Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 63: Công nghệ tế bào - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được khái niệm công nghệ tế bào là gì.
- Nêu được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chính nào và hiểu tại sao cần thực hiện các công đoạn đó.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích, tự nghiên cứu thông tin.
- Rèn kỹ năng vận dụng thực tế.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, HĐCĐ.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích môn học. Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trân trọng thành tựu khoa học đặc biệt là của Việt Nam.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Máy chiếu, sổ tay lên lớp
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước bài ở nhà,
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 63: Công nghệ tế bào - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/02/2021 Ngày giảng: 02/03/2021 Tiết 63 – Bài 61: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được khái niệm công nghệ tế bào là gì. - Nêu được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chính nào và hiểu tại sao cần thực hiện các công đoạn đó. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích, tự nghiên cứu thông tin.. - Rèn kỹ năng vận dụng thực tế. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, HĐCĐ. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích môn học. Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trân trọng thành tựu khoa học đặc biệt là của Việt Nam. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Máy chiếu, sổ tay lên lớp 2. Học sinh - Nghiên cứu trước bài ở nhà, III. Tổ chức hoạt động học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Khởi động TRÒ CHƠI “PHẢN XẠ NHANH” Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vỗ tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng. GV đặt vấn đề: ? Theo em để nhân nhanh số lượng cây trồng trong thời gian ngắn người ta thường sử dụng phương pháp nào? a, Trồng bằng hạt b, Giâm cành c, Nhân bản vô tính HS trả lời dựa vào kiến thứ đã học. GV: Người nông dân để giống khoat tây từ vụ này sang vụ khác, bằng cách chọn những củ tốt giữ lại. Sau đó, mỗi củ sẽ tạo ra một cây mới và phải giữ lại rất nhiều củ khoai tây. Nhưng với việc nhân bản vô tính thì từ một củ khoai tây có thể tạo ra 2000 triệu mầm giống để để trồng cho 40 ha. Đó là thành tựu vô cùng to lớn của di truyền học. 3. Bài mới Hoạt dộng 1: Khái niệm công nghệ tế bào Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm công nghệ tế bào. Hiểu được những công đoạn chính của công nghệ tế bào và vai trò của từng công đoạn. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV yêu cầu: HS HĐCN Quan sát Hình 61.1 kết hợp với thông tin (trang 171) lựa chọn các cụm từ (tế bào, mô, cơ quan, cơ thể, kĩ thuật) để hoàn thiện đoạn văn sau: Công nghệ tế bào là ngành (1) . .về qui trình ứng dụng phương pháp nuối cấy(2) . Hoặc (3) để tạo ra những (4), hoặc hoàn chỉnh. - HS điền từ -> GV nhận xét ? Công nghệ tế bào là gì? - HS dựa vào đoạn thông tin trên câu trả lời: GV hướng dẫn HS khai thác hình 61.1. - HĐCĐ quan sát hình 61.1 và trả lời câu hỏi: 1. Công nghệ tế bào gồm những công đoạn nào? Kể tên một số ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn mà em biết? (Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì?) 2. Tại sao cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như cơ thể gốc? - Đại diện nhóm HS trình bày, chia sẻ, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức. - HS ghi nhận kiến thức. 1. Gồm hai công đoạn chính: 2. Sở dĩ các cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen giống dạng gốc là vì chúng tạo thành do sự nguyên phân liên tiếp của tế bào được tách ra từ dạng gốc (có bộ NST hoàn toàn giống bộ NST dạng gốc). ? Theo em, công nghệ tế bào có thể phát triển trong tương lai không? Tại sao? - Với ưu điểm sau, công nghệ tế bào có thể ngành phát triển mạnh mẽ trong tương lai: - Tạo số lượng cây lớn trong thời gian ngắn Các cây con giống nhau và giống cây ban đầu - Triển vọng: Giúp bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng GV: Lưu ý cho HS: - Mục đích và cơ sở của ngành công nghệ tế bào: + Mục đích tạo ra cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ tính trạng của cơ thể gốc. + Cơ sở của ngành di truyền học: Cơ thể con được tạo thành qua quá trình nguyên phân có bộ NST 2n sao chép nguyên vẹn từ bộ NST 2n của cơ thể gốc. Vì vậy cơ thể con có đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc. - HS tự chiếm lĩnh kiến thức qua phần lưu ý của GV. - Công nghệ tế bào có những thành tựu gì ở Việt Nam và địa phương (Lào Cai). - Đại diện nhóm HS lên chia sẻ báo cáo nội dung đã chuẩn bị. - GV nhận xét, đánh giá. I. Khái niệm công nghệ tế bào - Khái niệm: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra những cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với kiểu gen giống với kiểu gen của cơ thể gốc. - Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn chính: + Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy để tạo mô sẹo. + Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Một số ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn - Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng - Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng - Nhân bản vô tính ở động vật 4. Củng cố Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Công nghệ TB là gì? Công nghệ tế bào gồm những công đoạn nào? - Công nghệ TB là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy TB hoặc mô để tạo những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh giống với dạng gốc. - Công nghệ TB gồm hai công đoạn chủ yếu là: Tách TB hoặc mô từ cơ thể mẹ, rồi mang nôi cấy để tạo mô sẹo, dùng các hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Câu 2. Nêu những ứng dụng của công nghệ tế bào? - Nhân giống vô tính trong ống nghiệm(vi nhân giống) ở cây trồng: - Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng: - Nhân bản vô tính ở động vật: 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài: - KN công nghệ TB. + Quan sát H61.1 nêu những công đoạn của công nghệ TB. - Chuẩn bị nội dung bài mới: Ứng dụng của CNTB. + Ưu điểm và thành tựu về nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. + Tìm hiểu về ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng. + Nhân bản vô tính ở ĐV. + Những thành tựu về CNTB.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_63_cong_nghe_te_bao_nam_hoc_2020.doc