Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2015-2016

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2015-2016

Tiết 2 Bài 2: lai một cặp tính trạng

a. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Trình bày cách làm thí nghiệm của Menđen và kết quả thí nghiệm lai một cặp TT .

- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li và nêu được ý nghĩa của quy luật.

- Biết cách viết sơ đồ lai một cặp tính trạng.

2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ : GD sự yêu thích môn học

4. Năng lực :

- Năng lực tự học

- Năng lực tư duy sáng tạo

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tự quản lí

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 2-SGK

- Tranh phóng to hình 2.2-2.3 (có thể thay bằng hình ảnh trên máy chiếu)

2. Học sinh:

- Đọc trước bài mới trong SGK, kẻ sẵn bảng 2

- Nghiên cứu các câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài mới

C. Tiến trình hoạt động dạy học

I. Tổ chức lớp

Ngày dạy././2015.Lớp 9A Sĩ số:.Vắng.

Ngày dạy././2015.Lớp 9B Sĩ số:.Vắng.

Ngày dạy././2015.Lớp 9C Sĩ số:.Vắng.

II. Kiểm tra bài cũ

HS1: Câu 1 -SGK, viết một số kí hiệu trong DT?

HS2: Trình bày nội dung pp n/c của Menđen? PP n/c của Menđen có gì độc đáo ?

III. Bài mới

VB: Bằng phân tích thế hệ lai, Menđen rút ra các quy luật di truyền, đó là quy luật gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay

 

doc 90 trang Hoàng Giang 31/05/2022 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn 10/8/2015
Tiết 1 	Phần I- Di truyền và biến dị
Chương I- Các thí nghiệm của Menđen
Bài 1: Menđen và di truyền học
a. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học.
- Trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen (phương pháp phân tích các thế hệ lai).
- Hiểu một số khái niệm, thuật ngữ và ghi nhớ một số kí hiệu trong di truyền học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, phân tích phát hiện kiến thức
3. Thái độ : GD sự yêu thích môn học
4. Năng lực : 
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy sỏng tạo 
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự quản lớ 
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tỏc
- Năng lực sử dụng ngụn ngữ
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 1.2
- Tranh ảnh hay chân dung, tư liệu về Menđen.
2. Học sinh:- Đọc trước bài mới trong SGK
- Nghiên cứu các câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài mới
C. Tiến trình hoạt động dạy học
I. Tổ chức lớp
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9A Sĩ số:.......Vắng.............................................................
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9B Sĩ số:.......Vắng.............................................................
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9C Sĩ số:.......Vắng.............................................................
- Làm quen với học sinh. Chia nhóm học sinh.
II. Kiểm tra bài cũ
III. Bài mới
Hoạt động 1: Di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS làm bài tập qSGK mục I.
GV: Vậy đ2 giống P -> hiện tượng di truyền
 đ2 khác P -> hiện tượng biến dị
? Thế nào là hiện tượng di tryền và biến dị?
- GV giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- Cho HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời: Nội dung, ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
- Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở điểm nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu da... và trình bày trước lớp.
- HS trả lời khái niệm BD và DT.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Dựa vào SGK mục I để trả lời.
Kết luận: - Khái niệm di truyền, biến dị (SGK).
- DTH nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng DTvà BD.
- Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại.
Hoạt động 2: Menđen - người đặt nền móng cho di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS đọc tiểu sử Menđen SGK. 
- GV treo tranh hình 1.2
? Đối tượng nghiên cứu của MenĐen là gì? vì sao ông lại chọn làm đối tượng nghiên cứu?
 ? Nhận xét về đặc điểm của từng cặp TT đem lai?
GV bổ sung: Đậu Hà Lan có thêm đặc điểm thuận lợi thứ 3: có nhiều cặp tính trạng tương phản và dễ trồng.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu pp nghiên cứu của Menđen?
- GV: trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng cùng một lúc nghiên cứu sự di truyền của tất cả các cặp tính trạng nên không thành công. 
Vậy pp nghiên cứu của Menđen có gì độc đáo, sáng tạo? 
GV gợi ý: tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu-làm đơn giản tính phức tạp của sinh vật cho dễ nghiên cứu, tạo dòng thuần chủng, dùng toán thống kê để xử lý kết quả. 
- 1 HS đọc to , cả lớp theo dõi.
- HS quan sát và phân tích H 1.2, nghiên cứu thêm thông tin SGK, yêu cầu nêu được:
+Đối tượng: Cây đậu Hà Lan
+Có nhiều đặc điểm thuận lợi: hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt 
+từng cặp TT tương phản 
 - Đọc kĩ thông tin SGK, trình bày được nội dung cơ bản của pp phân tích các thế hệ lai.
- 1 vài HS phát biểu, bổ sung.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS suy nghĩ và trả lời.
Kết luận: 
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen (SGK).
- Tính độc đáo, sáng tạo trong pp nghiên cứu của Menđen: tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu -làm đơn giản tính phức tạp của sinh vật cho dễ nghiên cứu, tạo dòng thuần chủng, dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật.
 Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ.
- Yêu cầu HS lấy thêm VD minh hoạ cho từng thuật ngữ.
- Khái niệm giống thuần chủng: GV giới thiệu cách làm của Menđen để có giống thuần chủng về TT nào đó.
- GV giới thiệu một số kí hiệu.
- GV nêu cách viết công thức lai: mẹ thường viết bên trái dấu x, bố thường viết bên phải. P: mẹ x bố.
- HS thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức.
- HS lấy VD cụ thể để minh hoạ.
- HS ghi nhớ kiến thức, chuyển thông tin vào vở.
Kết luận: 
1. Một số thuật ngữ:
+ Tính trạng	+ Cặp tính trạng tương phản
+ Nhân tố di truyền	+ Giống (dòng) thuần chủng.
2. Một số kí hiệu
	P: Cặp bố mẹ xuất phát	x: Kí hiệu phép lai
	G: Giao tử	♂ : Đực; 	♀ Cái
	F: Thế hệ con 	(F1: con thứ 1 của P)
( F2 con của F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa F1 với nhau).
IV. Củng cố
- 1 HS đọc kết luận SGK.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3, SGK trang 7(không yêu cầu câu 4).
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Kẻ bảng 2 vào vở
Tiết 2	Bài 2: lai một cặp tính trạng
a. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Trình bày cách làm thí nghiệm của Menđen và kết quả thí nghiệm lai một cặp TT .
- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li và nêu được ý nghĩa của quy luật.
- Biết cách viết sơ đồ lai một cặp tính trạng.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ : GD sự yêu thích môn học
4. Năng lực : 
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy sỏng tạo 
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự quản lớ 
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tỏc
- Năng lực sử dụng ngụn ngữ
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 2-SGK
- Tranh phóng to hình 2.2-2.3 (có thể thay bằng hình ảnh trên máy chiếu)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới trong SGK, kẻ sẵn bảng 2
- Nghiên cứu các câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài mới
C. Tiến trình hoạt động dạy học
I. Tổ chức lớp
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9A Sĩ số:.......Vắng.............................................................
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9B Sĩ số:.......Vắng.............................................................
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9C Sĩ số:.......Vắng.............................................................
II. Kiểm tra bài cũ
HS1: Câu 1 -SGK, viết một số kí hiệu trong DT?
HS2: Trình bày nội dung pp n/c của Menđen? PP n/c của Menđen có gì độc đáo ?
III. Bài mới
VB: Bằng phân tích thế hệ lai, Menđen rút ra các quy luật di truyền, đó là quy luật gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu khái niệm KH, TT trội, lặn.
- Hướng dẫn HS quan sát H2.1 và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở bảng 2. Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
- Từ bảng 2 tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn?
- Nhận xét tỉ lệ kiểu hình ở F1; F2?
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung BT sau khi điền.
- Ghi nhớ khái niệm.
- HS quan sát hình, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
- Phân tích bảng số liệu, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Tính trạng: Hoa đỏ, thân cao, quả lục là tính trạng trội.
+ Tính trạng: Hoa trắng, thân thấp, quả vàng là tính trạng lặn.
+ Kiểu hình F1: đồng tính về tính trạng trội. + F2: 3 trội: 1 lặn
(1. đồng tính -2. 3 trội: 1 lặn)
- 1, 2 HS đọc.
Kết luận: 1) Các khái niệm: Kiểu hình, Tính trạng trội, Tính trạng lặn
2) Thí nghiệm:
- Menđen tiến hành lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng t/c tương phản => F1. Cho F1 x F1 =>F2.
VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng =>F1: Hoa đỏ =>F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
- Kết quả: (Bảng 2 SGK trang 8)
- Kết luận: Bài tập điền từ 	
Hoạt động 2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giải thích quan niệm đương thời và quan niệm của Menđen đồng thời sử dụng H 2.3 để giải thích.
- Yêu cầu HS làm bài tập q mục II
- Do đâu tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?
- GV nêu rõ: khi F1 hình thành giao tử, mỗi NTDT trong cặp NTDT phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của P mà không hoà lẫn vào nhau (1A: 1a) nên F2 tạo ra:
 1AA:2Aa: 1aa
trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho kiểu hình hoa trắng.
- Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li trong quá trình phát sinh giao tử?
- HS nghiên cứu SGK, nghe giảng, ghi nhớ kiến thức, quan sát H 2.3
+ NTDT A: TT trội (hoa đỏ).
+ NTDT a : TT lặn (hoa trắng).
+ Trong tế bào sinh dưỡng, NTDT tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng có cặp NTDT là AA, cây hoa trắng có cặp NTDT là aa.
- ở F1 NTDT A át a nên TT trội do A quy đinh được biểu hiện.
- Quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được: + Tỉ lệ giao tử ở F1: 1A: 1a
+ Tỉ lệ hợp tử F2 1AA: 2Aa: 1aa
+Vì hợp tử Aa biểu hiện KH giống AA.
Kết luận: 
Theo Menđen:
- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (gen) và trong tế bào sinh dưỡng các NTDT tồn tại thành từng cặp.
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li đồng đều của cặp NTDT về giao tử và các NTDT trong giao tử được tổ hợp lại trong thụ tinh.
- Sơ đồ giải thích lai 1 cặp tính trạng
- Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
IV. Củng cố
- Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen?
- Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho VD minh hoạ.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Không yêu cầu BT 4 
	Ký duyệt, ngày 24 tháng.8 năm 2015
Tuần 2 Ngày soạn 15/8/2015
Tiết 3 	Bài 3: lai một cặp tính trạng (tiếp)	 
a. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được các khái niệm : Kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của các phép lai phân tích.
- Nêu đựơc ý nghĩa của quy luật phân li trong sản xuất.
2. Kỹ năng: - Phát triển tư duy lí luận như phân tích kênh hình, so sánh
- Luyện viết sơ đồ lai.
3. Thái độ : GD sự yêu thích môn học
4. Năng lực : 
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy sỏng tạo 
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự quản lớ 
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tỏc
- Năng lực sử dụng ngụn ngữ
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Máy tính – máy chiếu
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới trong SGK
- Nghiên cứu các câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài mới
C. Tiến trình hoạt động dạy học
I. Tổ chức lớp
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9A Sĩ số:.......Vắng.............................................................
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9B Sĩ số:.......Vắng.............................................................
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9C Sĩ số:.......Vắng.............................................................
II. Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu nội dung quy luật phân li? Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? (sơ đồ)
III. Bài mới
Hoạt động 1: Lai phân tích
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV: Nhân tố DT mà Menđen nhắc tới chính là gen -> gen quy định T2 trên cơ thể SV
- Nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong TN của Menđen?
GV: F2: 1AA : 2Aa : 1aa
 3 đỏ 1 trắng
-> KG: AA; Aa -> hoa đỏ; aa -> hoa trắng
-GV phân tích các k/n: KG, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 Aa aa
- Kết quả lai như thế nào thì ta có thể kết luận đậu hoa đỏ P t/c hay không thuần chủng?
- Bài tập điền từ
- Khái niệm lai phân tích?
- GV nêu mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định KG của cá thể mang tính trạng trội.
- 1 HS nêu: hợp tử F2 có tỉ lệ:
 1AA: 2Aa: 1aa
- HS ghi nhớ khái niệm.
- Các nhóm thảo luận , viết sơ đồ lai, nêu kết quả của từng trường hợp.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng viết sơ đồ lai.
- Các nhóm khác hoàn thiện đáp án.
- HS dựa vào sơ đồ lai để trả lời.
Kết luận: 
1. Một số khái niệm: kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp : SGK
2. Lai phân tích: - KN: BT điền từ SGK
- ý nghĩa: nhằm xác định độ t/c của giống (xác định KG ....).
Hoạt động 2: ý nghĩa của tương quan trội lặn
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên?
- Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn nhằm mục đích gì? Dựa vào đâu?
- Việc xác định độ t/c của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất? Muốn xác định độ t/c của giống cần thực hiện phép lai nào?
- HS thu nhận và xử lý thông tin.
- Thảo luận nhóm, thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS xác định được cần sử dụng phép lai phân tích và nêu nội dung phương pháp hoặc ở cây trồng thì cho tự thụ phấn.
Kết luận: 
Tương qua trội - lặn trong tự nhiên là tương đối phổ biến.
T2 trội thường là T2 tốt, T2 lặn thường là T2 xấu
==> Vì vậy trong chọn giống cần xác định T2 trội để tạo giống có ý nghĩa kinh tế và loại bỏ T2 xấu ra khỏi quần thể.
- Trong chọn giống để tránh sự phân li T2 thì cần kiểm tra độ t/c của giống.
Hoạt động 3: Trội không hoàn toàn: HS đọc thêm
IV. Củng cố
Khoanh tròn vào chữ cái các ý trả lời đúng:
1. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả sẽ là:
a. Toàn quả vàng	b. Toàn quả đỏ	c. 1 quả đỏ: 1 quả vàng	d. 3 quả đỏ: 1 quả vàng
2. ở đậu HL, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây thân thấp F1 thu được 51% thân cao, 49% thân thấp. KG của phép lai trên là:
a. P: AA x aa	 b. P: Aa x AA	 c. P: Aa x Aa	d. P: aa x aa
3. Trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai nào cho tỉ lệ 1:1
a. Aa x Aa	 b. Aa x AA	 c. Aa x aa 	 d. aa x aa
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK,
- Không yêu cầu trả lời câu 3.
- Kẻ sẵn bảng 4 vào vở bài tập.
Tuần 2 	
Tiết 4	Bài 4: lai hai cặp tính trạng 	
a. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Biết: + Phân tích kết quả lai.
+ Viết sơ đồ lai hai cặp tính trạng.
+ K/N biến dị tổ hợp.
2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát phân tích
3. Thái độ : Giáo dục lòng say mê nghiên cứu khoa học
4. Năng lực : 
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy sỏng tạo 
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự quản lớ 
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tỏc
- Năng lực sử dụng ngụn ngữ
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
Tranh hình 4 sgk trang 14. (máy tính – máy chiếu nếu có điều kiện)
Bảng phụ : Bảng 4 trang 15.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài mới trong SGK
- Nghiên cứu các câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài mới
C. Tiến trình hoạt động dạy học
I. Tổ chức lớp
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9A Sĩ số:.......Vắng.............................................................
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9B Sĩ số:.......Vắng.............................................................
Ngày dạy....../......../2015.Lớp 9C Sĩ số:.......Vắng.............................................................
II. Kiểm tra bài cũ
- HS1 : Phát biểu K/N phép lai phân tích và ý nghĩa ?Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ? 
- HS2 và HS3 là bài tập trên bảng :
ở đậu Hà lan cho biết : gen A qđ hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh do gen a qđ.
 gen B qđ vỏ trơn là trội hoàn toàn so với vỏ nhăn do gen b qđ.
Viết SĐL từ P---> F2 khi cho :
 P(t/c) : Vàng x Xanh. P(t/c) : Trơn x Nhăn.
III. Bài mới
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK, nghiên cứu thông tin và trình bày thí nghiệm của Menđen.
- Từ kết quả, GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 4 Trang 15.
(Khi làm cột 3 GV có thể gợi ý cho HS coi 32 là 1 phần để tính tỉ lệ các phần còn lại)
- GV treo bảng phụ gọi HS lên điền, GV chốt lại kiến thức.
- HS quan sát tranh nêu được thí nghệm.
- Hoạt động nhóm để hoàn thành bảng.
Kiểu hình F2
Số hạt
Tỉ lệ kiểu hình F2
Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2
Vàng, trơn
Vàng, nhăn
Xanh, trơn
Xanh, nhăn
315
101
108
32
9
3
3
1
= 
=
=
=
=
=
Vàng 315+101 416 3
Xanh 108+32 140 1
Trơn 315+108 423 3
Nhăn 101+32 133 1
- GV phân tích cho HS thấy rõ tỉ lệ của từng cặp tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2 cụ thể như SGK.
- GV cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống Trang 15 SGK.
- Yêu cầu HS đọc kết quả bài tập, rút ra kết luận.
- Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập?
- HS ghi nhớ kiến thức
9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn 
= (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn)
- HS vận dụng kiến thức ở mục 1 điền đựoc cụm từ “tích tỉ lệ”.
- 1 HS đọc lại nội dung SGK.
- HS nêu được: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Kết luận: 1. Thí nghiệm:
- Lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
	P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
	F1: 100% Vàng, trơn
	Cho F1 tự thụ phấn => F2: cho 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phân ly:
	9 vàng, trơn	:	3 xanh, trơn
	3 vàng, nhăn	:	1 xanh, nhăn.
- Tỉ lệ phân ly KH của từng cặp TT: Vàng : Xanh = 3 :1, Trơn : Nhăn = 3 : 1.
- Nhận thấy : (3 vàng :1xanh)x(3trơn :1nhăn) = 9 V-T :3 V- N : 3 X - T : 1 X - N.
=> Tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó => các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
2. Kết luận : SGK.
Hoạt động 2: Biến dị tổ hợp
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhớ lại kết quả thí nghiệm ở F2 và trả lời câu hỏi:
- F2 có những kiểu hình nào khác với bố mẹ?
- GV đưa ra khái niệm biến dị tổ hợp.
- HS nêu được; 2 kiểu hình khác bố mẹ là vàng, nhăn và xanh, trơn. (chiếm 6/16).
Kết luận: 
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở P làm xuất hiện KH khác P.
- Nguyên nhân: Do sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
IV. Củng cố
- Phát biểu nội dung quy luật phân li?
- Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Kẻ sẵn bảng 5 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 5
Ký duyệt, ngày 31 tháng 8 năm 2015
Tuần 3 	
Tiết 5 	Bài 5: lai hai cặp tính trạng (tiếp)	 
a. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- HS hiểu và giải thích được kết quả thí nghiệm của Menden.
- Phát biểu nội dung qui luật PLĐL.
- Hiểu được ý nghĩa của qui luật PLĐL trong chọn giống và tiến hóa.
2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích số liệu, kênh hình, hoạt động nhóm
3. Thái độ : GD sự yêu thích môn học
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 5 SGK, Bảng phụ ghi nội dung bảng 5.
2. Học sinh: - Đọc trước bài mới trong SGK, Kẻ sẵn bảng 5 vào vở
C. Tiến trình hoạt động dạy học
I. Tổ chức lớp	
Ngày.................... Lớp 9C: Sĩ số............ Vắng............................................................
Ngày.................... Lớp 9D: Sĩ số............ Vắng..........................................................
II. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 HS làm bài tập viết SĐL từ P -> F2
	 Pt/c: Vàng	x	Xanh; 	Pt/c:	Trơn	 x	Nhăn
	 AA	 aa	 BB	 bb
- Căn cứ vào đâu Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
- Biến dị tổ hợp là gì? nó xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Vì sao?
 III. Bài mới
Hoạt động 1: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2?
- Từ kết quả trên cho ta kết luận gì?
- Yêu cầu HS quy ước gen.
- Nhắc lại tỉ lệ kiểu hình ở F2?
- Số tổ hợp giao tử (hợp tử) ở F2?
- Số loại giao tử đực và cái?
- GV kết luận : cơ thể F1 phải dị hợp tử về 2 cặp gen AaBb các gen tương ứng A và a, B và b phân li độc lập và tổ hợp tự do để cho 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.
- Yêu cầu HS theo dõi hình 5 và giải thích tại sao ở F2 lại có 16 tổ hợp giao tử (hợp tử)?
- GV hướng dẫn cách xác định kiểu hình và kiểu gen ở F2, yêu cầu HS hoàn thành bảng 5 trang 18.
- HS nêu được tỉ lệ: 
=
Vàng 3
Xanh 1
=
Trơn 3
Nhăn 1
- HS rút ra kết luận.
- 1 HS trả lời.
- HS nêu được: 9 vàng, trơn; 3 vàng, nhăn; 3 xanh, trơn; 1 xanh, nhăn.
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 tương ứng với 16 hợp tử.
- có 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái, mỗi loại có tỉ lệ 1/4.
- HS hoạt động nhóm và hoàn thành bảng 5.
 Kiểu hình
Tỉ lệ
Hạt vàng, trơn
Hạt vàng, nhăn
Hạt xanh, trơn
Hạt xanh, nhăn
Tỉ lệ của mỗi kiểu gen ở F2
1AABB
4AaBb
2AABb
2AaBB
(9 A-B-)
1AAbb
2Aabb
(3 A-bb)
1aaBB
2aaBb
(3aaB-)
1aabb
1aabb
Tỉ lệ của mỗi kiểu hình ở F2
9
3
3
1
- Từ phân tích trên rút ra kết luận.
- Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử?
- Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú?
Mở rộng cho HS: giỏi: công thức tổ hợp của Menđen.
Gọi n là số cặp gen dị hợp (PLĐL) thì:
+ Số loại giao tử là: 2n
+ Số hợp tử là: 4n
+ Số loại kiểu gen: 3n
+ Số loại kiểu hình: 2n
+ Tỉ lệ phân li kiểu gen là: (1+2+1)n
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình là: (3+1)n
Đối với kiểu hình n là số cặp tính trạng tương phản tuân theo di truyền trội hoàn toàn.
- Nêu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?
- Menđen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập.
- Nội dung của quy luật phân li độc lập: các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
- HS rút ra kết luận.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức, chuyển kiến thức vào vở.
- HS dựa vào thông tin SGK để trả lời.
Kết luận: 
- Từ kết quả thí nghiệm: sự phân li của từng cặp tính trạng đều là 3:1 Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, tính trạng hạt vàng là trội so với hạt xanh, hạt trơn là trội so với hạt nhăn.
- Quy ước gen: A quy định hạt vàng; 	 a quy định hạt xanh
	 B quy định hạt trơn; b quy định hạt nhăn
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 tương ứng với 16 tổ hợp giao tử (hợp tử) => mỗi cơ thể đực hoặc cái cho 4 loại giao tử nên cơ thể F1 phải dị hợp về 2 cặp gen (AaBb), các gen A và a, B và b phân li độc lập và tổ hợp tự do cho 4 loại giao tử là: AB, Ab, aB, ab.
- Sơ đồ lai: Hình 5 SGK.
- ở sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất nhiều gen, các gen thường ở thể dị hợp. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng tạo ra vô số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu nên sinh vật rất đa dạng và phong phú.
- Quy luật phân li độc lập giải thích nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp (đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen) làm sinh vật đa dạng và phong phú ở loài giao phối.
- Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng của chọn giống và tiến hoá.
IV. Củng cố
1. Viết các loại giao tử từ cơ thể có KG: AaBb; AaBB; aabb; AABb; Aabb; 
 AABB; aaBB; aaBb; aabb	
 2. Các cặp TT PLĐL thì KH có tỉ lệ bằng bao nhiêu? khi nào các cặp TT PLĐL?
V. Hướng dẫn về nhà
- Học và làm bài tập
	- Nghiên cứu bài 6: Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.	
Tuần 3 	
Tiết 6 	Bài 6: Thực hành 
Tính xác xuất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
a. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- HS biết cách xác định xác xuất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.
- Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các KG trong lai một cặp tính trạng.
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng thực hành, ghi chép, xử lí số liệu
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ	Giáo dục cho HS ý thức tự giác nghiêm túc thực hành
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
HS: - Mỗi nhóm có sẵn 2 đồng kim loại, hoặc 2 đồng tiền xu 5000 đồng
 - Kẻ bảng 6.1 và 6.2 vào vở
GV: Bảng phụ thống kê kết quả của các nhóm.
 (GV có thể phát trước đồng xu yêu cầu các nhóm làm sẵn ở nhà)
C. Tiến trình hoạt động dạy học
I. Tổ chức lớp
Ngày.................... Lớp 9C: Sĩ số............ Vắng............................................................
Ngày.................... Lớp 9D: Sĩ số............ Vắng..........................................................
II. Kiểm tra bài cũ
- Menđen đã giải thích kết quả TN lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
	- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính?
	- Giải bài tập 4 SGK trang 19.
III. Bài mới
Hoạt động 1: Tiến hành gieo đồng kim loại
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV lưu ý HS: Hướng dẫn quy trình :
a. Gieo một đồng kim loại
Lưu ý : Đồng kim loại có 2 mặt (sấp và ngửa), mỗi mặt tượng trưng cho 1 loại giao tử, chẳng hạn mặt sấp chỉ loại giao tử A, mặt ngửa chỉ loại giao tử a, tiến hành:
- Lấy 1 đồng KL, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định. Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1
b. Gieo 2 đồng kim loại
GV lưu ý HS: 2 đồng KL tượng trưng cho 2 gen trong 1 kiểu gen: 2 mặt S tượng trưng cho KG: AA, 2 mặt N tượng trưng cho aa, 1 S 1 N tượng trưng cho KG: Aa.
- Tiến hành: Lấy 2 đồng KL, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định. Thống kê kết quả vào bảng 6.2
- HS ghi nhớ quy trình thực hành.
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần rơi vào bảng 6.1
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, có thể xảy ra 3 trường hợp: 2 đồng sấp (SS), 1 đồng sấp 1 đồng ngửa (SN), 2 đồng ngửa (NN). Thống kê kết quả vào bảng 6.2
Hoạt động 2: Thống kê kết quả của các nhóm
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả đã tổng hợp từ bảng 6.1 và 6.2
- Từ kết quả bảng trên GV yêu cầu HS liên hệ:
+ Kết quả của bảng 6.1 với tỉ lệ các loại giao tử sinh ra từ con lai F1 Aa.
+ Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng.
- GV cần lưu ý HS: số lượng thống kê càng lớn càng đảm bảo độ chính xác.
- HS căn cứ vào kết quả thống kê nêu được:
+ Cơ thể lai F1 Aa cho 2 loại giao tử A và a với tỉ lệ ngang nhau.
+ Kết quả gieo 2 đồng kim loại có tỉ lệ:
1 SS: 2 SN: 1 NN. Tỉ lệ kiểu gen là: 1 AA: 2 Aa: 1aa.
IV. Củng cố
- GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm.
	- Các nhóm viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 6.1; 6.2.
V. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị các bài tập trang 22, 23 SGK (không làm bài 3) và 1 số bài trong Bài tập sinh học.
Ký duyệt, ngày...... tháng..... năm 2012
Tuần 4 	
Tiết 7 	Bài 7: Bài tập chương I	 
a. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
	- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.
	- Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan.
3. Thái độ : GD sự yêu thích môn học
b. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị các bài tập chương I (trừ bài 3) trong SGK	
C. Tiến trình hoạt động dạy học
I. Tổ chức lớp
Ngày.................... Lớp 9C: Sĩ số............ Vắng............................................................
Ngày.................... Lớp 9D: Sĩ số............ Vắng..........................................................
II. Kiểm tra bài cũ
1. ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Muốn xác định kiểu gen của cây hoa đỏ là đồng hợp hay dị hợp thì cần thực hiện phép lai gì? Nêu khái niệm và ý nghĩa của phép lai đó?
2. Cho A quy định thân cao; a quy định thân thấp. Viết sơ đố lai từ P đến F1
a. P: Thân cao x Thân cao	b. P: Thân cao x Thân cao
AA Aa	Aa Aa
III. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện viết sơ đồ lai 1 cặp tính trạng.
Gọi 6 HS lên bảng viết các sơ đồ lai:(ở đậu Hà lan; A-hoa đỏ, a-hoa trắng)
P: AA x AA
P: AA x Aa
P: Aa x Aa
P: AA x aa
P: Aa x aa
P: aa x aa
Lưu ý: Cơ thể thuần chủng luôn có KG đồng hợp.
Cơ thể có KG đồng hợp chỉ cho 1 loại giao tử.
Cơ thể có KG dị hợp tử về 1 cặp gen thì cho 2 loại giao tử
Cơ thể có KG dị hợp tử về 2 cặp gen thì cho 4 loại giao tử
Số kiểu tổ hợp ở đời lai bằng tích giao tử đực với giao tử cái
Hoạt động 2: P2 giải bài tập lai 1 cặp tính trạng.
Dạng 1 (Bài tập thuận): Biết KH, KG của P -> yêu cầu xác định KG, KH ở F1, F2.
- Phương pháp giải:	- Bước 1: Qui ước gen
- Bước 2: Xác định KG của P.
 	- Bước 3: Viết SĐL để xác định tỉ lệ KG, KH của F
Lưu ý: Có thể xác định nhanh KH của F1, F2 trong các trường hợp sau:
a. P tc và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản, 1 bên trội hoàn toàn thì chắc chắn F1 đồng tính về tính trạng trội, F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
b. P tc khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, có hiện tượng trội không hoàn toàn thì chắc chắn F1 mang tính trạng trung gian và F2 phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1
c. Nếu ở P một bên có KG dị hợp, bên còn lại có KG đồng hợp lặn thì F1 có tỉ lệ 1:1.
Dạng 2: (Bài toán nghịch) Biết kết quả F1, xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
Cách giải: Căn cứ vào kết quả kiểu hình ở đời con.
a. Nếu F1 đồng tính mà một bên bố hay mẹ mang tính trạng trội, một bên mang tính trạng lặn thì P tc, có KG đồng hợp: AA x aa
b. F1 có hiện tượng phân li:
F: (3:1) " P: Aa x Aa
F: (1:1) " P: Aa x aa (trội hoàn toàn)
c. Nếu F1 không cho biết tỉ lệ phân li thì dựa vào KH lặn F1 để suy ra KG của P.
 GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2, 4 trang 22, 23.
Hoạt động3: P2 giải bài tập lai 2 cặp tính trạng
Bước 1: Đưa tỉ lệ KH ở đời con về tỉ lệ rút gọn. 
F: 901 đỏ - tròn : 299 đỏ - bầu dục : 301 vàng - tròn : 103 vàng - bầu dục
Hoặc 56,25% đỏ - tròn :18,75% đỏ - bdục : 18,75% vàng - tròn : 6,25% vàng - bdục
 9 : 3 : 3 : 1
Bước 2: Căn cứ vào tỉ lệ KH ở đời con để xác định:
 - Đối với phép lai hai cặp tính trạng.	
Nếu F : 9 : 3 : 3 : 1 = 16 tổ hợp = 4gt x 4gt -> P: AaBb x AaBb
 = (3 : 1) x (3 : 1) = (Aa x Aa) (Bb x Bb) -> P: AaBb x AaBb.
Nếu F : 3 : 3 :1 :1 = 8 tổ hợp = 4gt x 2gt -> P: AaBb x Aabb (hoặc aaBb)
 =(3 : 1)(1 : 1) = (Aa x aa)(Bb x Bb) hoặc (Aa x 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2015_20.doc