Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 23: Tin học và xã hội - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Đức Tính

Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 23: Tin học và xã hội - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Đức Tính

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Biết được xã hội tin học hóa là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.

- Biết cách bảo về thông tin và các nguồn tài nguyên mạng thông tin.

2. Kĩ năng:

Học sinh biết được cách tạo thói quen bảo vệ thông tin trong hệ thống máy tính.

3. Tư duy, thái độ:

Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Định hướng hình thành năng lực:

Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định lớp:

Kiểm diện lớp:

9A1:.9A2:.

9A3:.9A4:.

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Kinh tế tri thức là gì? Xã hội tin học hóa là gì?

3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

(1) Mục tiêu: Nắm được cuộc cách mạng lần thứ tư.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: Biết được cuộc cách mạng lần thứ tư ra đời như thế nào?

 

docx 3 trang maihoap55 6490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 23: Tin học và xã hội - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Đức Tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12	Ngày soạn: 02/11/2018
Tiết: 23 	 	Ngày dạy: 06/11/2018
BÀI 6: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
- Biết được xã hội tin học hóa là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
- Biết cách bảo về thông tin và các nguồn tài nguyên mạng thông tin.
2. Kĩ năng:
Học sinh biết được cách tạo thói quen bảo vệ thông tin trong hệ thống máy tính.
3. Tư duy, thái độ:
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Định hướng hình thành năng lực:
Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định lớp: 
Kiểm diện lớp:
9A1:.................................................9A2:.................................................
9A3:.................................................9A4:.................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Kinh tế tri thức là gì? Xã hội tin học hóa là gì?
3. Bài mới:
þ Hoạt động 1: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
(1) Mục tiêu: Nắm được cuộc cách mạng lần thứ tư.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Biết được cuộc cách mạng lần thứ tư ra đời như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu hs tìm hiểu nội dung SGK/57, qua mạng Internet.
- Giải thích cho hs: Cụm từ "cách mạng công nghiệp" hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện
- Nêu 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn con người đã chứng kiến?
- Chỉ dẫn các chuyên gia gọi đây là sự chỉ dẫn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay công nghệ thế hệ 4.0.
- Công nghệ thế hệ 4.0 được kết hợp từ những yếu tố nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Giới thiệu cho hs xem một số hình ảnh:
- Tìm hiểu SGK, qua mạng Internet
- Chú ý lắng nghe
- Tìm hiểu và trả lời dự đoán:
+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước.
+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) đến khi loài người phát minh ra động cơ điện.
+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuất hiện khi con người phát minh ra vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này.
- Lắng nghe
- Trả lời dự đoán: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
- Lắng nghe
- Chú ý quan sát
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
þ Hoạt động 2: Con người trong xã hội tin học hóa.
(1) Mục tiêu: Nắm được cách bảo về thông tin và các nguồn tài nguyên mạng thông tin.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Biết được cách tạo thói quen bảo vệ thông tin trong hệ thống máy tính
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu: Sự ra đời của Internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử.
- Không gian điện tử là gì?
- Việc sử dụng không gian điện tử có tác dụng gì đối với nền kinh tế tri thức?
- Để bảo vệ an toàn cho nền tin học đang phát triển chúng ta phải làm như thế nào?
- Em hãy nêu mặt trái của tin học và máy tính.
- Tập trung chú ý lắng nghe, tìm hiểu thêm thông tin.
- Không gian điện tử ra đời dựa trên mạng máy tính, đặc biệt là Internet.
- Nhờ có không gian điện tử mà sự lưu chuyển các loại hàng hóa cơ bản của nền kinh tế tri thức như vốn, thông tin, tri thức có thể diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
- Trả lời:
+ Có ý thức bảo vệ thông tin.
+ Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet.
+ Xây dựng phong cách sống khoa học, 
- Tội phạm công nghệ cao, có nhiều thông tin không chính thống, 
4. Con người trong xã hội tin học hóa.
- Sự ra đời của internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử.
- Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần:
+ Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.
+ Có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng internet.
+ Có văn hóa trong ứng xử trên môi trường internet và có ý thức tuân thủ pháp luật 
+ Người dùng phải ý thức được rằng không phải mọi thông tin trên Internet đều đúng và chính xác.
4. Củng cố: 
Củng cố trong nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: 
Học bài. Ôn lại các bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 để tiết sau làm bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_tiet_23_tin_hoc_va_xa_hoi_nam_hoc_2018.docx