Giáo án Vật lý Lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính - Năm học 2020-2021

A.Nội dung bài học.

1.Mô tả chủ đề

Gồm các bài: Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

 Bài 42: Thấu kính hội tụ

 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

 Bài 44: Thấu kính phân kì.

 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.

2.Mạch kiến thức chủ đề

Tiết 43- Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: - Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Tiết 44: Bài 42: Thấu kính hội tụ: - Nhận biết được TKHT và nếu được ba tia sáng đặc biệt qua TKHT.

 Tiết 45: Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. – Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKHT.

Tiết 46: Bài 44: Thấu kính phân kì. - Nhận biết được TKPK và nếu được ba tia sáng đặc biệt qua TKPK.

Tiết 47: Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. – Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKPK.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 -Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng,

 - Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại.

- Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.

 - Vận dụng được kiến thức giải thích sự thay đổi hướng truyền của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên.

- Nhận dạng được thấu kính hội tụ.

 - Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt: tia tới quang tâm, tia song song với trục chính, tia có phương qua tiêu điểm.

 - Vận dụng được kiến thức bài học để giải 1 số bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích 1 số hiện tượng thường gặp trong thực tế.

- Nêu được trong trường hợp nào TKHT cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được các đặc điểm của ảnh này.

- Dùng các tia sáng đặt biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ.

- Nhận biết được thấu kính phân kì, vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng trong thực tiển.

 - Vẽ tia sáng qua thấu kính, vân dụng kiến thức hình học để giải quyết một số bài tập đơn giản.

- Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.

 

doc 21 trang Hoàng Giang 31/05/2022 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22-23-24 ngày soạn: 1/2/2021
	Tiết 43,44,45,46,47	ngày day: 2/2/2021
CHỦ ĐỀ THẤU KÍNH 
Thời gian thực hiện 5 tiết
A.Nội dung bài học.
1.Mô tả chủ đề
Gồm các bài: Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
 Bài 42: Thấu kính hội tụ
 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
 Bài 44: Thấu kính phân kì.
 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
2.Mạch kiến thức chủ đề
Tiết 43- Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: - Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Tiết 44: Bài 42: Thấu kính hội tụ: - Nhận biết được TKHT và nếu được ba tia sáng đặc biệt qua TKHT.
 Tiết 45: Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. – Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKHT.
Tiết 46: Bài 44: Thấu kính phân kì. - Nhận biết được TKPK và nếu được ba tia sáng đặc biệt qua TKPK. 
Tiết 47: Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. – Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKPK.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	-Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng, 
	- Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại. 
- Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng. 
	- Vận dụng được kiến thức giải thích sự thay đổi hướng truyền của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên. 
- Nhận dạng được thấu kính hội tụ.
 	- Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt: tia tới quang tâm, tia song song với trục chính, tia có phương qua tiêu điểm.
 - Vận dụng được kiến thức bài học để giải 1 số bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích 1 số hiện tượng thường gặp trong thực tế.
- Nêu được trong trường hợp nào TKHT cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được các đặc điểm của ảnh này. 
- Dùng các tia sáng đặt biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ.
- Nhận biết được thấu kính phân kì, vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ 
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng trong thực tiển.
 	- Vẽ tia sáng qua thấu kính, vân dụng kiến thức hình học để giải quyết một số bài tập đơn giản. 
- Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
2. Kỹ năng: 
- Kỹ năng bộ môn: Biết nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng thí nghiệm. Biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng. 
- Biết làm thí nghiệm dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong sách giáo khoa 
 	 - Tìm ra đặc điểm của thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì
 	 - Rèn kỹ năng nghiên cứu hiện tượng tạo ảnh của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì bằng thực nghiệm. 
3. Thái độ: Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin.
4. Định hướng hình thành năng lực: 
* Năng lực chung : 
	- Năng lực tự học
	- Năng lực giải quyết vấn đề (Đặc biệt quan trọng là NL giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm hay còn gọi là năng lực thực nghiệm)
	- Năng lực sáng tạo
	- Năng lực tự quản lý
	- Năng lực giao tiếp
	- Năng lực hợp tác
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Năng lực chuyên biệt : 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV:
* Đối với mỗi nhóm học sinh:
 	- Bình nhựa trong, bình chứa nước sạch, ca múc, miếng xốp mỏng, đinh gim, la bàn. 
 	- Giá quang học, thấu kíng phân kỳ, thấu kính hội tụ, nguồn sáng, màn hứng.
 	- Màn hứng ảnh, nguồn sáng phát ra chùm ba tia sáng song song.
- Khe chử F, cây nến hoặc bao diêm.
* Đối với giáo viên: 
-Một bình thủy tinh hoặc binh nhựa trong suốt hình hộp chữ nhật đựng nước.
 	- Một miếng nhựa để làm màn hứng tia sáng.
 - Một nguồn sáng có thể tạo ra được chùm sáng hẹp.
2. Chuẩn bị của HS: 
	- Chuẩn bị các thí nghiệm đơn giản theo yêu cầu của GV.
3. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề:
Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề 
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện trong chuyên đề
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lý.
- Nêu được hiện tượng khúc xạ
- Hiểu được một vài khái niệm: Tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ 
- Phân biệt được thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
- Nêu được đặc điểm ảnh của thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý.
-Nêu được kết luận khi tia sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
- Dựng ảnh của một điểm áng s tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ.
- Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Nếu được cách dựng ảnh. Ta chỉ cần dùng hai trong ba tia sáng đặc biệt đã học, qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ.
- Phân biệt được các hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng.
K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lý vào các tình huống thực tiễn.
Hs: Vận dụng kiến thức để giải một số bài tập về TKHT và TKPK
Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa)
P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý.
- Hs đặt ra những câu hỏi về hiện tượng khúc xạ ánh sáng,
- Phân biệt được ảnh của một vật tạo bởi TKHT và TKPK
VD: làm thế nào để biết ảnh ảo, ảnh thật.
P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
- HS mô tả được hiện tượng, khúc xạ ánh sáng.
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý.
HS trả lời câu hỏi liên quan đến các thí nghiệm trong chuyên đề
P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lý.
P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lý.
Vận dụng kiến thức hình học để giải bài tập TKHT, TKPK, tính d, f .
P6: Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng vật lý.
P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.
P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn của các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý.
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý (chuyên ngành).
X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.
-Hs trao đổi, diến tả, giải thích được 1 số hiện tượng liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- So sánh những nhận xét từ kết quả thí nghiệm của nhóm mình với nhóm khác và kết luận nêu ở sgk
X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, công nghệ.
Mô tả được cấu tạo TKHT và TKPK
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).
HS ghi lại được kết quả thí nghiệm và các ví dụ của giáo viên khi nghe giảng.
X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình trước cả lớp. 
- Hs trình bày được các kết quả từ hoạt động học tập vật lý của cá nhân mình.
X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý.
Thảo luận nhóm về kết quả thu thập đươc và rút ra nhận xét.
X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.
HS tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý.
 - Xác định được trình độ hiện có về các kiến thức: TKHT, TKPK ..
C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lý nhằm nâng cao trình độ bản thân.
Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập trên lớp và ở nhà đối với toàn chủ đề sao cho phù hợp với điều kiện học tập.
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lý trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lý và ngoài môn Vật lý.
C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lý- các giải pháp kỹ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Nêu được ưu điểm về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường đối với các động cơ giảm lượng khí thải hiện nay.
C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.
C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lý lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.
HS nêu được vai trò của vật lý trong sản xuất và đời sống hiện nay.
4. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra,đánh giá.
Nội dung
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng 
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Nội dung 1.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng và TKHT, TKPK
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 
Làm thế nào để quan sát được ảnh của vật tạo bởi TKHT, TKPK? ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKPK so với TKPK
Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
Nội dung 2 
Cách dựng ảnh và độ lớn ảnh của vật tạo bởi TKHT, TKPK.
Cách dựng ảnh
TKHT và TKHT
 Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi TK đã cho 
Độ lớn của ảnh ảo tạo bởi các thấu kính.
Vận dụng kiến thức để tính chiều cao của ảnh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
A.KHỞI ĐỘNG: (3ph)
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
1.Mục tiêu : HS sẵn sàng tiếp thu vấn đề mới
2.Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK
5.Sản phẩm : Tò mò khoa học về kiến thức sẽ học
6.Năng lực : K1,K2, K3, K4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Trong chương III này ta cần nghiên cứu những vấn đề gì?
- Nêu điều kiện để nhìn thấy một vật, định luật truyền thẳng ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng. 
- GV đặt vấn đề: GV chiếu hình ảnh chiếc đũa để trong cốc không có nước và trong cốc có nước, yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về hình dạng của chiếc đũa trong hai trường hợp trên.
+ GV chiếu tiếp chiếc đũa, chiếc bút chì và ống hút để trong cốc có nước. GV đặt câu hỏi: Tại sao quan sát chiếc đũa, bút chì, ống hút trong trường hợp này chúng bị gãy khúc?
- HS nêu những vấn đề cần nghiên cứu trong chương III.
- HS nhớ lại kiến thức ở lớp 7 trả lời câu hỏi của GV.
- HS quan sát nêu nhận xét.
- HS trả lời theo dự đoán. 
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (41ph)
 Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí sang nước. (14ph)
1.Mục tiêu : HS nhận biết hiện tượng khúc xạ
2.Phương pháp: Thí nghiệm - Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK- Bộ thí nghiệm khúc xạ
5.Sản phẩm : HS nhận biết - Tia sáng đi từ không khí sang nước thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Ánh sáng từ không khí sang nước.
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
+ r < i
6.Năng lực : K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV chiếu hình 40.2, yêu cầu HS quan sát và nhận xét đường truyền của tia sáng ở từng môi trường? Các tia sáng nay tuân theo định luật nào?
- GV: Khi ánh sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường nước đã xảy ra hiện tượng gì?
- GV giới thiệu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- GV: Hiện tượng này khác gì so với hiên tượng phản xạ ánh sáng mà các em đã học?
- GV: yêu cầu HS tự đọc mục 3 phần I sau đó khái niệm về các đường biểu diễn.
- Nhận xét về góc tới và góc khúc xạ? 
- GV yêu cầu học sinh quan sát trả lời câu C1,C2. Rút ra kết luận.
GV nghe câu trả lời, sửa chữa những chỗ sai sót cho HS.
- Yêu cầu HS làm câu C3.
- GV thống báo: Sau những trận mưa lớn. Không khí tràn ngập các giọt nước mưa. Mặt Trời chiếu các tia sáng qua các giọt nước này sẽ bị khúc xạ và tạo ra hiện tượng cầu vồng.
+ Khi Mặt Trời chiếu qua những giọt nước nhỏ trong sương mù sẽ bị khúc xạ và tạo ra hiện tượng cầu vồng trắng.
- HS quan sát hình, thảo luận trả lời câu hỏi
HS: Đại diện trả lời
HS: Lắng nghe
HS: Thảo luận, cử đại diện trả lời
HS: NGhiên cứu SGK, thảo luận đưa ra các KN
- HS nêu nhận xét về góc tới và góc khúc xạ.
HS: quan sát, đại diện trả lời C1, C2
- HS: trả lời từng câu hỏi sau đó rút ra kết luận
Trả lời C3
I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: 
1. Quan sát:
Ánh sáng đi từ SI truyền thẳng
Ánh sáng đi từ IK truyền thẳng
Ánh sáng đi từ Smặt phân cách K bị gãy tại I 
2. Kết luận:
(SGK)
i
P
Q
N
S
N’ ’ ' ’
r
I
K
3. Một vài khái niệm. 
I: điểm tới. 
SI: Tia tới.
NN/: Pháp tuyến
IK: Tia khúc xạ 
Góc SIN: Góc tới (i)
Góc N/IK: Góc khúc xạ (r)
4. Thí nghiệm:
5. Kết luận : Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí. (12ph)
1.Mục tiêu : HS nhận biết hiện tượng khúc xạ
2.Phương pháp: Thí nghiệm - Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK- Bộ thí nghiệm khúc xạ khi ánh sáng 
từ nước ra không khí
5.Sản phẩm : HS nhận biết 
- Ánh sáng từ nước sang không khí.
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
+ r > i
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C4.
- GV: chiếu TN, yêu cầu HS quan sát, thảo luận trả lời các câu hỏi C5,C6. GV nghe sửa lại phần sai sau đó yêu cầu học sinh ghi câu trả lời chính xác.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
HS: Thảo luận, trả lời C4
HS: quan sát tn, thảo luận trả lời các câu hỏi C5,C6 .
HS: cử đại diện trả lời câu hỏi. 
- HS rút ra kết luận.
II. Sự khúc xạ tia sáng khi truyền từ nước sang không khí.
1. Dự đoán
 2. Thí nghiệm kiểm tra: 
3. Kết luận: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
 Hoạt động 4: Vận dụng (8ph)
1.Mục tiêu : HS giải được các bài tập
2.Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK
5.Sản phẩm : Giải thích hiện tượng liên quan 
6.Năng lực : K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C7, C8.
- HS thảo luận theo nhóm trả lời câu C7, C8.
III. Vận dụng
C7 : - Hiện tượng phản xạ : + Tia tới khi gặp mặt phân cách bị hắt trở lại môi trường cũ.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
- Hiện tượng khúc xạ : 
+ Tia tới gặp mặt phân cách bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
+ Góc khúc xạ không bằng góc tới.
C8 : Vì tia sáng ở dầu dưới của đũa, bút chì, ống hút, ngập chìm trong nước truyền tới mặt phân cách giữa nước và không khí bị khúc xạ nên quan sát thấy chúng bị gãy khúc. 
 6. Dặn dò:(1ph)
-Trả lời câu hỏi:
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phân biệt hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2. Phân biệt sự khác nhau giữa ánh sáng đi từ môi trường không khí→ nước và ánh sáng đi từ môi trường nước → không khí.
3. Làm các bài tập 40 SBT 
TIẾT 2: THẤU KÍNH HỘI TỤ.
A.KHỞI ĐỘNG:(3ph)
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
 1.Mục tiêu : HS sẵn sàng tiếp thu vấn đề mới
2.Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK
5.Sản phẩm : Tò mò khoa học về kiến thức sẽ học
6.Năng lực : K1,K2, K3, K4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Bạn Kiên: Cậu dùng loại kính gì hứng ánh sáng Mặt Trời mà lại đốt cháy được miêng giấy trên sân như vậy?
Bạn Long: Anh tớ bảo đó lag thấu kính hội tụ.
Bạn Kiên: Thấu kính hội tụ là gì nhỉ?
- HS dự đoán câu trả lời.
 B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (41ph)
 Hoạt động 2:Nhận biết đặc điểm của thấu kính hội tụ và hình dạng của thấu kính hội tụ. (14ph)
 1.Mục tiêu : HS nhận biết thấu kính hội tụ
2.Phương pháp: Thí nghiệm - Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK- Bộ thí nghiệm TKHT
5.Sản phẩm : HS nhận biết : 2 đặc điểm nhận biết thấu kính hội tụ (TKHT)
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ.
1. Thí nghiệm.
GV: hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm
GV: Y/c trả lời C1
GV: thông báo tới học sinh các khái niệm mới là tia tới và tia ló
Yêu cầu học sinh trả lời câu C2
GV nghe học sinh trình bày sửa những chỗ sai sót nếu có
2. Hình dạng của thấu kính hội tụ.
GV: đưa ra một số thấu kính hội tụ cho HS quan sát hình dáng sau đó trar lời C3
- GV: Thông báo về chất liệu làm thấu kính hội tụ thường dùng trong thực tế. Và cách nhận dạng thấu kính dựa vào hình vẽ và ký hiệu của thấu kính hội tụ
HS: Tiến hành TN theo nhóm
HS: Từ KQ thí nghiệm ,nhận xét trả lời câu hỏi C1
HS: Hoàn thành C2
HS: Quan sát thấu kính rồi trả lời C3
HS: Ghi vở
I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ.
1. Thí nghiệm.
Chiếu chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ. Chùm tia sáng khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm tia hội tụ.
 S I
 K
2. Hình dạng của thấu kính hội tụ.
Thấu kính hội tụ thường làm bằng vật liệu trong suốt(thủy tinh, nhựa) có phần dìa mỏng hơn phần giữa.
Kí hiệu của thấu kính hội tụ:
 Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hôi tụ. (11ph)
1.Mục tiêu : HS nhận biết các khái niệm trên TKHT
2.Phương pháp: Thí nghiệm - Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK- Bộ thí nghiệm TKHT
5.Sản phẩm : HS nhận biết : Các điểm và 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ (TKHT)
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ:
1. Trục chính: 
- GV: tiến hành thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát rồi đưa ra dự đoán trả lời C4:
GV: Yêu cầu học sinh kiểm tra lại dự đoán(có thể dùng thước thẳng)
GV: thông báo khái niệm trục chính
2.Quang tâm: 
GV: Thông báo về khái niệm quang tâm và làm tiếp thí nghiệm chiếu tia sáng đi qua quang tâm. Tia tới đi qua quang tâm ló ra tiếp tục truyến thẳng.
3.Tiêu điểm(F): 
GV: làm thí nghiệm chiếu chùm tia sáng song song với trục chính học sinh quan sát nhận xét chùm tia ló ra để trả lời C5
GV: Làm lại thí nghiệm nhưng chiếu ở bên kia của thấu kính học sinh nhận xét sau đó trả lời C6
GV: Thông báo khái niệm tiêu điểm
Tiêu điểm là gì? Mỗi thấu kính có bao nhiêu tiêu điểm? Có đặc điểm gì?
GV làm thí nghiệm chiếu tia sáng đi qua tiêu điểm và tia sáng song song với trục chính
4. Tiêu cự: 
- GV: thông báo về khái niệm tiêu cự
HS: Làm TN và thảo luận trả lời C4
HS: Kiểm tra dự đoán
HS: Ghi vở
HS: quan sát trả lời 
HS: thảo luận C5
HS: thảo luận C6
HS: Ghi vở
HS: quan sát rút ra kết luận
HS: Ghi vở
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ:
1. Trục chính: Đường thẳng trùng với tia sáng vuông góc với thấu kính và truyền thẳng gọi là trục chính của thấu kính.
 F F’ Δ
Δ: Trục chính 
2.Quang tâm: Trục chính cắt thấu kính tại O điểm O gọi là quang tâm.
Mọi tia sáng đi qua quang tâm đều truyền thẳng.
 O
 F F’ Δ
O: Quang tâm.
3.Tiêu điểm(F): Điểm hội tụ của các tia ló nằm trên trục chính gọi là tiêu điểm.
Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm nằm đối xứng qua thấu kính.
 O	 Δ
 F F’ 
Mọi tia sáng đi qua tiêu điểm đều song song với trục chính.
Δ
 F O F’
4. Tiêu cự: Khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm gọi là tiêu cự của thấu kính.OF =OF/ =f (f tiêu cự của thấu kính)
 Hoạt động 4: vận dụng.(7ph)
1.Mục tiêu : HS nhận biết các khái niệm trên TKHT
2.Phương pháp: Thí nghiệm - Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK- Bộ thí nghiệm TKHT
5.Sản phẩm : HS nhận biết : Các điểm và 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ (TKHT)
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV: Y/c HS Trả lời C7,C8
- Vì sao dùng kính đeo mắt của người già hứng ánh sáng mặt trời có thể đốt cháy được tờ giấy mỏng?
- GV thông báo: Thấu kính hội tụ như: kính thiên văn, kính hiển vi, ống nhòm, máy ảnh.
HS: tự trả lời câu C7, C8
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
III. Vận dụng
C8: Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu chiếu một chùm sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
6. Dặn dò:(1ph) 
+Học thuộc phần kết luận.
 +Làm bài tập 42.1 đến 42.3 SBT 
TIẾT 3: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ.
*. Kiểm tra bài cũ:
-Hãy nêu đặc điểm các tia sáng qua TKHT ?
-Hãy nêu cách nhận biết TKHT?
A.KHỞI ĐỘNG: (3ph)
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
1.Mục tiêu : HS sẵn sàng tiếp thu vấn đề mới
2.Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK
5.Sản phẩm : Tò mò khoa học về kiến thức sẽ học
6.Năng lực: K1 đến K4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Một TKHT được đặt sát vào mặt trang sách (Hình 43.1). Hãy quan sát hình ảnh dòng chữ qua thấu kính. Hình ảnh dòng chữ thay đổi như thế nào khi từ từ dịch chuyển TK ra xa trang sách. 
- HS dự đoán câu trả lời.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (41ph)
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm đối với ảnh của một vật tạo bới thấu kính hội tụ. (21ph)
1.Mục tiêu : HS nhận biết các trường hợp tạo ảnh của TKHT
2.Phương pháp: Thí nghiệm - Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK- Bộ thí nghiệm TKHT
5.Sản phẩm : HS nhận biết : 
thấu kính hội tụ (TKHT)
+ Cho ảnh thật khi d>f
+ Cho ảnh ảo khi d<f
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu học sinh nêu cách bố trí thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. 
- GV hướng dẫn học sinh các bước tiến hành thí nghiệm: * Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự
+ Đặt màn sát thấu kính sau đó dịch chuyển màn ra xa thấu kính 
+Khi hứng được ảnh rõ nét trên màn quan sát. Đo khoảng cách từ ảnh đến thấu kính so sánh khoảng cách đó với tiêu cự của thấu kính.
Dịch chuyển vật lại gần thấu kính sau đó quan sát ảnh và rút ra nhận xét. Trả lời C1,C2
* Đặt vật trong khoảng tiêu cự:
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm đưa vật vào trong khoảng tiêu cự. Làm thế nào để quan sát được ảnh trong trường hợp này?
- Yêu cầu học sinh thảo luận đưa ra phương án trả lời trả lời câu C3
- Yêu cầu HS thảo luận ghi các nhận xét trên và bảng 1.
- HS nêu cách bố trí thí nghiệm.
- HS các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS làm thí nghiệm đưa vật vào trong khoảng tiêu cự.
- HS thảo luận đưa ra phương án trả lời trả lời câu C3.
- HS thảo luận ghi nhận xét vào bảng 1.
I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
1. Thí nghiệm.
a)Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự
C1:Ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C2: - Đặt vật cách thấu kính lớn hơn hai lần tiêu cự : Cho ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.
- Đặt vật cách thấu kính nhỏ hơn hai lần tiêu cự và lớn hơn tiêu cự : Cho ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật
b. Đặt vật trong khoảng tiêu cự:
Cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
C3: Đặt vật trong khoảng tiêu cự, màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính, không hứng được ảnh ở trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, lớnn hơn vật. Đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn.
2. Hãy ghi nhận xét vào bảng 1
 Kết quả
 quan 
 sát 
Lần
 TN 
Khoảng cách từ vật đến thấu kính(d)
Đặc điểm của ảnh
Thật hay ảo
Cùng chiều hay ngược chiều so vật
Lớn hơn hay nhỏ hơn vật
1
Vật ở rất xa thấu kính
Thật
Ngược chiều
Nhỏ hơn vật
2
d>2f
Thật
Ngược chiều
Nhỏ hơn vật
3
f <d<2f
Thật
Ngược chiều
Lớn hơn vật
4
d<f
Ảo
Cùng chiều
Lớn hơn vật
 Hoạt động 3: Dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. (10ph)
1.Mục tiêu : HS có kỹ năng dựng ảnh của TKHT
2.Phương pháp: Thí nghiệm - Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK
5.Sản phẩm : HS dựng được ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ (TKHT) trong 2 trường hợp
+ ảnh thật khi d>f
+ ảnh ảo khi d<f
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Chùm tia tới xuất phát từ S qua thấu kính cho chùm tia ló đồng qui ở S’. S’ là gì của S?
? Cần sử dụng mấy tia sáng từ S để xác định S’?
GV thông báo khái niệm ảnh của điểm sáng tạo bởi thấu kính hội tụ.
GV hướng dẫn HS dựng ảnh của vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính. 
- HS trả lờiNhận xét.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS lắng nghe và hoàn thành C5.
II. Cách dựng ảnh:
1.Dựng ảnh của một điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ:
Từ S kẻ đường thẳng song song với trục chính cắt thấu kính tại I. Từ I kẻ tia ló đi qua tiêu điểm F’
Từ S kẻ đường thẳng đi qua O cắt tia 
ló tại S’. S’ là ảnh của S
 S
 Δ O 
S’
 F F’ 
2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ
Trường hợp AB cách thấu kính một khoảng d = 36cm, f = 12cm
 B
 O 
A F F’ Δ
- Đặc điểm của ảnh A’B’: ảnh thật, ngược chiều với vật.
Trường hợp AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm, f = 12cm
 B’
B
A’
 O
Δ F A ’ F’
- Đặc điểm của ảnh A’B’: ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật
 Hoạt động 4: Vận dụng
 1.Mục tiêu : HS giải được các bài tập
2.Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK
5.Sản phẩm : Giải thích hiện tượng liên quan 
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
GV: hướng dẫn HS trả lời C6
GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C6
GV: hướng dẫn HS trả lời C7
HS: suy nghĩ và trả lời C6
HS: suy nghĩ và trả lời C7
S
S'
O
F'
F
III. Vận dụng
C6: a, - Xét ABF ~OKF ta có:
 ta được:
mà OK = A’B’. Vậy ảnh cao 0,5 (cm).
- Xét ABO ~A’B’O ta có: thay số 
ta được:. Vậy khoảng cách 
từ ảnh đến thấu kính là 18 (cm).
b, - Xét B’BH ~B’OF’ 
ta có: thay số 
ta được: 
Với B’B + BO = B’O
óó (1)
- Xét ABO ~A’B’O 
ta có:
Thay số: 
C7: khi ta dịch chuyển TK ra xa thì ảnh 
của dòng chữ to dần. Đến một lúc nào đó thì ảnh của dòng chữ biến mất.
6/ Hướng dẫn học ở nhà (1ph)
- Làm câu C6 trong phần vận dụng, 
- Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
 -Làm bài tập 43.4 đến 43.6SBT..
TIẾT: 4 THẤU KÍNH PHÂN KÌ
*Kiểm tra bài cũ: (5ph)
-Đối với thấu kính hội tụ thì khi nào ta thu được ảnh thật, khi nào ta thu được ảnh ảo của vật? Nêu cách dựng ảnh của một vật sáng trước thấu kính hội tụ? 
 Chữa bài tập 42-43.1.
-HS2: Chữa bài tập 42-43.2.
-HS3: Chữa bài 42-43.5. 
A.KHỞI ĐỘNG: (3ph)
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
1.Mục tiêu : HS sẵn sàng tiếp thu vấn đề mới
2.Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK
5.Sản phẩm : Tò mò khoa học về kiến thức sẽ học
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Thấu kính phân kỳ có đặc điểm gì khác với thấu kính hội tụ?
- GV: Để trả lời được chính xác câu hỏi này, ta cùng tìm hiểu bài: Thấu kính phân kỳ.
- HS dự đoán câu trả lời.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(35ph)
 Hoạt động 2: Tìm hiểu thấu kính phân kì. (8ph)
1.Mục tiêu : HS nhận biết thấu kính phân kỳ ( TKPK)
2.Phương pháp: Thí nghiệm - Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK- Bộ thí nghiệm TKPK
5.Sản phẩm : HS biết : 2 đặc điểm nhận biết TKPK
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
I.Đặc điểm của thấu kính phân kì
1. Quan sát và tìm cách nhận biết.
- GV đưa ra cho HS 2 loại TK. Yêu cầu HS tìm thấy 2 loại TK này có đặc điểm gì ? TKHT là TK nào ? Khác với TK còn lại ở đặc điểm nào ?
2. Thí nghiệm
- Yêu cầu HS tự bố trí thí nghiệm.
- GV gọi các nhóm lên báo cáo kết quả
- Yêu cầu HS mô tả lại tiết diện của thấu kính bị cắt theo mặt phẳng ^ thấu kính thấu kính có đặc điểm như thế nào ?
- Các nhóm quan sát 2 loại thấu kính GV phát. Sờ vào phần rìa và phần giữa của 2 thấu kính để tìm ra TKHT. Tìm điểm khác nhau của 2 thấu kính.
- Các nhóm bố trí thí nghiệm.
- Các nhóm lên báo cáo kết quả
- HS mô tả tiết diện của thấu kính.
I. Đặc điểm của thấu kính phân kì
1. Quan sát và tìm cách nhận biết.
Thấu kính phân kì làm bằng vật liệu trong suốt, có phần rìa dày hơn phần giữa.
2. Thí nghiệm
- Chiếu chùm sáng song song qua thấu kính phân kì cho chùm tia ló loe rộng ra.
- Tiết diện mặt cắt ngang của TKPK
 Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kỳ. (8ph)
 1.Mục tiêu : HS nhận biết các khái niệm trên TKPK
2.Phương pháp: Thí nghiệm - Nêu giải quyết vấn đề
3.Hình thức tổ chức hoạt động : cả lớp
4.Phương tiện dạy học : SGK- Bộ thí nghiệm TKPK
5.Sản phẩm : HS nhận biết : Các điểm và 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ 
6.Năng lực: K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, X1, X4, X5, X7, C2, C3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm,tiêu cự của thấu kính phân kì
1. Trục chính

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_chu_de_thau_kinh_nam_hoc_2020_2021.doc