Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể - Y Hà

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể - Y Hà

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS cần phải:

 -Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

 -Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.

 -Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

 2.Năng lực:

Năng lực Mục tiêu Mã hóa

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực sinh học -Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. (1)

 -Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân (2)

 - Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng. (3)

Tìm hiểu thế giới sống - Phát hiện các vấn đề về liên quan tới NST bằng cách nhìn qua kính hiển vi (4)

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Vận dụng kiến thức đã học biết cách quan sát tiêu bản quan kính hiển vi (5)

 - Vận dụng kiến thức về NST để sàn lọc các bệnh liên quan tới đột biến NST, đột biến SL NST ở người. (6)

NĂNG LỰC CHUNG

Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (7)

Tự chủ và tự học Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về NST. (8)

Giải quyết vấn đề và sáng tạo Xây dựng và đề ra các biện pháp, bảo vệ môi trường sống, để duy trì các tính trạng cho thế hệ mai sau. (9)

 3. Phẩm chất

Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công (11)

Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (12)

Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm (13)

 

doc 6 trang Hoàng Giang 31/05/2022 4160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể - Y Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY - GIÁO ÁN
	Trường: PTDT NT ĐăkHà 	 Họ và tên giáo viên: Y HÀ 
	Tổ:. Hóa - sinh . 
TÊN BÀI DẠY: 
CHƯƠNG II :NGHIỄM SẮC THỂ
BÀI 8 : NHIỄM SẮC THỂ
	Môn học/Hoạt động giáo dục: Sinh học .; lớp:9
Thời gian thực hiện: (07 ) Tuần : 4 
 I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học xong bài này, HS cần phải:
	-Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
	-Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.
	-Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
 2.Năng lực:
Năng lực
Mục tiêu
Mã hóa
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Năng lực sinh học
-Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
(1)
-Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân
(2)
- Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
(3)
Tìm hiểu thế giới sống
- Phát hiện các vấn đề về liên quan tới NST bằng cách nhìn qua kính hiển vi
(4)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng kiến thức đã học biết cách quan sát tiêu bản quan kính hiển vi 
(5)
- Vận dụng kiến thức về NST để sàn lọc các bệnh liên quan tới đột biến NST, đột biến SL NST ở người.
(6)
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác
Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
(7)
Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về NST.
(8)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Xây dựng và đề ra các biện pháp, bảo vệ môi trường sống, để duy trì các tính trạng cho thế hệ mai sau.
(9)
	3. Phẩm chất
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
(11)
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
(12)
Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm
(13)
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to H 8.1; 8.2; 8.3; 8.4; 8.5( SGK)
	2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5’)
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: nêu một số vấn đề sau:
H: Tế bào gồm những bộ phận nào? Bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao?
H: NST là gì? Vì sao mỗi loài khác nhau có bộ NST khác nhau?
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS nghiên cứu , thảo luận cặp đôi đưa kiến thức đã học.
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: Học sinh báo cáo sản phẩm: 
Bước 4: Kết luận – Nhận định: 
- Đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét động viên, có thể cho điểm cá nhân nào có câu trả lời tốt phần kiến thức lớp 8.
-GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: .
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tính đặc trưng của bộ NST
a. Mục tiêu: Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đặc trưng của bộ NST
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu nhóm làm việc:
GV yêu cầu HS quan sát tranh H8.1 và H 8.2 ,8.3 nghiên cứu thông tin SGK và bảng 8SGK , thảo luận nhóm à trả lời câu hỏi.
- NST tồn tại ntn trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử?
- Thế nào là cặp NST tương đồng?
- Phân biệt bộ NST lưỡng bội , bộ NST đơn bội?
- Bộ NST ở ruồi giấm đực và ruồi giấm cái khác nhau ở điểm nào?
- Nhận xét về số lượng NST trong bộ lưỡng bội ở các loài?
- Số lượng NST ó phản ánh trình độ tiến hóa của loài không? Vì sao?
- Bộ NST có những đặc điểm đặc trưng nào?
Bảng 8. Số Lượng NST một số loài
Loµi
2n
n
Loµi
2n
n
Người
46
23
Đậu hà lan
14
7
Tinh tinh
48
24
Ngô
20
10
Gà
78
39
Lúa nước
24
12
Ruồi giấm
8
4
Cải bắp
18
9
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ GV: Định hướng, giám sát:
+ Quan sát giúp đỡ nhóm yếu hơn
- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh
- Các nhóm thảo luận: Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên tự hoàn thành vào phiếu cá nhân, sau đó thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập chung của nhóm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày
- Các các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày
- Các nhóm HS khác lắng nghe và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện và ghi vào phiếu cá nhân
- GV: giải thích: ở một số loài cặp NST giới tính chỉ có 1 chiếc (XO) như bọ xít châu chấu,rệp.
I.Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể.
- Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng;còn trong tế bào giao tử chỉ chứa 1NST trong mỗi cặp tương đồng
- Bộ NST lưỡng bội kí hiệu (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng .
- Bộ NST đơn bội kí hiệu ( n) là bộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp NST tương đồng .
- ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở 1 cặp NST giới tính kí hiệu là XX ,XY.
- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về:
+ Số lượng: Như ruồi giám 2n = 8, người 2n = 46 ; gà 2n = 78 .
+ Hình dạng: Hình hạt ,hình que , hình chữ V 
+ Cấu trúc NST.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc NST
Hoạt động 2.1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc NST
a. Mục tiêu: Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân 
b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi
GV:Quan sát H8.3à8.5 SGK và đọc thông tin SGK àtrả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS quan sát H 8.5 cho biết: các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST ?
- Mô tả hình dạng, kích thước của NST ở kì giữa?
- Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa của quá trình phân bào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ GV: Định hướng, giám sát:
+ Quan sát giúp đỡ các nhóm cặp đôi yếu
- các cặp đoi đọc SGK, quan sát hình ảnh, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu các cặp đôi trình bày
- GV: Gọi 1-2 cặp đôi HS đứng dậy trình bày kết quả của mình
- Các HS khác lắng nghe và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện và ghi vào phiếu cá nhân
II.Cấu trúc NST.
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa
+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V
+ Dài 0,5 – 50 micrômét
+ Đường kính 0,2 – 2 mic rômét
+ Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 crômatít (nhiễm sắc tử chị em) gắn nhau ở tâm động(eo)
+ Mỗi crômatít gồm phân tử ADN và Prôtêin loại histôn
Hoạt động 3 :Tìm hiểu chức năng của NST 
a. Mục tiêu: Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
b. Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c. Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
GV :Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: 
- NST có vai trò gì đối với sự di truyền các tính trạng?
- Chức năng của NST là gì? 
- Tại sao có thể nói những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra những biến đổi các tính trạng di truyền (gen quy định tính trạng)?
- Bản chất sự nhân đôi của NST?
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ GV: Định hướng, giám sát:
+ Quan sát , hướng dẫn ,giúp đỡ các HS 
- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu HS trình bày
- GV: Gọi 1-2 HS đứng dậy trình bày kết quả của mình
- Các HS khác lắng nghe và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện và ghi vào phiếu cá nhân.
III. Chức năng của NST.
- NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.
- NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về bài học
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV sử dụng kỹ thuật tia chớp hỏi HS từng câu trắc nghiệm và gọi từng HS trả lời
 - HS nhận nhiệm vụ học tập
Câu 1: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là
A. NST. B. Axit nucleic. C. Nucleotide. D. Ncleosome.
Câu 2 : Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào?
A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối.
Câu 3: Thành phần hoá học chủ yếu của NST là
A. Protein và sợi nhiễm sắc. B. Protein histon và axit nucleic.
C. Protein và ADN. D. Protein anbumin và axit nucleic.
Câu 4: Một NST có dạng điển hình gồm các thành phần
A. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc
B. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản.
C. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai.
D. Tâm động, cromatit, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.
Câu 5: Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành
A. từng cặp tương đồng (giống nhay về hình thái, kích thước).
B. từng cặp không tương đồng.
C. từng chiếc riêng rẽ.
D. từng nhóm.
Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST?
A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
B. Hình thái và kích thước NST.
C. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử.
D. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp.
Câu 7: Loại tế bào nào sau đây không mang cặp NST tương đồng?
A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực.
B. Trong các tế bào đa bội và trong tế bào của thể song nhị bội.
C. Tế bào hợp tử.
D. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục có 2n.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ nhanh câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả:
HS được chỉ định trình bày câu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS về nhà làm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
- Số lượng NST có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? Vì sao?
- Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Về nhà
+Các nhân từng HS trả lời vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
 - GV kiểm tra vở ghi và bài tập về nhà của một số HS
Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv nhận xét ( có thể chấm điểm) và đưa ra đáp án.
IV. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 
-Học thuộc và ghi nhớ phần tóm tắt.
-Trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
-Chuẩn bị bài mới : Nguyên phân.
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_8_nhiem_sac_the_y_ha.doc