
- Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nuclêo tít.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
Hoạt động 2: Cấu trúc không gian của ADN- 15 phút
Mục tiêu: HS mô tả được cấu trúc không gian của ADN và các nguyên tắc cấu trúc ADN.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động nhóm: Quan sát hình 19.2 trong sách HDH (100), trả lời các câu hỏi mục 2 trong sách HDH (100)
+ Thay câu hỏi 4: Hãy viết trình tự sắp xếp của các nucleotit cho mạch bổ sung của đoạn mạch sau: - T - A - X - X - G - A - T - X - A - G – 
Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
Gọi đại diện 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
Hoạt động thực hiện theo yêu cầu của GV
Dự kiến 1.2 mạch liên kết theo nguyên tắc bổ sung tạo thành dạng xoắn ốc. 
2. A = T, G=X
3. khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra các nucleootit của mạch còn lại.
Đại diện 1 -2 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. 
HS khác nhận xét và bổ sung.
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
2- Cấu trúc không gian của ADN.
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 A0 chiều cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtít.
+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra các nucleootit của mạch còn lại.
+ Tỉ lệ các loại đơn phân trong AND: A = T; G = X Þ A + G = T + X
Hoạt động 3: Sự nhân đôi của ADN- 20 phút
Mục tiêu: HS mô tả được quá trình nhân đôi ADN.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Chiếu đoạn video về cơ chế nhân đôi ADN và hướng dẫn HS quan sát H19.3. trong sách HDH (100), giao nhiệm vụ:
- Hoạt động nhóm lớn: Quan sát hình ảnh trên video và H19.3. trong sách HDH (100), trả lời các câu hỏi mục II (100).
Lưu ý: GV tinh giản câu hỏi thứ 4 (Phản ứng liên kết các nucleotit....) – khó so với bậc phổ thông, không nằm trong mục tiêu bài.
Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
Gọi đại diện 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các bạn khác.
Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
Hoạt động thực hiện theo yêu cầu của GV
* Yêu cầu về sản phẩm
1. ADN đang sao chép có mức độ xoắn nhỏ hơn (duỗi xoắn) so với trước khi sao chép
2. Lk hidro giữa 2 mạch bị phá vỡ.
3. Nguyên tắc bổ sung: A-T;G-X
4. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN : tạo ra 2 ADN con.
5. Hai mạch của ADN con được tạo thành có 1 mạch mới được tổng hợp từ các nu tự do, 1 mạch cũ là mạch khuôn của ADN mẹ -> nguyên tắc bán bảo toàn.
6. Trình tự các nu trên 2 ADN mới giống nhau và giống mẹ.
Đại diện 1 -2 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. 
HS khác nhận xét và bổ sung.
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
II. Nhân đôi của ADN
* Quá trình tự nhân đôi của AND:
+ Phân tử ADN tháo xoắn, hai mạch ADN tỏch nhau theo chiều dọc.
+ Các nucleotit trên mạch đơn sau khi được tách rời lần lượt liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo NTBS, hai mạch mới của hai ADN con được hình thành dựa trên khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau. 
* Kết quả: 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.
* Nguyên tắc 
- NTBS 
- Nguyên tắc giữ lại một nửa
3. LUYỆN TẬP 
- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được .
- Phương thức tổ chức: hoạt động cá nhân.
-Sản phẩm:Câu trả lời của HS
Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở:
A. Bên ngoài tế bào B. Bên ngoài nhân
C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào
Câu 2: Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra ở kì nào trong nguyên phân?
 A. Kì trung gian
 B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau và kì cuối
Câu 3: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
A. 2 phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ. 
B. 2 phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ.
C. 2 phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ. 
D. 2 phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ.
Câu 4: Bản chất hóa học của gen là: 
 A. ADN. B. 1 đoạn phân tử ADN. C. NST. D. Prôtêin.
Câu 5: Chức năng của ADN là:
A. Lưu giữ thông tin di truyền.
B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
C. Truyền đạt thông tin di truyền.
D. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
4. VẬN DỤNG
– Mục tiêu : Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới về ADN và gen.
178
– Nội dung : Xem trang 102,103 sách HDH KHTN 9. 
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS về nhà trả lời các câu hỏi trong mục D. 
– Sản phẩm : Bài tập về nhà của HS.
Ta đã biết ADN thường có cấu trúc mạch kép nhưng trong thực tế cũng có thể gặp ADN mạch đơn (thường gặp ở virút). Phân tích thành phân hoá học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau : A = 20% ; G = 35% ; X = 25% ; T = 20%.
 Axit nuclêic này là : A. ADN có cấu trúc mạ ch đơn. 
2. Một đoạn của phân tử ADN ở một tế bào vi khuẩn có chiều dài 510nm và có 3600 liên kết hiđrô. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn ADN đó.
 3. Một đoạn ADN ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là : A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là : 2A + 3 G = (2 × 600) + (3 × 300) = 2100. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_19_adn_va_gen_2_tiet_nam_hoc_2021.docx