Giáo án Vật lý Lớp 9 - Chương trình cả năm (Mới nhất)

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Chương trình cả năm (Mới nhất)

Tiết 2 : Bài 2: Điện trở của dây dẫn. định luật ôm

I.mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nhận biết đợc đơn vị điện trở và vận dung đợc công thc tính điện trở giải BT.

- Phát biểu và viết đơc hệ thức của định luật ôm.

- Vận dụng đợc định luật để giải bài tập đơn giản

2.Kĩ năng:

- Xử lý kết quả TN đã có, tính toán chính xác.

3. Thái độ:

- Phối hợp chăt chẽ với bạn bè trong nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tỏc, năng lực sử dụng ngụn ngữ, năng lực tính toán. Tự lập, tự tin.

II. Bài cũ :

Điện trở của dây dẫn là gì? Mối quan hệ giữa cờng độ dòng điện chạy qua dây dẫn với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đay dẫn và điện trở của dây?

III.Chuẩn bị:

- GV: Kẻ sẵn bảng 1 và 2 lên bảng phụ.

- HS: Kẻ sẵn bảng để ghi giá trị thơng số đối với mỗi dây.

IV. Tổ chức hoạt động dạy học:

 

docx 267 trang maihoap55 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Chương trình cả năm (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: .....................
CHƯƠNG 1:điện học
Tiết 1 : Bài 1:
Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
I-mục tiêu:	
1 . Kiến thức:
- Nêu cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diên mối quan hệ giữa I và U từ số liệu thực nghiệm.
-Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
. Kĩ năng:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ, làm TN, vẽ đồ thị.
. Thái độ:
- Có ý thức hợp tác trong nhóm, yêu thích môn học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tỏc, năng lực sử dụng ngụn ngữ; năng lực làm thớ nghiệm. Tự lập, tự tin. 
II. Bài cũ :
Cường độ dòng điện phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn?
III. Chuẩn bị:
1. CHO CẢ LỚP:
- 1 dây dẫn Constantan dài 1,8 m, đường kính 0,3mm :
- 1 Ampe kế GHĐ 1,5A; ĐCNN 0,1A
- 1 Vôn kế GHĐ 6V; ĐCNN 
- 1 công tắc, 1 nguồn DC 6V, các dây nối
2. Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng 1 và 2; vẽ hình 1.2 (SGK)
IV. Tổ chức hoạt động dạy Và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình vật lý 9, ôn kiến thức cũ: (5 phút) 
Gv: Giới thiệu chương trình vật lý 9
Gv: Đặt câu hỏi:
? Để đo cường độ dòng điện chạy qua đèn và hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn ta cần dụng cụ gì?
-? Nguyên tăc sử dụng các dụng cụ đó (xem H.1.1)
Hoạt động 2:Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vao hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn: (14phút)
- Y/c học sinh tìm hiểu sơ đồ H1.1
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện.
Gv: Treo bảng phụ kẻ sẵn bảng 1
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Gv: Cho các nhóm thảo luận và trả lời C1
Hoạt động 3:Vẽ và sử dụng đồ thị rút ra kết luận: (15 phút)
Gv: Đưa đồ thị hình 1.2 vẽ sẫn trên bảng phụ và đặt câu hỏi.
-? Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I và U có đặc điểm gì?
Gv: Hướng dẫn Hs xác định điểm biểu diễn (nếu Hs gặp khó khăn thì Gv hướng dẫn).
+Vẽ đường thẳng đi qua gốc toạ độ đồng thời đi qua các điểm đó. Nếu có điểm nào nằm quá xa đường biểu diễn thì phải tiến hành đo lại.
Gv: Yêu cầu các nhóm đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa I và U.
Hoạt động 4: vận dụng
 (7 phút) 
GV cho 2 HS lên bảng trả lời câu C4 và C5
-Cho học sinh nhận xét.
GV nhận xét. 
HS:Trả lời :
+ Đo I dùng Ampe Kế 
+ Đo U dùng Vôn Kế
+ Mắc Ampe Kế nối tiếp với dụng cụ cần đo, vôn Kế song song với 2 đầu bóng đèn.
I- Thí nghiệm
1-Sơ đồ mạch điện:(SGK)
2- Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động nhóm:
+Các nhóm mắc sơ đồ H1.1 (SGK)
+Tiến hành đo, ghi kết quả đo được vào bảng 1 (SGK).
Hs: Báo cáo kết quả
- Thảo luận câu C1 và trả lời
C1: Khi tăng (giảm) U giữa 2 đầu dây bao nhiêu lần thì I cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần.
II- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộccủa cường độ dòng điện và hiệu điện thế
1- Dạng đồ thị 
Hs: Đọc thông báo về dạng đồ thị trong SGK và trả lời câu hỏi của Gv.
Hs: Hoạt động cá nhân để trả lời câu C3
HS :Thảo luận nhóm để rút ra nhận xet dạng đồ thị và kết luận.
2- Kết luận: (SGK/5)
III-Vận dụng:
C4
U(v)
I(A)
1
2
3
4
5
2,0
2,5
4,0
5,0
6,0
0,1
0,125
0,2
0,25
0,3
C5 Cường độ dòng điên chay qua dây dẫn tỷlệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây.
Hs trả lời
Hoạt đông 5. Củng cố(2 phút)
?- Em hãy nêu KL Về mối quan hệ giữa I và U? Đồ thị biểu diễn mối quan hệ này có đặc điểm gì?
Hoạt đông 6. Hưỡng dẫn về nhà(2 phút)
Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc phần có thể em chưa biết.
Làm tiếp câu C3 và bài tập 1.1 ;1.2; 1.3; 1.4; (SBT/4)
Đọc và nghiên cứu trước bài 2.
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: .....................
Tiết 2 : Bài 2: Điện trở của dây dẫn. định luật ôm
I.mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dung được công thưc tính điện trở giải BT.
- Phát biểu và viết đươc hệ thức của định luật ôm.
- Vận dụng được định luật để giải bài tập đơn giản
2.Kĩ năng:
- Xử lý kết quả TN đã có, tính toán chính xác.
3. Thái độ:
- Phối hợp chăt chẽ với bạn bè trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tỏc, năng lực sử dụng ngụn ngữ, năng lực tính toán. Tự lập, tự tin.
II. Bài cũ :
Điện trở của dây dẫn là gì? Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đay dẫn và điện trở của dây?
III.Chuẩn bị:
- GV: Kẻ sẵn bảng 1 và 2 lên bảng phụ.
- HS: Kẻ sẵn bảng để ghi giá trị thương số đối với mỗi dây.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kểm tra(6 phút)
GV: nêu câu hỏi.
HS1: + Nêu KL về mqh giữa I và U?
+ Làm bài tập 1.1 (SBT/4)
HS2: Chữa bài tập 1.2 và 1.4 (SBT/4)
GV: nhận xét và cho điểm.
GV: Đặt vẫn đề như SGK.
2 HS lên bảng kiểm tra.
HS1: trả lời phàn ghi nhớ SGK.
 Bài 1.1 : I = 1,5 (A)
HS2: Bài 1.2 (SBT/4) : U = 16 (v)
Bài 1.4 (SBT/4) : ( D )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Xác đinh thương đối với mỗi dây. (18 Phút)
GV: Treo bảng 1 và 2 lên bảng.
+Treo bảng kẻ sẵn để ghi giá trị thương .
+ Yêu cầu HS tính thương và báo cáo kết quả.
+Y/c HS trả lời câu hỏi C2 và cho cả lớp thảo luận
GV ycầu HS đọc phần thông báo khái niệm điện trở và trả lời câu hỏi.
Điện trở có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 3: Phát biểu và viết hệ thức của định luật ôm (7 Phút)
Hệ thức của định luật ôm được viết như thế nào?
Dựa vào hệ thức em hãy phát biểu bằng lời
Hoạt động 4: Vận dụng
(10Phút)
+Công thức R = để tính gì?
+Từ công thức đó ta có thể nói U tăng bao nhiêu lần thì R cũng tăng bấy nhiêu lần được không? Vì sao?
GV cho HS làm câu C3 và C4
Y/c 2 HS lên bảng trình bày
I - Điện trở của dây dẫn.
1- Xác định thương
HS: hoạt động cá nhân tính thương ở bảng 2 và điền kết quả vào bảng sau.
C1:
Lần đo
Dây 1 (U/I )
Dây 2 (U/I )
1
2
3
4
5
HS: trả lời C2
2- Điện trở.
HS đọc phần thông báo khái niệm điện trở.
HS: trả lời câu hỏi của GV, và ghi tóm tắt.
R = không đổi
R là điện trở
Kí hiệu điện trở trên mạch điện
+Đơn vị điện trở là Ôm, kí hiệu : W
+Ngoài ra còn dùng đơn vị là KW; MW
1KW =1000 MW= 1000000W
*ýnghĩa của điện trở(SGK)
II-Định luật ôm
1-Hệ thức
HS viết hệ thức vào vở
I = U/R
Trong đó U đo bằng (V)
I------------(A)
 R-----------(W)
2-Định luật
HS phát biểu định luật như SGK
+R = để tính điện trơ của dây dẫn
+Không thể nói U tăng bao nhiêu lần thì R tăng bấy nhiêu lần được .Vì R không đổi.
C3 áp dụng CT :
I = => U = I.R = 12.0,5 = 6V
C4: R2 =3R1 ;U = U1 =U2
So sánh I1 và I2
Ta có I1 =; I2 = 
=> I1 =3I2
Hoạt động 5. Củng cố(3 phút): Gv chốt lại kiến thức đã học qua bài
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà(1Phút)
+Nắm chắc công thức I = 
+Học thuộc phần ghi nhớ
+Đọc phần có thể em chưa biết 
+Làm BT trong SBT.
+Đọc trước bài thực hành,kẻ sẵn mẫu báo cáo và trả lời trước các câu hỏi ở bài thực hành.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: .....................
TIẾT 3 - Bài 3: thực hành xác định điện trở 
của dây dẫn bằng Vôn kế và Ampe kế
I.mục tiêu
1. Kiến thức:Nêu được cách sác định điện trở bằng công thức tính điện trở. Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN xác định điện trở của dây dẫn bằng Vôn kế và Ampe kế.
2.Kĩ năng:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Sử dụng dụng cụ đo điện (Ampe kế và Vôn kế)
- Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
3. Thái độ:
- Cẩn thận,kiên trì,trung thực,chú ý an toàn sử dụng điện.
- Hợp tác nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tỏc, năng lực làm thớ nghiệm. Tự lập, tự tin.
II. Bài cũ :
Nêu được cách sác định điện trở bằng công thức tính điện trở. Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN ?
III.Chuẩn bị:
1-Mỗi nhóm Học sinh
1 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị
1 bộ nguồn điện (4pin)
1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A
1 Vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V
1 công tắc ; 7 đoạn dây nối
2-Giáo viên:
1 đồng hồ đa năng
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Kiểm tra :(9 phút)
+Y/c lớp phó báo cáo tình hình chuẩn bị của các bạn trong lớp
+Y/c từng HS trả lời câu hỏi trong bài thực hành
GV Y/c HS vẽ sơ đồ mạch điện trong TN
Xác định điện trở của một dây dẫn bằng Vôn kế và Ampe kế.
+GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS trong vở
+Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
+GV đánh gia nhận xét chung về sự chuẩn bị của HS.
+Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn trong lớp.
+Từng HS trả lời câu hỏi theo Y/c của GV.
HS cả lớp vẽ mạch điện vào vở
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm
(30phút)
+GV chia nhóm và phân công nhóm trưởng
+Y/c nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm
+GV nêu Y/c chung của tiết thực hành về thái độ ,ý thức thực hành.
+Giao dụng cụ cho các nhóm
+Y/c các nhóm tiến hành TN theo nội dung muc II (SGK/9)
+ GV theo dõi giúp đỡ HS mắc mạch điện ,kiểm tra các điểm tiếp xúc,đặc biệt là cách mắc Vôn kế và Ampe kế 
+Lưu ý cách đọc kết quả ,đọc trung thực,chính xác ở các lần đo.
GV cho HS hoàn thành báo cáo và trao đổi nhóm để nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được qua mỗi lần đo.
Hoạt động 3: Tổng kết đánh gía thái độ học tập của HS. (5 Phút)
+GV thu báo cáo 
+Nhận xét rút kinh nghiệm về:
-Thao tác TN
-Thái độ học tập của nhóm
-ý thức kỉ luật
+ Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ.
+ Các nhóm nhận dụng cụ.
+ HS các nhóm tiến hành làm TN theo mục II (SGK/9) và hưỡng dãn của GV.
+Tất cả HS trong nhóm đều tham gia mắc hoặc theo dõi kiểm tra cách mắc của bạn.
+Đọc kết quả trung thực,chính xác.
+Cá nhân HS hoà thành báo cáo thực hành mục a.); b.) ; Trao đổi nhóm hoàn thành nhận xét mục c.)
HS nộp báo cáo
Hoạt động 4. Hướng dẫn về nhà(1 phút)
+ Học thuộc ghi nhớ.
+ Ôn lại kiến thức về mạch điện nối tiếp và song song, làm các BT trong SBT.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: .....................
Tiết 4 :Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
I.mục tiêu
1. Kiến thức: 
+Suy luận để xây dựng được công thưc tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: Rtđ =R1 + R2 và hệ thức từ các kiến thức đã học
+Mô tả được cách bố trí TN kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết.
+Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp.
2.Kĩ năng:
+Kĩ năng thực hành sử dụng các dụng cụ đo điện: Vôn Kế và Ampe kế.
+Kĩ năng bố trí tiến hành lắp ráp TN.
+Kĩ năng suy luận lập luận lô gíc.
3. Thái độ:
+Vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản có liên quan trong thưc tế.
+Yêu thích môn học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tỏc, năng lực làm thớ nghiệm. Tự lập, tự tin.
II. Bài cũ :
Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, điện trở tương đương của đoạn mạch được tớnh như thế nào?
III. Chuẩn bị:
1 - Mỗi nhóm HS:
+3 điện trở mẫu lần lượt có giá trị 6W ; 10W ; 16W.
+1Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A
+1 Vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V
+1 nguồn điệ 6V ; 1 công tắc ; 7 đoạn dây
2 - Giáo viên:
+Mắc mạch điên theo sơ đồ H 4.2 (SGK/12)
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1 : Kiểm tra -Tổ chức tình huống học tập. (7 phút):
GV nêu Y/c kiểm tra:
+ HS1: phát biểu và viết biểu thức của định luật ôm.
+HS2: chữa bài tập 2.1 (SBT)
+Y/c HS cả lớp chú ý lắng nghe và nêu nhận xét.
ĐVĐ:Trong phần điện đã học ở lớp 7,chúng ta đã tìm hiểu về đoạn mạch nối tiếp.Liệu có thể thay thế 2 điện trở mắ nối tiếp bằng 1 điện trở khác để dòng điện chạy qua mạch không thay đổi được không? -->Bài mới.
HS1 phát biểu định luật như SGK
Biểu thức I = U/R 
HS2: Chữa bài 2.1(SBT)
a)I1 = 3mA ; I2 = 2mA ; I3 =1mA.
b)R1> R2> R3
HS dự đoán câu trả lời

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài mới. (10 phút)
GV đặt câu hỏi :
+Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp,I chạy qua mỗi đèn có mqh như thế nào với I mạch chính?
+U giữa 2 đầu đoạn mạch có liên quan như thế nào với U giữa 2 đầu mỗi bóng đèn?
+Y/c cá nhân HS trả lời C1
+GV thông báo hệ thức (1) và (2) vẫn đúng đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp.
+Gọi HS nêu lại mối quan hệ giữa U;I trong đoan mạch gồm 2 điện trở R1 nt R2.
+Y/c cá nhân HS hoàn thành câu C2.
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày câu C2.
GV kiểm tra phần trình bày của HS dưới lớp.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp. (15 phút)
+GV thông báo khái niệm điện trở tương đương .
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp được tính như thế nào ?
+Y/c cá nhân HS hoàn thành câu C3. GV có thể hưỡng dẫn HS như sau:
-Viết b.thức liên hệ giữa UAB;U1; U2
-Viết biểu thức tính I và R tương ứng.
GV: để khẳng định công thức này đúng ta phải làm gì ?
GV cho HS các nhóm tiến hành TN kiểm tra.
Em hãy nêu cách tiến hành TN kiểm tra công thức (4) ?
+Y/c HS làm TN kiểm tra và báo cáo kết quả TN.
Qua kết quả TN ta có thể rút ra kết luận gì ?
Hoạt động 4 .Vận dụng 
(8 phút)
+ Y/c cá nhân HS hoàn thành câuC4.
+ Gọi HS trả lời câu C4.
GV làm TN kiểm tra câu trả lời của HS trên mạch điện đã chuẩn bị sẵn.
Qua câu C4 GV mở rộng,chỉ cần 1 công tắc điêu khiển đoạn mạch mắc nối tiếp.
+Y/c HS hoàn thành câu C5.
+Từ kết quả câu C5 GV mở rộng cho đoạn mạch gồm n điên trở mắc nối tiếp.
Rtđ = R1+ R2 +............+Rn
+Y/c HS đọc lại phần ghi nhớ cuối bài
I . Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp.
1-Nhớ lại kiến thức cũ
HS trả lời:
I = I1 = I2 (1)
U = U1 + U2 (2)
2-Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
+ HS quan sát H 4.1, trả lời câu C1
C1: R1 nt R2 nt (A)
C2: I = U/R => I1 = U1/R1
 I2 = U2/R2
Mà I = I1 = I2 (Vì R1 nt R2)
=> => (3)
II- Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.
1-Điện trở tương đương .
HS đọc khái niệm SGK
*Khái niệm (SGK)
2-Công thức tính điện trở tương đương của đoan mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp
HS hoàn thành câu C3:
C3: Vì R1 nt R2 => UAB = U1 + U2
=> IAB.Rtđ = I1.R1 + I2..R2
Mà IAB = I1 = I2
=>Rtđ = R1 + R2 (4)
3-Thí nghiệm kiểm tra.
*HS nêu cách làm TN kiểm tra:
+Mắc mạch điện theo sơ đồ H4.1 (Với R1 ; R2 đã biết) =>Đo UAB ;IAB .
+Thay R1 nt R2 bằng Rtđ giữ UAB không đổi.
+So sanh IAB và I’AB => kêt luận.
HS tiến hành TN kiểm tra theo nhóm theo các bước trên.=> thảo luận và rút ra kết luận.
4-Kết luận.
 +Đại diện nhóm nêu kết luận 
 * Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần.
 Rtđ = R1 + R2
C4: K mở 2 đèn không hoạt động.Vì mạch hở.
+K đóng,cầu chì đứt 2 đèn không hoạt động. Vì mạch hở.
+K đóng,dây tóc Đ1 bị đứt Đ2 không hoạt động. Vì mạch hở.
C5: Vì R1 nt R2 nên
R12 = R1 + R2 = 20 + 20 = 40W
Vì R12 nt R3 nên
RAC = R12 + R3 = 40 + 20 =60W
Ghi nhớ(SGK)
Hoạt động 5. Củng cố(3 phút): Gv chốt lại kiến thức đã học qua bài
Hoạt động 6.. Hướng dẫn về nhà(2 phút):
+ Học thuộc phần ghi nhớ.Đọc phần có thể em chưa biết .
Làm bài tập 4.1 => 4.7 (SBT)Đọc trước bài 5 “ Đoạn mạch song song”.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: .....................
Tiết 5 : Bài 5 : Đoạn mạch song song
I.mục tiêu
1. Kiến thức: 
+ Suy luận để xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song: và hệ thức 
+ Mô tả được cách bố trí TN kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết.
+ Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích được 1 số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch song song.
2.Kĩ năng:
+ Kĩ năng thực hành sử dụng các dụng cụ đo điện : Vôn kế và Ampe kế.
+ Kĩ năng bố trí và tiến hành lắp ráp TN.
+ Kĩ năng suy luận.
3. Thái độ:
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tương đơn giản có liên quan đến thực tế.
+ Yêu thích môn học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tỏc, năng lực làm thớ nghiệm. Tự lập, tự tin.
II. Bài cũ :
Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song , điện trở tương đương của đoạn mạch được tớnh như thế nào?
II.Chuẩn bị:
1-Mỗi nhóm HS:
+ 3 điện trở mẫu , trong đó có 1 điện trở là điện trở tương đương với 2 điện trở kia mắc song song với nhau.
+ 1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A.
+1 Vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V.
+ 1 nguồn điện 6V ; 1 công tắc ; 9đoạn dây nối.
2-Giáo viên:
+ Mắc sẵn mạch điện theo sơ đồ H 5.1 (SGK/14)
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Kiểm tra- ĐVĐ(6 phút):
GV nêu Y/c kiểm tra:
HS1: Nêu các hệ thức của đoạn mạch mắc nối tiếp?
+Chữa bài 4.1(SBT)
+Y/c HS khác nhận xét
+ GV nhận xét và cho điểm.
 ĐVĐ :đối với đoạn mạch song song điện trở tương đương của đoan mạch có bằng tổng các điện trở thành phần không?
HS1: viết hệ thức như SGK
+Bài 4.1(SBT/7)
RAB = R1 + R2 = 5 + 10 = 15W
UAB =I.RAB = 0,3.15 = 3V 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Ôn lái kiến thức cũ và nhận biết đoạn mach gồm 2 điện trở mắc song song. (10 phút)
GV đặt câu hỏi :
Trong đoạn mạch gồm 2 đèn mắc song song thì I qua mỗi đèn có mqh như thế nào với I mạch chính ?
U giữa 2 đầu đoạn mạch có mqh như thế nào với U giữa 2 đầu mỗi đèn ?
+Y/c HS quan sát sơ đồ mạch điện H5.1 và trả lời C1
GV thông báo các hệ thức về mqh giữa U và I trong đoạn mạch gồm 2 đèn mắc song song vẫn đúng cho trường hơp 2 điện trở R1//R2.
+Y/c hs lên bảng viết hệ thức với 2 điện trở R1//R2
GV cho HS trả lời câu C2 theo nhóm
+Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
GV nhận xét và bổ sung sai sót nếu có.
+Từ biểu thức (3) em hãy phát biểu bằng lời mqh giữa I qua mạch rẽ và điện trở thành phần.
Hoạt đông 3: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song.(20 phút)
+Y/c HS cá nhân hoàn thành câu C3 .
GV gợi ý cách chứng minh:
-Viết hệ thức liên hệ giữa I ; I1 ; I2.
-Vận dụng công thức định luật ôm thay I theo U và R.
+GV: Chúng ta đã xây dựng được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch song song.=> Hãy nêu cách tiến hành TN kiểm tra công thức (4).
+Y/c HS nêu được dụng cụ TN và các bước tiến hành TN.
GV gợi ý:
+Mắc mạch điện theo sơ đồ H5.1(SGK) Trong đó R1 ; R2 ; UAB đã biết).
-Đọc số chỉ của (A) => IAB
-Thay R1 ; R2 bằng điện trở tương đương
giữ UAB không đổi.
-Đọc số chỉ của (A) => I’AB
-So sánh IAB và I’AB => Kết luận.
+Y/c HS các nhóm tiến hành TN theo các bước đã nêu và thảo luận để đi đến kết luận
+ Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả TN và rút ra kết luận từ lí thuyết và kiểm tra bằng thực nghiệm.
+Y/c HS phát biểu thành lời mqh giữa U;I;R trong đoạn mạch song song.
Hoạt động 4: Vận dụng.(5 phút)
+Y/c HS thảo luận nhóm trả lời câu C4.
+Y/c cá nhân HS hoàn thành câu C5.
GV mở rộng cho trường hợp n điện trở mắc song song :
U = U1 = U2 =............= Un
I = I1 + I2 +.............+ In
I - Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song.
1- Nhớ lại kiến thức ở lớp 7
HS: Đoạn mạch gồm 2 đèn mắc song song:
I = I1 + I2 (1)
U = U1 = U2 (2)
2-Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song.
C1: R1//R2
+ (A) đo I chạy trong mạch chính
+ (V) đo U ở 2 đâu mỗi điện trở và giữa 2đầu cả đoạn mạch
HS viết được:
UAB = U1 = U2
IAB = I1 + I2
HS các nhóm trả lời câu C2.
C2: Vì R1 //R2 => U = U1 = U2
U1 = I1 . R1 ; U2 = I2..R2
=>I1.R1 = I2 . R2 => (3)
+ Từ (3) HS nêu được : Trong đoạn mạch song song I qua mạch rẽ tỉ lệ nghịch với điện trở thành phần.
II-Điện trở tương đương của đoạn mạch song song .
1-Công thức tính điện trở tương đương củađoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song.
+ Cá nhân HS hoàn thành câu C3.
C3: Vì R1//R2 => I = I1 + I2
Mà U = U1 = U2
=> (4)
=>	(4’)
2-Thí nghiệm kiểm tra.
+HS nêu phương án tiến hành TN kiểm tra.
+ HS tiến hành TN theo nhóm
+ Đại diện 1 nhóm nêu kết quả của nhóm mình.
+HS nêu được kết luận và ghi vở
*Đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song thì nghich đảo điện trở tương đương băng tổng nghịch đảo của các điện trở thành phần. 
C4: Đ và (M) mắc song song với nguồn.
+Sơ đồ mạch điện.
M
+Nếu Đ không hoạt động thì (M) vẫn hoạt đông vì (M) vẫn được mắc vào hiệu điện thế đã cho.
C5: HS hoat đông cá nhân.
R12 ==15W
10W
Hoạt động 5. Củng cố(2 phút): Gv chốt lại kiến thức đã học qua bài
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà(2 phút): 
+Học thuộc phần ghi nhớ.
+Đọc phần có thể em chưa biết.
+Làm bài tập 5.1 => 5.6 (SBT/9-10)
+Giải trước các bài tập ở bài 6 (SGK/17)
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: .....................
Tiết 6: Bài 6 : Bài tập vận dụng định luật ôm
I.mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở.
2.Kĩ năng:
+Giải bài tập vật lý theo đúng các bước giải.
+Rèn kĩ năng phân tích, so sánh ,tổng hợp thông tin.
+Sử dụng đúng các thuật ngữ.
3. Thái độ:Cẩn thận, trung thực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tỏc, năng lực làm thớ nghiệm. Tự lập, tự tin.
II. Bài cũ :
Bài 1,2,3(SGK)
III.Chuẩn bị:
GV:
+ Viết sẵn ra bảng phụ : 
Các bước giải bài tập:
+Bước 1: Tìm hiểu tóm tắt đề bài, vẽ sơ đồ mạch điện (nếu có).
+Bước 2: Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng cần tìm.
+Bước 3: Vận dụng các công thức đã học để giải bài toán.
+Bước 4: Kiểm tra kết quả, trả lời.
Hs: Làm bài tập về nhà
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
	Hoạt động 1. Kiểm tra(6 phút) :
GV nêu ycầu KT
HS1: Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm.
HS2: Viết công thức biểu diễn mối quan hệ giữa U, I , R trong đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp, song song.
GV nhận xét, cho điểm
2 HS lên bảng kiểm tra.
HS1+ Định luật ôm (SGK)
 + Biểu thức I = 
HS2 :
Nối tiếp : I = I1 = I2
 U = U1 + U2
	 Rtđ = R1 + R2
Song song : I = I1 + I2
 U = U1 = U2
- HS lên bảng, HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐVĐ:Chúng ta học về định luật Ôm, vận dụng để xây dựng công thức tính điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp, song song. Tiết học hôm nay chúng ta vận dụng kiến thức đã học trong các bài trước để giải một số bàitập đơn giản vận dụng định luật Ôm.
+ GV: Nêu các bước giải bài tập đã ghi sẵn ra bảng phụ. Gọi học sinh đọc các bước chung để giải một bài tập điện
Hoạt động 2 Giải bài tập 1(10 phút)
+ Gọi một học sinh đọc đề bài bài 1.
+ Gọi 1 học sinh tóm tắt đề bài.
+ Yêu cầu cá nhân HS giải bài tập 1 ra nháp.
+ GV hướng dẫn chung cả lớp giải bài tập 1 bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Cho biết R1 và R2 được mắc với nhau như thế nào? Am pe kế, vôn kế đo những đại lượng nào trong mạch điện?
- Vận dụng công thức nào để tính điện trở tương đương Rtđ và R2 ? đ Thay số tính Rtđđ R2
+ Yêu cầu HS nêu các cách giải khác. Có thể HS đưa ra cách giải như: Tính U1 sau đó tính U2đ R2 và tính Rtđ = R1 + R2.
Hoạt động 3: Giả bài tập 2 (10 phút)
+ Gọi một học sinh đọc đề bài bài 2
+ Yêu cầu cá nhân học sinh giải đề bài 2 ( có thể tham khảo gợi ý cách giải trong SGK) theo đúng các bước giải.
+ Sau khi học sinh làm bài xong, GV thu bài của 1 số HS để kiểm tra .
+ Gọi 1 HS lên chữa phần a); 1 HS chữa phần b)
+ Gọi HS khác nêu nhận xét; Nêu các cách giải khác.
+ Phần b) HS có thể đưa ra cách giải khác ví dụ: Vì R1 // R2 đđCách tính R2 với R1; I1 đã biết; I2 = I – I1.
Hoặc đi tính RAB:
RAB = W
đ
-->R2 =20W
+sau khi biết R2 cũng có thể tính được
 UAB =I.RAB
+ Gọi HS các cách tính R2 và tìm ra cách làm nhanh gọn nhất, dễ hiểu.
Y/c HS chữa cách 1 vào vở.
Hoạt động 4Giải bài tập 3 (15 phút)
* Tương tự GV hưỡng dẫn HS giải bài tập 3
+R2 và R3 mắc như thế nào với nhau?
+R1 mắc như thế nào với đoạn mạch MB ? (A)đo gì ?
+Viết công thức tính RAB theo R1 và RMB ?
GV hướng dẫn:
Muốn tính RAB ta phải tính RMB
+Tính RMBnhư thế nào ?
+Em có nhận xét gì về I1; IMB ; I ?
Vậy tính I như thế nào ?
+ Muốn tính I2 và I3 ta phải biết những đại lượng nào ?
Bài 1:
+ HS đọc đề bài bài 1
+ Cá nhân HS tóm tắt bài vào vở và giải bài tập 1
Tóm tắt:
R1= 5 W
Uv = 6V
IA = 0,5 A
a) Rtđ = ?
b) R2 = ?
Bài giải:
 Vì R1 nt R2đIa = Iab= 0,5 A
UV = Uab = 6 V
a) Rtđ = = 12 (W)
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là 12 W.
b) Vì R1 nt R2 đRtđ = R1 + R2
đR2 = Rtđ- R1 = 12 W - 5W = 7W
Vậy điện trở R2 bằng 7W.
HS chữa bài vào vở.
Bài 2.
+ HS đọc đề bài bài 2, cá nhân hoàn thành bài tập 2.
+ HS lên bảng giải bài tập 2.
+ HS khác nêu nhận xét từng bước giải của các bạn trên bảng.
- Yêu cầu HS chữa bài vào vở nếu sai.
Tóm tắt
R1= 10W ; Ia1= 1,2 A
Ia= 1,8 A 
a) Uab = ? 
b) R2 = ? 
Bài giải.
a) (A) nt R1 đ I1 = Ia1 = 1,2 A
(A) nt (R1 // R2) đ Ia = Iab = 1,8A 
Từ công thức: I = đ U = I. R 
đ U1 = I1 . R1 = 1,2. 10 = 12 (V )
R1 // R2đ U1 = U2 = Uab= 12 (V)
Hiệu điện thế giữa 2 điểm AB là 12V
 b) Vì R1 // R2đ I = I1 + I2
I2 = I-I1.. =1,8 – 1,2 = 0,6A
Mà U2 = 12V
đ R2 = 
Vậy R2 = 20W
Bài3:
Vì (A) nt ( R2 // R3)
RMB = 
Vì R1 nt RMB nên:
RAB = R1 + RMB = 15 + 15 =30W
b.) Vì R1 nt RMB nên: I1 = IMB = I = =
Vì R2//R3 --> U2 = U3 = UMB =ImB
= 0,4.15 =6V
I2 = =
I3 = =
Hoạt động 5. Củng cố(3 phút)
GV đặt câu hỏi:Muốn giải bài tập định luật ôm cho đoạn mạch ta cần tiến hành mấy bước ? Đó là những bước nào ?
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà(1phút)
+Xem lại các bài đã giải
+Làm bài tâp 6.1 -->6.5 (SBT)
+ Đọc trước bài 7 SGK/19)
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: .....................
Tiết 7 : Bài 7:
sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
I.mục tiêu
1. Kiến thức: 
+Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài , tiết diện và chiều dài làm dây.
+Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào 1 trong các yếu tố ( Chiều dài, tiết diện ,vật liệu làm dây)
+Suy luận và tiến TN hành kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài của dây.
+ Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng 1 vật liệu thì tỉ lệ với chiều dài của dây.
2.Kĩ năng:
Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo điện trở của dây dẫn.
3. Thái độ:
Trung thực , có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tỏc, năng lực làm thớ nghiệm. Tự lập, tự tin.
II. Bài cũ :
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào chiều dài dây dẫn?
III. Phương án đánh giá. 
- Thời điểm đỏnh giỏ: Trong bài giảng.
III.Chuẩn bị:
1 - Mỗi nhóm HS
+1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A.
+1 Vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V.
+1 nguồn điện 6V ; 1 công tắc ; 8 đoạn dây nối.
+ Dây điện trở ( Constantan) loại f = 0,3 ; l = 900 mm
+ Dây điện trở ( Constantan) loại f = 0,3 ; l = 1800 mm
+ Dây điện trở ( Constantan) loại f = 0,3 ; l = 2700 mm
2 - Giáo viên:Kẻ sẵn bảng 1 (SGK/20)
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
	Hoạt động 1. Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập(6 phút):
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra:
HS1:+ Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp I chạy qua mỗi điện trở có mqh như thế nào với I mạch chính ?
U giữa 2 đầu đoạn mạch có mqh như thế nào với U giữa 2 đầu mỗi điện trở ?
+ Điện trở của đoạn mạch mắc nối tiếp co mqh như thế nào với mỗi điện trở thành phần ?
HS2 :+ Vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng Vôn kế và Ampe kế để đo điện trở của 1 dây dẫn?
ĐVĐ:Chúng ta đã biết với mỗi dây dẫn thì R không đổi.Vậy điện trở mỗi dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào bản thân của dây dẫn đó ?
2 HS lên bảng kiểm tra.
HS1: Nếu R1 nt R2 thì:
I = I1 = I2
U = U1 + U2
R = R1 + R2
HS2:Vẽ sơ đồ mạch điện :
HS trong lớp nhận xét .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2:Tìm hiểu điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào ? (10 phút)
GV đặt câu hỏi :
+Nếu đặt 1 hiệu điện thế vào 2 đầu của 1 dây dẫn thì có dòng điện chạy qua nó không ? Khi đó dây dẫn có 1 điện trở xác định không ?
+Y/c HS quan sát H 7.1 và quan sát trực tiêp các cuộn dây của bộ TN xem chúng có những yếu tố nào khác nhau không ? Điện trở của các dây này liệu có như nhau không ? 
+Để xác định xem điện trở của các dây dẫn có phụ thuộc vào các yếu tố trên không ta phải làm TN như thế nào ?
Hoạt động3:Xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn (18 phút).
+GV Y/c các nhóm nêu dự đoán theo Y/c của câu C1.
GV thống nhất phương án TN 
-->Mắc mạch điện theo sơ đồ H7.2a.
+Y/c các nhóm nhận dụng cụ TN và tiến hành TN. Ghi kết quả vào bảng 1.
GV theo dõi các nhóm , quan sát và hướng dẫn các nhóm mắc mạch điện.
+Tương tự Y/c các nhóm làm TN theo sơ đồ H7.2b; H7.2c.
+Qua kết quả TN em có nhận xét gì về dự đoán ở câu C1 ?
+Y/c HS nêu kết luận của TN kiểm tra .
+GV : Với 2 dây dẫn có điện trở tương ứng là R1 ; R2 có cùng tiết diện và được làm từ cùng 1 vật liệu .Chiều dài tương ứng là l1; l2 thì R1/R2 = l1/l2
Hoạt động 4:Vận dụng(7 phút)
+Y/c cá nhân HS hoàn thành câu C2 ;C3 và C4
+Hưỡng dẫn HS thảo luận câu C2 ; C3 và C4.
I-Xác đinh sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau.
HS quan sát H7.1 và nêu được các dây dẫn này khác nhau :
+Chiều dài của dây.
+Tiết diện của dây.
+Chất liệu làm dây.
+Đại diện nhóm trình bày phương án TN.
HS thảo luận nhóm tìm ra phương án làm TN kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài của dây 
II-Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn.
1-Dự kiến cách làm TN
HS dự đoán câu C1.
C1 : +Dây dẫn dai 2l thì có điện trở là 2R
+Dây dẫn dai 3l thì có điện trở là 3R
2-TN kiểm tra.
+Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN theo sơ đồ H7.2 a,b,c.
-->Ghi kết quả vào bảng1 (SGK/20)
HS thảo luận kết quả bảng 1.
+HS nhận xét: Dự đoán ở câu C1 đúng như kết quả TN.
+HS đưa ra kết luận:
*Kết luận: Điện trở của dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây.
III. vận dụng
+Cá nhân HS hoàn thành câu C2;C3;C4.
C2: U không đổi .Nếu mắc đèn bằng dây dẫn dài thì điện trở càng lớn -->I càng nhỏ(Định luật ôm)-->Đèn sáng yếu hơn.
C3: Điện trở của cuộn dây:
R = =20W
Chiều dài của cuộn dây là:
l= 
C4: Vì I1 = 0,25.I2 =. Nên điện trở của dây thứ nhất lớn gấp 4 lần dây thứ 2.
L1 = 4l2
Hoạt động 5. Củng cố(2 phút) :
GV: Qua bài học hôm nay ta cần nắm được kiến thức nào ?-->Cho HS đọc phần ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà(2 phút):
+Học thuộc phần ghi nhớ .
+Làm bài tập 7.1 --> 7.4 (SBT)
+Đọc phần có thể em chưa biết.
+Đọc trước bài 8 (SGK/22
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: .....................
 Tiết 8 : Bài 8:
sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn.
I-Mục tiêu:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_moi_nhat.docx