Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 22: Ôn tập Chủ đề 3, 4 (ADN và NST) - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 22: Ôn tập Chủ đề 3, 4 (ADN và NST) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản về AND và NST.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tính toán, tư duy trừu tượng.

3. Thái độ

- Tích cực vận dụng kiến thức.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Máy chiếu, PHT, sổ tay.

2. Học sinh

- Ôn tập kiến thức về ADN và NST.

III. Tổ chức hoạt động học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

Khởi động: Tổ chức trò chơi: GV chuẩn bị sẵn 1 số thẻ về ADN và NST phát cho 3 tổ. Đại diện các tổ (3HS 1 đội) thực hiện nhanh trong thời gian 1 phút lên bảng ghép các thẻ vào từng chủ đề đội đó bốc được.

Trong 1 phút đội nào ghép nhanh và chính xác sẽ dành thắng lợi.

- GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học.

 

doc 4 trang Hoàng Giang 31/05/2022 6690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 22: Ôn tập Chủ đề 3, 4 (ADN và NST) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/2020
Ngày dạy: 26/10/2020
Tiết 22. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3, 4 (ADN VÀ NST)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản về AND và NST.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tính toán, tư duy trừu tượng.
3. Thái độ
- Tích cực vận dụng kiến thức.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Máy chiếu, PHT, sổ tay.
2. Học sinh
- Ôn tập kiến thức về ADN và NST.
III. Tổ chức hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới
Khởi động: Tổ chức trò chơi: GV chuẩn bị sẵn 1 số thẻ về ADN và NST phát cho 3 tổ. Đại diện các tổ (3HS 1 đội) thực hiện nhanh trong thời gian 1 phút lên bảng ghép các thẻ vào từng chủ đề đội đó bốc được.
Trong 1 phút đội nào ghép nhanh và chính xác sẽ dành thắng lợi.
- GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học.
Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức ADN và NST
Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức về ADN và NST. Vận dụng được kiến thức làm bài tập.
- GV yêu cầu HS HĐN hệ thống kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy.
- Các nhóm hoàn thiện. Đại diện 1,2 nhóm lên chia sẻ.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài và đánh giá.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và làm bài tập:
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học và chức năng của ADN, ARN và protein?
Trả lời: 
*Cấu tạo của AND và ARN:
- Giống nhau:
+ Là một loại axit nucleic được cấu tạo bới các nguyên tố: C, H, O, N, P. 
+ Thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn.
- Khác nhau: 
+ ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít (4 loại: A, T, G , X).
+ ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các ribônu (4 loại: A; U; G; X).
+ ARN gồm: mARN; tARN; rARN.
- Chức năng:
+ AND: Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
- ARN gồm :
+ mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của Prôtêin. Sau khi tổng hợp Prôtêin thì mARN thường được các enzim phân hủy
+ tARN: Vận chuyển axít amin tới nơi tổng hợp Prôtênin. Nhận biết bộ ba mã hóa theo nguyên tắc bổ sung
+ rARN: Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. Nơi tổng hợp protein.
*Cấu tạo Protein:
- Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên prôtêin là C, H, O, N.
- Đơn vị cấu tạo của prôtêin là axit amin. Các đơn vị cấu tạo đó liên kết với nhau bằng liên kết hóa học peptit.
- Protein là đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn.
- Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một axit amin (gồm 20 loại a.a).
* Chức năng:
- Chức năng cấu trúc:
- Chức năng xúc tác của QT trao đổi chất:
- Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất
Câu 2: Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ. 
Gen " ARN " prôtêin " tính trạng.
Trả lời:
+ ADN và khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axít amin (cấu trúc bậc 1 của Pr).
+ Pr tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của TB biểu hiện thành tính trạng.
Câu 3. Một đoạn mARN có trình tự nucleotit như sau:
U - G -G -A - X -G - A - U - X - G - U - X - A - X -G -A- G - C - A - A –
Xác định trình tự các nu của gen đã quy định mạch đó.
Trình tự nucleotit của gen quy định đoạn mARN đó:
T -A- X- X- T - G- X- T- A- G- X- A- G- T- G- X -T- X- G- T- T –
Câu 4. Một phân tử ADN có chứa 150.000 vòng xoắn hãy xác định: Chiều dài và số lượng nuclêôtít của ADN.
Giải:
Chiều dài và số lượng nuclêôtít của ADN :
- Chiều dài của ADN: L = C . 34 A0 = 150000. 34 A0 = 5.100.000 (A0)
- Số lượng nuclêôtít của ADN: N = C . 20 = 150000 .20 = 3000.000 (nuclêôtít)
Câu 5. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân, giảm phân. ý nghĩa của các quá trình đó?
* Giống nhau: 
- Đều là sự phân bào có sự thành lập thoi vô sắc, nhân phân chia trước, tế bào chất phân chia sau. 
- Đều có sự nhân đôi của NST(thực chất là sự tự nhân đôi của ADN) ở kì trung gian.
- Đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau, diễn biến xảy ra ở các giai đoạn tương tự nhau: NST đóng xoắn, trung thể tách làm đôi, thoi vô sắc được hình thành, màng nhân tiêu biến, NST tập trung và di chuyển về hai cực của tế bào, màng nhân tái lập, NST tháo xoắn, Tế bào chất phân chia. 
*. Khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra đối với TB sinh dưỡng và TB sinh dục sơ khai.
- Chỉ gồm 1 lần phân bào.
- Xảy ra đối với các TB sinh dục ở thời kì chín .
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp (lần phân bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào II là phân bào nguyên phân). 
- Không 
- Tại kì giữa các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Tại kì sau có sự phân cắt của các NST kép thành 2 NST đơn tại tâm động và các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
- Kết thúc kì cuối tạo thành 2 TB con giống nhau có bộ NST lưỡng bội đơn.
- Không 
- Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 2 TB con giống nhau, có bộ NST lưỡng bội đơn (giống như ở TB mẹ ) .
- Các TB con sinh ra sẽ phân hoá tạo thành các loại TB sinh dưỡng khác nhau. 
- ở kì đầu I có sự bắt chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc dẫn tới sự tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng (khác nguồn gốc).
- Tại kì giữa I các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Tại kì sau I diễn ra sự phân li của các NST ở trạng thái kép trong từng cặp tương đồng.(Không có sự phân cắt tâm động ). 
- Kết thúc kì cuối I tạo thành 2 TB con có bộ NST đơn bội kép. (Đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau) 
- Các TB con sinh ra lại tiếp tục bước vào lần phân bào thứ 2. 
- Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 4 TB con có bộ NST đơn bội đơn (giảm đi 1 nửa so với TB mẹ). 
- Các TB con sinh ra sẽ phân hoá tạo thành giao tử. 
* ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân: 
- ý nghĩa của NP: 
 + ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cùng 1 cơ thể ( Với những loài sinh sản vô tính).
+ Là phương thức sinh sản của tế bào làm gia tăng số lượng, kích thước của tế bào, dẫn đến sự lớn lên của cơ thể. Khi cơ thể đã ngừng lớn nguyên phân giúp tái tạo các phần cơ thể bị tổn thương, thay thế các tế bào già, tế bào chết 
- ý nghĩa của giảm phân: 
+ Bộ NST trong giao tử giảm đi 1 nửa nhờ vậy khi qua quá trình thụ tinh bộ NST của loài được khôi phục.
+ Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST đã tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc. Đây là cơ sở tạo nên các biến dị tổ hợp tạo nên tính đa dạng của sinh giới.
Câu 6. Có 3 tế bào sinh dưỡng của thỏ (2n= 44) nguyên phân 1 lần. Hãy xác định:
a, Số NST có trong các tế bào ở kì giữa, kì sau?
b, Số tâm động có trong các tế bào ở kì đầu và kì sau?
c, Số cromatit ở kì trung gian và kì sau?
d, Số tế bào con khi hoàn tất quá trình nguyên phân?
Bài giải:
a, Số NST có trong các tế bào:
- Ở kì giữa: 3. 44 = 132 NST kép
- Ở kì sau: 3. 88 = 264 NST đơn
b, Số tâm động có trong các tế bào:
- Ở kì đầu: 3. 44 = 132
- Ở kì sau: 3. 88 = 264
c, Số cromatit:
- Ở kì trung gian: 3. 88 = 264
- Ở kì sau: 0
d, Số tế bào con được tạo ra khi hoàn tất quá trình nguyên phân: 	3. 2 = 6 TB
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài: Hoàn thiện các bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về khái niệm đột biến, thể đột biến, đột biến gen và nêu được các dạng đột biến gen và lấy ví dụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_22_on_tap_chu_de_3_4_adn_va_nst.doc