Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 27: Bảo vệ môi trường - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh trình bày được các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
- Học sinh biết biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Học sinh biết được những nội dung chính của chương II và III trong Luật Bảo Vệ Môi Trường.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : Tranh ảnh về các mỏ khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang.
Sưu tầm cuốn “Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành”.
- Học sinh : Tranh ảnh có nội dung như : trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn,
Hoàn thành bảng 61 SGk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định và kiểm tra (1 phút)
- Kiểm sĩ số.
2. Mở bài: giáo viên giới thiệu nội dung bài học. (1 phút)
3. Phát triển bài
Tuần 27-Tiết 58 Ngày soạn 12/5/20 BÀI 58-59-60-61 CHỦ ĐỀ “ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên. - Học sinh trình bày được các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. - Học sinh biết biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Học sinh biết được những nội dung chính của chương II và III trong Luật Bảo Vệ Môi Trường. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng hoạt động nhóm Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. 3. Thái độ Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Tranh ảnh về các mỏ khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang. Sưu tầm cuốn “Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành”. Học sinh : Tranh ảnh có nội dung như : trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn, Hoàn thành bảng 61 SGk III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định và kiểm tra (1 phút) - Kiểm sĩ số. 2. Mở bài: giáo viên giới thiệu nội dung bài học. (1 phút) 3. Phát triển bài Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Tìm hiểu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. 6 phút I-Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên. - Tài nguyên tái sinh : có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lý. - Tài nguyên không tái sinh : là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường. Giáo viên nêu câu hỏi : - Em hãy kể tên các dạng tài nguyên thiên nhiên ?( hs TB) -Tài nguyên không tái sinh ở Việt Nam có những loại nào ? -Tài nguyên rừng là loại tài nguyên gì ? Vì sao ? Giáo viên thông báo đáp án đúng của bảng 58.1. Giáo viên yêu cầu học sinh khái quát kiến thức. -> Các dạng tài nguyên hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề: tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật. - Cá nhân nghiên cứu SGK trang 173 ® ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm hoàn thành nội dung bảng 58.1 trang 173, yêu cầu : + Ở Việt Nam có tài nguyên không tái sinh là : than đá, dầu mỏ, mỏ thiếc, ... + Tài nguyên rừng là loại tài nguyên tái sinh vì khai thác rồi có thể phục hồi. - Đại diện nhóm trình bày ® lớp nhận xét bổ sung. - Học sinh dựa vào bảng 58.1 và nội dung SGK tóm tắt kiến thức. Có 3 loại tài nguyên thiên nhiên Học sinh tiếp thu. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. 13 phút II- Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. 1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật : - Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn. - Trồng cây gây rừng. - Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quí. - Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi. - Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quí 2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa. -Trồng cây gây rừng. Tăng cường thủy lợi, tưới tiêu hợp lý. - Bón phân hợp lý và - Cho học sinh tự chọn các tranh phù hợp với các dòng chữ có sẵn. Sau khi học sinh hoàn thành sơ đồ giáo viên nhận xét và thông báo đáp án đúng về các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - Giáo viên giải thích nhanh về công việc bảo tồn giống gen quí. * Liên hệ : Em hãy cho biết các công việc đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật. - Giáo viên yêu cầu : hoàn thành cột 2 trong bảng 59 SGK trang 79. - Giáo viên nhận xét và đưa đáp án đúng để học sinh tự sửa chữa nếu cần. - Giáo viên hướng học sinh tới ghi nhớ kiến thức. - Các nhóm quan sát tranh tìm hiểu ý nghĩa gắn các mảnh bìa thể hiện nội dung. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Các nhóm có thể sửa chữa nếu cần. ® Học sinh khái quát kiến thức. - Học sinh có thể kể : + Xây dựng khu rừng quốc gia Ba Vì, Cát Bà, rừng Sát, khôi phục rừng chàm. + Bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ : Sao la, mang lớn, sếu đầu đỏ, ... - Học sinh nghiên cứu nội dung các biện pháp, ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến về hiệu quả của các biện pháp. Yêu cầu nêu được : + Cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống. + Hạn chế hạn hán và lũ, ... - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Hoạt động 3 : Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. 13 phút III- Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. 1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng : - Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen. - Trồng rừng - Phát triển dân số hợp lý. - Tuyên truyền bảo vệ rừng ® toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng. 2. Bảo vệ hệ sinh thái biển : . - Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt. - Xử lý các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển. - Làm sạch bãi biển. 3. Bảo vệ cá hệ sinh thái nông nghiệp : - Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như : lúa nước, cây công nghiệp, lâm nhiệp,... - Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để có năng suất cao. - Giáo viên thay câu hỏi SGK bằng câu hỏi khác : + Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ? + Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào? + Liên hệ thực tế. - Giáo viên nhận xét ý kiến thảo luận của nhóm, đưa đáp án đúng để học sinh có thể bổ sung (nếu cần). - Giáo viên nêu câu hỏi : + Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển ? ( hs giỏi) + Có biện pháp nào bảo vệ hệ sinh thái biển ? + Liên hệ thực tế ? - Giáo viên chữa bằng cách cho các nhóm ghi kết quả lên bảng để cả lớp theo dõi. - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả, - Giáo viên lưu ý : nên hỏi lại học sinh tại sao lại chọn biện pháp trên để tìm hiểu về hiểu biết của học sinh. ® Giáo viên công bố những ý kiến đúng. - Giáo viên đưa câu hỏi. + Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp ? + Có biện pháp nào để bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp ? + Liên hệ thực tế * Giáo viên mở rộng bằng câu hỏi : sự phát triển bền vững liên quan tới bảo vệ đa dạng hệ sinh thái như thế nào ? + Cá nhân nghiên cứu nội dung SGK trang 180 và bảng 60.2 ghi nhớ kiến thức. + Thảo luận hiệu quả từ các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái. ® Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Học sinh khái quát nội dung. * Học sinh liên hệ : - Nhà nước đầu tư xây dựng khu vực tái định cư cho người dân tộc. - Nhiều địa phương tham gia trồng rừng. - Phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rừng. - Học sinh nghiên cứu SGK và nội dung bảng 60.3. - Thảo luận tìm ra biện pháp cho phù hợp với tình huống. - Một đến bốn nhóm ghi kết quả lên bảng. - Các nhóm khác theo dõi và có thể bổ sung vào bên cạnh bảng. - Học sinh khái quát kiến thức. * Học sinh liên hệ : - Học sinh vùng biển Hạ Long, Sầm Sơn, ... tự nguyện nhặt rác trên bãi biển vào mùa du lịch. - Học sinh nghiên cứu SGK trang 182 và bảng 60.4. - Thảo luận trả lời các câu hỏi. ® Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. ® Học sinh khái quát kiến thức. - Học sinh nêu ví dụ : + Miền núi làm ruộng bậc thang. + Vùng đồi trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, sơn, ... - Học sinh trao đổi và trả lời, yêu cầu : + Các hệ sinh thái hiện có đáp ứng nhu cầu của con người. + Không làm kiệt quệ sinh thái. + Luôn có chính sách khai thác kết quả phục hồi và bảo vệ. Hoạt động 4 : Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam. 7 phút II- Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam. 1. Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường. - Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh. - Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lý chất thải đúng qui trình để chống suy thoái và ô nhiễm môi trường. - Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam. - Sử dụng tiết kiệm tài nguyên. 2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường. - Giáo viên giới thiệu sơ lược về nội dung Luật Bảo vệ môi trường gồm 7 chương, nhưng phạm vi bài học chỉ nghiên cứu chương II và III. - Giáo viên đưa yêu cầu : + Một đến hai học sinh đọc các điều 13, 14, 15, 16, 19, 20, 29, 31, 34, 36 tại chương II và III của Luật Bảo vệ môi trường. + Trình bày sơ lược 2 nội dung về phòng chống suy thoái ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm ? - Giáo viên để học sinh thảo luận toàn lớp ® tự các em tìm ra. * Liên hệ : em đã thấy sự cố môi trường chưa và em đã làm gì? - Giáo viên lưu ý thêm : tất cả các hành vi làm tổn hại tới môi trường của cá nhân, tập thể đều phải bồi thường thiệt hại. - Đại diện học sinh đọc to, rõ cho cả lớp theo dõi ® ghi nhớ nội dung. - Các nhóm trao đổi theo 2 nội dung. - Khái quát được vấn đề từ các điều trong luật. - Chú ý tới vấn đề : thành phần đất, nước, sinh vật của môi trường ® thống nhất ý kiến ® ghi ra giấy. - Đại diện nhóm trình bày ® các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Học sinh có thể trả lời là chưa thấy nên không làm gì. - Hoặc học sinh trả lời đã nhìn thấy trên Tivi, đó là : cháy rừng, lở đất, lũ lụt, ... - Học sinh ở các làng nghề các em có thể trả lời được là chất thải gây ô nhiễm môi trường. 4/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ( 3 phút) 1. Để khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển & phục hồi tài nguyên này cần phải A. khai thác hợp lý kết hợp với cải tạo phục hồi & nuôi bổ sung. B. bánh bắt hải sản bằng chất nổ. C. tăng cường đánh bắt ở ven bờ. D. dùng hóa chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản. 2. Đối với động vật hoang dã, luật bảo vệ môi trường qui định A. không săn bắt động vật non. B. nghiêm cấm đánh bắt. C. vừa đánh bắt vừa nuôi phục hồi D. chỉ được săn bắt thú lớn. A B 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút) - Yêu cầu học sinh ôn tập lại nội dung : sinh vật và môi trường. - Hoàn thành bảng 63.1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 188, 189 SGK 9. - Ghi nhận vào vở bài tập.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_27_bao_ve_moi_truong_nam_hoc_202.doc