Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 3+4+5: Chủ đề Axit - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 3+4+5: Chủ đề Axit - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Tính chất hóa học của axit

-Nhận biết axit H2SO4 và muối sunfat

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

 Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.

 -Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước).

- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp

 b. Kĩ năng:

Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit nói chung.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit HCℓ, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.

-Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua

-Nhận biết được axit H2SO4 và dung dịch muối sunfat.

-Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCl,H2SO4 trong phản ứng.

 

doc 9 trang Hoàng Giang 02/06/2022 2780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 3+4+5: Chủ đề Axit - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: 
CHỦ ĐỀ AXIT (3 TIẾT)
Giáo án số: 01	 Tiết PPCT: 3,4,5 
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 16/09/2020
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Tính chất hóa học của axit
-Nhận biết axit H2SO4 và muối sunfat
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
 Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.
 -Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước).
- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp
 b. Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit nói chung. 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit HCℓ, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.
-Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua
-Nhận biết được axit H2SO4 và dung dịch muối sunfat.
-Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCl,H2SO4 trong phản ứng.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thuỷ tinh, phểu giấy lọc.
Hoá chất: Dung dịch HCl, H2SO4, quỳ tím , Zn, Al, Fe, Cu(OH)2. Fe, Zn, Al, NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3, CuO, Cu, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc.
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 3’
Ở chương trình hóa học lớp 8 chúng ta đã biết thế nào là axit, Vậy axit có những tính chất hóa học nào ? 
Axit được dùng để làm gì?
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: Tính chất hóa học của axit
20’
I/ Tính chất hóa học:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu:
- Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2/Axit tác dụng với kim loại
Axit + kim loại muối + khí H2
6HCl +2Al 2AlCl3 + 3H2
Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
3/Axit tác dụng với bazơ
Bazơ + axit Muối + nước
Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + H2O
Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
(còn gọi là phản ứng trung hòa).
4/Axit tác dụng với oxit bazơ
Axit + oxitbazơMuối + nước
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + H2O 
Axít tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
-Gv: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Nhỏ một giọt dung dịch axit ( HCl, H2SO4 loãng ) lên mẫu giấy quỳ tím,nêu hiện tượng, nhận xét.
-Gv: Trong hóa học, quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch axit.
-Gv:cho hs làm thí nghiệm, nêu hiện tượng,nhận xét,viết pthh và rút ra kết luận
-GV:2HCl + Fe FeCl2 +H2
-GV chú ý:Axit nitric HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại,nhưng nói chung không giải phóng khí hiđro.
-Gv:cho hs làm thí nghiệm, nêu hiện tượng,nhận xét,viết pthh và rút ra kết luận.
-GV các bazơ tan và không tan khác tác dụng với dd axit cũng cho sản phẩm là muối và nước.
-GV phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.
-Gv:cho hs làm thí nghiệm, nêu hiện tượng,nhận xét,viết pthh và rút ra kết luận.
-GV các axit khác tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
-HS:Hiện tượng: Giấy quỳ tím chuyển từ màu tím sang màu đỏ.
-HS:Nhận xét: dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ .
-HS:Cho 1 ít kim loại Al (hay Zn,Fe,Mg )vào đáy ống nghiệm,thêm vào ống 1-2ml dd axit(HCl,H2SO4loãng )
-Hiện tượng:Kim loại bị hòa tan,đồng thời có bọt khí không màu bay ra.
-Nhận xét:Phản ứng sinh ra muối và khí H2.
6HCl +2Al2AlCl3+ 3H2
-Kết luận:Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
-HS:Cho vào đáy ống nghiệm 1 ít bazơ(như Cu(OH)2 ).Thêm 1-2ml dd H2SO4.Lắc nhẹ.
-Hiện tượng:Cu(OH)2 bị hòa tan,tạo thành dd màu xanh lam.
-Nhận xét:Cu(OH)2 tác dụng với dd axit sinh ra dd muối đồng màu xanh lam.
Cu(OH)2 + H2SO4 
 CuSO4 + H2O
-Kết luận:Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
-HS:Cho vào đáy ống nghiệm 1 ít oxit bazơ(như Fe2O3),thêm 1-2ml dd HCl. Lắc nhẹ.
-Hiện tượng:Fe2O3 bị hòa tan,tạo ra dd có màu vàng nâu.
-Nhận xét:Fe2O3 tác dụng với axit sinh ra muối sắt(III) có màu vàng nâu.
Fe2O3 +6HCl2FeCl3 +
 H2O
-Kết luận:Axít tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
-HS:Dựa vào tính chất hóa học.
Hoạt động 2: Axit mạnh và axit yếu
5’
II/ Axit mạnh và axit yếu
Dựa vào tính chất hóa học,axit được phân thành 2 loại:
-Axit mạnh như HCl, HNO3,H2SO4 
-Axit yếu như H2S, H2CO3 
-GV cho hs dựa vào phần em có biết, để phân loại axit người ta dựa vào đặc điểm nào?
-Axit được phân thành mấy loại?cho ví dụ
-Thế nào là axit mạnh,axít yếu?(dựa vào phần em có biết)
-HS:2 loại:Axit mạnh như HCl,HNO3,H2SO4 và axit yếu như H2S,H2CO3 
-HS:Axit mạnh phản ứng nhanh với kim loại,với muối cacbonat;dd dẫn điện tốt.
-HS:Axit yếu phản ứng chậm với kim loại,với muối cacbonat ;dd dẫn điện kém
Hoạt động 3: Axit clohiđric
3’
A/ AXIT CLOHIĐRIC
Gv: Axit clohiđric có những tính chất và ứng dụng gì?
Hs: 
- Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Axit tác dụng với kim loại
- Axit tác dụng với bazơ
- Axit tác dụng với oxit bazơ
Ứng dụng: kể một số ứng dụng 
Hoạt động 4: Tính chất vật lí
4’
B. Axit sunfuric ( H2SO4)
I/ Tính chất vật lí:
Axit sunfuric là chất lỏng sánh, không màu nặng gần gấp hai lần nước , không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và toả rất nhiều nhiệt.
Gv: Cho HS quan sát lọ đựng axit sufuric.Cho hs nêu tính chất vật lí axit sunfuric:
-GV: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, ta phải rót từ từ axit đặc vào lọ dựng sẵn nước rồi khuấy điều. Làm ngược lại sẽ gây nguy hiể
-HS:Axit sunfuric là chất lỏng sánh, không màu nặng gần gấp hai lần nước ( khối lượng riêng bằng 1,83 g/cm3 ứng với nồng độ 98 %), không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và toả rất nhiều nhiệt.
Hoạt động 5: Axit sunfuric loãng(H2SO4) có tính chất hóa học của axit.
6’
II/Tính chất hóa học
1/Axit sunfuric loãng(H2SO4) có tính chất hóa học của axit.
-GV H2SO4 loãng và đặc có một số tính chất hóa học nào? 
HS:
-Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với nhiều kim loại ( Mg, Zn, Al, Fe ) tạo
-Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước
-Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
-H2SO4 loãng tác dụng với muối
Hoạt động 6: H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng
14’
2/ H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng 
a/Tác dụng với kim loại
Cu +2H2SO4 (đặc,nóng) CuSO4 +2H2O + SO2
H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat,không giải phóng khí H2 
b/Tính háo nước
H2SO4đặc
C12H22O11 11H2O + 12C
H2SO4 đặc có tính háo nước.
-GV H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng nào?
-GV cho hs làm thí nghiệm của Cu với H2SO4 loãng và H2SO4 đặc,nêu hiện tượng viết pthh,rút ra nhận xét. 
-GV ngoài Cu,H2SO4 đặc còn tác dụng được với nhiều kim loại khác tạo thành muối sunfat,không giải phóng khí H2 .
-GV làm thí nghiệm:Cho 1 ít đường vào đáy ống nghiệm, rồi thêm 1-2ml H2SO4 đặc vào,cho hs nêu hiện tượng, viết pthh.
-GV:Chất rắn màu đen là C, do H2SO4 đặc đã loại đi 2 nguyên tố H2 và O2 ra khỏi đường.Người ta nói H2SO4 đặc có tính háo nước.Sau đó 1 phần C sinh ra lại bị H2SO4 đặc oxi hóa thành các chất khí CO2,SO2,gây sủi bọt trong cốc,do đó khi sủ dụng H2SO4 đặc phải hết sức cẩn thận.
-HS:Lấy 2 ống nghiệm,cho vào mỗi ống 1 ít lá đồng nhỏ rồi rót lần lượt H2SO4 đặc vào ống nghiệm thứ 1 và H2SO4 loãng vào ống nghiệm thứ 2,đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm
-Hiện tượng:Ong nghiệm 2 Không có hiện tượng gì xảy ra.
Ong nghiệm 1 có khí không maù mùi hắc thoát ra(khí SO2),Cu bị hòa tan 1 phần cho chất lỏng có màu xanh lam
-Nhận xét:H2SO4 đặc,nóng tác dụng với Cu,sinh ra khí SO2 và dd CuSO4 màu xanh lam.
Cu +H2SO4 (đặc,nóng) CuSO4 + H2O + SO2 
-HS:Hiện tượng:Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng,rồi màu nâu,cuối cùng thành khối màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc.Phản ứng tỏa nhiệt mạnh.
H2SO4đặc
C12H22O11 11H2O + 12C
Hoạt động 7: Ứng dụng
8’
III/Ứng dụng
Axit sunfuric được dùng để:
Chế biến dầu mỏ, sản xuất muối axit, luỵên kim,dùng để sản xuất chất tẩy rửa, phẩm nhuộm, phân bón,
giấy, chất dẻo, tơ sợi, thuốc nổ .
Gv: Trong thực tế axit sunfuric được ứng dụng để làm gì ?(hình 1.12)
-HS:Axit sunfuric được dùng để:
Chế biến dầu mỏ, sản xuất muối axit, luỵên kim,dùng để sản xuất chất tẩy rửa, phẩm nhuộm, phân bón,
giấy, chất dẻo, tơ sợi, thuốc nổ .
Hoạt động 8: Sản xuất axit sunfuric
17’
IV/ Sản xuất axit sunfuric 
-Trong công nghiệp H2SO4 được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc.
-Nguyên liệu là lưu huỳnh (Hoặc quặng pitit), không khí và nước.
-Các công đoạn sản xuất H2SO4 
+Đốt S trong không khí 
S + O2 SO2 
+Oxi hóa SO2.(chất xúc tác là V2O5 ở nhiệt độ 4500C)
T0
V2O5
2SO2 + O2 SO3
+Cho SO3 tác dụng với nước.
SO3 + H2O H2SO4
-GV Axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp nào?
-GV nguyên liệu để sản xuất H2SO4 là gì?
-GV quá trình sản xuất H2SO4 gồm những công đoạn nào?viết PTHH
-HS:Trong công nghiệp H2SO4 được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc.
-HS:Lưu huỳnh(Hoặc quặng pitit), không khí và nước.
-HS:Gồm 3 công đoạn
+Sản xuất SO2 bằng cách đốt S trong không khí 
S + O2 SO2 
+Sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa SO2.(chất xúc tác là V2O5 ở nhiệt độ 4500C)
T0
V2O5
2SO2 + O2 SO3 
+Sản xuất H2SO4 bằng cách cho SO3 tác dụng với nước.
SO3 + H2O H2SO4
Hoạt động 9: Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
12’
V/ Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
Nhận biết axit sunfuric và dd muối sunfat ,ta dùng thuốc thử là dd muối bari hoặc Ba(OH)2.
H2SO4+BaCl2BaSO4+2HCl
Na2SO4+BaCl2BaSO4 +2NaCl
Bài tập 6/19SGK
a/Fe +2HCl FeCl2 + H2
 1mol 2mol 1mol
b/Số mol khí H2 sinh ra Là: n===0,15(mol)
Theo PT ta có:
nFe =nH = 0,15 mol
Khối lượng mạt sắt đã tham gia pư Là:
 mFe = MFe x nFe =56 x 0,15 =8,4(g)
c/ Theo PT ta có nHCl =2nH =2x0,15 =0,3(mol)
Nồng độ mol của dd HCl đã dùng là:
 CHCl ===6(M)
-GV để nhận biết axit sunfuric và dd muối sunfat (gốc =SO4),ta dùng thuốc thử là dd muối bari như bari clorua BaCl2,BaNO3 hoặc Ba(OH)2.Phản ứng tạo thành kết tủa trắng BaSO4 không tan trong nước và trong axit.Cho hs làm thí nghiệm:
-GV Chú ý để nhận biết axit sunfuric và dd muối sunfat ,ta có thể dùng một số kim loại như: Mg,Zn,Al,Fe 
-GV cho hs làm bài tập 6/19 SGK:Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dd HCl. Phản ứng xong thu được 3,36lit khí (đktc)
a/ Viết PTHH
b/ Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng.
c/ Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.
-HS:Cho vào ống nghiệm thứ 1 ml dd H2SO4 loãng ,ống nghiệm thứ 2 1 ml dd Na2SO4.Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 3-4 giọt ddBaCl2
-Hiện tượng:Có kết tủa trắng xuất hiện.
-Nhận xét:Gốc sunfat(=SO4) trong các phân tử H2SO4 hoặc Na2SO4 kết hợp với Ba trong phân tử BaCl2 tạo ra kết tủa trắng là barisunfat BaSO4
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 +2HCl
Na2SO4 +BaCl2 BaSO4 +2NaCl
-HS: a/Fe +2HCl FeCl2 + H2
 1mol 2mol 1mol
b/Số mol khí H2 sinh ra Là: n===0,15(mol)
Theo PT ta có:nFe =nH = 0,15 mol
Khối lượng mạt sắt đã tham gia pư
Là:
 mFe = MFe x nFe =56 x 0,15=8,4(g)
c/ Theo PT ta có nHCl =2nH =2x0,15 =0,3(mol)
Nồng độ mol của dd HCl đã dùng là:
 CHCl ===6(M)
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 37’
- Nêu các tính chất hóa học của axit
- GV hướng dẫn hs làm bài tập SGK
 BT1/ trang 14 Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
 BT2/trang14
 a/ Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2:
 Mg + 2HCl 2MgCl2 + H2
 b/dd có màu xanh lam là CuCl2 :CuO + 2HCl CuCl2 + H2
 c/dd có màu vàng nâu làFeCl3:2Fe(OH)3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O 
 hoặc Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O 
 d/dd không có màu(MgCl2hoặc AlCl3 )Mg + 2HCl 2MgCl2 + H2 
 hoặc Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O.
BT3/ Tính khối lượng của dd HCl cần dùng để trung hòa vừa đủ 200 ml dd NaOH 2M . 
Giải
 PTHH: HCl + NaOH NaCl + H2O
 1mol 1mol 1mol
 0,4mol
 Số mol của NaOH :
 Số mol của HCl là 
 Khối lượng của dd HCl cần dùng là :
 - HCl, H2SO4 loãng có những tính chất nào của axit?H2SO4 đặc có những tính chất riêng nào?
 -GV hướng dẫn hs làm BT 1,5/19 SGK
 1/a Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 và Zn +H2SO4 ZnSO4 + H2
 b/CuO + 2HCl CuCl2 + H2O và CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
 c/BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
 d/ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O và ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O
 5/19 a/ dung dịch H2SO4 loãng có tính chất của axit:
 - H2SO4 + CuO CuSO4 + H2O
H2SO4 + Fe FeSO4 + H2
H2SO4 + 2KOH K2SO4 + H2O
H2SO4đặc
b/H2SO4 đặc có tính hóa học riêng:
- 2H2SO4 (đặc,nóng) + Cu CuSO4 + SO2 + 2H2O
-C6H12O6 6H2O + 6C 
 BT 6/19
a/Fe +2HCl FeCl2 + H2
 1mol 2mol 1mol
b/Số mol khí H2 sinh ra Là: n===0,15(mol)
Theo PT ta có:
nFe =nH = 0,15 mol
Khối lượng mạt sắt đã tham gia pư Là:
 mFe = MFe x nFe =56 x 0,15 =8,4(g)
c/ Theo PT ta có nHCl =2nH =2x0,15 =0,3(mol)
Nồng độ mol của dd HCl đã dùng là:
 CHCl ==6(M) 
- H2SO4 có những ứng dụng gì?H2SO4 được sản xuất như tế nào?
 -GV hướng dẫn hs làm BT 3/19 SGK
3a/Dùng dd BaCl2 để nhận biết dd H2SO4(Hoặc dùng AgNO3 nhận biết HCl)
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 +2HCl
b/ Dùng dd BaCl2 để nhận biết dd Na2SO4
Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 +2HCl
c/Dùng quỳ tím để nhận biết H2SO4,còn Na2SO4 dùng dd BaCl2 
Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 +2HCl
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 6’
 - Axit gây ra tác hại gì cho con người?
- Hiện tượng mưa axit do đâu mà xảy ra
- Làm BT 2/19.
- Soạn trước bài 5. Luyện tập, phần kiến thức cần nhớ và làm bài tập.
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 09 năm 2020 THCS Mỹ Tú, ngày 13 tháng 09 năm 2020
 Duyệt TT GVBM
 Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_345_chu_de_axit_nam_hoc_2020_2021.doc