Kế hoạch giáo dục môn Sinh học 9 - Năm học 2021-2022 (Điều chỉnh theo công văn 4040 ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Kế hoạch giáo dục môn Sinh học 9 - Năm học 2021-2022 (Điều chỉnh theo công văn 4040 ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT Bài / Chủ đề

Yêu cầu cần đạt Nội dung điều chỉnh/

Hướng dẫn thực hiện Phương tiện, đồ dùng dạy học, thí nghiệm, thực hành

HỌC KỲ I

PHẦN I. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Chương I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

1 Bài 1. Menđen và Di truyền học. - Trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

- Nêu được công lao to lớn và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Nêu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học.

- Hình thành được sự hứng thú học tập sinh học và thế giới quan duy vật biện chứng.

- Hình thành được sự kiên trì, đam mê, tìm tòi, thực nghiệm sinh học trong thực tiễn. Mục Câu hỏi và bài tập trang 7: Câu 4/Không yêu cầu học sinh thực hiện - Tranh vẽ : Các cặp tính trạng trong TN của Men đen

2

 Chủ để: Lai một cặp tính trạng

(Tích hợp các bài 2,3) - Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.

- Nêu và ghi nhớ được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. nêu và phát biểu được nội dung quy luật phân li.

- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.

- Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.

- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.

- Hình thành được kỹ năng tính toán, xác suất thống kê. - Bài 2. Lai một cặp tính trạng

Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 4/Không yêu cầu học sinh thực hiện

- Bài 3. Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Mục V. Trội không hoàn toàn và Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3/Không yêu cầu học sinh thực hiện Tranh vẽ : sơ đồ sự DT màu hoa ở đậu Hà Lan .

 

doc 15 trang Hoàng Giang 31/05/2022 2250
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn Sinh học 9 - Năm học 2021-2022 (Điều chỉnh theo công văn 4040 ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG 
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN SINH HỌC 9 
Năm học 2021- 2022
(Điều chỉnh theo công văn 4040 ngày 16 tháng 9 năm 2021 của bộ giáo dục và đào tạo)
 (Cả năm: 70 tiết / 35 tuần. Học kỳ 1: 36 tiết / 18 tuần- Học kỳ 2: 34 tiết / 17 tuần)
TT
Bài / Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Nội dung điều chỉnh/
Hướng dẫn thực hiện
Phương tiện, đồ dùng dạy học, thí nghiệm, thực hành
Ghi chú
HỌC KỲ I
PHẦN I. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
1
Bài 1. Menđen và Di truyền học.
- Trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Nêu được công lao to lớn và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Nêu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học.
- Hình thành được sự hứng thú học tập sinh học và thế giới quan duy vật biện chứng.
- Hình thành được sự kiên trì, đam mê, tìm tòi, thực nghiệm sinh học trong thực tiễn.
Mục Câu hỏi và bài tập trang 7: Câu 4/Không yêu cầu học sinh thực hiện
- Tranh vẽ : Các cặp tính trạng trong TN của Men đen
2
Chủ để: Lai một cặp tính trạng
(Tích hợp các bài 2,3)
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu và ghi nhớ được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. nêu và phát biểu được nội dung quy luật phân li.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
- Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
- Hình thành được kỹ năng tính toán, xác suất thống kê.
- Bài 2. Lai một cặp tính trạng
Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 4/Không yêu cầu học sinh thực hiện
- Bài 3. Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
Mục V. Trội không hoàn toàn và Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3/Không yêu cầu học sinh thực hiện
Tranh vẽ : sơ đồ sự DT màu hoa ở đậu Hà Lan ...
3
Bài 4. Lai hai cặp tính trạng.
- Mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Tranh vẽ : Lai 2 cặp tính trạng ...
- Bảng phụ : Kẻ bảng 4 tr. 15
4
Bài 5. Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo).
- Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.
- Giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan điểm của Menđen.
- Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.
- Hình thành được kỹ năng tính toán, xác suất thống kê.
- Tranh vẽ : lai 2 cặp tính trạng ...
- Bảng phụ : kẻ bảng 5 tr. 18
5
Bài 6. Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.
Cả bài/Khuyến khích học sinh tự thực hiện
6
Ôn tập chương I
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng được kiến thức về các quy luật di truyền.
- Vận dụng được kiến thức vào giải thích các tình huống trong thực tiễn.
CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ
7
Bài 8. Nhiễm sắc thể.
- Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. 
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.
- Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
- Xác định được NST là VCDT ở cấp độ tế bào.
- Hình thành được thế giới quan duy vật biện chứng.
- Phóng to hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.5 ( nếu có ĐK)
8
Chủ đề: Phân bào và sự sinh sản
(Tích hợp các bài 9,10,11)
- Trình bày được những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
- Nêu được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân I và giảm phân II.
- Nêu được những điểm khác nhau của từng kì ở giảm phân I và II.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân
- Hình thành được kỹ năng quan sát, nhóm, tính toán sinh học.
- Trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
- Nêu được những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
- Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
- Giải thích được bản chất sâu xa của sự sinh sản và đa dạng sinh học ở loài sinh sản hữu tính.
- Vận dụng để giải thích được cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Bài 9. Nguyên phân
Mục I. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào và Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 1/
Không yêu cầu học sinh thực hiện
- Bài 10. Giảm phân
Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2/Không yêu cầu học sinh thực hiện
- Tranh vẽ : sự biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào
- Bảng phụ :kẻ bảng 9.1, 9.2
- Phóng to hình 10 tr. 31
- Bảng phụ : kẻ bảng 10 tr. 32
9
Bài 12. Cơ chế xác định giới tính.
- Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính.
- Trình bày được cơ chế xác định NST giới tính ở người.
- Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phân hoá giới tính.
- Phóng to hình 12.2 ( nếu có ĐK)
10
Bài 13. Di truyền liên kết.
- Nêu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.
- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moocgan.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.
- Thấy được hiện tượng di truyền liên kết là sự phổ biến trong thực tiễn và sự bền vững của một số loại tính trạng qua quá trình tiến hóa lâu dài.
Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2 và câu 4/Không yêu cầu học sinh thực hiện
- Phóng to hình 13 tr.42
11
Bài 14. Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể.
- Chỉ ra được dạng NST ở các kì phân bào.
- Vẽ được hình thái của NST ở kỳ giữa của quá trình phân bào.
- Hình thành được kỹ năng quan sát, so sánh và phân tích kết quả thực nghiệm.
- Kính hiển vi
- Hộp tiêu bản NST ( nếu có)
- Ảnh NST hành tây ở các kỳ
12
Ôn tập Chương II
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.
- Vận dụng được kiến thức vào giải các bài tập.
CHƯƠNG III. AND VÀ GEN
13
Bài 15. ADN.
- Nêu được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng của nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn , F. Crick.
- Giải thích được sự đa dạng của sinh giới trên cơ sở cấu trúc của ADN.
- Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.
- Vận dụng được để giải các bài tập sinh học phân tử đơn giản.
- Mô hình cấu trúc không gian ADN
14
Bài 16. ADN và bản chất của gen.
- Trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN ; Nêu được chức năng của gen, ADN.
- Phân tích được ý nghĩa của sự nhân đôi của ADN là cơ sở chứng minh ADN là VCDT.
- Mô hình nhân đôi ADN
15
Bài 17. Mối quan hệ giữa gen và ARN.
- Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.
- Kể được các loại ARN.
- Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN đặc biệt là nêu được nguyên tắc của quá trình này.
- Xác định được bản chất mối quan hệ ADN với ARN.
- Hình thành được thế giới quan duy vật biện chứng.
- Vận dụng được để giải các bài tập sinh học phân tử đơn giản.
- Mô hình phân tử ARN
- Mô hình tổng hợp ARN
- Bảng phụ : kẻ bảng 17 tr.51
16
Bài 18. Prôtêin.
- Nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc trưng và đa dạng của nó.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và nêu được vai trò của nó. 
- Nêu được các chức năng của prôtêin.
- Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.
Mục II. Lệnh ▼ trang 55/Không yêu cầu học sinh thực hiện
17
Bài 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Phân tích được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa.
- Giải thích được bản chất mối quan hệ trong sơ đồ: gen (1 đoạn phân tử ADN) " ARN " prôtêin " tính trạng.
- Giải thích được bản chất sự đa dạng của kiểu hình do kiểu gen quy định kết hợp sự tương tác với môi trường sống.
- Mô hình tổng hợp prôtêin
- Tranh vẽ : sơ đồ mối quan hệ ADN -> mARN -> prôtêin
18
Bài 20. Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN.
- Lắp ráp được mô hình ADN.
- Hình thành kỹ năng hoạt động nhóm. 
- Mô hình cấu trúc không gian ADN
19
Ôn tập Chương III
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng được nội dung của chương I,II,III
- Vận dụng được kiến thức vào giải các bài tập và giải thích các tình huống thực tiễn.
- Sơ đồ hóa được các kiến thức đã học.
CHƯƠNG IV. BIẾN DỊ
20
Bài 21. Đột biến gen.
- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân đột biến gen.
- Trình bày được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
21
Chủ đề: Đột biến NST
(Tích hợp các bài 22,23,24)
- Trình bày được một số dạng đột biến cấu trúc NST.
- Nêu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST.
- Nêu được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST, cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n - 1).
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
- Phân biệt được hiện tượng đa bội thể và thể đa bội.
- Hình thành được ý thức tránh, đấu tranh các tác nhân có thể gây đột biến cho người.
- Tự tìm tòi được các ví dụ về đột biến NST ở người và hậu quả của chúng.
- Bài 23. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Mục I. Lệnh ▼ trang 67/Không yêu cầu học sinh thực hiện
- Bài 24. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
Mục IV. Sự hình thành thể đa bội/Học sinh tự đọc
Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2/Không yêu cầu học sinh thực hiện
- Tranh vẽ : 1 số dạng đột biến cấu trúc NST
- Phóng to hình 23.2
- Phóng to hình 24.5
22
Bài 25. Thường biến.
- Nêu được khái niệm thường biến.
- Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến với đột biến về 2 phương diện: khả năng di truyền và sự biểu hiện thành kiểu hình.
- Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.
- Trình bày được ảnh hưởng của môi trường sống với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
- Liên hệ được các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của môi trường ở người trong sự phát triển hay nói cách khác sự phát triển của con người chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường.
Sưu tầm 1 số thực vật biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường
23
Bài 26. Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến 
Bài 27. Thực hành: Quan sát thường biến.
Cả 2 bài /Không yêu cầu học sinh thực hiện
- Sưu tầm tranh ảnh về các dạng đột biến
- Bảng phụ : kẻ bảng 26 tr .75
- Sưu tầm 1 số thực vật biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường
24
Bài tập
- Hệ thống hóa lại kiến thức đã học qua hoàn thành các câu hỏi và bài tập có liên quan.
- Vận dụng được vào giải thích các tình huống trong thực tiễn.
25
Ôn tập 
- Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
- Vận dụng được lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Mục I. Bảng 40.1/Không thực hiện cột “Giải thích”
- Mục II. Câu 7 và câu 10/Không thực hiện
CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
26
Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người.
- Sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền 1 vài tính trạng hay đột biến ở người.
- Phân biệt được 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
- Nêu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền từ đó giải thích được 1 số trường hợp thường gặp.
- Phóng to hình 28.1, 28.2 ( nếu có ĐK)
27
Bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người.
- Chỉ ra được bệnh Đao và bệnh Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- Trình bày được các nguyên nhân của các tật bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
- Sưu tầm ảnh về tật bệnh di truyền ở người ( nếu có)
28
Bài 30. Di truyền học với con người.
- Nêu được di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực này.
- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm nam giới lấy nhiều vợ và nữ giới lấy nhiều chồng. Cấm những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời kết hôn với nhau.
- Giải thích được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất của tính di truyền của con người.
Mục II.1. Bảng 30.1/Không yêu cầu học sinh thực hiện
HỌC KỲ II
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
29
Bài 31. Công nghệ tế bào.
- Nêu được khái niệm công nghệ tế bào, những giai đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào và giải thích được tại sao cần thực hiện các công nghệ đó.
- Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
- Hình thành được niềm đam mê sinh học thực nghiệm.
Mục I. Lệnh ▼ trang 89, ý 2 (Để nhận được mô non )/Không yêu cầu học sinh thực hiện
Mục II. Ứng dụng công nghệ tế bào/Không yêu cầu học chi tiết về cơ chế, chỉ học các ứng dụng
30
Bài 32. Công nghệ gen.
- Nêu được khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học.
- Nêu được ứng dụng của công nghệ gen, công nghệ sinh học hiện đại và vai trò trong sản xuất và đời sống.
- Hình thành được niềm đam mê sinh học thực nghiệm.
- Mục I. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen/Không yêu cầu học chi tiết, chỉ học phần chữ đóng khung ở cuối bài
- Mục II. Ứng dụng công nghệ gen/Không yêu cầu học chi tiết, chỉ học các ứngdụng
- Phóng to hình 32 tr.92
31
Bài 33. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống 
Cả bài/Học sinh tự đọc
32
Bài 34. Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần.
- Trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
- Vận dụng để giải thích được các trường hợp không gây thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần trong thực tiễn. 
- Phóng to hình 34.3
33
Bài 35. Ưu thế lai.
- Nêu được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai để nhân giống.
- Nêu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
- Vận dụng để giải thích được tại sao các giống lai không làm giống được mà phải mua hàng năm và tại sao không sử dụng giống thuần làm giống.
Mục III. Các phương pháp tạo ưu thế lai/Không yêu cầu học chi tiết, chỉ học phần chữ đóng khung ở cuối bài
34
Bài 36. Các phương pháp chọn lọc 
Cả bài/Khuyến khích học sinh tự đọc
35
Bài 37. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Cả bài/Khuyến khích học sinh tự đọc
36
Bài 38. Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn.
Cả bài/Khuyến khích học sinh tự làm
37
Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Cả bài/Khuyến khích học sinh tự thực hiện
38
Bài 40. Ôn tập phần di truyền và biến dị
Củng cố và nâng cao năng lực về các ứng dụng trong di truyền học và di truyền học người
Mục I. Bảng 40.1/Không yêu cầu học sinh thực hiện cột “Giải thích”
Mục II. Câu 7 và câu 10/Không ôn tập những nội dung đã tinh giản
PHẦN II. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
39
Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái.
- Nêu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
- Vận dụng để giải thích được trong thực tế mỗi loài đều có môi trường sống đặc trưng và loài đặc hữu.
Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 4/Không yêu cầu học sinh thực hiện
- Phóng to hình 41.2
- Bảng phụ : kẻ bảng 41.1, 41.2
40
Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.
- Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
Mục I. Lệnh ▼ trang 122-123/Không yêu cầu học sinh thực hiện
Bảng phụ : Kẻ bảng 42.1
41
Bài 43. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
- Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
- Sưu tầm tranh ảnh thực vật, động vật chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm ( nếu có)
- Bảng phụ: kẻ bảng 43.1, 43.2
42
Bài 44. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
- Nêu được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
43
Bài 45-46. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
Cả bài/Khuyến khích học sinh tự thực hiện
CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI
44
Bài 47. Quần thể sinh vật.
- Nêuđược khái niệm, cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy được VD.
- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
- Bảng phụ : kẻ bảng 47.1, phóng to hình 47 tr.141
45
Bài 48. Quần thể người.
- Trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của QTN liên quan đến vấn đề dân số.
- Biết thay đổi nhận thức dân số và phát triển xã hội, giúp cán bộ với mọi người dân thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
- Bảng phụ : kẻ bảng 48.1, 48.2
46
Bài 49. Quần xã sinh vật.
- Trình bày được khái niệm của quần xã, phân biệt quần xã với quần thể.
- Lấy được VD minh hoạ các mối liên hệ sinh thái trong quần xã.
- Mô tả được 1 số dạng biến đổi phổ biến của quần xã trong tự nhiên biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định và chỉ ra được 1 số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.
- Tranh ảnh về quần xã sinh vật
47
Bài 50. Hệ sinh thái.
- Nêu được khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong thiên nhiên.
- Nêu được khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, cho được VD.
- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
- Tranh vẽ : 1 lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng
- Bảng phụ : chép bài tập điền từ tr. 152
48
Bài 51. Thực hành: Hệ sinh thái.
- Xác định được các thành phần của hệ sinh thái trong tự nhiên.
- Hình thành được kỹ năng quan sát, phối hợp nhóm, phân tích, đánh giá kết quả; Yêu thích và bảo vệ đa dạng hệ sinh thái.
Môi trường đại phương/báo cáo sản phẩm, theo dõi
49
Bài 52. Thực hành: Hệ sinh thái.
- Xác định được thành phần của một chuỗi thức ăn.
- Vẽ được các chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái quan sát.
- Xác định được các thành phần của hệ sinh thái trong tự nhiên.
- Hình thành được kỹ năng quan sát, phối hợp nhóm, phân tích, đánh giá kết quả; Yêu thích và bảo vệ đa dạng hệ sinh thái.
Môi trường đại phương/báo cáo sản phẩm, theo dõi
50
Ôn tập 
Củng cố và nâng cao được về yêu cầu cần đạt của môi trường và sinh vật; hệ sinh thái
- Dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, kính lúp, lọ đựng côn trùng ...
- Bảng phụ : kẻ bảng 51.1 -> 51.4
- Dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, kính lúp, lọ đựng côn trùng ...
- Bảng phụ : kẻ bảng 51.1 -> 51.4
CHƯƠNG III. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
51
Bài 53. Tác động của con người đối với môi trường.
- Chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên. 
- Hình thành được ý thức trách nhiệm cần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và các thế hệ sau.
- Bảng phụ ; kẻ bảng 53.1
52
Chủ đề: Ô nhiễm môi trường
(Tích hợp các bài 54,55,56,57)
- Nêu được khái niệm và nguồn gốc cũng như nguyên nhân ô nhiễm môi trường
- Nêu được các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường;
- Tìm hiểu, phân tích và báo cáo được tình hình và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương
Tại địa phương và lớp học, qua mạng internet/ báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm, theo dõi quá trình
CHƯƠNG IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
53
Bài 58. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
 Phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên, nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khái niệm phát triển bền vững.
- Bảng phụ : kẻ bảng 58.1, 58.2, 58.3
54
Bài 59. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
 Giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã, đồng thời nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- Bảng phụ : kẻ bảng 59 tr. 179
55
Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
- Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
- Nêu được sự cần thiết phải có luật bảo vệ môi trường.
- Nâng cao trách nhiệm của bản thân.
- Bảng phụ : kẻ bảng 60.2, 60.3
56
Bài 61. Luật bảo vệ môi trường.
Cả bài/Học sinh tự đọc
57
Bài 62. Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
Cả bài/Khuyến khích học sinh tự thực hiện
58
Bài tập
Hệ thống hóa được kiến thức về sinh thái học đồng thồng biết vận dụng chúng trong thực tiễn 
59
Bài 63. Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
60
Bài 64. Tổng kết chương trình toàn cấp.
Hệ thống hóa được kiến thức thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
61
Bài 65. Tổng kết chương trình toàn cấp.
Hệ thống hóa được kiến thức thức sinh học cá thể và sinh học tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tế.
62
Bài 66. Tổng kết chương trình toàn cấp.
Hệ thống hóa được kiến thức sinh học 9
63
Tổng kết đánh giá 
Được đánh giá về kết quả học tập và lựa chọn định hướng sau khi hoàn thành xong chương trình THCS
Kiểm tra đánh giá định kỳ sinh học 9
STT
Bài học
/Chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Số
tiết
(1)
Tiết PPCT
/Thời gian
(2)
Thiết bị DH
Ghi chú
(3)
1
Giữa Học kỳ 1
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng được nội dung của chương
- Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập và giải thích các tình huống thực tiễn.
- Sơ đồ hóa được các kiến thức đã học.
1
21
Tự luận
2
Cuối Học kỳ 1
- Đánh giá được năng lực học sinh về các nội dung ADN và biến dị.
- Hình thành được kỹ năng trình bày, ý thức trung thực, quý trọng thời gian.
- Phát triển năng lực xác định vấn đề và hướng giải quyết, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, tự chủ.
1
33
Tự luận
3
Giữa Học kỳ 2
- Đánh giá được năng lực học sinh về các nội dung Ứng dụng DTH, sinh vật và môi trường.
- Hình thành được kỹ năng trình bày, ý thức trung thực, quý trọng thời gian.
- Phát triển năng lực xác định vấn đề và hướng giải quyết, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, tự chủ.
1
53
Tự luận
4
Cuối Học kỳ 2
- Đánh giá được năng lực học sinh về các nội dung hệ sinh thái, con người với môi trường và bảo vệ môi trường
1
66
Tự luận
Ba Sao, ngày 10 tháng 09 năm 2021
 BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giao_duc_mon_sinh_hoc_9_nam_hoc_2021_2022_dieu_chin.doc