Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

CHỦ ĐỀ: NAM CHÂM VĨNH CỮU VÀ TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN

Tiết 1. NAM CHÂM VĨNH CỬU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.

- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.

2. Năng lực:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

3. Phẩm chất:

- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

- Có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu :

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: 2 thanh nam châm thẳng , trong đó có 1 thanh nam châm được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực.

+ Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp.

+ Một nam châm chữ U.

+ Một nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng (kim nam châm).

+ Một la bàn.

 

doc 10 trang Hoàng Giang 31/05/2022 5090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC
Ngày soạn: 10/10/2020 Tiết 21 Tuần: 11
CHỦ ĐỀ: NAM CHÂM VĨNH CỮU VÀ TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN
Tiết 1. NAM CHÂM VĨNH CỬU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.
- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Phẩm chất:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
- Có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu :
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: 2 thanh nam châm thẳng , trong đó có 1 thanh nam châm được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực. 
+ Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp.
+ Một nam châm chữ U.
+ Một nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng (kim nam châm).
+ Một la bàn.
 2. Học sinh: Đọc trước bài 21.
III. Tiến trình dạy học: 
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm: Giới thiệu chương II. Điện từ học.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá./ - Giáo viên đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu:
+ Nêu các hiểu biết của em về nam châm.
- Học sinh: Làm theo yêu cầu.
- Giáo viên: Lắng nghe và bổ sung khi cần.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Ông Tổ Xung Chi đã chế ra xe chỉ nam dù xe chuyển động theo hướng nào thì hình nhân trên xe cũng chỉ tay về hướng Nam, tại sao lại như vậy?
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
Bài 21. NAM CHÂM VĨNH CỬU
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ tính của nam châm. (13 phút)
1. Mục tiêu: 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính
Biết mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. Thái độ nghiêm túc, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm.
Hình thành năng lực cho học sinh phân tích tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm..
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C1-C2.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
GV: Gọi Hs đọc câu C1 và thảo luận nhóm 2 bạn cùng bàn trả lời.
HS: Đọc câu C1 và thảo luận nhóm 2 bạn cùng bàn trả lời.
Đại diện hs nhóm trình bày.
Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung C1.
GV: Yc Hs đọc câu C2, hoạt động nhóm làm TN và trả lời C2.
HS: Đọc câu C2, hoạt động nhóm làm TN và trả lời C2.
Đại diện hs nhóm trình bày.
Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung C2
GV: Yc Hs đọc thông tin về NC trang 59 và trả lời câu hỏi:
+ Trên hai cực của nam châm có những kí hiệu nào để ta nhận biết cực N –B?
+ Nam châm không hút những vật liệu nào?
+ Quan sát hình 21.2 cho biết có những loại nam châm nào?
+ Sơn màu, hoặc ghi chữ N (cực bắc), S (cực 
HS: Đọc thông tin về NC trang 59 và trả lời câu hỏi.
Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung.
GV: Yêu cầu cá nhân học sinh rút ra kết luận chung về từ tính của nam châm.
HS: Cá nhân học sinh rút ra kết luận chung về từ tính của nam châm.
Nhận xét, chốt lại kết luận về từ tính nam châm.
I. Từ tính của nam châm.
 1. Thí nghiêm
C1: Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt xem nó có hút không: Hoặc đưa nó lại gần một thanh nam châm khác xem nó đẩy hay hút nam châm đó.
C2:
+ Dọc theo hướng B-N
+ NC vẫn chỉ hướng Bắc - Nam
2. Kết luận
- Nam châm nào cũng có hai từ cực
- Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương tác giữa 2 nam châm (12 phút)
1. Mục tiêu: Hiểu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. Thái độ nghiêm túc, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm. Kỹ năng xác định được các từ cực của kim nam châm. Hình thành năng lực cho học sinh phân tích tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C3, C4.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
GV: Gọi HS đọc C3, C4.
Yêu cầu HS quan sát hình 21.3 tìm hiểu:
+ Mục đích thí nghiệm?
+ Dụng cụ thí nghiệm?
+ Các bước tiến hành thí nghiệm?
HS đọc C3, C4, quan sát hình 21.3 tìm hiểu:
mục đích thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS tiến hành TN C3, C4: nhận dụng cụ TN, tiến hành TN theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra, trả lời C3, C4.
HS: Tiến hành TN C3, C4 theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra, trả lời C3, C4.
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN.
HS: Các nhóm báo cáo kết quả TN.
Đại diện nhóm khác báo cáo kết quả thí nghiệm.
GV: Nhận xét, chốt lại nội dung sự tương tác giữa hai nam châm.
II. Tương tác giữa hai nam châm.
1. Thí nghiệm
C3: Hai đầu của hai nam châm khác tên nên chúng hút nhau.
C4: Khi đổi đầu nam châm thì hai đầu của hai nam châm cùng tên nên chúng đẩy nhau.
2. Kết luận
Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau. 
C. Hoạt động luyện tập (10 phút)
1. Mục tiêu: dùng các kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng thực tế.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C5 - C8.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
GV hướng dẫn HS về nhà các câu hỏi C5 đến C8 SGK.
C4, C5, C6: Không yêu cầu HS yếu trả lời
III. Vận dụng
C5. Có thể ông đã lắp trên xe một thanh nam châm.
C6. Bộ phận chỉ hướng của la bàn là một kim nam châm. Vì tại mọi điểm trên trái đất (trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.
C7. Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực bắc. Đầu có ghi chữ S là cực nam. ( sơn màu có thể do các nhà sản xuất qui định)
C8. Trên hình 21.5 SGK sát với cực ghi chữ N (cực Bắc) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm.
D. Hoạt động vận dụng (5 phút)
Mục đích:, hướng dẫn về nhà làm các bài tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Củng cố:
21.6(SBT) Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh. 
B. Chỉ có từ cực Bắc.
C. Cả hai từ cực. 
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
- Đọc phần Có thể em chưa biết.
Câu 10(BTCBVNC). 
a. Khi sử dụng la bàn , cần phải lưu ý điều gì để kim luôn chỉ hướng Bắc – Nam.
b. Theo em, la bàn dùng kim nam châm có thể dùng trên máy bay, tàu thuyền được không?
Câu 11. Cho biết cực A và cực B đẩy nhau, B hút C, C đẩy D.Hãy xác định tương tác giữa các cực A và D; B và D.
GV yêu cầu HS:
- Đối với bài học ở tiết học này: Về học thuộc phần ghi nhớ 
- làm bài tập từ bài 21.1 ––> 21.5 (SBT)
- Xem trước bài “Tác dụng từ củ dòng điện-Từ trường”
HS lắng nghe
Ngày soạn: 10/10/2020 Tiết 22. Tuần 11
CHỦ ĐỀ: NAM CHÂM VĨNH CỮU VÀ TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN
Tiết 2. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện.
- Trả lời được câu hỏi từ trường tồn tại ở đâu.
- Biết cách nhận biết từ trường.
2. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp
3. Phẩm chất:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức học hỏi, yêu thích môn vật lý.
II. Thiết bị dạy học và học liệu :
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: 
- 2 giá thí nghiệm
- Một nguồn điện 3 hoặc 4,5 V
- 2 kim nam châm đặt trên giá có trục thẳng đứng.
- 1 công tắc.
- 1 đoạn dây bằng constantan l = 40 cm.
- 5 dây nối bằng đồng có vỏ cách điện dài khoảng 30 cm.
- 1 biến trở.
- 1 ampekế GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A
2. Học sinh: Đọc trước bài 21.
A. Hoạt động hkoiwr động (5 phút)
	Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm: Kiểm tra kiến thức về nam châm vĩnh cửu và giới thiệu bài mới.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá./ - Giáo viên đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu:
+ Nêu các hiểu biết của em về nam châm vĩnh cửu.
- Học sinh tiếp nhận:
- Học sinh: Làm theo yêu cầu.
- Giáo viên: Lắng nghe và bổ sung khi cần.
- Dự kiến sản phẩm: NC có 2 cực, có thể hút sắt, thép...
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Ở lớp 7 chúng ta đã biết, cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ. Phải chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ. Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ thì nó có tác dụng từ hay không?
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
CHỦ ĐỀ: NAM CHÂM VĨNH CỮU VÀ TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN
Tiết 2. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện. (15 phút)
1. Mục tiêu: 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. 
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C1.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
	Hoạt động của gv và hs
Nội dung
GV. Khuyến khích HS tự học
- Rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện.
I. LỰC TỪ:
1. Thí nghiệm: sgk
2. Kết luận:
 Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ trường (10 phút)
1. Mục tiêu: - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C2, C3.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
Nêu vấn đề: Trong TN trên, kim nam châm đặt dưới dây dẫn điện thì chịu tác dụng của lực từ. 
Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không? Làm thế nào để trả lời được câu hỏi đặt ra?
Bổ sung cho mỗi nhóm một thanh nam châm, yêu cầu HS làm TN theo phương án đã đề xuất. Đến các nhóm, hướng dẫn các em thực hiện C2, C3.
Gợi ý: Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm trong TN trên chứng tỏ không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm có gì đặc biệt?
Yêu cầu HS đọc kĩ kết luận trong SGK và nêu câu hỏi: Từ trường tồn tại ở đâu?
- HS trao đổi ván đề mà GV đặt ra, đề xuất phương án TN kiểm tra.
- Làm TN, thực hiện C2, C3.
- Rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm.
Gợi ý HS: Hãy nhớ lại các TN nào đã làm đối với nam châm và từ trường gợi cho ta phương pháp để phát hiện từ trường?
Nêu câu hỏi: Căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường?
Thông thường, dụng cụ đơn giản để nhận biết từ trường là gì?
- Mô tả được cách dùng kim nam châm để phát hiện lực từ và nhờ đó phát hiện ra từ trường.
- Rút được kết luận về cách nhận biết từ trường
- Các kiến thức về môi trường:
+ Trong không gian, từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biên thiên trong không gian.
+ Các sóng radio, sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia gama cũng là sóng điện từ. Các sóng điện từ lan truyền mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng.
- Biện pháp GDBVMT: 
+ Xây các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
+ Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng cách, không sử dụng điện thoại di động để đàm thoại quá lâu để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể, tắc điện thoại khi ngủ hoặc để xa người.
+ Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng phát thanh truyền hình một cách thích hợp.
+ Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định, chỉ sử dụng điện thoại khi thật cần thiết.
II. TỪ TRƯỜNG:
1. Thí nghiệm:
C2. Lệch khỏi hướng B-N
C3. kim nam châm luôn chĩ hướng xác nh
2. Kết luận:
 Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường.
3. Cách nhận biết từ trường:
 Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
C. Hoạt động luyện tập (10 phútz
1. Mục tiêu: dùng các kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng thực tế.
2. Nội dung:
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: C4 - C6.
- Phiếu học tập của nhóm: 
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
	Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Giới thiệu thí nghiệm lịch sử Ơ-xtét:
Ơ-xtét đã làm TN như thế nào để chứng tỏ rằng điện “sinh ra” từ.
- Nhắc lại được cách tiến hành TN để phát hiện ra các tác dụng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
- Yêu cầu HS làm C4, C5, C6 vào vở và trao đổi trên lớp để chọn phương án tốt nhất.
- Làm bài tập vận dụng C4, C5, C6.
- Tham gia thảo luận trên lớp về các đáp án của bạn.
III. Vận dụng
C4: đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu KNC lệch khỏi hướng B-N thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngc lại
C5: đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên thì kim nam châm luôn chĩ hướng B-N
C6: không gian xung quanh kim nam châm có từ trường
D. Hoạt động vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Nội dung:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Tổ chức thực hiện:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
	Hoạt động của gv và hs
Nội dung
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
HS khá: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào để kiểm tra pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một nam châm?
- Khắc sâu nội dung KT
- Làm các bài tập ở SBT.
- Soạn trước bài mới.
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.doc