Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Ô nhiễm môi trường - Năm học 2020-2021 - Vũ Duy Uy

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Ô nhiễm môi trường - Năm học 2020-2021 - Vũ Duy Uy

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 + Tìm hiểu nội dung : Ô nhiễm môi trường là gì?

 + Tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường

 +Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

 +Vận dụng tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

+ Tạo sản phẩm thay thế túi li nông bằng các vật liệu dễ tìm, dễ làm.

II. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

 + Dạy học theo định hướng Stem trong bộ môn Sinh học lớp 9 gồm nội dung của bài: Bài 54-55: Ô nhiễm môi trường - Bài 56-57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương” thông qua chủ đề “Tạo sản phẩm thay thế túi li nông từ vật liệu đơn giản”

III. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được các dạng ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ra các tác hại ô nhiễm môi trường đó.

- Tìm hiểu và đánh giá được tình hình ô nhiễm tại địa phương – nơi mình đang sống.

- Đưa ra một vài biện pháp thiết kế đơn giản cho các thiết bị nhằm khắc phục hoặc hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

2. Năng lực

*. Các năng lực chung

a. Năng lực tự học

- Học sinh chỉ được các cấu tạo cơ bản của hệ bài tiết nước tiểu

- Học sinh nêu được một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu

b. Năng lực giải quyết vấn đề

 Được hình thành thông qua: Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện.

d. Năng lực tự quản lí

- Quản lí bản thân:

+ Thời gian: Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác phù hợp.

+ Biết cách thực hiện các biện pháp phòng chống, biết bảo vệ bản thân và nhắc nhở mọi người xung quanh việc vệ sinh hệ bài tiết

- Quản lí nhóm:

Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân

e. Năng lực giao tiếp

- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, HS với người dân. Sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo

f. Năng lực hợp tác

- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV

- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.

g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông

- Sử dụng sách báo, internet tìm kiếm thông tin

h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành

- Trình bày đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic

 

doc 24 trang Hoàng Giang 31/05/2022 8391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Ô nhiễm môi trường - Năm học 2020-2021 - Vũ Duy Uy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 
DẠY HỌC THEO BÀI HỌC STEM: 
TẠO SẢN PHẨM THAY THẾ TÚI LI NÔNG TỪ VẬT LIỆU ĐƠN GIẢN.
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
	+ Tìm hiểu nội dung : Ô nhiễm môi trường là gì?
 + Tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
 +Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
 +Vận dụng tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
+ Tạo sản phẩm thay thế túi li nông bằng các vật liệu dễ tìm, dễ làm.
II. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
	+ Dạy học theo định hướng Stem trong bộ môn Sinh học lớp 9 gồm nội dung của bài: Bài 54-55: Ô nhiễm môi trường - Bài 56-57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương” thông qua chủ đề “Tạo sản phẩm thay thế túi li nông từ vật liệu đơn giản”
III. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được các dạng ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ra các tác hại ô nhiễm môi trường đó.
- Tìm hiểu và đánh giá được tình hình ô nhiễm tại địa phương – nơi mình đang sống.
- Đưa ra một vài biện pháp thiết kế đơn giản cho các thiết bị nhằm khắc phục hoặc hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
2. Năng lực
*. Các năng lực chung
a. Năng lực tự học
- Học sinh chỉ được các cấu tạo cơ bản của hệ bài tiết nước tiểu
- Học sinh nêu được một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu
b. Năng lực giải quyết vấn đề
 Được hình thành thông qua: Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện...
d. Năng lực tự quản lí 
- Quản lí bản thân:
+ Thời gian: Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác phù hợp.
+ Biết cách thực hiện các biện pháp phòng chống, biết bảo vệ bản thân và nhắc nhở mọi người xung quanh việc vệ sinh hệ bài tiết
- Quản lí nhóm:
Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân
e. Năng lực giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, HS với người dân. Sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo
f. Năng lực hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
- Sử dụng sách báo, internet tìm kiếm thông tin
h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành
- Trình bày đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic
*. Các kĩ năng khoa học
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhên:
+ Nhận thức được sự thay đổi của môi trường tự nhiên khi có tác động của con người
+ Trình bày được môi trường tự nhiên sẽ biến đổi tích cực khi con người bảo vệ môi trường
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
+ Khai thác thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương
*. Vận dụng kiến thức liên môn:
-Kiến thức môn sinh học: 
- Mối quan hệ sinh thái giữa sinh học với môi trường
- Tác động của chất thải đối với môi trường
- Môn hóa học
- Tác động của các chất thải hóa học, khí thải đối với môi trường
- Môn Lịch sử
- Các giai đoạn phát triển của loài người
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tuyên truyền bảo vệ môi trường sống 
- Nhân ái:Không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng; sử dụng năng lượng sạch; không chặt phá rừng.........
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống; tham gia trồng cây xanh; ......
- Trung thực: Đưa thông tin chính xác, có dẫn chứng.....
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Máy chiếu power point; hệ thống tranh ảnh minh họa
- Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ
- Các video clip sưu tầm liên quan đến chủ đề
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.
- Một số vật liệu: vải; quần ( áo) không sử dụng nữa; ......
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 28
Tiết 55 + 56
Ngày soạn:26/3/2021
 Ngày dạy: 29/3/2021; 1/4 /2021
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Hoạt động 1 STEM: Tình huống xuất phát ( mở đầu)( 3’)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh khi nghiên cứu chủ đề
b. Nội dung: Tình huống có vấn đề; hệ thống câu hỏi của giáo viên; giáo viên giới thiệu bài mới
	Đoạn phim về 1 loài chim được cứu hộ cứu sống khi trong diều chứa toàn rác
c. Sản phẩm: Giải quyết tình huống có vấn đề
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh quan sát tranh, đoạn phim và phát biểu cảm nhận
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh 1 chú rùa bị thắt ngang người vì từ nhỏ mắc kẹt trong 1 vòng tròn nhựa
- GV chiếu đoạn phim đội cứu hộ đã cứu 1 chú chim mà trong diều chứa toàn là rác
Hướng dẫn học sinh quan sát, cảm nhận bức tranh và đoạn phim
- Quan sát bức tranh
- Theo dõi đoạn phim
- Cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Mời một HS trả lời câu hỏi: “Em có cảm nhận gì về bức tranh và đoạn phim nói trên?”
HS trong lớp chia sẻ cảm nhận của mình về môi trường, ô nhiễm môi trường, .
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv nhận xét các cảm nhận của học sinh và đặt các câu hỏi có vấn đề:
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Để cứu vãn tình trạng trên chúng ta cần làm gì? Cô trò chúng ta cùng nghiên cứu trong chủ đề này: “Chủ đề ô nhiễm môi trường”
Lắng nghe, vào bài mới
Hoạt động 2 STEM: Hình thành kiến thức mới( 12’)
Hoạt động 2.1 STEM: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường
	- Trình bày được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường
	- Phân tích được tác dụng của các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường
b. Nội dung: - Đọc thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi
	- Hoạt động báo cáo của học sinh về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
	- Hoạt động nhóm của học sinh để hoàn thành phiếu học tập
c. Sản phẩm:- Các câu hỏi được trả lời
	- Nội dung bài báo cáo
	- Nội dung của phiếu học tập
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập
+ Đọc sách giáo khoa
+ Hoạt động báo cáo nhóm
+ Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
-HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn học sinh:
+ Tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi
+ Thiết kế bài báo cáo và thực hiện báo cáo nhóm
+ Tìm kiếm thông tin, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập
-HS hoạt động nhóm để:
+ Tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa để ghi lại kiến thức quan trọng
+ Thiết kế bài báo cáo; phân công nhiệm vụ báo cáo
+ Tìm kiếm thông tin, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 học sinh trả lời câu hỏi: ô nhiễm môi trường là gì?
- HS trả lời câu hỏi
- Mời nhóm báo cáo lên bảng báo cáo về các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
- Nhóm học sinh lên báo cáo, sản phẩm báo cáo của các con có thể tùy chọn trong các loại: bài powerpoint; diễn kịch hoặc vẽ - viết trên giấy A0 
Nhóm HS khác lắng nghe, có thể đặt câu hỏi thảo luận trực tiếp.
- nhóm thực hiện phiếu học tập lên trình bày kết quả phiếu học tập của nhóm mình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm và cho điểm
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- GV chốt kiến thức
-HS ghi vào vở.
1. Ô nhiễm môi trường
ONMT là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
- Các khí thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
- Chất phóng xạ
- Chất thải rắn
- Sinh vật gây bệnh.
3. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường
- Hạn chế ô nhiễm không khí, nguồn nước, nguồn đất
- Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn, chất hóa học, chất phóng xạ
- Hạn chế ô nhiễm do tác nhân sinh học (sinh vật gây bệnh)
- Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn
- Hạn chế ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai.
Hoạt động 2.2 STEM: TẠO SẢN PHẨM THAY THẾ TÚI NÔNG TỪ VẬT LIỆU ĐƠN GIẢN.( 10’)
1. Mục tiêu: HS tạo được sản phẩm thay thế túi li nông
2. Phương pháp: Thực nghiệm
3.Phương tiện: Nguyên vật liệu đã chuẩn bị
4. Tiến trình hoạt động
Sự trợ giúp và câu hỏi hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-GV yêu cầu HS kể tên một số vật liệu có thể thay thế túi li nông để dùng trong sinh hoạt. 
-GV yêu cầu HS đặt vật liệu lên bàn
-GV giao nhiệm vụ:
+ Sử dụng vật liệu mang đi ; tạo sản phẩm thay thế túi li nông
-HS tiến hành; GV quan sát và trợ giúp ( nếu cần)
-HS kể tên
-HS đặt vật liệu lên
- HS tiến hành khâu tạo thành túi vải; thay thế tíu li nông
Hoạt động 3: Luyện tập(5’)
a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức vừa được học
b. Nội dung: hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Đáp án trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Đưa ra các câu hỏi, hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi
Câu 1: Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là:
 A. Săn bắt động vật hoang dã
 B. Săn bắt động vật và hái lượm
 C. Đốt rừng và chăn thả gia súc
 D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng
Câu 2: Yếu tố nào sau đây tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật?
 A. Sự sinh sản của cây rừng và thú rừng
 B. Sự gia tăng sinh sản ở con người
 C. Sự tăng nhanh tốc độ sinh sản của các sinh vật biển
 D. Sự sinh sản của các nguồn thuỷ sản nước ngọt
Đọc câu hỏi, suy nghĩ và tìm phương án trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu HS nêu đáp án của mình
HS nêu đáp án của mình
HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét, đưa ra đáp án chính xác
Lắng nghe, đối chiếu với đáp án của mình, ghi nhớ
Hoạt động 4: Vận dụng(5’)
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết tình huống thực tế
b. Nội dung: tình huống thực tế về ô nhiễm môi trường cần giải quyết
c. Sản phẩm: Phương án giải quyết của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động
*Giao nhiệm vụ trên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tình huống: Một nhà thầu thi công công trình tại một khu dân cư, gần 1 tháng nay đêm nào nhà thầu cũng cho công nhân sử dụng máy xúc, máy khoan cắt để thi công công trình. Mọi nhà dân xung quanh rất bức xúc nhưng khi góp ý thì chủ thầu xây dựng nói: chúng tôi không sai, chúng tôi không phải đền bù gì cho ai. Theo em, chủ thầu này nói vậy đã đúng chưa? Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cho nhận định của em.
Đọc câu hỏi, suy nghĩ và tìm phương án trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu HS nêu đáp án của mình
HS nêu đáp án của mình
HS khác nhận xét, có thể đưa ra phương án biện luận khác.
Cả lớp thảo luận để đi đến phương án thống nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét, đưa ra đáp án chính xác
Lắng nghe, đối chiếu với đáp án của mình, ghi nhớ
*Giao nhiệm vụ cho HS ngoài giờ lên lớp.
-Học bài và làm các bài tập trong vở BT
- Tìm tòi, mở rộng 
GV: Giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm: sử dụng vật liệu có sẵn; quần áo không mặc; vải vóc..... tạo thành túi vải sử dụng trong sinh hoạt thay thế túi li nông.
PHỤ LỤC
Phiếu học tập nhóm 1: Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì
Các thời kì
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
Thời kì nguyên thủy
Thời kì nông nghiệp
Thời kì công nghiêp
Phiếu học tập nhóm 2: Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
Hoạt động của con người
Hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên
Hái lượm
Săn bắt động vật hoang dã
Đốt rừng lấy đất trồng trọt
Chăn thả gia súc
Khai thác khoáng sản
Phát triển nhiều khu dân cư
Chiến tranh
Phiếu học tập nhóm 3: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
Hoạt động cải tạo
Nội dung cụ thể mà em biết
Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
Bảo vệ các loài sinh vật
Phục hồi và trồng rừng mới
Kiểm soát giảm thải các nguồn chất thải gây ô nhiễm
Cải tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao
Phiếu học tập hoạt động 2.2: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Đối tượng cần hạn chế
Biện pháp có thể thực hiện
- Hạn chế ô nhiễm không khí, nguồn nước, nguồn đất
- Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn, chất hóa học, chất phóng xạ
- Hạn chế ô nhiễm do tác nhân sinh học (sinh vật gây bệnh)
- Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn
- Hạn chế ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai.
	----------------------------------------------------
TUẦN 29
Tiết 57; 58
Ngày soạn: 26 /3 /2021
Ngày dạy: 05/4/2021; 12/4/2021
THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát( mở đầu) (3’)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho học sinh khi nghiên cứu bài mới.
b. Nội dung: giáo viên giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: lời giới thiệu của giáo viên
d. Cách thức tổ chức hoạt động
	Giáo viên giới thiệu vào bài:Chúng ta đã học về sự tác động của con người tới môi trường sống và các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Để chứng thực cho những điều các em đã học, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường tại chính nơi em đang sống thông qua bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới ( 18’)
HOẠT ĐỘNG 2.3 STEM. Thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
a. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm môi trường nơi mà em tìm hiểu (địa phương – địa bàn trường học) vào phiếu học tập
	- Xác định được các nguyên nhân dẫn đến thực trạng môi trường tại nơi tìm hiểu
b. Nội dung: học sinh thực hành quan sát thực tế, hoàn thành phiếu học tập
c. Sản phẩm: Phiếu học tập được hoàn thành
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia học sinh thành các nhóm khác nhau và phân công nhiệm vụ cho các nhóm
Tiếp nhận nhiệm vụ, tập hợp thành nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hướng dẫn học sinh tìm thông tin trong sgk, hướng dẫn học sinh quan sát thực tế để tìm kiếm thông tin phù hợp với từng phiếu học tập.
Tìm kiếm thông tin sách giáo khoa, tìm kiếm thông tin khi thực hành ngoài thực tế để hoàn thành nội dung phiếu học tập của nhóm mình
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Mời học sinh nộp bản báo cáo phiếu học tập của nhóm 
- Các nhóm học sinh nộp bản báo cáo phiếu học tập của nhóm 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại địa điểm xung quanh trường học
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại địa điểm xung quanh trường học
+ Nhóm 3: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại địa điểm xung quanh trường học
+ Nhóm 4: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm do các yếu tố khác (thuốc bảo vệ thực vật, thiên tai, chất thải rắn ) tại địa điểm xung quanh trường học
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét quá trình thực hành của học sinh
Rút kinh nghiêm
Hoạt động 2.4 STEM. Báo cáo kết quả thực hành
a. Mục tiêu: Nâng cao ý thức của học sinh đối vưới công tác phòng chống ô nhiễm môi trường
b. Nội dung: Báo cáo nhóm
c. Sản phẩm: Nội dung của phiếu học tập
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu các nhóm HS báo cáo nội dung phiếu học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn học sinh cách thức báo cáo nội dung phiếu học tập
Hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ báo cáo
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Mời HS lên trình bày kết quả phiếu học tập của nhóm mình
- Các nhóm học sinh lần lượt trình bày kết quả phiếu học tập của nhóm 
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại địa điểm xung quanh trường học
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại địa điểm xung quanh trường học
+ Nhóm 3: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại địa điểm xung quanh trường học
+ Nhóm 4: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm do các yếu tố khác (thuốc bảo vệ thực vật, thiên tai, chất thải rắn ) tại địa điểm xung quanh trường học
- Các nhóm khác lắng nghe, có thể đặt câu hỏi thêm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét, cho điểm học sinh
Chốt kiến thức
Rút kinh nghiêm
Hoàn thành kiến thức vào vở
	HOẠT ĐỘNG 3. Luyện tập(5’)
a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức vừa được học
b. Nội dung: hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Đáp án trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Đưa ra các câu hỏi, hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi
Câu 3: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:
 A. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra
 B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai
 C. Tác động của con người
 D. Sự thay đổi của khí hậu
Câu 4: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất?
 A. Than đáB. Dầu mỏ C. Mặt trời D. Khí đốt
Đọc câu hỏi, suy nghĩ và tìm phương án trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu HS nêu đáp án của mình
HS nêu đáp án của mình
HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét, đưa ra đáp án chính xác
Lắng nghe, đối chiếu với đáp án của mình, ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng( 5’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế
b. Nội dung: bài tập tình huống
c. Sản phẩm: Đáp án trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động
*Giao nhiệm vụ trên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tình huống: Hiện nay, ở gần trường học của em đang sử dụng một khối lượng nước rất lớn phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại trường của giáo viên và học sinh. Nước sau khi sử dụng sẽ trở thành nước thải. Em và nhóm của mình hãy đề ra một phương án tiết kiệm nước nhất có thể cho trường của mình?
Đọc câu hỏi, suy nghĩ và tìm phương án trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu HS nêu đáp án của mình
HS nêu đáp án của mình
HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét, đưa ra đáp án chính xác
Lắng nghe, đối chiếu với đáp án của mình, ghi nhớ
Hoạt động 5 STEM: TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN VỀ SẢN PHẨM ĐÃ TẠO RA (14’)
Mục tiêu: HS trình bày sản phẩm 
Phương pháp: thực nghiệm
Phương tiện: Bản thuyết trình sản phẩm
Sự trợ giúp và câu hỏi hướng dẫn của GV
Hoạt động của HS
-GV yêu cầu HS mang sản phẩm đã làm từ nhà lên trình bày mục đích và ý tưởng ;
+ Tác dụng của sản phẩm
-HS lộp lại sản phẩm
-Nêu tác dụng của sản phẩm.
* Tổng kết, kết luận, giao nhiệm vụ về nhà
Mục tiêu: Tổng kết các kiến thức liên quan tới bài học, tuyên dương nhóm hoàn thành tốt, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Củng cố nội dung kiến thức mong muốn
- Nêu công dụng của việc sử dụng túi vải thay thế túi li nông
- Nhận xét tuyên dương nhóm hoàn thành tốt, yêu cầu nhóm chưa hoàn thiện tiếp tục chỉnh sửa thiết kế và hoàn thành sản phẩm để nộp.
+ Nắm được kiến thức nền liên quan đã sử dụng
+ HS vận dụng tốt kiến thức vào thực tế
Giao cho HS thực hiện ngoài giờ lên lớp
-Ôn tập toàn bộ kiến thức phần : Sinh vật và môi trường
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra tình hình ô nhiễm môi trường tại nơi em sống, học tập
STT
Nội dung điều tra
Kết quả điều tra
1
Các nhân tố sinh thái tại môi trường điều tra
2
Thực trạng môi trường điều tra
3
Xu hướng biến đổi của các nhân tố sinh thái
4
Các hoạt động thường xuyên của con người liên quan đến thực trạng môi trường
Đề xuất phương án xử lý: 
Ngày 27 tháng 3 năm 2021
Tổ CM duyệt chủ đề STEM 
Phạm Thi Oanh
CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH
Dự án được đánh giá thông qua các công cụ được liệt kê trong bảng sau:
STT
Công cụ đánh giá
1
Bảng 1: Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm.
2
Bảng 2: Tiêu chí đánh giá phiếu học tập của các nhóm.
3
Bảng 3: Tiêu chí đánh giá mô hình đàn T’rưng
BẢNG 1: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Tên nhóm:.............................................................
Tiêu chí
Tốt
(8-10 điểm)
Khá
(6-8 điểm)
Trung bình
(4-6 điểm)
Cần điều chỉnh
(0-4 điểm)
Điểm
Trao đổi lắng nghe
Tất cả các thành viên trong nhóm đều chú ý trao đổi lắng nghe ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến cá nhân.
Hầu hết các thành viên trong nhóm đều chú ý trao đổi lắng nghe ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến cá nhân.
Các thành viên trong nhóm chưa chú ý trao đổi lắng nghe ý kiến của người khác, thỉnh thoảng đưa ra ý kiến cá nhân.
Các thành viên trong nhóm chưa chú ý trao đổi lắng nghe ý kiến của người khác, hầu như không đưa ra ý kiến cá nhân.
Hợp tác
Tất cả các thành viên đều tôn trọng ý kiến những thành viên khác và đưa ra ý kiến chung
Hầu hết các thành viên đều tôn trọng ý kiến những thành viên khác và đưa ra ý kiến chung.
Đa phần các thành viên đều đưa ra ý kiến cá nhân nhưng rất khó khăn đưa ra ý kiến chung.
Chỉ một vài người đưa ra ý kiến cá nhân và xây dựng.
Phân chia công việc
Công việc được phân chia đều, dựa trên năng lực phù hợp.
Công việc được phân chia tương đối hợp lý.
Cá nhân có nhiệm vụ nhưng chưa phù hợp với năng lực.
Công việc chỉ tập trung co một vài cá nhân.
Sắp xếp thời gian
Lựa chọn được thời gian phù hợp để làm việc và đều hoàn thành nhiệm vụ từng buổi.
Lựa chọn được thời gian phù hợp để làm việc nhưng chưa hoàn thành nhiệm vụ từng buổi.
Sắp sếp được thời gian làm việc nhóm nhưng để lãng phí.
Không sắp xếp được thời gian làm việc nhóm.
BẢNG 2: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP:
BẢN THIẾT KẾ MÔ HÌNH
Tên nhóm :.......................................
Tiêu chí
Tốt
(8-10 điểm)
Khá
(6-8 điểm)
Trung bình
(4-6 điểm)
Cần điều chỉnh
(0-4 điểm)
Điểm
Nội dung
Hoàn thành đầy đủ chính xác các nội dung trong phiếu học tập.
Hoàn thành đầy đủ các nội dung trong phiếu học tập.
Hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập nhưng chưa đầy đủ.
Hoàn thành đầy đủ các nội dung trong phiếu học tập.
Trình bày
Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, các trình bày khoa học, hợp lý.
Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, nhưng còn một vài điểm chưa hợp lý.
Chữ viết cẩn thận, các ý trình bày chưa rõ ràng.
Chữ viết cẩu thả, các ý viết lộn xộn, không theo hàng lối.
* MỘT SỐ HÌNH ẢNH LƯU LẠI SẢN PHẨM CỦA HS:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_chu_de_o_nhiem_moi_truong_nam_hoc_202.doc