Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 26 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Lan
I - Mục tiêu học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngước lại.
3. Tình cảm, thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi tiến hành các thí nghiệm vật lý.
II - Chuẩn bị cho giờ dạy học:
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu.
- Thiết bị thí nghiệm: Bảng ống dây, mạt sắt, bộ đổi nguồn, biến trở, kim nam châm nhỏ, dây nối.
2. Chuẩn bị của HS:
- Kiến thức, bài tập: Học kỹ nội dung kiến thức của bài “Từ phổ - Đường sức từ”
- Đồ dùng học tập:
Ngày soạn:27/10/2019 soạn:12/12/2019 Tiết 26: từ phổ - đường sức từ I- Mục tiêu học sinh cần đạt: 1. Kiến thức: - Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ, các đường sức từ và chiều của nó 2. Kỹ năng: - Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U 3. Tình cảm, thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. - Có thái độ cẩn then, trung thực trong khi tiến hành các thí nghiệm vật lý. II-Chuẩn bị cho giờ dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị dạy học: Bảng phụ. - Thiết bị thí nghiệm: Nam châm thẳng, nam châm chữ U, hộp mạt sắt tạo từ phổ, một số la bàn nhỏ, bút dạ. 2. Chuẩn bị của HS: - Kiến thức, bài tập: Ôn tập kiến thức của bài từ trường. - Đồ dùng học tập: III-Tiến trình giờ học : Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập Mục tiêu: Kiểm tra việc chuẩn bị bài cũ của HS ?Từ trường là gì? Nêu cách nhận biết từ trường? GV : Đặt vấn đề. HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm Mục tiêu: HS biết làm TN tạo ra từ phổ của thanh nam châm. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như SGGK. Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm. ?: Trả lời câu hỏi C1. H: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì? GV: Giới thiệu từ phổ. HS: Các nhóm làm thí nghiệm và trả lời câu C1. C1 : Các mạt sắt không xếp lộn xộn mà tạo thành các đường cong nối hai cực của nam châm. HS: Rút ra kết luận. I- Từ phổ 1) Thí nghiệm (SGK) 2) Kết luận: - Các hạt mạt sắt xếp thành những đường cong nối hai cực của nam châm - Nơi các hạt mạt sắt dày- ở đó từ trường mạnh, nơi các hạt mạt sắt thưa - từ trường yếu. - Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ của nam châm.( Từ phổ là hình ảnh trực quan của từ trường) Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ Mục tiêu : HS biết vẽ và xác định chiều của các đường sức từ GV : Yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm 2 để vẽ được các đường sức từ. GV: Nêu chiều quy ước của đường sức từ. GV : Yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm đỏi cực của thanh nam châm và quan sát sự định hướng của các kim nam châm để trả lời câu C3. ?: Qua đó em có kết luận gì? HS: làm thí nghiệm đặt các nam châm bé lên đường sức từ vừa vẽ và trả lời câu hỏi C2. C2 : Mạt sắt sắp xếp thành những đường liền nhau từ cực nọ sang cực kia chính là đường biểu diễn đường sức của từ trường (gọi tắt là đường sức từ) HS : Nêu quy ước như SGK. HS: Làm thí nghiệm đổi cực của thanh nam châm quan sát các kim nam châm và trả lời câu hỏi C3 HS : Đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của thanh nam châm. HS : Nêm kết luận của bài. II- Đường sức từ 1) Vẽ và xác định chiều đường sức từ - Đường sức từ là các đường liền nét nối từ cực này sang cực kia của nam châm. - Quy ước: Chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc xuyên dọc kim nam châm đặt trên đường sức từ đó. 2) Kết luận: - Các kim nam châm nối đuôi nhau trên đường sức từ . - Các kim nam châm quay về một chiều chứng tỏ đường sức từ có chiều xác định và được quy ước đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam của nam châm. - Nơi nào từ trường mạnh đường sức từ càng dày, nơi nào từ trường yếu đường sức từ càng thưa. Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa tiếp thu để giải bài tập. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm với nam châm chữ U ?: Gọi HS trả lời câu C5. ?: Gọi HS trả lời câu C6. Củng cố: Nêu chiều quy ước của đường sức từ. Dặn dò: Học thuộc HS: Làm thí nghiệm tương tự đối với nam châm chữ U và trả lời câu C4. C4: Các đường sức từ ở khoảng giữa hai cực từ gần như song song nhau. HS: Đọc và trả lời câu C5. C5: Dựa vào chiều đường cảm ứng từ ta suy ra cực của nam châm: A là cực bắc, B là cực nam của nam châm. HS: Lên bảng trình bày câu C6. C6: Theo chiều quy ước của đường sức từ ta có chiều đường sức từ như hình vẽ. III - Vận dụng. C4: C5: C6: IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NGƯỜI SOẠN NGƯỜI DUYỆT Lờ Thị Lan Ngày soạn:12/12/2019 Tiết 27: Từ trường của ống dây khi có dòng điện chạy qua. I - Mục tiêu học sinh cần đạt: 1. Kiến thức: - Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. 2. Kỹ năng: - Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngước lại. 3. Tình cảm, thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. - Có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi tiến hành các thí nghiệm vật lý. II - Chuẩn bị cho giờ dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị dạy học: Máy chiếu. - Thiết bị thí nghiệm: Bảng ống dây, mạt sắt, bộ đổi nguồn, biến trở, kim nam châm nhỏ, dây nối. 2. Chuẩn bị của HS: - Kiến thức, bài tập: Học kỹ nội dung kiến thức của bài “Từ phổ - Đường sức từ” - Đồ dùng học tập: III - Tiến trình giờ học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra - Đặt vấn đề Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các kiến thức của bài : Từ phổ - Đường sức từ. ?: Xác định các từ cực của nam châm trong các hình vẽ sau: HS lên bảng làm bài tập Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm về từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua và so sánh với từ phổ của nam châm thẳng GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm. Lưu ý phải dàn đều mạt sắt trong hộp GV: Yêu cầu HS quan sát từ phổ của nam châm và của ống dây có dòng điện chạy qua trên máy chiếu và trả lời câu hỏi C1. GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm hình 24.2 GV hướng dẫn HS vẽ mờ ra tấm nhựa các đường sức từ sau đó đặt 3 kim nam châm trên một đường sức từ và quan sát sự sắp xếp của các kim nam châm và trả lời các câu hỏi C2, C3. ?: Qua đó em rút ra kết luận gì ? HS: Hoạt động hóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. HS: Quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua và so sánh với từ phổ của thanh nam châm. HS: Quan sát và trả lờicâu hỏi C1: Bên ngoài thì giống nhau, ống dây trong lòng cũng có các đường sức từ gần như song song với nhau. HS: Rút ra kết luận của bài I> Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua 1) Thí nghiệm 2) Kết luận - Bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua đường sức từ cũng giống đường sức từ của nam châm - Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ gần như song song với nhau. - Đường sức từ của ống dây có dòng điện là những đường cong khép kín - Tại hai đầu ống dây các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải Mục tiêu: Giúp HS nắm được và vận dụng quy tắc nắm tay phải để làm các bài tập đơn giản. GV : Cho HS dự đoán xem chiều đường sức từ phụ thuộc vào gì ? GV : Yêu cầu HS làm lại thí nghiệm sau đó đổi chiều dòng điện. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. Quan sát hình 24.3 và tập đặt tay như hình vẽ áp dụng quy tắc để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi đổi chiều dòng điện GV: Yêu cầu HS đọc SGK về quy tắc nắm tay phải. GV: Mô tả lại quy tắc này trên máy chiếu để HS hiểu rõ hơn về quy tắc. HS: Nêu ra dự đoán. HS: Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm. HS: Rút ra nhận xét. HS: Đọc SGK. HS: Quan sát trên máy chiếu sau đó áp dụng làm một số bài tập. II- Quy tắc nắm tay phải: 1) Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc yếu tố nào ? - Chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện phụ thuộc chiều dòng điện chạy qua các vòng dây 2) Quy tắc nắm tay phải (SGK) Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - HDVN Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập GV: Yêu cầu HS nghiên cứu để giải các bài tập vận dụng. Củng cố: Cho một số hình vẽ cho chiều đường sức từ, xác định chiều dòng điện Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập SBT. HS: Lên bảng làm các bài tập C4, C5, C6. III> Vận dụng C4: Căn cứ sự định hướng của kim nam châm ta có B là cực bắc C5: Từ kim 1,2,3 và 4 ta tìm ra B là cực bắc nên kim 5 vẽ sai chiều C6: Sử dụng quy tắc nắm tay phải ta có đầu B đường sức từ đi vào nên là cực nam. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NGƯỜI SOẠN NGƯỜI DUYỆT Lờ Thị Lan Ngày soạn:20/12/2019 Tiết 28: bài tập. I - Mục tiêu học sinh cần đạt: 1. Kiến thức: - Củng cố, ôn tập kiến thức về nam châm, từ trường. 2. Kỹ năng: - Vẽ và xác định được chiều của các đường sức từ của nam châm, của ống dây có dòng điện. - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để giải các bài tập có liên quan. 3. Tình cảm, thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. II - Chuẩn bị cho giờ dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị dạy học: Bảng phụ - Thiết bị thí nghiệm: 2. Chuẩn bị của HS: - Kiến thức, bài tập: Ôn tập lại kiến thức của các tiết từ 24 đến 27. - Đồ dùng học tập: III - Tiến trình giờ học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Lý thuyết. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập kiến thức có liên qua để giải các bài tập. ?: Nêu sự hiểu biết của em về nam châm? ?: Từ trường là gì? Nêu cách nhận biết từ trường? ?: Đường sức từ của nam châm và của ống dây có dòng điện là những đường như thế nào? ?: Nêu quy ước về chiều của đường sức từ? ?: Bên ngoài của nam châm (Hay ống dây) đường sức từ có chiều như thế nào? ?: Phát biểu quy tắc nắm tay phải. HS: Trả lời câu hỏi của GV. HS: Nêu định nghĩa từ trường và cách nhận biết từ trường. HS: Trả lời và lên bảng vẽ minh họa một số đường sức từ của nam châm, của ống dây có dòng điện. HS: Nêu quy ước về chiều của đường sức từ. HS; Trả lời câu hỏi của GV. HS: Phát biểu quy tắc. I. Lý thuyết: 1. Nam châm: - Có đặc tính hút sắt. - Mỗi nam châm có hai từ cực: Cực Bắc (N) luôn chỉ hướng Bắc, cực Nam (S) luôn chỉ hướng nam. 2. Từ trường: - Từ trường là môi trường vật chất xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. - Để nhận biết từ trường ta dùng kim nam cham. Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường. 3. Đường sức từ: - Nam châm: Đường sức từ là đường cong liền nét nối từ cực này sang cực kia. - ống dây có dòng điện: Là đường cong kín xuyên qua lòng ống dây. - Chiều của đường sức từ: là chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc xuyên dọc kim nam châm đặt trên đường sức từ đó. Bên ngoài nam châm (Hoặc ống dây có dòng điện) thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam. 4. Quy tắc nắm tay phải: (SGK) Hoạt động 2: Giải một số bài tập về nam châm, từ trường. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về nam châm, từ trường để giải bài tập. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. GV: Yêu cầu HS đọc bài tập trên bảng phụ GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. GV: Yêu cầu HS đọc đề bài và nghiên cứu để giải bài tập. HS: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi: Không thể kết luận được nam châm đã mất hết từ tính. Vì nam châm thẳng có từ trường mạnh nhất ở hai đầu thanh. ậ giữa thanh nam châm thẳng gần như không có từ tính. HS: Hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi. HS: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi của GV: Nối dây dẫn với hai cực của cục pin, đưa lại gần kim nam châm nếu có tác dụng lên kim nam châm thì pin còn điện và ngược lại. HS: Cá nhân giải bài và lên bảng trình bày. 1. Bài tập 1: Khi đưa một thanh sắt lại gần điểm giữa của một thanh nam châm thẳng, nam châm không hút được sắt, có thể kết luận nam châm đã mất hết từ tính đựơc hay không? Tại sao? 2. Bài tập 2: Có một Pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn, nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm. 3. Bài tập 3: Xác định chiều của đường sức từ và tên các từ cực của nam châm như hình vẽ. Hoạt động 3: Giải một số bài tập về từ trường của ống dây có dòng điện. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức về từ trường của ống dây có dòng điện, quy tắc nắm tay phải để giải bài tập. GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, nghiên cứu và giải bài tập. GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, nghiên cứu và giải bài tập. HS: Làm việc cá nhân nghiên cứu để giải bài tập. HS: Lên bảng làm bài. HS: Thảo luận nhóm tìm ra cách giải bài tập. HS: Đại diện nhóm trả lời bài tập: Vì đầu B của ống dây có các đường sức từ đi ra nên đó là cực từ Bắc. Do đó ban đầu khi mới đóng công tắc K thì cực Bắc của thanh nam châm bị đẩy ra xa và sau đó cực Nam của nam châm bị hút về phía ống dây. 4. Bài tập 4: Xác định chiều của các đường sức từ, chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây và tên các từ cực của ống dây như hình vẽ 5. Bài tập 5: Trong hình vẽ, nếu đóng công tắc K thì hiện tượng xảy ra như thế nào với thanh nam châm. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. GV: Yêu cầu HS về nhà xem lại toàn bộ các bài tập cúng như nội dung lý thuyết đã ôn tập và làm trong tiết học. GV: Xem kỹ nội dung của bài sau. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NGƯỜI SOẠN NGƯỜI DUYỆT Lờ Thị Lan Ngày soạn: 23/12/2019 Tiết 29: Sự nhiễm từ của sắt, thép, nam châm điện. I - Mục tiêu học sinh cần đạt: 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ 2. Kỹ năng: 3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. - Có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi tiến hành các thí nghiệm vật lý. II - Chuẩn bị cho giờ dạy học: ống dây dẫn, nguồn điện, lõi sắt, thép, kim nam châm, giá đặt kim, hình vẽ 25.4 phóng to. III - Tiến trình giờ học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra - Đặt vấn đề Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các kiến thức của bài -Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. ?: Phát biểu quy tắc nắm tay phải? ?: Nêu các đặc tính của nam châm? HS: Lên bảng trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua Mục tiêu: Giúp HS nắm được kiến về sự nhiễm từ của sắt và thép GV: Cho các nhóm HS làm thí nghiệm, đọc và trả lời câu C1. H: Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì ? HS: Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm. Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét. I - Sự nhiễm từ của sắt và thép 1- Thí nghiệm.SGK. 2- Kết luận: a) Lõi sắt và lõi thép khi đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ nó làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện. b) Khi ngắt mạch lõi thép vẫn còn từ tính còn lõi sắt non mất hết từ tính. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nam châm điện. Mục tiêu: Giúp HS nắm được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nam châm điện. ?: Dựa vào tính chất này người ta dùng sắt và thép để chế tạo ra dụng cụ gì ? ?: Nêu cấu tạo của nam châm điện ? ?: Vì sao lõi của nam châm điện lại là lõi sắt non mà không phải là thép. ?: Để làm tăng từ tính của nam châm điện người ta làm như thế nào?. ?: Trả lời câu hỏi C3. HS: Chế tạo ra nam châm điện và nam châm vĩnh cửu. HS: Quan sát nam châm điện nêu cấu tạo. HS: Vì lõi sắt thì khi ngắt điện chạy qua cuộn dây sẽ mất hết từ tính còn lõi thép thì không. HS: Trả lời câu hỏi của GV. HS: Nam châm b mạnh hơn nam châm a. Vì có cùng I nhưng số vòng dây của nam châm b nhiều hơn. Nam châm d mạnh hơn nam châm c. Nam châm e mạnh hơn châm b và d. II - Nam châm điện. a) Cấu tạo: ống dây dẫn trong có lõi sắt non. b) Để làm tăng lực từ của nam châm điện ta có hai cách. - Tăng số vòng dây. - Tăng cường độ dòng điện qua dây. Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - HDVN Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập HS: Đọc và trả lời các câu hỏi C4, C5, C6. Củng cố: Nam châm điện có cấu tạo như thế nào ? Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách nào ? Nêu các lợi thế của nam châm điện? Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập SBT. HS: Trả lời các câu hỏi: C4: Kéo làm bằng thép sau khi chạm vào nam châm mũi kéo bị nhiễm từ và giữ được từ tính nên trở thành nam châm do đó nó hút các vật bằng sắt, thép. III - Vận dụng: C5: Muốn nam châm điện mất hết từ tính ta cần ngắt điện qua cuộn dây. C6: Lợi thế của nam châm điện: - Có thể tạo ra nam châm cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và làm tăng cường độ dòng điện qua dây. - Chỉ cần ngắt điện qua cuộn dây là nam châm điện mất hết từ tính. - Có thể đổi tên cực của nam châm bằng cách đổi chiều dòng điện qua cuộn dây. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NGƯỜI SOẠN NGƯỜI DUYỆT Lờ Thị Lan Ngày soạn:26/12/2019 Tiết 30: ứng dụng của nam châm I - Mục tiêu học sinh cần đạt: 1. Kiến thức: - Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra các tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. 2. Kỹ năng: 3. Tình cảm, thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. - Có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi tiến hành các thí nghiệm vật lý. II - Chuẩn bị cho giờ dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, tranh vẽ hình 26.3, 26.4, 26.2. - Thiết bị thí nghiệm:Biến thế nguồn, biến trở, giá thí nghiệm, cuộn dây, nam châm, dây dẫn. 2. Chuẩn bị của HS: - Kiến thức, bài tập: - Đồ dùng học tập: III - Tiến trình giờ học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra - Đặt vấn đề. Mục tiêu: Kiểm tra lại các kiến thức về nam châm điện. ?: Nêu cấu tạo của nam châm điện, Muốn tăng lực từ của nam châm điện ta làm thế nào? HS: Lên bảng trả lời câu hỏi của GV Hoạt động 2: Tìm hểu cấu tạo của loa đIửn. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức về loa điện. GV : Yêu cầu HS làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm hình 26.1 SGK. ?: Qua thí nghiệm em có kết luận gì ? GV: Đưa hình vẽ phóng to 26.2 Giới thiệu cấu tạo của loa điện và nguyên tắc hoạt động của loa điện. HS: Bố trí và làm thí nghiệm như hình vẽ 26.1. HS: Nêu cấu tạo của loa điện gồm: Nam châm E, cuộn dây L và màng loa M. I - Loa điện. 1 - Nguyên tắc hoạt động của loa điện. a) Thí nghiệm. (SGK). b) Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua, cuộn dây dao động. Khi cường độ dòng điện thay đổi ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm. 2 - Cấu tạo của loa điện. Hoạt động 3: Tìm hiểu về rơ le đIện từ Mục tiêu: HS nắm bắt kiến thức về rơle điện từ GV: Đưa hình vẽ phóng to 26.3 Giới thiệu cấu tạo của Rơ le điện từ. ?: Từ cấu tạo em hãy nêu nguyên tắc hoạt động của rơ le điện từ. HS : Quan sát và trả lời câu hỏi của GV. HS : Nêu nguyên tắc hoạt động của rơ le điện từ. II - Rơ le điện từ. 1- Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ. Rơ le điện từ là một thiết bị tự động dóng ngắt mạch điện. Bộ phận chủ yếu là một nam châm điện và một lá sắt non. Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - HDVN Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để giải các bài tập phần vận dụng. GV : Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C3, C4. Củng cố: Nêu các ứng dụng của nam châm mà em biết. Đọc thên phần có thể em chưa biết. Dặn dò: Làm các bài tập SBT. HS : Trả lời các câu hỏi của GV. III - Vận dụng. C3: Được, nam châm hút mạt sắt trong mắt bệnh nhân. C4: Khi dòng điện tăng quá mức cho phép nam châm N tăng lực từ hút thanh sắt rời khỏi tiếp điểm mạch tự động ngắt. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NGƯỜI SOẠN NGƯỜI DUYỆT Lờ Thị Lan Ngày soạn:29/12/2019 Tiết 31: lực điện từ. I - Mục tiêu học sinh cần đạt: 1. Kiến thức: - Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. 2. Kỹ năng: - Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia 3. Tình cảm, thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. - Có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi tiến hành các thí nghiệm vật lý. II - Chuẩn bị cho giờ dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị dạy học: Máy chiếu đa năng. - Thiết bị thí nghiệm: 2. Chuẩn bị của HS: - Kiến thức, bài tập: Ôn tập kiến thức bài nam châm điện. - Đồ dùng học tập: III - Các bước tiến hành dạy học trên lớp. Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra - Đặt vấn đề. Mục tiêu: Kiểm tra lại các kiến thức về nam châm điện. 1- Nêu cấu tạo của nam châm điện, Muốn tăng lực từ của nam châm điện ta làm thế nào? 2- Nêu tác dụng của nam châm điện? Làm thế nào để tăng lực từ của nam châm điện ? HS: 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV Hoạt động 2: Tìm hểu tác dụng của lực từ lên dây dẫn có dòng điện. Mục tiêu: HS qua TN tìm hiểu về khái niệm lực điện từ. GV : Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm ảo trên máy chiếu ?: Qua thí nghiệm em có kết luận gì? HS: Quan sát thí nghiệm 1 và trả lời câu C1. I - Tác dụng của lực từ lên dây dẫn có dòng điện. 1) Thí nghiệm: (SGK). 2) Kết luận. Dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường thì có lực từ tác dụng lên dây dẫn. Hoạt động 3: Tìm hiểu chiều của lực từ - Quy tắc bàn tay trái. Mục tiêu: Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia GV : Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm ảo khi đổi chiều dòng điện, khi đổi chiều của đường sức từ. ?: Qua thí nghiệm em có kết luận gì? Chiều dòng điện phụ thuộc vào những yếu tố nào ? GV: Sử dụng hình vẽ 27.2 giảng về quy tắc xác định chiều của lực từ. GV: Yêu cầu HS vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực điện từ trong một vài ví dụ cụ thể. HS : Quan sát thí nghiệm. HS : Qua thí nghiệm rút ra kết luận. HS : Đọc SGK về quy tắc bàn tay trái. HS : Làm theo yêu cầu của GV. II - Chiều của lực từ - quy tắc bàn tay trái. 1) Chiều của lực từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? a) Thí nghiệm: (SGK). b) Kết luận: Chiều của lực từ phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn. 2) Quy tắc bàn tay trái. (SGK) Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - HDVN GV: Sử dụng hình vẽ 27.3 cho HS trả lời câu hỏi C2. GV: Sử dụng hình vẽ 27.4 cho HS trả lời câu hỏi C3. GV: Sử dụng hình vẽ 27.5 cho HS trả lời câu hỏi C4.. Củng Cố: Phát biểu quy tắc bàn tay trái Dặn dò: Làm các bài tập SBT, học thuộc phần ghi nhớ. HS : Trả lời các câu hỏi C2, C3, C4. III - Vận dụng: C2: Dòng điện chạy trong dây dẫn từ B về A. C3: Đặt bàn tay cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay theo chiều dòng điện, ngón tay cái choãi ra 900 theo chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn thì khi đó lòng bàn tay hứng các đường sức từ. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NGƯỜI SOẠN NGƯỜI DUYỆT Lờ Thị Lan Ngày soạn:03/12/2019 Tiết 32 Bài tập I - Mục tiêu học sinh cần đạt: 1. Kiến thức: 2. Kỹ năng: - Vân dụng các quy tắc bàn tay trái để giải các bài tập 3. Tình cảm, thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong học tập, có tinh thần hợp tác nhóm tốt. II – Chuẩn bị cho giờ dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị dạy học: Máy chiếu. - Thiết bị thí nghiệm: 2. Chuẩn bị của HS: - Kiến thức, bài tập: Ôn lại quy tắc bàn tay trái. - Đồ dùng học tập: III – Tiến trình bài dạy: Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra - Tạo tình huống học tập Mục tiêu : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS trước khi đến lớp ?: Phát biẻu quy tắc bàn tay trái? Tìm chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn ở hình bên? HS ; Lên bảng trả lời và làm bài tập. Hoạt động 2: Giải bài tập 1 Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về quy tắc nắm tay phải để giải bài. GV: Yêu cầu HS đọc đề bài trên bảng phụ đưa hình vẽ. HS lên bảng làm bài tập. Bài tập 1: a) b) Hoạt động 3: Giải bài tập 2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về quy tắc bàn tay trái để giải bài. GV: Đưa nội dung của bài tập trên máy chiếu: GV: Yêu cầu HS đọc đề bài vẽ hình và xác định chiều của lực điện từ ở hình vẽ HS: Đọc đề bài. HS: Làm bài theo yêu cầu của GV. Bài tập 2: áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định chiều của lực điện từ lên đoạn dây AB và CD IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NGƯỜI SOẠN NGƯỜI DUYỆT Lờ Thị Lan Ngày soạn:03/12/2019 Tiết 33: Động cơ điện một chiều. I - Mục tiêu học sinh cần đạt: 1. Kiến thức: - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. 2. Kỹ năng: - Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và về mặt chuyển hóa năng lượng) của động cơ điện một chiều. 3. Tình cảm, thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. II - Chuẩn bị cho giờ dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị dạy học: Mô hình động cơ điện một chiều, biến thế nguồn, hình vẽ 28.1 - Thiết bị thí nghiệm: 2. Chuẩn bị của HS: - Kiến thức, bài tập: Ôn tập quy tắc bàn tay trái. - Đồ dùng học tập: III - Tiến trình giờ học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra - Đặt vấn đề. - Phát biểu quy tắc bàn tay trái, áp dụng quy tắc xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện, chiều của đường sức từ trong các trường hợp sau. N S + + = S N F . F HS: Lên bảng trả lời câu hỏi của GV Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. Mục tiêu: Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. GV: Sử dụng hình vẽ 28.1 GV : Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C1, C2. ?: Qua đó em rút ra kết luận gì? HS: xác định chiều lực từ tác dụng lên khung dây. HS : Trả lời các câu hỏi của GV. HS : Rút ra kết luận. I - Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. 1 - Các bộ phận chính của động cơ.điện một chiều N S Hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. 2- Hoạt động. Khi đưa điện vào khung dây lực từ làm cho khung quay. 3- Kết luận. - Đông cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên) gọi là stato và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phận quay ) gọi là rôto. - Khi cho dòng điện vào khung lực từ làm cho khung quay. Hoạt động 3: Tìm hiểu động cơ điện một chiều trong kĩ thuật. Mục tiêu : HS thấy được sự giống và khác nhau của động cơ điện trong kỹ thuật và theo nguyên tắc. ?: Nêu cấu tạo của động cơ điện trong kỹ thuật? ?: quan sát động cơ điện 1 chiều trong kỹ thuật và so sánh điểm giống nhau và khác nhau của cơ điện 1 chiều trong kỹ thuật với mô hình nguyên tắc cấu tạo. HS: Trả lời câu hỏi của GV. HS: So sánh hai động cơ về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động. II - Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật. 1- Cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kỹ thuật. 2 - Kết luận: a- Trong động cơ điện một chiều bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện. b- Bộ phận quay của động cơ điện gồm nhiều cuận dây. Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện một chiều. Mục tiêu: HS biết được sự chuyển hóa năng lượng trong đọng cơ điện. ?: Trong cơ điện 1 chiều các dạng năng lượng được biến đổi như thế nào ? HS: Tìm hiểu và trả lời câu hỏi của GV. III - Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện. Điện năng biến thành cơ năng. Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - HDVN. GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi C5, C6, C7. Dặn dò: Làm các bài tập SBT, học thuộc phần ghi nhớ. HS: Trả lời các câu hỏi của GV: C5: Dưới tác dụng của lực từ khung quay ngược chiều kim đồng hồ. C6: Vì từ trường của nam châm điện mạnh hơn từ trường của nam châm vĩnh cửu. C7: Động cơ điện dùng trong máy xay sát, tàu điện ... IV - Vận dụng: IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy : .........................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_9_tiet_26_den_35_nam_hoc_2019_2020_le_thi.doc