Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 22: Luyện tập Chương 2 "Kim loại" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 22: Luyện tập Chương 2 "Kim loại" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

 a. Kiến thức:

-HS hệ thống lại:

 +Dãy hoạt động hóa học của kim loại.

 +Tính chất hóa học của kim loại nói chung: Tác dụng với phi kim với dung dịch axit , với dung dịch muối và điều kiện phản ứng xảy ra.

 -Tính chất giống nhau và khác nhau giữa kim loại nhôm và sắt.

 -Nhôm và sắt cùng có tính chất hóa học của kim loại nói chung.

 -Trong các hợp chất nhôm chỉ có hóa trị III, sắt vừa có hóa trị II và III. Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm tạo thành muối và giải phóng khí H2.

 -Thành phần, tính chất và sản xuất gang , thép.

 -Sản xuất nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit

 -Sự ăn mòn kim loại là gì ? biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.

 b. Kĩ năng:

 - Biết hệ thống hóa rút ra những kiến thức cơ bản của chương.

 - Biết so sánh để rút ra tính chất giống và khác nhau giữa nhôm và sắt.

 - Biết vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để viết các phương trình hóa học và xét các phản ứng có xảy ra hay không . Giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế.

 -Vận dụng để giải thích các bài tập hóa học có liên quan.

 

doc 5 trang Hoàng Giang 02/06/2022 2300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Bài 22: Luyện tập Chương 2 "Kim loại" - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mỹ Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục – Đào tạo Huyện Mỹ Tú	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy:	 Hóa Học	Lớp dạy: 9a1; 9a2
Tên bài giảng: Bài 22: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: KIM LOẠI
Giáo án số: 01	 Tiết PPCT: 26
Số tiết giảng: 01
Ngày dạy: 05/11/2020
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
 a. Kiến thức: 
-HS hệ thống lại:
 +Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
 +Tính chất hóa học của kim loại nói chung: Tác dụng với phi kim với dung dịch axit , với dung dịch muối và điều kiện phản ứng xảy ra.
 -Tính chất giống nhau và khác nhau giữa kim loại nhôm và sắt.
 -Nhôm và sắt cùng có tính chất hóa học của kim loại nói chung.
 -Trong các hợp chất nhôm chỉ có hóa trị III, sắt vừa có hóa trị II và III. Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm tạo thành muối và giải phóng khí H2.
 -Thành phần, tính chất và sản xuất gang , thép.
 -Sản xuất nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit
 -Sự ăn mòn kim loại là gì ? biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
 b. Kĩ năng:
 - Biết hệ thống hóa rút ra những kiến thức cơ bản của chương.
 - Biết so sánh để rút ra tính chất giống và khác nhau giữa nhôm và sắt.
 - Biết vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để viết các phương trình hóa học và xét các phản ứng có xảy ra hay không . Giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế.
 -Vận dụng để giải thích các bài tập hóa học có liên quan.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
- Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
- Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại?
- Nêu các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỜI
GIAN
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
Của giáo viên
Của học sinh
Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ
20’
I/ Kiến thức cần nhớ
1.Tính chất hóa học của kim loại:
* Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:
 K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au .
-PTHH minh hoạ:
2
2.Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có tính chất gì giống và khác nhau ?
a.Tính chất hóa học giống nhau:
-Nhôm,sắt có những tính chất hóa học của kim loại.
-Nhôm,sắt điều không phản ứng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
b.Tính chất hóa học khác nhau:
- Nhôm có phản ứng với kiềm.
- Khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất trong đó nhôm chỉ có hóa trị (III) , còn sắt tạo thành hợp chất, trong đó sắt có hóa trị (II) và (III)
3. Hợp kim của sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép:
Ghi theo bảng
4.Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:
 - Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
 - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại 
+ Ảnh hưởng của các chất trong môi trường.
+ Ảnh hưởng nhiệt độ.
-Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
+ Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.
+ Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
I/ Kiến thức cần nhớ
1.Tính chất hóa học của kim loại:
-Gv: Các em hãy nêu dãy hoạt động hóa học của 1 số kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động của kim loại.
Gv: Hãy lấy thí dụ cho mỗi trường hợp kim loại tác dụng với các chất sau và viết PTHH minh hoạ
-Tác dụng với phi kim.
-Tác dụng với nước.
-Tác dụng với dung dịch axit
-Tác dụng với dung dịch muối.
2.Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có tính chất gì giống và khác nhau ?
Gv: Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt để chỉ ra tính chất giống và khác nhau.
3.Hợp kim của sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép:
-GV cho hs nêu thành phần, cách sản xuất gang và thép.
4.Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:
-Gv: Thế nào là sự ăn mòn kim loại ?
-Gv: Hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ?
-Gv:Trình bày biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? 
I/ Kiến thức cần nhớ
1.Tính chất hóa học của kim loại:
-HS: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au .
HS: Thảo luận nhóm 3 phút
2.Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có tính chất gì giống và khác nhau ?
-HS: giống nhau: Nhôm,sắt có những tính chất hóa học của kim loại.Nhôm sắt điều không phản ứng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
-HS:khác nhau:Nhôm có phản ứng với kiềm. Khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất trong đó nhôm chỉ có hóa trị (III), còn sắt tạo thành hợp chất, trong đó sắt có hóa trị (II) và (III)
-HS:Trình bày sơ đồ
-HS: Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
-HS:+ Ảnh hưởng của các chất trong môi trường.
+ Ảnh hưởng nhiệt độ.
-HS: Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
Hoạt động 2:Bài tập
19’
II/ Bài tập: 
1.Viết các phương trình hóa học:
2.Các cặp chất có phản ứng:
a/ Có phản ứng
b/ không phản ứng
c/ không phản ứng
d/ Có phản ứng
3.Dãy sắp xếp dúng nhất là dãy c/ B,A,D,C
II/ Bài tập: 
-GV hướng dẫn hs giải BT SGK trang 69 
1/Hãy viết 2 PTHH cho mỗi trường hợp sau:
-Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ 
- Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.
-Kim loại tác dụng với dd axit tạo thành muối và giải phóng khí H2 
- Kim loại tác dụng với dd muối tạo thành muối mới và kim loại mới. 
2/Hãy xét xem các cặp chất sau đây,cặp chất nào có phản ứng? không phản ứng ?
a/ Al và Khí Cl2
b/ Al và HNO3 đặc, nguội
c/ Fe và H2SO4 đặc, nguội
d/ Fe và dd Cu(NO3)2
Viết PTHH nếu có
3/Có 4 kim loại:A,B,C,D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học.Biết rằng:
-A và B tác dụng với dd HCl
-C và D không phản ứng với dd HCl
-B tác dụng với dd muối của A và giải phóng A 
-D tác dụng với dd muối của C và giải phóng C
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
a/B,D,C,A b/D,A,B,C
c/B,A,D,C d/A,B,C,D
e/C,B,D,A
HS:
a/ Có phản ứng
b/ không phản ứng
c/ không phản ứng
d/ Có phản ứng
-HS: Dãy sắp xếp dúng nhất là dãy c/ B,A,D,C
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 5’
GV hướng dẫn HS làm BT 4/SGK 
a.
 b. 
c. 
Bài tập 5SGK: 
PTHH: 2A + Cl2 → 2ACl
 2A 2(A+ 35,5)g
 9,2g 23,4g
Dựa vào phương trình phản ứng trên ta có: 
9,2 x 2(A+ 35,5)= 2A x 23,4
18,4 (A+ 35,5)= 46,8A
18,4A + 653,2= 46,8A
653,2= 46,8A - 18,4A
28,4A= 653,2
A= 23 Vậy kim loại A là Na
IV/ HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG: 1’	
 - Các em hãy giải thích tại sao một số đồ vật bằng kim loại để lâu trong không khí bị rỉ sét, còn một số kim loại khác thì không?
- Học bài
 - Làm BT 5/69
 - Soạn trước bài thực hành, chuẩn bị một đôi giấy 
THCS Mỹ Tú, ngày ... tháng 1 năm 2020 THCS Mỹ Tú, ngày 28 tháng 11 năm 2020
 Duyệt TT GVBM
Thạch Thị Sà Khal	 Lê Hoàng Khương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_bai_22_luyen_tap_chuong_2_kim_loai_nam.doc