Giáo án Ôn thi vào Lớp 10 THPT môn Sinh học - Năm học 2020-2021

Giáo án Ôn thi vào Lớp 10 THPT môn Sinh học - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học

- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập

- Nêu ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân ly độc lập.

- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen

- Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống

2.Kĩ năng :

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.

- Viết được sơ đồ lai

II. CHUẨN BỊ

SGK, SGV Sinh học 9, Bài tập sinh học 9, học tốt Sinh 9.

III. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN

- Một số khái niệm, kí hiệu: Tính trạng; Cặp tính trạng tương phản; Đồng tính; Phân tính; Kiểu hình; Kiểu gen; Thể đồng hợp; Thể dị hợp ; Biến dị tổ hợp; Dòng thuần chủng

- Đối tượng, phương pháp, kết quả, giải thích kết quả các thí nghiệm của Menden

- Nội dung, ý nghĩa của các quy luật di truyền của Men đen

- Nội dung, ý nghĩa của phép lai phân tích.

- Bài tập:

1. Cách viết Kiểu gen, giao tử, sơ đồ lai trong trường hợp lai một, hai cặp tính trạng.

2. Cách giải bài toán thuận, nghịch trong trường hợp lai một, hai cặp tính trạng

 

doc 24 trang maihoap55 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ôn thi vào Lớp 10 THPT môn Sinh học - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi: 01 Ngày tháng năm 2021 
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy:
 CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN 
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học 
Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học 
Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen 
Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập
Nêu ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân ly độc lập.
Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen
Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống
2.Kĩ năng :
Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
Viết được sơ đồ lai
II. CHUẨN BỊ
SGK, SGV Sinh học 9, Bài tập sinh học 9, học tốt Sinh 9.
III. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
- Một số khái niệm, kí hiệu: Tính trạng; Cặp tính trạng tương phản; Đồng tính; Phân tính; Kiểu hình; Kiểu gen; Thể đồng hợp; Thể dị hợp ; Biến dị tổ hợp; Dòng thuần chủng 
- Đối tượng, phương pháp, kết quả, giải thích kết quả các thí nghiệm của Menden
- Nội dung, ý nghĩa của các quy luật di truyền của Men đen
- Nội dung, ý nghĩa của phép lai phân tích.
- Bài tập:
Cách viết Kiểu gen, giao tử, sơ đồ lai trong trường hợp lai một, hai cặp tính trạng.
Cách giải bài toán thuận, nghịch trong trường hợp lai một, hai cặp tính trạng 
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP
I. CÁCH VIẾT GIAO TỬ
- Số lượng gen của mỗi giao tử = ½ số lượng gen có trong kiểu gen, mỗi cặp gen sẽ đóng góp 1 gen để tạo thành giao tử.
- Các cơ thể có kiểu gen đồng hợp, khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử duy nhất, cơ thể dị hợp cho số loại giao tử bằng 2n (n-số cặp gen dị hợp)
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử = 1/ tổng số loại giao tử tạo ra
+ Nếu có 1 cặp gen: AA -> A (tỉ lệ 100% A)
 aa -> a (tỉ lệ 100% a)
+ Nếu có cặp gen: AABB -> AB (tỉ lệ 100% AB)
 AaBB -> AB, aB (tỉ lệ 50% AB, 50% aB)
 AABb -> AB, Ab (tỉ lệ 50% AB, 50% Ab)
 AaBb -> AB, aB, Ab, ab (tỉ lệ 25% AB, 25% aB, 25%Ab, 25% ab)
II. CÁCH VIẾT TỔ HỢP GIAO TỬ ( HỢP TỬ)
-Số tổ hợ giao tử tạo ra = (Số loại giao tử của bố) x (số loại giao tử của mẹ)
-Nếu bố và mẹ đều dị hợp về n cặp gen ta có:
+Số loại giao tử tạo ra 2n
+Số loại kiểu gen tạo ra 3n
+Số tổ hợp tạo ra 4n
+Số loại kiểu hình đời con 2n
+Tỉ lệ kiểu gen: (1:2:1)n
+Tỉ lệ phân li kiểu hình (3:1)n
VD: Cho phép lai AaBb (bố) x Aabb (mẹ) (mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn)
a.Số loại giao tử của bố và mẹ (bố cho 4 loại: AB, Ab, aB, ab; mẹ cho 2 loại: Ab, ab)
b.Số tổ hợp tạo ra (4x2= 8 tổ hợp)
III. CÁCH XÁC ĐỊNH TỈ LỆ KIỂU GEN VÀ KIỂU HÌNH MÀ KHÔNG CẦN VIẾT SƠ ĐỒ LAI
B1: Xác định tỉ lệ phân li đời con của từng cặp gen quy định từng cặp tính trạng
B2: Tính tích tỉ lệ của từng cặp tính trạng trong kiểu gen và kiểu hình cần tính
VD: Cho phép lai P: AaBbDd (bố) x Aabbdd (mẹ) (mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn)
a.Mỗi cơ thể bố và mẹ khi giảm phân cho mấy loại giao tử
b.Tính tỉ lệ các giao tử ABd tạo ra từ cơ thể bố, abd tạo ra từ cơ thể mẹ
c.Xác định tỉ lệ kiểu gen aaBbDd tạo ra ở thế hệ con
d. Xác định tỉ lệ kiểu hình aaB-D- ở thế hệ con
e. Xác định tỉ lệ kiểu hình của con sinh ra giống bố
HD: 
a.Bố dị hợp về 3 cặp gen cho 23 giao tử
Thành phần gen của các loại giao tử: Dùng sơ đồ phân nhánh để viết các loại giao tử, cặp gen dị hợp có 2 nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh, giao tử là các gen từ gốc đến ngọn.
VD1: AaBb B : AB
 A b : Ab
 a B : aB
 b : ab
-Mẹ dị hợp về 2 cặp gen cho 22 giao tử
Thành phần gen của các loại giao tử: Dùng sơ đồ cành cây viết các loại giao tử
b. Tỉ lệ giao tử ABd tạo ra từ cơ thể bố = 1/ 8 = 12,5%
Tỉ lệ giao tử abd tạo ra từ cơ thể mẹ = 1/ 4 = 25%
c. Ta có tỉ lệ phân li từng cặp gen quy định từng cặp tính trạng:
Aa x Aa -> 1/4AA; 2/4Aa; 1/4aad
Bb x Bb -> 1/4BB; 2/4Bb; 1/4bb
Dd x dd -> 1/2Dd; 1/2dd
Tỉ lệ kiểu gen aaBbDd = (1/4)(2/4)(1/2) = 1/16
d.Tỉ lệ kiểu hình (aaB-D- ) = (1/4)(3/4)(1/2) = 3/32
e.Tỉ lệ kiểu hình của con sinh ra giống bố (A-B-D-) = (3/4)(3/4)(1/2) = 9/32 
IV. GIẢI BÀI TOÁN THUẬN NGHỊCH VỀ LAI MỘT VÀ HAI CẶP TÍNH TRẠNG
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
Dạng 1: BIẾT GEN TRỘI LẶN, KIỂU GEN CỦA P. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ LAI
(Bài toán thuận)
Phương pháp giải
Quy ước gen
Xác định tỉ lệ giao tử của P.
Bài tập áp dụng
1)Ở một loài thực vật, A là gem trội quy định tính trạng hoa kép; a là gen lặn quy định tính trạng hoa đơn.
Sự tố hợp giữa 2 alen trên tạo ra mấy kiểu gen, viết các kỉểu gen đó?
Khi giao phối ngẫu nhiên, có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau từ các kiểu gen dó? Xác định kết quả của mỗi kiểu giao phối.
Giải:
Số kiểu gen: Sự tổ hợp 2 alen A, a tạo ra 3 kiểu gen AA, aa và Aa.
Sô kiểu giao phối và kết quả: Có 6 kiểu giao phôi khác nhau, kết quả:
P1: AA × AA → F1 – 1: 100% AA , TLKH: 100% hoa kép
P2: AA × Aa → F1 – 2: 50% AA: 500%Aa , TLKH: 100% hoa kép
P3: AA × aa → F1 – 3: 100% Aa , TLKH: 100% hoa kép
P4: Aa × Aa → F1 – 4: 25%AA: 50 %Aa:25%aa; TLKH: 75% hoa kép; 25% hoa đơn
P5: Aa × aa → F1 – 5: 50% Aa: 50% aa; TLKH: 50% hoa kép: 50% hoa đơn
P6: aa × aa → F1 – 6: 100% aa; TLKKH: 100% hoa đơn
Dạng 2: BIÊT KlỂU HÌNH CỦA CON. XÁC ĐỊNH KIÊU GEN CỦA BỐ MẸ
(Bài toán nghịch)
 2.1. Đối với sinh vật sinh sản nhiều 
Ta vận dụng được định luật đồng tính và định luật phân tính.
Phương pháp giải
Xác định tính trạng trội, lặn (Vận dụng định luật đồng tính và phân li).
Quy ước gen.
Từ tỉ lệ phân li kiểu hình ta suy ra kiểu gen của thế hệ trước
Lập sơ đồ lai.
Bài tập áp dụng
Bài 1. a) Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả, do một gen quy đinh. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu, thu dược F1 đồng loạt có quả tròn.
Từ kết quả trên, ta có thể kết luận dược diều gì?
Cho biết kết quả F2?
Dựa vào kiểu hình cây quả tròn đời F1 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen củủa chúng.
* Kết luận từ kết quả:
Khi lai giữa cây qua tròn với cây quả bầu, thu được đời F1: 100% quả tròn. Tính trạng di truyền theo định luật đồng tính của Menđen. Suy ra:
P đều thuần chủng.
Tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả bầu
F1 là những cá thể dị hợp về tính trạng này.
Quy ước: A: Quả tròn.
Quả bầu.
Kiểu gen của P : AA (quả tròn) × aa (quả bầu)
-	Sơ đồ lai	P : AA (quả tròn) × aa (quả bầu)
 Gp : A	 a
 F1 : Aa (100% quả tròn)
 GF1 : (A: a) × (A: a)
 F2 : 1AA : 2Aa : laa
 (3 quả tròn : 1 quả bầu)
Dựa vào kiểu hình câv quả tròn đời F2, ta chưa biết được chắc chắn kiểu gen của chúng.
Vì kiểu gen có thể AA hoặc Aa.
Muốn xác định gen, ta dựa vào một trong hai phương pháp sau:
Lai phân tích
Cho cây quả tròn lai với cây quả bầu.
Dựa vào kết quả lai phân tích xác đinhk kiểu gen của cây quả tròn
Nếu FB: 100% quả tròn thì cây quả tròn có kiểu gen AA
Nếu FB cho tỉ lệ 1 quả tròn : 1 quả bầu thì cây quả tròn có kiểu gen Aa
P: Aa (quả tròn) × aa (quả bầu)
GP: A a
F1: 1 Aa : 1aa ( 1 quả tròn : 1 quả bầu)
2.2. Đối với sinh vật sinh sản ít (trâu, bò.., người): Vì không tuân theo quy luật số lớn nên không vận dụng được định luật đồng tính và phân li.
Phương pháp giải: Xác định tính trạng trội, lặn: Ta dựa vào cặp bố, mẹ nào có cùng kiểu hình, sinh con có kiểu hình khác bố mẹ thì kiểu hình của P là trội so với tính trạng kia.
Quy ước gen.
Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn, kiểu gen đồng hợp lặn, để suy ra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
Lập sơ đồ lai.
BT 1,Ở người hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng về tầm vóc và nhóm máu nằm trên hai cặp NST thường và phân li độc lập.
- Về tầm vóc: T-: tầm vóc thấp; tt: tầm vóc cao.
- Về nhóm máu:
+ Nhóm máu A->kiểu gen: IAIA hoặc IAIO.
+ Nhóm máu B-> kiểu gen: IBIB hoặc IBIO.
+ Nhóm máu AB-> kiểu gen: IAIB.
+ Nhóm máu O-> kiểu gen IOIO.
Hãy xác định kết quả của các phép lai sau: 
a. Bố có tầm vóc thấp, máu AB x Mẹ có tầm vóc cao, máu O.
b. Bố có tầm vóc thấp, máu A x Mẹ có tầm vóc cao, máu B.
c. Bố có tầm vóc thấp, máu B x Mẹ có tầm vóc cao, máu AB.
d. Bố có tầm vóc thấp, máu O x Mẹ có tầm vóc cao, máu A.
e. Bố có tầm vóc cao, máu AB x Mẹ có tầm vóc thấp, máu B.
g. Bố có tầm vóc cao, máu A x Mẹ có tầm vóc thấp, máu AB.
h. Bố có tầm vóc cao, máu B x Mẹ có tầm vóc thấp, máu O.
i. Bố có tầm vóc cao, máu O x Mẹ có tầm vóc thấp, máu A.
BT 2, Sự di truyền nhóm máu được quy định bởi 3 gen (alen) IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm máu B, còn IO quy định nhóm máu O. Gen IA và IB tương đương nhau và trội hoàn toàn so với IO.
a. Cho biết kiểu gen nhóm máu A, B, AB, O.
b.Nếu bố thuộc nhóm máu O, mẹ thuộc nhóm máu A thì con có nhóm máu gì?
c.Nếu bố thuộc nhóm máu B, mẹ thuộc nhóm máu AB thì con sinh ra có nhóm máu gì?
d.Nếu các con có đầy đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào?
e. Ở nhà hộ sinh người ta nhầm lẫn giữa 2 đứa trẻ , biết rằng cha mẹ của 1 đứa bé có nhóm máu O và A. Cha mẹ của đứa bé kia có nhóm máu A và AB. Hai đứa bé có nhóm máu O và A. Hãy xác định bé nào là con của cặp vợ chồng nào?
2.LAI HAI HAY NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG 
Dạng 1: XÁC ĐỊNH TỈ LỆ GIAO TỬ
Phương pháp giải
Giao tử chỉ mang l alen đối với mỗi cặp alen.
Gọi n là số cặp gen dị hợp, số kiểu giao tử sẽ tuân theo công thức tổng quát 2n kiểu, các kiểu giao tử này có tỉ lệ bằng nhau.
Do vậy:
+ Cá thể đồng hợp cả 2 cặp gen sẽ tạo 20 = 1 kiểu giao tử.
+ Cá thế dị hợp tử 1 cặp gen sẽ tạo 21 = 2 kiểu giao tử.
+ Cá thế dị hợp tử cả 2 cặp gen sẽ tạo 2 = 4 kiểu giao tử.
Bài tập áp dụng
Biết 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST tương dồng khác nhau. Hãy xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu gen sau dây:
1. aaBB	2. aabb
3. Aabb	4. AABb
5. AaBB	6. AaBb
HƯỚNG DẨN
1/ Cá thể có kiểu gen aaBB chỉ tạo 1 kiểu giao tử mang gen aB.
2/ Cá thể có kiểu gen aabb chỉ tạo 1 kiểu giao tử mang gen ab.
3/ Cá thể có kiểu gen Aabb tạo 2 kiểu giao tử mang gen Ab = ab = 1/2
4/ Cá thế có kiểu gen AABb tạo 2 kiểu giao tử mang gen AB = Ab = 1/2
5/ Cá thể có kiểu gen AaBb tao 4 kiểu giao tử mang gen AB = Ab = aB = ab = 1/4
Dạng 2: BIẾT GEN TRỘI, LẶN, KIỂU GEN CỦA P. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ LAI
(Bài toán thuận)
Phương pháp giải
Bước 1 : Quy ước gen.
Bước 2: Xác định tỉ lệ giao tử của P
Bước 3: Lập bảng tổ hợp giao tử (sơ đồ lai).
Bước 4: Tính tí lệ kiểu gen, tí lệ kiểu hình. Xét riêng từng tính trạng, sau đó lấy tích sẽ được kết quả cả hai tính trạng.
Bài tập áp dụng
Ở cà chua A: lả chẻ; a: lá nguyên; B: quả tròn; b: quả bầu dục. Hai cặp gen phân li độc lập nhau. Hãy cho biết kết quả phân li kiểu gen. kiểu hình đời F1 của các phép lai sau:
P1: AaBb × AaBb
P2: AaBb × Aabb
P3: AaBb × aabb
HƯỚNG DẪN
1/ P1: AaBb × AaBb
Bước 1: Quy ước: A: Gen quy định lá chẻ ; a: Gen quy định lá nguyên
B: Gen quy định quả tròn; b: Gen quy định quả bầu dục 
Bước 2: GP1: (AB : Ab : aB : ab) × (AB : Ab : aB : ab)
Bước 3: F1-1 
 ♀ ♂
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABB
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Bước 4: TLKG có 3 × 3 = 9 kiểu gen, với tỉ lệ là:
(1AA : 2Aa : laa) × ( 1 BB : 2Bb : 1bb)
Học sinh tự nhân đa thức để có tỷ lệ kiểu gen.
TLKH: có 2×2 = 4 kiểu hình, với tỉ lệ là:
(3 lá chẻ : 1 lá nguyên) (3 quả tròn : 1 quả bầu)
9 cây lá chẻ, quả tròn : 3 cây lá chẻ, quả bầu :3 cây lá nguyên, quả tròn : 1 cây lá nguyên, quả bầu. 
2/ P2: AaBb × Aabb
GP1 : (AB : Ab : aB : ab) × (Ab : ab)
AB
Ab
aB
ab
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
TLKG: (1AA : 2Aa : laa) (1Bb : 1bb) → lAABb : 1 AAbb: 2AaBb : 2Aabb: laaBb : laabb
TLKH: (3 lá chẻ : 1 lá nguyên) (1 quả tròn : 1 quá bầu) = 3 cây lá chẻ, quả tròn : 3 cây lá chẻ, quá bầu : 1 cây lá nguyên, quá tròn : 1 cây lá nguyên, quả bầu.
3/ P3: AaBb × aabb
GP3 : ( AB: Ab: Ab: ab) × ab
AB
Ab
aB
ab
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
TLKG: lAaBb : l Aabb : l aaBb : l aabb.
TLKH: 1 cây lá chẻ, quả tròn : 1 cây lá chẻ, quả bầu :1 cây lá nguyên, quả tròn : 1 cây lá nguyên, quả bầu.
Dạng 3: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP BIẾT KIỂU HÌNH, XÁC ĐỊNH KIỂU GEN CỦA P
(Bài toán nghịch)
Phương pháp giải
 Xác định quy luật:
Trường hợp 1: Nếu đề cho biết trước, quy luật, các nội dung sau đây thuộc quy luật phân li độc lập.
Cho biết mỗi gen trên 1 NST.
Hoặc cho biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
 Trường hợp 2: Nêu đề chưa cho biêt quy luật và yêu cầu phải xác định quy luật, ta căn cứ vào các biểu hiện sau:
Trong điều kiện mỗi gen quy định một tính trạng trội, lặn hoàn toàn . Khi xét sự di truyền về hai cặp tính trạng, nếu xảy ra một trong các biểu hiện sau, ta kết luận sự di truyền của hai cặp tính trạng đó tuân theo định luật phân li độc lập của Menđen.
Khi tự thụ hoặc giao phối giữa cá thể dị hợp hai cặp gen, nếu kết qủa xuất hiện 4 kiểu hình theo tỉ lệ 
(3 : 1) 2= 9 : 3 : 3 : 1. Ta suy ra hai cặp tính trạng đó, được di truyền tuân theo định luật phân li độc lập của Menden.
P: (Aa , Bb) × (Aa, Bb) → F1 phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1
=> quy luật phản li độc lập.
* Khi lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen, nếu FB xuât hiện 4 kiểu hình theo tỉ lệ (1 : 1)2 = 1: 1 : 1 : 1. Ta suy ra hai cặp tính trạng đó di truyền độc lập nhau.
P: (Aa , Bb) × (aa, bb) → Fb phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1
=> quy luật phân li dộc lập.
Nếu tỉ lệ chung về cả hai tính trạng, bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng. Ta suy ra hai cặp tính trạng sẽ di truyền độc lập nhau.
P: (Aa , Bb) × (Aa, bb) hoặc (aa, Bb) → F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1) (1 : 1) → quy luật phân li độc lập.
Xác định kiểu gen.
Ta xét sự di truyền của từng cặp tính trạng riêng và từ tỉ lệ kiểu hình ta suy ra kiểu gen tương ứng đối với mỗi tính trạng.
Sau đó kết hợp các tính trạng lại, ta có được kiểu gen chung của bố mẹ.
Nếu đề cho biết kiểu hình của P, ta cần phải tìm các phép lai tương đương.
(Lai tương đương là các phép lai giữa P có kiểu gen khác nhau nhưng cho kết quả hoàn toàn giống nhau).
Bài tập áp dụng
Bài 1. Ở một loài, các tính trạng hoa kép, màu đỏ trội hoàn toàn so với hoa đơn, màu trắng. Cho giao phối 1 cặp bố mẹ, người ta thu dược kết quả sau:
411 cây hoa kép, màu đỏ,
409 cây hoa đơn, màu dỏ,
138 cây hoa kép, màu trắng,
136 cây hoa đơn, màu trắng.
Hãy biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của thế hệ P và lập sơ dồ lai từ P đến F1
HƯỞNG DẦN
Quy ước : A: Hoa kép	B: Hoa đỏ
	a: hoa đơn	b: Hoa trắng
Xét sự di truyền về tính trạng hình dạng hoa: 
F1 phân ly . Đây là kết quả của phép lai phân tích cá thể dị hợp. suy ra kiểu gen của P về tính trạng này là:
P: Aa (cây hoa kép) × aa (cây hoa đơn)
Xét sự di truyền về tính trạng màu sắc hoa:
F1 phân ly . Đây là tỉ lệ của định luật phân li. Suy ra kiểu gen của P về tính trạng này là
P: Bb (cây hoa đỏ) × Bb (cây hoa đỏ)
Xét kết hợp sự di truyền đồng thời cá hai tính trạng, kiểu gen của cặp bố mẹ là:
P: AaBb (hoa kép, màu đỏ) × aaBb (hoa đơn, màu dỏ)
Sơ đồ lai của P:
GP: (AB : Ab: aB : ab) × (aB, ab)
AB
Ab
aB
ab
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
TLKG F1: (lAa : laa) (1BB : 2Bb : l bb)
1AaBB	: laaBB
2AaBb	: 2aaBb
1Aabb	:1aabb
TLKH: (1 hoa kép : 1 hoa dơn) (3 hoa đỏ: 1 hoa trắng) = 3 cây hoa kép, màu đỏ :3 cây hoa đơn, màu đò :1cây hoa kép, màu trắng : 1cây hoa đơn, màu trắng.
Bài 2. Ở một loài bọ cánh cứng, A quy dịnh cánh dài trội hoàn toàn so với a quy dịnh cánh ngắn; B quy dịnh màu den trội hoàn toàn so với b quy dịnh màu vàng. Đem lai giữa cặp bố mẹ, nhận dược F1 kết quả theo số liệu sau:
25% con cảnh dài, màu đen, 25% con cánh dài, màu vàng, 25 % con cánh ngắn, màu đen, 25% con cánh ngắn màu vàng.
Biết các gen trên NST thường.
 Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. 
 Viết sơ đồ lai.
HƯỚNG DẪN 
Xác định quy luật:
Quy ước A: cánh dài 	B : màu đen
 a cánh ngắn	b: cánh vàng
F1 phân ly 
Đây là kết quả của phép lai phân tích cá thể dị hợp, kiểu gen của P về tính trạng này là:
P: Aa (cánh dài) × aa (cánh ngắn)
Xét sự di truyền về tính trạng màu sắc cánh.
F1 phân ly 
Đây cũng là tỉ lệ của phép lai phân tích cá thể dị hợp. Suy ra kiểu gen của P về tính trạng này là:
P: Bb (cánh đon) X bb (cánh vàng)
Xét sự kết hợp di truyền đồng thời cả hai cặp tính trạng
F, phân li 4 kiểu hình tí lệ 25 : 25 : 25 : 25 = 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1)(1 :1).
Vậy, cặp tính trạng di truvền theo quy luật phân li độc lập của Menđen.
 Kiểu gen của P và sơ đồ lai:
P: AaBb (cánh dài, màu đen) × aabb (cánh ngắn, màu vàng) hoặc Aabb (cánh dài, màu vàng) × aaBb (cánh ngắn, màu đen)
+	 P: AaBb (cánh dài, màu đen) × aabb (cánh ngắn, màu vàng)
	GP: AB : Ab: aB: ab	ab
	F1: 1AaBb : 1 Aabb: 1aaBb : 1aabb
+ 	Aabb (cánh dài, màu vàng) × aaBb (cánh ngắn, màu đen)
	GP: Ab :ab	aB: ab
	F1: AaBb: 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
 ..
Buổi: 02 Ngày tháng năm 2021 
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy:
 CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài. Trình bày được sự biến đổi hình thái trong chu kì tế bào
Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể và nêu được chức năng của nhiễm sắc thể.
Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân và giảm phân.
Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Nêu được một số đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
Giải thích được cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1: 1
Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến
sự phân hóa giới tính.
Nêu được thí nghiệm của Moocgan, nhận xét kết quả thí nghiệm đó
Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết
2.Kĩ năng :
-Tiếp tục rèn kĩ năng giải bài tập.
II. CHUẨN BỊ
SGK, SGV Sinh học 9, Bài tập sinh học 9, học tốt Sinh 9.
III. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
- Một số khái niệm, kí hiệu: bộ NST đơn bội, lưỡng bội, NST đơn, kép; cặp NST tương đồng; NST thường, NST giới tính 
- Cấu trúc, chức năng của NST.
- Tính đặc trưng của bộ NST.
- Các hoạt động của NST trong nguyên phân, giảm phân.
- Phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Cơ chế xác định giới tính.
- Di truyền liên kết hoàn toàn (thí nghiệm, khái niệm, ý nghĩa hiện tượng DTLK)
- Bài tập:
Xác định các chỉ số NST trong tế bào qua các kì nguyên phân, giảm phân
Số lượng tế bào con, số NST trong các tế bào con tạo ra sau nguyên phân, giảm phân
Số hợp tử tạo ra sau thụ tinh
Số nhóm gen liên kết, số loại giao tử trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn
NGUYÊN PHÂN
Dạng 1: Xác định số NST , số cromatit , số tâm động trong một tế bào qua các kì của quá trình nguyên phân .
Kiến thức cần chú ý :
NST nhân đôi ở kì trung gian và tồn tại ở tế bào đến cuối kì giữa . Vào kì sau NST kép bị chẻ dọc tại tâm động và tác thành hai NST đơn và phân li về hai cực của tế bào
Cromatit chỉ tồn tại ở dạng NST kép , mỗi NST kép gồm có hai cromatit
Mỗi NST dù ở dạng kép hay đơn đều có 1 tâm động, trong tế bào có bao nhiêu NST thì có bấy nhiêu tâm động
Từ đó ta có thể xác đinh được số NST trong tế bào , số cromatit , số tâm động của một tế bảo qua mỗi kì của quá trình nguyên phân :
Dạng 2 : Xác định số tế bào con được sinh ra , số NST môi trường cần cung cấp cho 
quá trình nhân đôi
Kì
Trung gian 
Kì đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Số NST đơn
0
0
0
4n
2n
Số NST kép 
2n
2n
2n
0
0
Số cromatit
4n
4n
4n
0
0
Số tâm động
2n
2n
2n
4n
2n
Số tế bào được tạo ra qua nguyên phân :
Với 1 tế bào :
1 tế bào nhân đôi 1 lần → 2 tế bào →2 1 tế bào
1 tế bài nhân đôi 2 lần → 2×2 tế bào →2 2 tế bào
1 tế bài nhân đôi 3 lần → 2×22 tế bào →2 3 tế bào
Một tế bào trải qua k lần nguyên phân thì sẽ tạo ra 2k tế bào .
Với x tế bào :
 x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số TB con được tạo thành = 2k .x
Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình phân bào là :
1 tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cần cho quá trình nguyên phân là 2n.( 2k – 1)
x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình phân bào là : 2n.( 2k – 1) x
GIẢM PHÂN
Tương tự như vậy bạn cũng có thể tìm được số NST, số crômatit, số tâm động có trong tế bào qua mỗi kì của quá trình giảm phân như bảng sau:
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì trung gian
Kì đầu I
Kì giữa I
Kì sau I
Kì cuối I
Kì đầu II
Kì giữa II
Kì sau II
Kì cuối II
Số NST đơn
0
0
0
0
0
0
0
2n
n
Sô NST kép
2n
2n
2n
2n
n
n
n
0
0
Số crômatit
4n
4n
4n
4n
2n
2n
2n
0
0
Số tâm động
2n
2n
2n
2n
n
n
n
2n
n
Dạng 2 : Xác định số giao tử được sinh ra trong giảm phân 
Áp dụng công thức :
a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng
a tế bào sinh trứng qua giảm phân thì tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định hướng
Chú ý
Nếu tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần thì tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2k số tế bào sinh tinh/ sinh trứng được sinh ra, sau đó mới áp dụng công thức trên
Cần phân biệt tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dục chín ( sinh tinh/sinh trứng )
Tế bào sinh dục sơ khai là tế bào có khả năng nguyên phân để tạo ra tế bào sinh tinh / sinh trứng; tế bào này không trực tiếp tạo ra giao tử
Tế bào sinh tinh/ sinh trứng là tế bào duy nhất có khả năng giảm phân tạo giao tử ( tinh trùng / trứng )
Mối quan hệ của chúng được biểu diễn bằng sơ đồ sau
Cách giải :
Bước 1 : Xác định số tế bào sinh dục đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng
Bước 2 : Tính số tế bào sinh dục chín tham gia vào quá trình giảm phân
- Nếu là a tế bào sinh dục cái thì tạo ra tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định hướng
- Nếu là a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng
Bước 3 : Tính số giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân
Dạng 3 :Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là
Áp dụng :
1 tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi trường cung cấp số NST đơn là :
4n – 2n = 2n NST
a tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi trường cung cấp số NST đơn là :
a× (4n – 2n) = a × 2n NST
Dạng 4 : Xác định số thoi phân bào xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình nhân đôi :
Mỗi tế bào sinh tinh và sinh trứng qua hai lần phân bào của giảm phân xuất hiện ( phá hủy ) 3 thoi vô sắc
 ( 1 thoi vô sắc lần phân bào 1 và 2 thoi vô sắc lần phân bào 2)
a tế bào giảm phân thì sẽ xuất hiện hoặc bị phá hủy 3a thoi vô sắc.
Dạng 5 : Hiệu suất thụ tinh
-Tính số hợp tử:
 Trong quá trình thụ tinh, một trứng (n) kết hợp với 1 tinh trùng (n) tạo ra hợp tử (2n)
Số hợp tử = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh
-Hiệu suất thụ tinh: là tỉ số phần trăm giữa giao tử được thụ tinh trên tổng số giao tử được tạo ra
Cách giải :
- Xác định tổng số tê bào tham gia vào quá trình thụ tinh
- Xác định tổng số giao tử được sinh ra trong giảm phân
- Xác định tỉ lệ .
BÀI TẬP QUY LUẬT LIÊN KẾT GEN ( Mỗi gen quy định một tính trạng thường )
DẠNG 1: xác định tỉ lệ giao tử
Các kiến thức cơ bản :
Gọi x là số cặp NST tương đồng mang gen ( số nhóm liên kết gen) mỗi cặp NST tương 
đồng mang ít nhất một cặp gen dị hợp ( hai NST có cấu trúc khác nhau) , số kiểu giao tử của 
loài tuân theo công thức tổng quát kiểu 
- Gọi a ( ) là số cặp NST tương đồng , mỗi cặp đều chứa các cặp gen tương hợp( hai 
NST có cấu trúc giống nhau), số kiểu giao tử của loài tuâm theo công thức tổng quát kiểu 
- trường hợp có nhiều nhóm liên kết gen mang các cặp gen dị hợp dùng sơ đồ phân nhánh để 
xác định tỉ lệ giao tử.
-Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài
BÀI TẬP : Biết trong quá trình giảm phân , các gen liên kết hoàn toàn với hau.Xác định tỉ lệ 
giao tử của các cá thể có kiểu gen như sau:
 4. 7. 
2. 5. 8. 
3. 6. 9. 
 1. Kiểu gen : 2 kiểu giao tử = 
2. Kiểu gen : 2 kiểu giao tử Ab = a B 
 3. Kiểu gen : 2 kiểu giao tử AbD = aBd 
 4. Kiểu gen : 4 kiểu giao tử ABD = a BD = Abd = abd 
 5. Kiểu gen : 4 kiểu giao tử AB De = AB d E = aB De = aB dE 
 6. Kiểu gen : = 8 kiểu giao tử bằng nhau theo sơ đồ 
 EG à A Bd EG 
 Bd 
 A eg à A Bd eg
 EG à A bD EG
 bD 
 eg à A bD eg
 EG à a Bd EG 
 Bd 
 a eg à a Bd eg
 EG à a bD EG
 bD 
 eg àa bD eg
 7. Kiểu gen : 2 kiểu giao tử Ab d E = Ab de 
 8. Kiểu gen : 4 kiểu giao tử a Bd Eg = a bd eg = a Bb eg = a bd Eg 
 9 . Kiểu gen : 1 kiểu giao tử aB De
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Buổi: 03 Ngày tháng năm 2021 
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy:
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
I.MỤC TIÊU
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
Kiến thức:
Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nucleôtit
Nêu được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn
Nêu được chức năng của gen 
Kể được các loại ARN
Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
Nêu được thành phần hóa học và chức năng của protein (biểu hiện thành tính trạng).
Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen-> ARN->	Protein->	Tính trạng.
Kĩ năng :
-Vận dụng giải bài tập
CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
Kiến thức:
Nêu được khái niệm biến dị
Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến
gen
Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, thể đa bội)
Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến
gen và đột biến nhiễm sắc thể
Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng
Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó
Kĩ năng :
Thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến đột biến và thường biến
II. CHUẨN BỊ
SGK, SGV Sinh học 9, Bài tập sinh học 9, học tốt Sinh 9.
III. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
- Cấu trúc, chức năng của ADN, ARN, Prôtêin
- Tổng hợp ADN, ARN (thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và nguyên tắc tổng hợp).
- Mối quan hệ giữa ADN, ARN, Prôtêin và tính trạng. 
- Bài tập:
1. Viết trình tự đơn phân trên mạch bổ sung của ADN, của ARN.
2. Tính các chỉ số: Chiều dài, khối lượng, số liên kết hiđrô, liên kết hóa trị, tổng số đơn phân, số đơn phân mỗi loại trên ADN, ARN
Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và protein
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).
Tổng hợp ADN, ARN (thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và nguyên tắc tổng hợp).
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu?
– Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở trong nhân tế bào, ti thể, lục lạp hay ở tế bào chất (plasmit của vi khuẩn).
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở nhân tế bào, ti thể, lục lạp hay ở tế bào chất
Thời gian xảy ra
– Xảy ra ở pha S của kì trung gian. Khi đó các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn cực đại.
Diễn biến quá trình nhân đôi ADN
Quá trình nhân đôi ADN trải qua 3 bước:
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành
– Giống nhau, giống ADN mẹ.
– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn).
Kết luận
Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.
 2. Quá trình tổng hợp ARN (Quá trình phiên mã/sao mã)
 - Thời gian, địa điểm: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian đang ở dạng sợi mảnh
 - Nguyên tắc: Quá trình tổng hợp ARN dựa theo NTBS, trong đó A trên mạch gốc liên kết với U, T trên mạch gốc liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G.
 * Quá trình tổng hợp:
 Bước 1. Khởi đầu:
 Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
 - Bước 2. Kéo dài chuỗi ARN:
 Enzym ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ và các nuclêôtit trong môi trường nội bào liên kết với các nucluotit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung:
 Agốc - Umôi trường
 Tgốc - Amôi trường
 Ggốc – Xmôi trường
 Xgốc – Gmôi trường
 - Bước 3. Kết thúc:
 Khi enzym di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử ARN: được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
 * Kết quả, ý nghĩa:
 - Từ gen ban đầu tạo ra ARN tham gia quá trình tổng hợp prôtêin ngoài nhân tế bào
CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG
ADN
I. Cấu trúc của ADN:
1. Các công thức cơ bản:
- Số nucleotit mỗi loại trong ADN: A=T ; G = X
- Số nucleotit mỗi loại trong từng mạch đơn ADN
A1 = T2	
T1 = A2	===> A1 +A2 = T1 +T2 = A1 +T1 = A2 +T2
G1 = X2	 
X1 = G2 ===> G1+ X1 = G2+ X2 = G1+ G2 = X1+ X2 
- Tỷ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit trong ADN
- Tổng số các loại nucleotit các loại trong ADN
 N = A+T+G+X, trong đó: A= T; G =X
=> N = 2(A + G) = 2(T + X) = 2(A + X) = 2(T = G)
- Tổng số chu kỳ xoắn trong ADN
- Chiều dài của ADN
 0	
- Khối lượng phân tử ADN
- Số liên kết Hydro trong ADN
 H = 2A + 3G = 2T+ 3X
 - Tổng số liên kết hóa trị giữa các nucleotit
 HT = N - 2.
- Tổng số liên kết hóa trị giữa các nucleotit
 HT = 2N - 2.
II. Quá trình nhân đôi của ADN
1. Các công thức cơ bản:
- Số phân tử ADN con được tạo ra: 2x
- Số phân tử ADN con được tạo thêm: 2x – 1
- Số lượn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_thi_vao_lop_10_thpt_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2020_202.doc