Tài liệu ôn luyện học sinh giỏi môn Sinh học 9

Tài liệu ôn luyện học sinh giỏi môn Sinh học 9

CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MEN ĐEN VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT DI TRUYỀN KHÁC

A. GIAO TỬ, HỢP TỬ, KIỂU GEN, KIỂU HÌNH

I. NHẬN DẠNG BÀI TẬP

- Đề bài thường chỉ nhắc đến một cặp tính trạng

- Tính trạng do một gen quy định và nằm trên NST thường, không di truyền liên kết, không đột biến, hoán vị hoặc có sự tương tác gen

- Thường tính trạng trội là trội hoàn toàn so với tính trạng lặn. Một số đề bài có đề cập đến tính trội không hoàn toàn làm xuất hiện kiểu hình trung gian.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP

1. Xác định số kiểu gen và viết các kiểu gen đó.

- Nội dung: Là dạng đề bài yêu cầu xác định các kiểu gen có thể xuất hiện từ các giao tử cho trước và viết các kiểu gen đó

- Cách giải: Để giải quyết được vấn đề nêu trên, trước tiên cần hiểu rõ mỗi kiểu gen được hình thành từ ít nhất là 2 giao tử (alen) theo cơ số 2, tức là mỗi kiểu gen sẽ được hình thành từ các cặp alen tương đồng, ví dụ Aa; AABb; AaBbCc.theo quy tắc tổ hợp ngẫu nhiên các giao tử. Muốn xác định được số kiểu gen có thể hình thành từ các giao tử cho trước ta áp dụng theo công thức sau:

Số kiểu gen = 3n (trong đó n là số cặp alen dị hợp tương đồng)

- Ví dụ minh họa

Xét 1 gen có 2 alen B và b. Sự tổ hợp của hai alen trên hình thành các loại kiểu gen nào?

Giải

Phân tích đề bài ta thấy gen nêu trên có một cặp alen dị hợp tương đồng là Bb vì vậy số kiểu gen có thể xuất hiện do sự tổ hợp ngẫu nhiên của 2 alen trên là 3n = 31=3 kiểu gen đó là các kiểu gen BB, Bb và bb

2. Xác định số loại giao tử và viết các giao tử đó.

- Nội dung: Là dạng bài tập mà đề bài cho trước kiểu gen, yêu cầu xác định các loại giao tử được hình thành và viết các loại giao tử đó.

- Cách giải: Đối với bài tập dạng này ta cần dựa vào kiểu gen của cá thể để xác định các kiểu giao tử được hình thành. Do mỗi cặp alen khi phát sinh giao tử thì giao tử chỉ mang 1 alen, nên số loại giao tử hình thành được tính theo công thức 2n, trong đó n là số cặp alen dị hợp.

Số loại giao tử được xác định theo công thức 2n (Trong đó n là số cặp alen dị hợp có trong kiểu gen)

- Ví dụ minh họa

Trong tế bào của một loài thực vật có kiểu gen AaBb. Hãy xác định số loại giao tử được hình thành và viết các loại giao tử đó.

Giải

Xét kiểu gen trên ta thấy có 2 cặp alen dị hợp là Aa và Bb, vậy số loại (kiểu) giao tử được hình thành là 2n = 22 = 4 loại giao tử. Đó là các giao tử (A;a)(B;b) = AB; Ab; aB; ab

 

doc 92 trang Hoàng Giang 02/06/2022 2741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn luyện học sinh giỏi môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Quyển tài liệu ôn luyện học sinh giỏi môn sinh học 9 phần bài tập được biên soạn dưới dạng tóm tắc theo các chuyên đề và các dạng bài tập thường gặp trong các cuộc thi. Để hoàn thành nội dung của quyển tài liệu này, học sinh phải nắm vững một số kiến thức lý thuyết liên quan đến các định luật, các khái niệm, thuật ngữ cũng như các ký hiệu sinh học thường dùng đã được trình bày ở quyển tài liệu ôn luyện học sinh giỏi môn sinh học 9 phần lý thuyết. 
Tài liệu này biên soạn nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững kỹ năng giải bài tập sinh học 9 ở một số dạng cơ bản, thường gặp để tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng như cung cấp cho học sinh các kiến thức mở rộng mà sách giáo khoa không hoặc ít đề cập đến.
Tài liệu này được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với năng lực của từng đối tượng học sinh ôn luyện cũng như quy mô, tính chất của các cuộc thi, đồng thời lồng ghép các đề thi thực tế hàng năm ở trong, ngoài huyện nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và tăng cường kiến thức môn sinh học 9.
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT DI TRUYỀN KHÁC
A. GIAO TỬ, HỢP TỬ, KIỂU GEN, KIỂU HÌNH	Trang 03
I. NHẬN DẠNG BÀI TẬP	Trang 03
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP	Trang 03
1. Xác định số kiểu gen và viết kiểu gen	Trang 03
2. Xác định số loại giao tử và viết giao tử	Trang 03
3. Xác định tỉ lệ giao tử	Trang 03
4. Xác định số tổ hợp giao tử, số tổ hợp kiểu gen, kiểu hình của hợp tử	Trang 04
5. Tính tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F1	Trang 05
III. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN	Trang 06
B. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MENĐEN	Trang 07
I. NHẬN DẠNG BÀI TẬP	Trang 07
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP	Trang 07
1. Biết kiểu gen, kiểu hình của P, xác định kiểu gen kiểu hình F1	Trang 07
2. Biết kiểu gen, kiểu hình của F1, xác định kiểu gen kiểu hình P	Trang 08
3. Biết tỉ lệ phân li kiểu hình, kiểu gen của F1, xác định kiểu gen, kiểu hình của P	Trang 08
4. Trội không hoàn toàn	Trang 10
III. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN	Trang 10
C. LAI NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MENĐEN	Trang 15
I. NHẬN DẠNG BÀI TẬP	Trang 15
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP	Trang 16
1. Biết tính trội, lặn, kiểu gen, kiểu hình của P, xác định kiểu gen kiểu hình F1	Trang 16
2. Biết kiểu gen, kiểu hình của F1, xác định kiểu gen kiểu hình P	Trang 17
3. Biết tỉ lệ phân li kiểu hình, kiểu gen của F1, xác định kiểu gen, kiểu hình của P	Trang 17
III. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN	Trang 18
D. MỘT SỐ QUY LUẬT DI TRUYỀN KHÁC	Trang 24
I. NHẬN DẠNG BÀI TẬP	Trang 24
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP	Trang 24
1. Xác định kiểu gen, kiểu hình của cá thể qua sự di truyền nhóm máu	Trang 25
2. Xác định kiểu gen, kiểu hình của cá thể, quy luật di truyền thông qua phả hệ	Trang 25
3. Tính xác suất xuất hiện kiểu gen, kiểu hình	Trang 26
III. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN	Trang 27
CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MEN ĐEN VÀ MỘT SỐ QUY LUẬT DI TRUYỀN KHÁC
A. GIAO TỬ, HỢP TỬ, KIỂU GEN, KIỂU HÌNH
I. NHẬN DẠNG BÀI TẬP
- Đề bài thường chỉ nhắc đến một cặp tính trạng
- Tính trạng do một gen quy định và nằm trên NST thường, không di truyền liên kết, không đột biến, hoán vị hoặc có sự tương tác gen
- Thường tính trạng trội là trội hoàn toàn so với tính trạng lặn. Một số đề bài có đề cập đến tính trội không hoàn toàn làm xuất hiện kiểu hình trung gian.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
1. Xác định số kiểu gen và viết các kiểu gen đó. 
- Nội dung: Là dạng đề bài yêu cầu xác định các kiểu gen có thể xuất hiện từ các giao tử cho trước và viết các kiểu gen đó
- Cách giải: Để giải quyết được vấn đề nêu trên, trước tiên cần hiểu rõ mỗi kiểu gen được hình thành từ ít nhất là 2 giao tử (alen) theo cơ số 2, tức là mỗi kiểu gen sẽ được hình thành từ các cặp alen tương đồng, ví dụ Aa; AABb; AaBbCc...theo quy tắc tổ hợp ngẫu nhiên các giao tử. Muốn xác định được số kiểu gen có thể hình thành từ các giao tử cho trước ta áp dụng theo công thức sau:
Số kiểu gen = 3n (trong đó n là số cặp alen dị hợp tương đồng)
- Ví dụ minh họa
Xét 1 gen có 2 alen B và b. Sự tổ hợp của hai alen trên hình thành các loại kiểu gen nào?
Giải
Phân tích đề bài ta thấy gen nêu trên có một cặp alen dị hợp tương đồng là Bb vì vậy số kiểu gen có thể xuất hiện do sự tổ hợp ngẫu nhiên của 2 alen trên là 3n = 31=3 kiểu gen đó là các kiểu gen BB, Bb và bb
2. Xác định số loại giao tử và viết các giao tử đó. 
- Nội dung: Là dạng bài tập mà đề bài cho trước kiểu gen, yêu cầu xác định các loại giao tử được hình thành và viết các loại giao tử đó.
- Cách giải: Đối với bài tập dạng này ta cần dựa vào kiểu gen của cá thể để xác định các kiểu giao tử được hình thành. Do mỗi cặp alen khi phát sinh giao tử thì giao tử chỉ mang 1 alen, nên số loại giao tử hình thành được tính theo công thức 2n, trong đó n là số cặp alen dị hợp. 
Số loại giao tử được xác định theo công thức 2n (Trong đó n là số cặp alen dị hợp có trong kiểu gen)
- Ví dụ minh họa
Trong tế bào của một loài thực vật có kiểu gen AaBb. Hãy xác định số loại giao tử được hình thành và viết các loại giao tử đó.
Giải
Xét kiểu gen trên ta thấy có 2 cặp alen dị hợp là Aa và Bb, vậy số loại (kiểu) giao tử được hình thành là 2n = 22 = 4 loại giao tử. Đó là các giao tử (A;a)(B;b) = AB; Ab; aB; ab
3. Xác định tỉ lệ các giao tử
- Nội dung: Là dạng bài tập yêu cầu tính tỉ lệ phát sinh các giao tử từ một kiểu gen nào đó.
- Cách giải: Trong trường hợp phân li độc lập, không có sự tương tác gen hay di truyền liên kết thì tỉ lệ hình thành giao tử bằng tích tỉ lệ của các alen tạo nên giao tử đó.
- Ví dụ minh họa
Tính tỉ lệ hình thành của các giao tử từ các kiểu gen sau đây: Aa, AaBb
Giải
Để tính được tỉ lệ các giao tử được hình thành, trước tiên ta cần xác định được các loại giao tử được hình thành và tỉ lệ các alen tạo nên giao tử đó
Xét kiểu gen Aa, ta thấy số loại giao tử được hình thành từ kiểu gen này là 21 = 2 kiểu giao tử là A và a, tỉ lệ của alen A là 50%(0,5), alen a là 50%(0,5). Giao tử A chỉ được hình thành từ 1 alen A, giao tử a chỉ được hình thành từ alen a nên tỉ lệ hình thành giao tử A và a đều bằng 50% (0,5)
Xét kiểu gen AaBb có số loại giao tử được hình thành là 22 = 4 loại giao tử là (A;a)(B;b) = AB; Ab; aB; ab
Giao tử AB được hình thành từ 2 alen A và B với tỉ lệ là 0,5:0,5 do đó tỉ lệ hát sinh giao tử AB là 0,5 x 0,5 = 0,25 (25%)
Tương tự các giao tử còn lại cũng chiếm tỉ lệ là 0,25 (25%)
4. Xác định số tổ hợp giao tử, số tổ hợp kiểu gen, kiểu hình của hợp tử.
- Nội dung: Là dạng bài tập mà đề bài cho trước một phép lai P, yêu cầu xác định số tổ hợp giao tử được hình thành, số loại kiểu gen của hợp tử và số loại kiểu hình của hợp tử ở F1.
- Cách giải: 
* Trường hợp bố và mẹ có số cặp gen dị hợp không bằng nhau
+ Số tổ hợp giao tử = số loại giao tử của bố x số loại giao tử của mẹ
+ Số kiểu gen bằng tích số kiểu gen của từng cặp gen của bố và mẹ
+ Số kiểu hình bằng tích các kiểu hình của từng cặp gen của bố và mẹ
* Trường hợp bố và mẹ có số cặp gen dị hợp bằng nhau (=n)
+ Số tổ hợp giao tử: 4n
+ Số kiểu gen: 3n
+ Số kiểu hình: 22
	- Ví dụ minh họa
Cho phép lai P: AaBb x Aabb, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.
	a. Xác định số loại giao tử của bố và mẹ được hình thành
	b. Xác định số tổ hợp giao tử được tạo ra
	c. Số loại kiểu gen và kiểu hình ở F1
Giải
a. Số loại giao tử được hình thành từ kiểu gen AaBb = 22 = 4 loại là (A;a)(B;b)=AB; Ab; aB; ab. Số loại giao tử được hình thành từ kiểu gen Aabb = 21=2 loại là
(A;a)b = Ab; ab
	b. Số tổ hợp giao tử được tạo ra là số giao tử của bố x số giao tử của mẹ =4x2=8 tổ hợp đó là
PxP
AB
Ab
aB
ab
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
ab
AABb
AAbb
aaBb
aabb
	c. Số loại kiểu gen và kiểu hình
Ta thấy do số cặp gen dị hợp ở bố và mẹ không bằng nhau vì vậy ta xét riêng lẻ từng gen quy định các cặp tính trạng
Xét cặp gen Aa (Bố) x Aa (mẹ), số kiểu gen xuất hiện ở F1 là 3 kiểu AA, Aa và aa. Số kiểu hình là 2 kiểu.
Xét cặp gen Bb(bố) x bb(mẹ), số kiểu gen xuất hiện ở F1 là 2 kiểu là Bb và bb. Số kiểu hình là 2 kiểu.
Vậy số kiểu gen xuất hiện ở F1 trong phép lai (bố) AaBb x Aabb (mẹ) là 3x2=6 kiểu, số kiểu hình là 2x2=4 kiểu	
5. Tính tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F1
- Nội dung: Là dạng bài tập mà đề bài cho trước phép lai P, yêu cầu xác định tỉ lệ hình thành các kiểu gen, kiểu hình của F1
- Cách giải: Ta thực hiện theo các bước sau đây
+ Bước 1: Tính tỉ lệ phân ly của từng cặp gen quy định từng cặp tính trạng
+ Bước 2: Tính tỉ kệ kiểu gen, kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân ly của các cặp gen
- Ví dụ minh họa
Cho phép lai P: (bố) AaBbDd x (mẹ) AaBbdd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.
a. Mỗi cơ thể bố mẹ khi giảm phân cho mấy loại giao tử? Viết những loại giao tử đó
b. Tính tỉ lệ giao tử Abd của bố và giao tử abd của mẹ.
c. Xác định tỉ lệ kiểu gen aaBbDd ở thế hệ con
d. Xác định tỉ lệ kiểu hình aaB_D_ ở thế hệ con
e. Xác định tỉ lệ kiểu hình của con sinh ra giống bố
Giải
a. Các loại giao tử được hình thành từ bố là 23 = 8 loại là (A;a)(B;b)(D;d) =
ABD; ABd; AbD; Abd; aBD; aBd; abD;abd
Các loại giao tử được hình thành từ mẹ là 22=4 loại là (A;a)(B;b)d = ABd; Abd; aBd; abd.
b. Tỉ lệ giao tử Abd của bố. Giao tử Abd được hình thành từ các alen A, b, d. Mỗi alen chiếm tỉ lệ lần lượt là 0,5; 0,5; 0,5 vậy tỉ lệ giao tử Abd của bố là 0,5x0,5x0,5=0,125=12,5%
Tỉ lệ giao tử abd của mẹ được hình thành từ các alen a, b, d. Mỗi alen có tỉ lệ lần lượt là 0,5; 0,5; 1 vậy tỉ lệ giao tử abd của mẹ là 0,5x0,5x1=0,25=25%
c. Tỉ lệ kiểu gen aaBbDd ở thế hệ con. Ta thấy kiểu gen này được tạo thành bỡi các cặp gen aa; Bb và Dd. Tỉ lệ kiểu gen chính là tích tỉ lệ phân ly của các cặp gen này.
Xét cặp gen Aa (bố) x Aa (mẹ), tỉ lệ phân li từng cặp gen quy định từng cặp tính trạng là AA=1/4; Aa=2/4; aa=1/4
Xét cặp gen Bb (bố) x Bb (mẹ) có tỉ lệ phân li là BB=1/4; Bb=2/4; bb=1/4
Xét cặ gen Dd (bố) x dd (mẹ) có tỉ lệ phân li là Dd=2/4; dd=2/4
Vậy tỉ lệ kiểu gen aaBbDd=1/4x2/4x2/4=1/16=6,25%
d. Tỉ lệ kiểu hình aaB_D_
= 1/4x(1/4+2/4)x2/4=3/32
e. Tỉ lệ kiểu hình của con cái sinh ra giống bố.
Ta thấy bố có kiểu hình A_B_D_, vậy tỉ lệ để những đứa con sinh ra có kiểu hình giống bố là 3/4x3/4x2/4=9/32
III. BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Bài 1: Có các kiểu gen sau đây AA, Aa, aa, AaBB, AaBb
	a. Các kiểu giao tử được hình thành từ các kiểu gen trên là gì?
	b. Xác định tỉ lệ giao tử của các kiểu gen nêu trên
	Bài 2: Xét 1 gen có 2 alen B và b. Sự tổ hợp của hai alen trên hình thành các loại kiểu gen nào? Xác định tỉ lệ giao tử của mỗi kiểu gen đó.
	Bài 3: Cơ thể có kiểu gen aaBbCCDd khi giảm phân sẽ tạo ra những loại giao tử nào? Tính tỉ lệ giao tử và viết các loại giao tử đó.
	Bài 4: Cho các phép lai sau đây
	PL1: (bố) Aa x aa (mẹ)
	PL2: (bố) AaBb x AABb (mẹ)
	PL3: (bố) AaBb x AaBb (mẹ)
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.
	a. Xác định số loại giao tử của bố và mẹ được hình thành
	b. Xác định số tổ hợp giao tử được tạo ra
	Bài 5: Cho các phép lai sau
	PL1: AA x AA
	PL2: AA x Aa
	PL3: Aa x Aa
	PL4: AA x aa
	PL5: Aa x aa
	PL6: aa x aa
	Tính tỉ lệ phân li các kiểu gen qui định từng cặp tính trạng trong các phép lai trên
Bài 6: Cho phép lai P: (bố) AaBbDd x (mẹ) AaBbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn.
a. Mỗi cơ thể bố mẹ khi giảm phân cho mấy loại giao tử? Viết những loại giao tử đó
b. Tính tỉ lệ giao tử ABD của bố và giao tử abd của mẹ.
c. Xác định tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở thế hệ con
d. Xác định tỉ lệ kiểu hình AaB_D_ ở thế hệ con
e. Xác định tỉ lệ kiểu hình của con sinh ra giống bố
	Bài 7: Cho phép lai P: (bố) AaBb x AaBb (mẹ)
a. Tính số tổ hợp giao tử được tạo ra
b. Tính số kiểu gen xuất hiện ở F1, viết ra các kiểu gen đó
c. Tính số kiểu hình xuất hiện ở F1
d. Tính tỉ lệ các kiểu gen ở F1
e. Tính tỉ lệ các kiểu hình ở F1
Bài 8: Cho phép lai P: (bố) AaBbCcDdEe x aaBbCcDDEe (mẹ). Biết mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên NST thường, phân li độc lập, trội là trội hoàn toàn.
a. Số loại kiểu gen, kiểu hình ở F1
b. Số loại biến dị tổ hợp ở F1
c. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1
Bài 9: Thực hiện phép lai P: (bố)AaBbDd x AaBbDd((mẹ). Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình phát sinh giao tử xảy ra bình thường. Tính theo lý thuyết, hãy xác định:
a. Số loại kiểu gen, kiểu hình tối đa thu được ở đời F1. 
b. Tỉ lệ kiểu gen aaBbDd và tỉ lệ kiểu hình aaB-dd ở F1. 
c. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời F1.
B. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MENĐEN
I. NHẬN DẠNG BÀI TẬP
- Đề bài chỉ nói đến một cặp tính trạng tương phản
- Tính trạng do một gen quy định, nằm trên nhiễm sắc thể thường
- Không di truyền liên kết, k hoán vị, không đọt biết
- Tính trạng trội là trội hoàn toàn so với tính trạng lặn
- Chúng ta chỉ áp dụng kết quả hai định luật đồng tính và phân tính của MenĐen để giải bài toán trong trường hợp các đối tượng trong đề bài phải là các đối tượng có số lượng sinh sản nhiều, thời gian sinh trưởng, sinh sản ngắn.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
1. Đề bài cho biết trước kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ, xác định kiểu gen, kiểu hình của con cái (bài toán lai thuận)
- Nội dung: Là dạng bài toán thuận, đề bài đã cho biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của P. từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của con cái và lập sơ đồ lai
- Cách giải: Được thực hiện qua các bước cơ bản
Bước 1: Tóm tắc nội dung, dữ kiện đề bài, xác định tính trội, lặn. (Ghi ngoài giấy nháp)
Bước 2: Quy ước gen
Bước 3: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P
Bước 4: Lập sơ đồ lai
Bước 5: Xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ hoặc số lượng phân li tính trạng ở con cái
- Ví dụ minh họa
Ở chuột tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả sẽ như thế nào?
Giải
Bước 1: Đề bài nhắc đến 2 tính trạng lông đen và lông trắng, lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so với lông trắng. 
Bước 2: Quy ước gen
- Gọi A là gen trội quy định tính trạng lông đen, a là gen lặn quy định tính trạng lông trắng. 
Bước 3: Vậy chuột đực lông đen có kiểu gen AA hoặc Aa, chuột lông trắng có kiểu gen aa
Bước 4 và 5: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả 
Do chuột đực lông đen có 2 kiểu gen nên có 2 trường hợp xảy ra
* Trường hợp 1
P: AA (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A a
F1 Aa
Kiểu gen 100% Aa
Kiểu hình 100% lông đen
* Trường hợp 2
P: Aa (lông đen) x aa (lông trắng)
GP: A; a 	 a
F1 Aa; aa
Kiểu gen 50% Aa; 50% aa
Kiểu hình 50% lông đen; 50% lông trắng
2. Đề bài cho biết kiểu gen, kiểu hình của con cái, xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ (Bài toán lai nghịch)
- Nội dung: Là dạng bài toán nghịch, trong đó đề bài cho biết kiểu hình, kiểu gen của con cái, yêu cầu xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
- Cách giải: Để giải bài tập loại này cần tiến hành các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Tóm tắc nội dung, dữ kiện đề bài.
Bước 2: Dựa vào kiểu gen, kiểu hình của con cái để biện luận tìm ra kiểu hình, kiểu gen của bố mẹ dựa vào quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên. Mỗi kiểu gen của con cái có 2 alen, một alen nhận từ bố, alen còn lại nhận từ mẹ. 
Bước 3: Quy ước gen, xác định kiểu gen của con cái và bố mẹ
Bước 4: Lập sơ đồ lai
Bước 5: Xác định kết quả.
- Ví dụ minh họa
Ở người, màu mắt nâu là trội hoàn toàn so với màu mắt xanh. Trong một gia đình bố và mẹ đều có mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt xanh. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ minh hoạ.
Giải
Bước 1: Đề bài đề cập đến 2 tính trạng là mắt nâu và mắt xanh, trong đó mắt nâu là trội so với mắt xanh.
Bước 2: Người con gái mắt xanh mang kiểu hình lặn, tức có kiểu gen đồng lặn. Kiểu gen này được tổ hợp từ 1 giao tử của bố và 1 giao tử của mẹ. Tức bố và mẹ đều tạo được giao tử mang gen lặn. Theo đề bài bố và mẹ đều có mắt nâu lại tạo được giao tử mang gen lặn. Suy ra, bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử.
Bước 3: Gọi A là gen trội quy định tính trạng mắt nâu, a là gen lặn quy định tính trạng mắt xanh. Vậy đứa con gái mắt xanh có kiểu gen aa, bố, mẹ mắt nâu có kiểu gen Aa.
Bước 4 và 5: Sơ đồ lai minh hoạ
P: Aa (mắt nâu) x Aa(mắt nâu)
GP: A; a A; a
F1: Kiểu gen: 1 AA; 2 Aa; 1aa
 Kiểu hình 3 mắt nâu: 1 mắt xanh
3. Đề bài cho biết số lượng hoặc tỉ lệ phân li về kiểu gen, kiểu hình của con cái, xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ
- Nội dung: Là dạng bài toán nghịch mà đề bài chỉ cho biết số lượng hoặc tỉ lệ phân li kiểu hình của con cái chứ không cho biết kiểu gen của con cái và yêu cầu xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
- Cách giải: Để giải bài tập loại này cần tiến hành các bước cơ bản sau đây
Bước 1: Tóm tắc nội dung, dữ kiện đề bài.
Bước 2: Xác định số lượng hoặc tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của con cái tương ứng với tỉ lệ của quy luật di truyền nào của MenĐen, từ đó biện luận tìm ra quy luật di truyền, tính trội, lặn và kiểu gen của bố mẹ.
* Nếu bố và mẹ có kiểu hình giống nhau và tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen của con cái là 100% đồng tính với bố mẹ thì kiểu gen của bố mẹ rơi vào các trường hợp sau: TH1, cả bố và mẹ đều mang kiểu gen đồng hợp trội hoặc cả hai đều mang gen lặn. TH2, một bên mang kiểu gen đồng hợp trội, bên còn lại mang kiểu gen dị hợp. Đối với những trường hợp này chúng ta chưa thể xác định tính trội, lặn của gen mà chỉ có thể dùng phương pháp suy luận để tìm ra các kiểu gen, kiểu hình có thể xuất hiện ở bố, mẹ.
* Nếu bố và mẹ có kiểu hình giống nhau và ở con cái có sự phân tính thì bố mẹ rơi vào các trường hợp sau: TH1, con cái có 2 kiểu hình khác nhau theo tỉ lệ 3:1, thì cả bố và mẹ đều mang gen dị hợp, tính trạng nào chiếm tỉ lệ 3 thì tính trạng đó là trội, tính trạng còn lại là lặn. TH2, con cái có 3 kiểu hình khác nhau theo tỉ lệ 1:2:1 thì cả bố mẹ đều mang gen dị hợp và tính trạng trội là trội không hoàn toàn so với tính trạng lặn. Trong trường hợp thứ hai này chúng ta chưa thể xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn trừ khi trong đề bài có quy định sẵn.
* Nếu bố và mẹ khác nhau về kiểu hình mà con cái 100% đồng tính với kiểu hình của bố hoặc mẹ thì bố mẹ đều mang gen thuần chủng, kiểu hình xuất hiện ở con cái chính là tính trạng trội.
* Nếu bố và mẹ khác nhau về kiểu hình mà con cái 100% đồng tính nhưng có kiểu hình không giống bố cũng không giống mẹ thì bố mẹ đều mang gen thuần chủng và tính trội là trội không hoàn toàn. Trường hợp này chưa thể xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn trừ trường hợp đề bài có quy định sẵn.
* Nếu bố mẹ khác nhau về kiểu hình mà con cái có sự phân tính theo tỉ lệ 1:1, thì bố mẹ sẽ rơi vào các trường hợp sau đây: TH1, một bên mang gen đồng trội hoặc gen lặn bên còn lại mang gen dị hợp và tính trội là trội không hoàn toàn. Nếu rơi vào trường hợp này chúng ta chưa thể xác định được tính trạng trội và tính trạng lặn. TH2, là trường hợp phép lai phân tích giữa một bên mang gen trội dị hợp và một bên mang gen lặn, tính trội phải là trội hoàn toàn. Như vậy trong trường hợp bố mẹ khác nhau về kiểu hình mà con cái có sự phân tính thì chúng ta không thể xác định được tính trội, lặn hoặc trội có hoàn toàn hay không hoàn toàn trừ trường hợp đề bài có quy định.
Các tỉ lệ kiểu hình đối với lai một cặp tính trạng
Trường hợp trội hoàn toàn có các tỉ lệ sau
Tỉ lệ kiểu hình
Kiểu gen của p
1
AA x AA; AA x Aa; AA x aa; aa x aa
1:1
Aa x aa
3:1
Aa x Aa
Trường hợp trội không hoàn toàn có các tỉ lệ sau
Tỉ lệ kiểu hình
Kiểu gen của p
1
AA x AA; AA x aa; aa x aa
1:1
Aa x aa; AA x Aa
1:2:1
Aa x Aa
Bước 3: Quy ước gen, xác định kiểu gen của bố mẹ
Bước 4: Viết sơ đồ lai.
Bước 5: Xác định kết quả.
- Ví dụ minh họa
Trong phép lai giữa hai cây lúa thân cao người ta thu được kết quả như sau: 3018 hạt cho cây thân cao và 1004 hạt cho cây thân thấp. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên
Giải
Bước 1: Đề bài đề cập đến tính trạng thân cao, thân thấp. thu được 3018 thân cao, 1004 thân thấp. Chưa xác định tính trạng nào là trội.
Bước 2: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai
Tỉ lệ 3: 1 là tỉ lệ tuân theo quy luật phân tính của Menđen
Suy ra: Tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.
Bước 3: Quy ước gen
Gọi A là gen trội quy định tính trạng thân cao, a là gen lặn quy định tính trạng thân thấp
Tỉ lệ con lai 3: 1 chứng tỏ bố, mẹ có kiểu gen dị hợp là: Aa
Bước 4 và 5: Sơ đồ lai
P: Aa (thân cao) x Aa(thân cao)
GP: A; a A; a
F1: Kiểu gen: 1 AA; 2 Aa; 1aa
 Kiểu hình 3 thân cao; 1 thân thấp
Vậy kết quả phù hợp với đề bài
4. Tính trội không hoàn toàn so với tính lặn
- Nội dung: Là dạng bài tập mà tính trội không lấn át hoàn toàn so với tính lặn làm xuất hiện kiểu hình trung gian, tức là kiểu hình không giống bố cũng không giống mẹ
- Cách giải: Giải theo các bước tương tự như lai một cặp tính trạng của MenDen, tuy nhiên có sự khác biệt về kiểu hình. Trường hợp này các kiểu gen đồng trội sẽ xuất hiện kiểu hình trội, kiểu gen đồng lặn xuất hiện kiểu hình lặn còn các kiểu gen dị hợp sẽ xuất hiện kiểu hình trung gian.
III. BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Bài 1: Ở thực vật gen A là trội, quy định tính trạng thân cao, gen a là lặn, quy định thân thấp. Hãy viết kiểu gen của các cây sau đây.
a. Cây thân cao thuần chủng
b. Cây thân cao không thuần chủng
c. Cây thân thấp
d. Viết sơ đồ lai cho các phép lai sau đây
PL1: Cây thân cao thuần chủng lai với cây thân cao thuần chủng
PL2: Cây thân cao thuần chủng lai với cây thân cao không thuần chủng
PL3: Cây thân cao không thuần chủng lai với cây thân cao không thuần chủng
PL4: Cây thân cao thuần chủng lai với cây thân thấp
PL5: Cây thân cao không thuần chủng lai với cây thân thấp
PL6: Cây thân thấp lai với cây thân thấp
Bài 2: Khi xét sự di truyền về tính trạng hình dạng hoa ở một loài thực vật, A là gen trội quy định tính trạng hoa kép, a là gen lặn quy định tính trạng hoa đơn.
a. Sự tổ hợp giữa 2 alen trên tạo ra mấy kiểu gen, viết các kiểu gen đó.
b. Khi cho các kiểu gen trên giao phối ngẫu nhiên với nhau thì có bao nhiêu kiểu giao phối? Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình của mỗi kiểu giao phối đó.
Bài 3: Cho biết tính trạng hình dạng quả của một loài do một cặp alen A, a quy định. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu, thu được F1 đồng loạt có quả tròn.
a. Từ kết quả trên, ta có thể kết luận được điều gì?
b. Nếu cho F1 tạp giao với nhau, hãy cho biết kết quả ở F2.
c. Dựa vào kiểu kình cây quả tròn ở đời F2, ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng.
Bài 4: Ở người kiểu tóc xoăn do gen trội quy định là trội hoàn toàn so với kiểu gen lặn quy định tóc thẳng.
a. Một cặp vợ chồng đều có tóc thẳng có thể sinh ra đứa con có tóc xoăn hay không? Viết sơ đồ lai minh họa.
b. Một cặp vợ chồng có bố tóc xoăn, có mẹ tóc thẳng. Họ có đứa con gái đầu lòng tóc thẳng, nếu cặp vợ chồng đó muốn sinh một đứa con tóc xoăn thì có được hay không và tỉ lệ để đứa con tóc xoăn xuất hiện là bao nhiêu %? Viết sơ đồ lai để giải thích
Bài 5: Ở một loài hoa, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen quy định và gen trội là trội hoàn toàn so với gen lặn. Người ta cho lai cây hoa bố A với 3 cây hoa mẹ I, II, III có kiểu gen khác nhau thu được kết quả như sau:
- A x I, thu được 346 cây hoa màu tím
- A x II, thu được 400 cây hoa tím, 398 cây hoa vàng
- A x III, thu được 512 cây hoa tím, 170 cây hoa vàng
a. Xác định tính trội, lặn của tính trạng màu sắc hoa nêu trên
b. Xác định kiểu gen, kiểu hình của cây bố A và các cây mẹ I, II, III sau đó viết sơ đồ lai để minh họa
Bài 6: ở đậu Hà Lan, thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp. Khi cho đậu Hà Lan thân cao giao phấn với nhau thu được F1 toàn đậu thân cao. 
a. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai
b. Nếu cho F1 trong phép lai trên lai phân tích thì kết quả như thế nào?
Bài 7: Ở lúa, tính trạng hạt chín sớm là trội hoàn toàn so với hạt chín muộn.
a. Xác định kiểu gen và kiểu hình của con lai F1 khi cho cây lúa chín sớm lai với cây lúa chín muộn.
b. Nếu cho cây lúa chín sớm F1 tạo ra ở trên tiếp tục lai với nhau thì kết quả thu được ở F2 như thế nào?
c. Trong số các cây lúa chín sớm ở F2 làm cách nào để chọn được cây thuần chủng?
Bài 8: Ở ruồi giấm gen trội V quy định cánh dài và gen lặn v quy định cánh ngắn. Trong một phép lai giữa một cặp ruồi giấm, người ta thu được ở con lai có 84 con cánh dài và 27 con cánh ngắn. Xác định kiểu gen và kiểu hình của cặp bố, mẹ đem lai và lập sơ đồ lai minh hoạ.
Bài 9: Cho cây cà chua quả đỏ giao phấn với cây cà chua quả vàng thu được F1 đồng loạt có quả đỏ. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn với nhau thu được F2. 
a. Có thể dựa vào một quy luật di truyền nào đó để xác định tính trạng trội và tính trạng lặn được không? Giải thích.
b. Quy ước gen và lập sơ đồ lai cho phép lai nói trên.
Bài 10: Sau đây là kết quả từ 3 phép lai khác nhau
- Phép lai 1: Bố? x mẹ?
 F1 thu được 280 hạt tròn và 92 hạt dài
- Phép lai 2: Bố hạt tròn x mẹ?
 F1 thu được 175 hạt tròn và 172 hạt dài
- Phép lai 3: Bố? x mẹ hạt dài?
 F1 thu được toàn hạt tròn
a. Có nhận xét gì về đặc điểm di truyền của cặp tính trạng về dạng hạt nêu trên.
b. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ cho mỗi phép lai trên.
Bài 11: Người ta thực hiện 2 phép lai sau
- Phép lai 1: Gà chân cao x gà chân cao. Trong số gà con thu được ở F1 có con chân thấp.
- Phép lai 2: Cho gà trống chân thấp giao phối một con gà mái chưa biết kiểu gen. Giả sử rằng ở F1 xuất hiện một trong hai kết quả sau đây
- F1 có 100% gà chân cao
- F1 vừa có gà chân cao, vừa có gà chân thấp
a. Hãy xác định tính trạng trội, tính trạng lặn và quy ước gen quy định chiều cao chân gà nói trên
b. Xác định kiểu gen của các con gà P và lập sơ đồ minh hoạ cho mỗi phép lai trên
Bài 12: Ở người, tính trạng tóc xoăn là trội so với tóc thẳng.
a. Trong một gia đình, mẹ có tóc thẳng sinh được một con gái tóc xoăn. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố và lập sơ đồ minh hoạ.
b. Người con gái tóc xoăn nói trên lớn lên lấy chồng có tóc xoăn thì xác suất để sinh được con có tóc thẳng là bao nhiêu phần trăm?
Bài 13: Một con bò cái không sừng giao phối với bò đực có sừng, năm đầu đẻ được một bò có sừng và năm sau đẻ được một bò không sừng. Con bò không sừng nói trên lớn lên giao phối với một bò đực không sừng đẻ được một con bò có sừng.
a. Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn.
b. Xác định kiểu gen của mỗi cá thể nêu trên.
c. Lập sơ đồ lai minh hoạ.
Bài 14: Ở người, tính trạng tóc xoăn là trội hoàn toàn so với tóc thẳng.
a. Vợ chồng ông B đều có tóc xoăn sinh được đứa con trai có tóc thẳng. Họ thắc mắc vì sao đứa con không giống họ. Em hãy giải thích hộ và xác định kiểu gen của những người trong gia đình của ông B.
b. Ông D có tóc thẳng và có đứa con gái tóc xoăn. Hãy xác định kiểu gen của vợ chồng ông D và đứa con gái của ông D. Lập sơ đồ lai minh hoạ.
c. Hai đứa con của hai gia đình trên lớn lên kết hôn với nhau. Hãy xác định xác suất để thế hệ tiếp theo có đứa trẻ tóc xoăn hoặc tóc thẳng là bao nhiêu phần trăm?
Bài 15: Cho biết ở chuột, đuôi cong là tính trạng trội hoàn toàn so với đuôi thẳng.
a. Cho chuột thuần chủng đuôi cong giao phối với chuột đuôi thẳng thu được F1. Tiếp tục cho F1 lai với nhau thu được F2. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F2.
b. Có thể chọn được chuột thuần chủng đuôi cong ở F2 được hay không? Giải thích và minh hoạ.
Bài 16: Ở người, thuận tay phải là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng thuận tay trái.
a. Nếu bố và mẹ đều thuận tay phải thì con sinh ra sẽ như thế nào?
b. Nếu bố thuận tay trái muốn chắc chắn có con thuận tay phải thì người mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
c. Bố và mẹ đều thuận tay trái thì có thể có con thuận tay phải không? Giải thích?
Bài 17: Người ta thực hiện 3 phép lai sau
Phép lai 1: Đậu thân cao lai đậu thân cao thu được F1
Phép lai 2: Đậu thân cao lai với đậu thân thấp F1 thu được 120 cây đều thân cao
Phép lai 3: đậu thân cao lai với đậu thân thấp F1 thu được 120 cây trong đó có 61 cây thân cao và 51 cây thân thấp.
Cho biết tính trạng thân cao là trội so với tính trạng thân thấp. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp nêu trên.
Bài 18: Ở người, thuận tay phải là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng thuận tay trái
a. Ông B thuận tay phải, vợ ông B thuận tay trái. Họ có một đứa con trai thuận tay phải và một đứa con gái thuận tay trái. Xác định kiểu gen của vợ chồng ông B và của hai đứa con nói trên.
b. Ông D thuận tay trái có một đứa con gái thuận tay trái. Xác định kiểu gen của vợ chồng ông D và đứa con gái của ông D.
c. Con trai ông B lớn lớn kết hôn với con gái ông D. Xác định
- Xác suất để ông B và ông D có đứa cháu thuận tay phải.
- Xác suất để ông B và ông D có đứa cháu thuận tay trái.
Bài 19: Ở chuột, gen X quy định lông xù, gen x quy định lông thẳng. Chuột cái (1) có lông thẳng giao phối với chuột đực (2) đẻ được 1 chuột lông thẳng (3) và 1 chuột lông xù (4). Lớn lên chuột (3) giao phối với chuột lông xù (5) đẻ được 1 chuột lông xù (6). Biện luận và xác định kiểu gen của 6 con chuột nói trên.
Bài 20: Ở đậu hà lan, đặc điểm tính trạng hình dạng của hạt do một gen qui định. Cho giao phấn hai cây đậu thu được F1, cho F1 tiếp tục gia phấn với nhau thu được 3 kết quả:
- PL 1: F1 hạt trơn x hạt trơn thu được F2: 735 hạt trơn : 247 hạt nhăn
- PL 2: F1 hạt trơn x hạt trơn thu được F2: 100% hạt trơn
- PL 1: F1 hạt trơn x hạt nhăn thu được F2: 100% hạt trơn
a. Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên
b. Rút ra nhận xét về kiểu hình và kiểu gen của P? Viết sơ đồ lai và giải thích?
Bài 21: Ở cá chép có hai KH là cá chép trần và cá chép vảy. Khi lai cá chép vảy với cá chép vảy thu được toàn cá chép vảy. Khi lai cá chép trần với cá chép vảy thu được 1 trần : 1 vảy. Khi lai các chép trần với nhau luôn thu được tỉ lệ phân tính(2trần : 1 vảy). Có thể giải thích các phép lai trên như thế nào?
Bài 22: (Đề HSG huyện Trần Đề năm học 2013-2014). Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong: Thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn.
a. Lập sô đồ lai từ P đến F2 .
b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích t

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_luyen_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_9.doc