Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 31: Hệ sinh thái - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 31: Hệ sinh thái - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS trình bày được thế nào là một hệ sinh thái. Cho ví dụ về một hệ sinh thái và phân tích được các thành phần trong hệ sinh thái đó.

2. Năng lực

- Phát triển năng lực tìm hiểu về thế giới tự nhiên, liên hệ thực tế.

- Năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp.

- NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.

3. Phẩm chât

- Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu, máy chiếu vật thể.

2. Học sinh: Tìm hiểu về các hệ sinh thái điển hình ở nước ta.

III. Tổ chức dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

MT: Kích thích hứng thú học tập của học sinh

- GV chiếu video rừng ngập mặn, y/c HS quan sát trả lời câu hỏi 1 phần khởi động.

- HS quan sát video trả lời câu hỏi 1 mục A/SHD trang 195.

- GV: rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc trưng của khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long

+ Hệ sinh thái là gì?

 

docx 6 trang Hoàng Giang 02/06/2022 2410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 31: Hệ sinh thái - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/11/2021
Ngày dạy: 10/11
Bài 31 – Tiết 20
HỆ SINH THÁI 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS trình bày được thế nào là một hệ sinh thái. Cho ví dụ về một hệ sinh thái và phân tích được các thành phần trong hệ sinh thái đó.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực tìm hiểu về thế giới tự nhiên, liên hệ thực tế. 
- Năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp. 
- NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
3. Phẩm chât 
- Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu, máy chiếu vật thể.
2. Học sinh: Tìm hiểu về các hệ sinh thái điển hình ở nước ta.
III. Tổ chức dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
MT: Kích thích hứng thú học tập của học sinh
- GV chiếu video rừng ngập mặn, y/c HS quan sát trả lời câu hỏi 1 phần khởi động.
- HS quan sát video trả lời câu hỏi 1 mục A/SHD trang 195.
- GV: rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc trưng của khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long
+ Hệ sinh thái là gì?
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Thế nào là một hệ sinh thái 
Mục tiêu: Nêu được KN, TP của hệ sinh thái.
HS đọc thông tin 1(T266)
Dùng bút chì gạch chân các cụm từ mà em cho là hệ sinh thái.
Đại diện báo cáo và chia sẻ
HĐ nhóm trả lời các câu hỏi (T267)
Đạ diện báo và chia sẻ
Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới?
+ Vô sinh: Đất đá, ánh sàng, nhiệt độ ẩm => Môi trường sống của quần xã(Sinh cảnh)
+ Hữu sinh: động vật, thực vật, vi sinh vật => Quần xã sinh vật.
Hệ sinh thái gồm những thành phần nào?
HS chuẩn KT 
GV chuẩn KT
Đại diện HS trình bày và chia sẻ
Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào ? 
+ Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải vi khuẩn, nấm, mối, giun 
Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật ?
+ Cây rừng là thức ăn, nơi ở của động vật ..
Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật ?
+ Động vật ăn thực vật, giúp thụ phấn, phát tán, bón phân cho thực vật
Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật ? Tại sao ?
+ Nhiều loài động vật chết. Vì mất nguồn thức ăn, nơi ở, nguồn nước, 
HS chất vấn:
Các sinh vật trong hệ sinh thái có quan hệ với nhau như thế nào ?
+ Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.( HS phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các nhân tố hữu sinh, giữa hữu sinh với vô sinh. Thông qua mối quan hệ dinh dưỡng. Như thực vật lớn che chở cho T/V nhỏ, thực vật lá thức ăn của động vật ăn cỏ, Đv ăn cỏ là thức ăn của đ/v ăn thịt, TV, ĐV chết dưới t/d của vi sinh vật => tạo mùn hữu cơ, phần lớn tạo thành môi trường sống của quần xã , phần nhỏ tạo thành thức ăn của t/v => nhờ mối quan hệ đó mà => hệ sinh thái luôn hoàn chỉnh và tương đối ổn định.)
Vì sao chúng ta phải bảo vệ các động vật hoang dã?
+ Nếu không bảo vệ đ/v hoang dã thì đ/v hoang dã sẽ chết => mất cân bằng sinh thái=> hệ sinh thái không ổn định.
VD: nêu mổ hết mèo => chuột phát triển => phá hoại mùa màng => mất cân bằng sinh thái. 
GV chiếu (S12) H 50.1. 
Nêu các thành phần chủ yếu trong hệ sinh thái?
Các sinh vật trong nhân tố hữu sinh trên, sinh vật nào có khả năng tự dưỡng? Vì sao?
+ Nhờ chất diệp lục thực vật có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời để tổng hợp nên hợp chất hưu cơ
GV: Thực vật => VS sinh vật sản xuất thường là thực vật?
VD về hệ sinh thái?
GV chiếu (S13)VD về hệ sinh thái 
Phân tích các thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp ?
GV chiếu H và lưu ý mũi tên
HS thực hiện lệnh ( T268)
Đạ diện HS báo cáo trên H và chia sẻ
HS, GV chuẩn KT.
HS hoàn thiện bài tâp điền từ, HS trao đổi chéo
GV chiếu đáp án và thang điểm
HS chấm chéo và báo cáo
GV NX và đánh giá
Qua bài tập rút ra kết luận gì?
1, Hệ sinh thái.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã ( sinh cảnh ),
+ Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm..
- Nhân tố vô sinh: Đất, đá, nước, thảm thực vật 
- Nhân tố hữu sinh gồm.
+ Sinh vật sản xuất ( là thực vật ).
+ Sinh vật tiêu thụ ( động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật ).
+ Sinh vật phân giải ( vi khuẩn , nấm ...)
VD: Hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái hồ, rừng ngập mặn.
2, Chuỗi thức ăn.
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ
3. Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì
A. có cấu trúc lớn nhất
B. có chu trình tuần hoàn vật chất
C. có nhiều chuỗi và lưới thức ăn
D. có sự đa dạng sinh học
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Câu 2: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Đáp án: D
Câu 3: Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hóa vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là
A. hệ sinh thái biển
B. hệ sinh thái nông nghiệp
C. hệ sinh thái thành phố
D. hệ sinh thái tự nhiên
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Giải thích:
Cá ép sống bám trên các cá lớn, nhờ đó nó được đưa đi xa để có thể kiếm ăn và được bảo vệ nhưng cá lớn không bị ảnh hưởng gì → Đáp án A.
Câu 4: Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở
A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng
B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
C. chu trình dinh dưỡng , chuyển hóa năng lượng
D. thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng
Đáp án: A
Câu 5: Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng
A. lớn nhất
B. tương đối lớn
C. ít nhất
D. tương đối ít
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
D. VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
Lời giải:
Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có những điểm giống và khác nhau:
- Giống nhau:
+ Đều có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần chất vô sinh và thành phần chất hữu sinh. Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.
 + Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
 - Khác nhau:
+ Hệ sinh thái tự nhiên: có thành phần loài và kích thước rất đa dạng.
+ Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do đó tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao 
E. MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
- Đọc trước bài 43 và trả lời các câu hỏi sau:
- Lưới thức ăn là gì ? chuỗi thức ăn là gì ?
- Tháp sinh thái là gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_31_he_sinh_thai_nam_hoc_2021_2022.docx