Modoule 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh là một khâu vô cùng quan trọng, vì thế nó không thể thiếu được trong hoạt động giáo dục ở nhà trường.
Đó là quá trình xử lí những thông tin thu thập được qua kiểm tra, trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt được. Việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS có thể được biểu hiện qua thái độ và nhận xét của giáo viên. Đánh giá bằng thái độ là việc bày tỏ sự đồng tình, tán thành, khen ngợi. (đối với những kết quả tích cực) hoặc là sự nhắc nhở, phê bình, chê trách (đối với những kết quả tiêu cực). Đánh giá bằng nhận xét là sự đo kết quả về số lượng và chất lượng được thể hiện qua lời nói hay viết của giáo viên, trong đó, có thể chỉ ra những ưu điểm hay hạn chế của học sinh.
Mục tiêu đó là những tiêu chí, những chỉ tiêu, những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta cần đạt được sau khi kết thúc một hoạt động nào đó. Mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh phải đuợc thiết kế sao cho thực hiện được chức năng làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chuẩn xác. Mục tiêu có thể coi là một sự rõ ràng, đầy đủ chứa đụng những kết quả đã dự kiến trước.
* Modoule 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. 1. Thầy (cô) hãy nêu ý nghĩa của việc xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS. Trả lời: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh là một khâu vô cùng quan trọng, vì thế nó không thể thiếu được trong hoạt động giáo dục ở nhà trường. Đó là quá trình xử lí những thông tin thu thập được qua kiểm tra, trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt được... Việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS có thể được biểu hiện qua thái độ và nhận xét của giáo viên. Đánh giá bằng thái độ là việc bày tỏ sự đồng tình, tán thành, khen ngợi... (đối với những kết quả tích cực) hoặc là sự nhắc nhở, phê bình, chê trách (đối với những kết quả tiêu cực). Đánh giá bằng nhận xét là sự đo kết quả về số lượng và chất lượng được thể hiện qua lời nói hay viết của giáo viên, trong đó, có thể chỉ ra những ưu điểm hay hạn chế của học sinh. Mục tiêu đó là những tiêu chí, những chỉ tiêu, những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta cần đạt được sau khi kết thúc một hoạt động nào đó. Mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh phải đuợc thiết kế sao cho thực hiện được chức năng làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chuẩn xác. Mục tiêu có thể coi là một sự rõ ràng, đầy đủ chứa đụng những kết quả đã dự kiến trước. Tuy nhiên, để có đuợc sự đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS một cách chính xác, công bằng và toàn diện thì việc xác định mục tiêu đánh giá là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Đánh giá sẽ ít sai sót hơn, ít mang tính ngẫu nhiên hơn khi các mục tiêu được công bố một cách rõ ràng. Nếu mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS được xác định một cách đúng đắn thì nó sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn: Thứ nhất, nó giúp quá trình đánh giá vận hành có chất lượng và hiệu quả, không đi chệch hướng; Thứ hai, nó là chuẩn để đánh giá sản phẩm con người mà quá trình giáo dục mang lại, xem sản phẩm này đạt được chuẩn ở mức nào. Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đúc của học sinh cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây: Mục tiêu có thể được viết một cách rất chi tiết, tỉ mỉ, cũng cỏ thể viết khái quát, chung chung. Tuy nhiên, nếu viết mục tiêu quá chi tiết, vụn vặt sẽ khó khăn và mất thời gian, nếu viết chung chung quá sẽ có ít tác dụng trong việc hướng dẫn đánh giá. Mục tiêu đánh giá nên viết cụ thể ở mức độ vừa phải và nên tập trung vào những vấn đề cơ bản mà học sinh cần phải đạt được trong quá trình rèn luyện đạo đức. Cũng có thể nêu ra mục tiêu có tính tổng quát và từ đó xác định những mục tiêu cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, mục tiêu được xác định theo cách nào hay cấp độ nào thì những mục tiêu đó cần phải mô tả được những gì mà học sinh sẽ phải biết và phải làm. Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh cần hướng vào kết quả cao nhất, đồng thời có tính khả thi, đòi hỏi học sinh có thể đạt được với nổ lực cao nhất. Xác định các mục tiêu cần phù hợp với quy chế đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Thầy (cô) hãy nêu các hành vi cụ thể của học sinh để làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Trả lời: * Hành vi cụ thể của học sinh để làm căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Khi xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS, chúng ta cần dựa trên cơ sở: Mục tiêu giáo dục của cấp học: Mục tiêu của giáo dục THCS: “Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi sâu vào cuộc sống lao động”. Tuy nhiên bên cạnh mục tiêu giáo dục của cấp học, chúng ta cũng cần chú ý đến mục tiêu giáo dục Việt Nam là đào tạo thế hệ trẻ phát triển nhân cách toàn diện có đức, có tài, có trí tuệ thông minh, có lí tưởng thẩm mĩ, có sức khoẻ dồi dào, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ quốc, tạo nên nhân cách người Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Luật Giáo dục Nước CHXHCN Việt Nam, ngày 2 tháng 12 năm 1998 xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu này cũng được khẳng định lại trong Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Chương trình, giáo dục kế hoạch của cấp học: Dựa vào khung phân phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dành cho cấp học THCS, bắt đầu áp dụng từ năm 2009 – 2010. Văn bản “ Chương trình giáo dục” cho cấp THCS có cấu trúc hai phần: phần thứ nhất: Những vấn đề chung, phần thứ hai: Chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục. Cụ thể như sau: Phần một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. Gồm các nội dung sau: Mục tiêu giáo dục cấp học. Phạm vi, cấu trúc, yêu cầu với nội dung giáo dục cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ của chương trình giáo dục cấp học. Phương pháp và các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cấp học. Đánh giá kết quả giáo dục cấp học. Phần hai: CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. Chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục được thiết kế theo từng môn, từng hoạt động của từng lớp, cụ thể: Mục tiêu môn học hay hoạt động giáo dục. Nội dung môn học hay hoạt động giáo dục. Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học hay hoạt động giáo dục. Giải thích, hướng dẫn thực hiện chương trình trong đó trình bày các vấn đề sau: + Quan điểm xây dựng chương trình. + Cấu trúc nội dung học tập. + Phương pháp dạy học. + Đánh giá kết quả học tập của học sinh. + Vận dụng chương trình theo từng vùng miền, đối tượng học sinh. Trong chương trình Giáo dục THCS mới ban hành đã thay đổi tên một số môn học: Ngữ văn (tích hợp môn Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn); Công nghệ (Kĩ thuật); Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc); Mĩ thuật (Họa); Âm nhạc (Nhạc). Đưa vào chương trình các chủ đề tự chọn, trước mắt cho môn Công nghệ, Toán, Tiếng nước ngoài, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn nhằm góp phần mục tiêu phân hóa, nâng cao, củng cố kiến thức và nguyện vọng học tập của học sinh. Trong chương trình giáo dục mới đã đưa các hoạt động giáo dục: + Sinh hoạt lớp, trường, Đội. + Sinh hoạt hướng nghiệp ở lớp 9: 1 buổi/tháng. + Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở 4 khối: 4 tiết/tháng. 3. Điều lệ nhà trường, nội quy của lớp: Mọi nhà trường đều đề ra những điều lệ riêng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, với đối tượng học sinh trường mình và mang tính khả thi cao. Song song với những đều lệ đó, thì ở mọi lớp, học sinh lại tự đưa ra những nội quy riêng mà tất cả các thành viên trong lớp đều tán thành và thực hiện. 4. Kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh: Dựa vào kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trong các năm học trước. Giáo viên có thể tìm hiểu kết quả đó thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như học bạ, thầy (cô) giáo, gia đình, bạn bè,... (Cụ thể: Thực hiện đánh giá theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT). 3. Theo thầy (cô), tại sao đối với học sinh khuyết tật cần phải có sự đánh giá khác với học sinh bình thường? Việc làm khác đó có phải là thể hiện thái độ phân biệt đối xử không? Trả lời: * Đối với học sinh khuyết tật cần phải có sự đánh giá khác với học sinh bình thường: Đa số học sinh khuyết tật thường bất ổn về tinh thần, thường chậm nói, ít nói, không muốn tiếp xúc với mọi người, thiếu tự tin. Có em thì hay nghịch phá, không biết vâng lời, chỉ thích làm mọi việc theo ý mình. Vì vậy, trong môi trường giáo dục hòa nhập, việc đánh giá đạo đức của các em học sinh khuyết tật phải khác so với các học sinh bình thường khác. Việc đánh giá như vậy không phải là phân biệt đối xử mà là cái nhìn khách quan để nhìn nhận một cách công bằng về đạo đức của các em. Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính. Việc làm đó không thể hiện thái độ phân biệt đối xử với các em khuyết tật nhằm khuyến khích các em tinh thần vươn lên, vượt khó trong học tập và vượt qua số phận gắng học tốt vì mình cũng là một phần của xã hội. Tạo cho các em niềm tin, động lực, sự tự tin, thấy mình là người hữu ích trong cuộc sống. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị: Thầy (cô) hãy cho biết vai trò của GVCN trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. Và thầy (cô) đã thực hiện vai trò đó trong thực tiễn như thế nào? Trả lời: * Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh: - Theo quy định về đánh giá học sinh thì giáo viên chủ nhiệm được quyền đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kì, cả năm học của học sinh. Lập danh sách học sinh đề nghị lên lớp, không lên lớp; danh sách học sinh giỏi, tiên tiến, học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh rèn luyện hạnh kiểm kì nghỉ hè. Lập danh sách học sinh khen thưởng cuối học kì, cuối năm học. Ghi vào sổ gọi tên ghi điểm và học bạ những nội dung sau: + Kết quả đánh giá học lực, hạnh kiểm của học sinh; + Kết quả được lên lớp hay không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, tiên tiến học kì và cả năm học, được lên lớp sau kiểm tra lại, học sinh rèn luyện hạnh kiểm kì nghỉ hè; + Nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh; Tuy nhiên để đánh giá đạo đức, hạnh kiểm của học sinh chính xác giáo viên cần dựa vào nhiều nguồn thông tin từ nhiều phía khác nhau. Việc đánh giá cần để cho tự cá nhân học sinh đánh giá theo các tiêu chí, sau đó mang ra tập thể lớp để đánh giá từng học sinh, việc đánh giá cần tham khảo ý kiến của GVBM, Đoàn thanh niên. - Các bước trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh: 1. Xác định các nội dung đánh giá. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, kế hoạch đánh giá. 2. Xây dựng phiếu đánh giá. Xây dựng phiếu đánh giá, trong đó có các tiêu chí đánh giá, mức điểm cho mỗi tiêu chí, quy định mức độ hạnh kiểm theo sổ điểm. 3. Đánh giá tại lớp. Cá nhân học sinh tự kiểm điểm về những ưu, khuyết điểm của mình và tự đánh giá, xếp loại. Tổ trưởng điểu hành để bình xét xếp loại các thành viên trong tổ. Sau đó ghi thành bảng tổng họp (có chữ kí của Tổ trưởng) nộp cho Lớp trưởng. Lớp trưởng tổng hợp bảng xếp loại của các tổ, thông qua tập thể lớp để thống nhất về xếp loại của từng học sinh. Lớp phải ghi biên bản về việc bình xét, xếp loại hạnh kiểm. Sau đó Lớp trưởng thu toàn bộ bảng tổng hợp của từng tổ và biên bản nộp cho giáo viên chủ nhiệm. 4. Lấy ý kiến của các giáo viên bộ môn và các thành viên khác trong Hội đồng. 5. Giáo viên chủ nhiệm tiếp thu và điều chỉnh. Việc xếp loại hạnh kiểm của một số học sinh mà giáo viên bộ môn và các thành viên khác trong trường có ý kiến góp ý thêm. 6. Trình Hiệu trưởng nhà trưởng duyệt kết quả đánh giá. 7. Ghi nhận xét vào học bạ của từng học sinh. GVCN phải ghi nhận xét chi tiết về từng học sinh bao gồm các nội dung: Kết quả đạt được và ưu điểm của tùng mặt; Những mặt nào còn hạn chế; những lời khen, động viên để khẳng định những kết quả của học sinh; Đưa ra lời khuyên, phương hướng, biện pháp để học sinh tiếp tục phấn đấu. 8. Thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm đã được duyệt. Cho học sinh và gia đình học sinh biết trong giờ sinh hoạt lớp và trong cuộc họp cuối học kì, cuối năm. * Trong thực tiễn: Thực hiện đúng quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh với vai trò là GVCN. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này: Trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, thầy (cô) thường gặp những khó khăn gì? Hãy nêu một số tình huống cụ thể mà thầy (cô) gặp phải và hướng giải quyết. Trả lời: * Những khó khăn trong đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh: Trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh khó khăn lớn nhất của bản thân tôi là phải đánh giá như thế nào cho thật thuyết phục đối với cá nhân của học sinh được đánh giá, để học sinh phải thấy được rằng bản thân mình cần phải phát huy những điểm mạnh nào và phải khắc phục những khuyết điểm nào, không để học sinh ngộ nhận hay ảo tưởng không chính xác về kết quả rèn luyện đạo đức của cá nhân. * Hướng giải quyết: Chính vì lý do trên, nên tôi phải làm việc về tư tưởng nhận thức đối với một số cá nhân cần thiết trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả đánh giá, nhằm giúp học sinh hiểu đúng - rõ ràng hơn kết quả đánh giá, từ đó các em phải ý thức chủ động phấn đấu để đạt kết quả tốt hơn.
Tài liệu đính kèm:
- modoule_30_danh_gia_ket_qua_ren_luyen_dao_duc_cua_hoc_sinh.docx