Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Chuyên đề 4: Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đền trước ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 - Phạm Thị Ngọc Bích
I/ CƠ SỞ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
- Trong chương trình Lịch sử Việt Nam ở 9, nội dung kiến Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 là một nội dung lớn, rất quan trọng đối với học sinh. Tuy vậy, nội dung, kiến thức về Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 học sinh chỉ được học một phần nhỏ trong tiết 26 bài 24, ở lớp 9 (3 tiết), còn lại được đan xen từ 1946 đền 1954. Vì vậy khi phân tích, đánh giá về Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 trong giai đoạn này học sinh rất khó để tổng hợp và phân tích.
- Đặc biệt với học sinh trường THCS Đội Cấn, các em chưa có nhiều tài liệu tham khảo, khả năng tự học, kỹ năng tư duy và tổng hợp khái quát kiến thức chưa cao, khó nhớ về các mốc thời gian, sự kiện.
- Từ những lí do trên, để giúp học sinh nắm chắc kiến thức và có một cách nhìn khái quát, đúng đắn về "Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946" tôi đã chọn chuyên đề: "Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946".
CHUYÊN ĐỀ 4: VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐỀN TRƯỚC NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN 19/12/1946 (3 tiết – 1 buổi chiều) I/ CƠ SỞ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ - Trong chương trình Lịch sử Việt Nam ở 9, nội dung kiến Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 là một nội dung lớn, rất quan trọng đối với học sinh. Tuy vậy, nội dung, kiến thức về Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 học sinh chỉ được học một phần nhỏ trong tiết 26 bài 24, ở lớp 9 (3 tiết), còn lại được đan xen từ 1946 đền 1954. Vì vậy khi phân tích, đánh giá về Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 trong giai đoạn này học sinh rất khó để tổng hợp và phân tích. - Đặc biệt với học sinh trường THCS Đội Cấn, các em chưa có nhiều tài liệu tham khảo, khả năng tự học, kỹ năng tư duy và tổng hợp khái quát kiến thức chưa cao, khó nhớ về các mốc thời gian, sự kiện. - Từ những lí do trên, để giúp học sinh nắm chắc kiến thức và có một cách nhìn khái quát, đúng đắn về "Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946" tôi đã chọn chuyên đề: "Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946". II/ NỘI DUNG CHỦ ĐỀ I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 1. Khó khăn. a. Ngoại xâm và nội phản * Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra): 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta theo sau là các đảng phải tay sai như Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) hòng cướp chính quyền. * Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam) - Quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình , bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng. - Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh Anh chống cách mạng. -> Như vậy kẻ thù còn đông và mạnh. - Bọn phản động ngóc đầu chống phá cách mạng. * Chính trị-kinh tế -xã hội. - Chính quyền cách mạng vửa thành lập, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang non yếu. - Nạn đói cuối 1944 đầu 1945 chưa khắc phục được; nạn lụt lớn làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ; hạn hán kéo dài. - Cơ sở công ngiệp chưa phục hồi, hang hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân nhiều khó khăn. - Ngân sách Nhà nước trống rỗng, tiền mất giá của Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị tài trường , làm tài chính nước ta rối loạn. - Nạn dốt, hơn 90% dân số mù chữ. -> Đất nước ứng trước tình thế hiểm nghèo: “ngàn cân treo sợi tóc” b. Thuận lợi cơ bản: * Trong nước: - Nhân dân đã giành quyền làm chủ, được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng mang lại nên phấn khởi và gắn bó với chế độ. - Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sang suốt lãnh đạo. - Quốc tế: - Hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào cách mạng thế giới phát triển. - Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản. II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH 1. Xây dựng chính quyền cách mạng - Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu. - Ngày 02/03/1946, Quốc hội thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. - Ngày 09/11/1946: Ban hành Hiến pháp đầu tiên. - Các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ bầu cử hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện , xã) theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu - Lực lượng vũ trang được xây dựng. - Việt Nam giải phóng quân đổi thành Vệ quốc đoàn (9/1945), rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (22/5/1946). - Cuối năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ hàng chục vạn người. Ý nghĩa: -Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Khẳng định lòng ủng hộ son sắc của cả dân tộc đối với Đảng và Chính phủ cách mạng trước những âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và tay sai. - Trên đây là những điều kiện ban đầu để Đảng và Nhà nước vượt qua được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ. 2. Giải quyết nạn đói. a. Biện pháp trước mắt: - Hồ Chủ Tịch kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”. - Quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn để nấu rượu. b. Biện pháp lâu dài: - Tăng gia sản xuất “ Tấc đất tấc vàng” “Không một tấc đất bỏ hoang” - Bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí. - Giảm tô, thuế ruộng đất 25%, chia lại ruộng đất công. Kết quả: Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi. 3. Giải quyết nạn dốt. - Xóa nạn mù chữ là nhiệm vụ cấp bách. Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ Tịch ký xác lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ. - Trong vòng 1 năm (tháng 9/1945 đến tháng 9/1946) trên toàn quốc gần 76 nghìn lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. - Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm khai giảng, nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ. 4. Giải quyết khó khăn về tài chính. - Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân, cả nước qua “ Quỹ độc lập” và “ Tuần lễ vàng” thu được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “ Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “ Quỹ đảm phụ quốc phòng” - Ngày 23/11/1946. Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. III. SÁCH LƯỢC HÒA HOÃN CỦA ĐẢNG. 1. Hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc, tập trung kháng chiến chống Pháp ở miền Nam (thời gian từ sau 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946). * Đối với quân Trung Hoa Quốc dân. - Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch chủ trương tạm thòi hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc. - Tháng 3 -1946 Quốc hội khóa I đồng ý: + Nhượng cho Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước. + Cung cấp một phần lương thực thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, nhận tiêu tiền Trung Quốc. - Để giảm bớt sức ép của kẻ thù, tránh hiểu lầm, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán “ (11-1945), nhưng là tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo chính quyền cách mạng. - Đối với các tổ chức phản cách mạng, tay sai, chính quyền dựa vào quần chúng, kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng, nếu có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật. Ban hành một số sẳc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng. 2. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta (thời gian từ sau ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946). a. Bối cảnh: - Sau khi chiếm Nam Bộ, Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc. - Ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ký Hiệp ước Hoa - Pháp: + Pháp trả lại một số quyền lợi về kinh tế, chính trị cho Trung Hoa Dân Quốc và cho Trung Quốc vận chuyển hàng hoá qua càng Hải Phòng miễn thuế. + Đối lại cho Pháp đưa quân ra Bắc giải giáp cho quân đội Nhật. Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: + Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp. + Hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù. - Đảng quyết định chọn con đường “hòa để tiến” với Pháp, ký Hiệp định Sơ bộ. ngày 6/3/1946. b. Biện pháp thực hiện sách lược hòa hoãn với thực dân Pháp - Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phú ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ tại Hà Nội với nội dung: + Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quôc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. + Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc giải giáp quân Nhật, và số quân này sẽ rút dân trong thời hạn 5 năm. + Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức. - Sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp liên tiếp có những hành đội bội ước, để tranh thủ thêm thời gian hòa bình, chuẩn bị lực lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ký với Pháp bản Tạm ước 14/9/1946. 3. Ý nghĩa của sách lưọc “Hòa đế tiến”. - Ta tránh được việc phải đương đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta. - Có thêm thời gian hòa bình để củng cố, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài chống Pháp. III. MỤC TIÊU 1) Kiến thức - Biết được tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám (khó khăn to lớn và thuận lợi cơ bản). - Hiểu được Chủ trương sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản và bảo vệ chính quyền cách mạng. 2) Kỹ năng - Phân tích, nhận định và đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám. So sánh, nhận xét về sách lược của Đảng đối vơi Pháp và tư tương trước và sau 6/3/1946. 3) Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thân độc lập dân tộc, niêm tin và tự hào vào sự lãnh dạo của Đảng và lãnh tụ. 4) Các năng lực và phẩm chất hướng tới * Năng lực chung: - Năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa, nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề nhân vật lịch sử, vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. * Năng lực chuyên biệt: Năng lực làm việc nhóm, làm việc cặp đôi đưa ra kết quả; năng lực đánh giá, nhận xét đưa ra chính kiến của cá nhân; năng lực lập bảng biếu so sánh đối chiếu, liên hệ. Năng lực phân tích. * Phẩm chất: Yêu nước, yêu con người, trách nhiệm, chăm học. IV. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội dung CẤP ĐỘ NHẬN THỨC Các năng lực hướng tới của chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Hoàn cảnh nước Việt Nam DCCH sau cách mạng tháng Tám. - Trình bày được những khó khăn, thuận lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam sau ngày 2/9/1945. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn cơ bản của cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945. - Trong những khó khăn, khó khăn- nguy cơ nào đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chính quyền cách mạng non trẻ? Lý giải tại sao? - Lý giải tại sao ngày 11/11/1945 Đảng Cộng sản Đông Dương phải tuyên bố tự giải tán? Thực chất của sự kiện đó là gì? - Cơ sở pháp lý quốc tế nào để quân Trung Hoa Dân quốc và Anh vào nước ta giải giáp vũ khí quân đội Nhật ở Việt Nam? Ẩn sau danh nghĩa giải giáp vũ khí quân đội phát xít là âm mưu gì? Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; hợp tác; tái hiện sự kiện; nhận xét, đánh giá Biện pháp giải quyết khó khăn. - Những biện pháp trước mắt và lâu dài để vượt qua khó khăn. - Phân tích những biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng. Trong các biện pháp đó. biện pháp nào là nhất quán và thông suốt? Lý giải. - Lập bảng so sánh các biện pháp giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính với các nội dung: Biện pháp trước mắt, lâu dài, kết quả, ý nghĩa. - Nguvên nhân quyết định để đất nước ta vượt qua khó khăn sau cách mạng tháng Tám là gì? Phân tích nguyên nhân và liên hệ với sự nghiệp CNH- HĐH hiện nay. Năng lực so sánh Biện pháp giải quyết khó khăn. - Những biện pháp trước mắt và lảu dài đê vượt qua khó khăn. - Phân tích những biện pháp giải quyết khó khản cùa Đảng. Trong các biện pháp đó. biện pháp nào là nhất quán và thòng suôt? Lý giải. - Lập bảng so sánh các biện pháp giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính với các nội dung: Biện pháp trước mẳt, lâu dài, kết quả, ý nghĩa. - Nguvên nhân quyêt định đê đất nước ta vượt qua khó khăn sau cách mạng tháng Tám là gì? Phân tích nguyên nhân và liên hệ với sự nghiệp CNH- HĐH hiện nay. Năng lực so sánh, phân tích, khái quát hóa Đấu tranh chống ngoại xâm- nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng. - Trình bày những biện pháp của Đảng nhằm đối phó với quân THDQ và Thực dân Pháp (2/9/1945- 19/12/1946). - Phân tích các khả năng cách mạng trước khi ta ký kết hiệp định Sơ bộ. - Phân tích ý nghĩa của sách lược “Hòa để - Tại sao trong văn bản của Hiệp định Sơ bộ 6/3 thực dân Pháp lại công nhận Việt Nam là một quốc gia “Tự do” mà - Liên hệ so sánh Hiệp định Sơ bộ ’ 6/3/1946 với hòa ước Bret li tốp mà Lê nin ký kết với phát xít Đức (3/3/1918). Liên hệ kiến thức đã học để giải quyết vấn đề; phân tích, khái quát hóa V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP * Câu hỏi mức độ nhận biết. 1. Trình bày những khó khăn, thuận lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam sau ngày 2/9/1945. 2. Nêu những biện pháp trước mắt và lâu dài để vượt qua khó khăn “Ngàn cân treo sợi tóc” sau Cách mạng Tháng Tám-1945. 3. Trình bày những biện pháp của Đảng nhằm đối phó với quân THDQ và Thực dân Pháp (2/9/1945-19/12/1946). 4. Trình bày bối cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). * Câu hỏi mức độ thông hiểu. 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn cơ bản của cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945. 2. Phân tích những biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng. Trong các biện pháp đó, biện pháp nào là nhất quán và thông suốt, lý giải. 3. Phân tích các khả năng cách mạng trước khi ta ký kết Hiệp định Sơ bộ. 4. Phân tích ý nghĩa của sách lược "Hòa để tiến”. * Câu hỏi mức độ vận dụng thấp. 1. Trong những khó khăn, khó khăn-nguy cơ nào đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chính quyền cách mạng non trẻ? Lý giải tại sao? 2. Lý giải tại sao ngày 11/11/1945 Đảng Cộng sản Đông Dương phải tuyên bố tự giải tán? Thực chất của sự kiện đó là gì? 3. Lập bảng so sánh các biện pháp giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính với các nội dung: Biện pháp trước mắt, lâu dài, kết quả, ý nghĩa. 4. Tại sao trong văn bản của Hiệp định Sơ bộ 6/3 thực dân Pháp lại công nhận Việt Nam là một quốc gia “Tự do” mà không phải là “Độc lập” hay “Tự trị”. * Câu hỏi mức độ vận dụng cao. 1. Cơ sở pháp lý quốc tế nào để quân Trung Hoa Dân quốc và Anh vào nước ta giải giáp vũ khí quân đội Nhật ở Việt Nam? Ẩn sau danh nghĩa giải giáp vũ khí quân đội phát xít là âm mưu gì? VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Tiết Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Thời lượng Thời điểm Thiết bị DH, học liệu Ghi chú 1 Việt Nam sau cách mạng tháng Tám-1945, những biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quết những khó khăn. Dạy trên lớp 45’ 18/5/2020 Máy chiếu, phiếu học tập 2 Thực hiện sách lược hòa hoãn có điều kiện với quân Trung Hoa Dân Quốc (sau ngày 2/9/1946 đến trước ngày 6/3/1946). Hòa hoãn với thực dân Pháp (sau ngày 6/ 3/1946 đến trước ngày 19/12/1946). Dạy trên lớp 45’ 18/5/2020 Máy chiếu, phiếu học tập 3 Kiểm tra, đánh giá Tại lớp 45’ 18/5/2020 Đề kiểm tra VIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ. 1. Giáo viên giới thiệu. Trước giờ học, GV pháp vấn, yêu cầu học sinh trả lời hai câu hỏi: 1, Em biết gì về tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. 2, Học xong chuyên đề về “Cuộc đấu tranh bảo vệ và phát huy thành quả của cách mạng tháng Tám” em mong muốn tiếp nhận được nhữnư nội dung kiến thức nào về chủ đề này. 2. Các hoạt động học tập. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám-1945. GV cho học sinh đọc đoạn thông tin, kết hợp với việc quan sát hình ảnh Ảnh: Quân đội dân Trung Hoa Dân Quốc tiến vào miền Bắc, vĩ tuyến 16 Việt Nam giải giáp vũ khí quân đội Nhật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhản dân ta đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đập tan xiềng xích thực dân phong kiến gần 100 năm, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - đất nước được độc lập, thống nhát, nhân dân lao động làm chủ xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết cho con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng thực tế tình hình lại không như dự tính của chúng ta. Các thê lực đế quốc, phản động quốc tể đã câu kết, bao vây, chống phả quyết liệt, hòng thủ tiêu mọi thành quả cách mạng, tái dựng ách thống trị của nước ta. Dưới danh nghĩa quản Đồng minh, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào miền Bắc thực hiện “nhiệm vụ ” giải giáp quân Nhật; nhurig thực chất là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động trong nước lật đô chính quyền nhân dân, lập chính phủ tay sai cho chủng. Cùng lúc, quân Anh kéo vào miền Nam cùng để tước vũ khí quân Nhật, song thực chất là bí mật tìm cách giúp quân Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam. Ngày 6/9/1945, quân đội Anh vào Sài Gòn. Ngày 12/9, chúng chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, che chở cho lực lượng thân Pháp biểu tình khiêu khích ở Sài Gòn, thả và trang bị vũ khí cho 1.500 lính Pháp bị Nhật giam giữ trước đây và trắng trợn đòi lực lượng vũ trang cách mạng giao nộp vũ khí. Đến ngày 23/9, chúng công khai hậu thuẫn cho quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc chiên tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Bên cạnh giặc ngoài, các thế lực thù địch, phản động ở trong nước, như “Việt Nam quốc dân đảng” (Việt Quốc) của Vũ Hồng Khanh, “Việt Nam cách mạng đồng chí hội” (Việt Cách) của Nguyễn Hải Thần... tăng cường chống phá chính quyền cách mạng và chiếm giữ một số địa phương. Các tổ chức phản cách mạng khác, như “Đại Việt quốc dân đảng”, “Đại Việt quốc gia xã hội đảng” vẫn bí mật tìm mọi cách hoạt động phá hoại... Thêm vào đó là nạn đói, nạn dốt và tài chính kiệt quệ... đã đặt vận mệnh quốc gia dân tộc ta vào tình thế “ngàn cân treo trên sợi tóc". Tuy nhiên, thuận lợi của chúng ta lúc bấy giờ là rất cơ bản. Nhân dân ta đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng đưa lại nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ. Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo. Trên thế giới, hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triên ở nhiêu nước tư bản. - Học sinh thảo luận nhóm, chia cặp đôi giải quyết từng gói câu hỏi theo nhóm: + Sau cách mạng tháng Tám, những khó khăn mà nước ta gặp phải là gì? + Cơ sở pháp lý quốc tế nào để quân Trung Hoa Dân quốc và Anh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật ở Việt Nam? Án sau danh nghĩa giải giáp vũ khí quân đội phát xít là âm mưu nào? + Trong những khó khăn đó, khó khăn- nguy cơ nào đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chính quyền cách mạng non trẻ? Lý giải tại sao? + Cơ sở vững chắc nhất để vượt qua tình thế khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc” là gì? - GV xem xét kết quả, nhận xét chốt ý trong nhóm thảo luận. + Cơ sở pháp lý: Nghị quyết hội nghị Ianta, Hội nghị Poxtđam. Âm mưu: lật đổ chính quyền, biến nước ta trở lại thân phận thuộc địa. + Những khó khăn: Ngoại xâm (lực lượng Đồng minh); Nội phản (bọn phản động thân THDQ, thân Pháp); khó khăn nội tại về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội. + Nguy cơ đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chính quyền non trẻ: Giặc ngoại xâm. + Cơ sở để vượt qua khó khăn: Đảng-Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, thế trận lòng dân. Hoạt động 2: Những biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quết những khó khăn. - GV đưa đoạn thông tin, HS kết hợp quan sát hình ảnh. Hình: Phong trào “Nhường cơm sẻ áo” giải quyết giặc đói sau cách mạng tháng Tám. Hình: Phong trào “Bình dân học vụ” giải quyết “giặc dốt” Hình: Các gia đình tư sản Hà Nội quyên góp ủng hộ “Tuần lễ vàng” giải quyết khó khăn tài chính. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và hiện trạng đất nước, ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc". Bản chỉ thị xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng lúc này "vân là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Vì trên thực tế, cuộc cách mạng đó vẫn đang tiếp diễn, nước ta chưa hoàn toàn độc lập. Chính quyền cách mạng cùng toàn dân phải "kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy Khẩu hiệu của cách mạng vẫn là "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Xem xét âm miu của chủ nghĩa đế quốc đối với cách mạng Việt Nam và Đông Dương cũng như những hành động xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ cho thấy, việc Đảng ta xác định nhiệm vụ chiến lược trên đây là đúng đắn. Trước hết, Đảng nhân mạnh việc củng cố sức mạnh về chính trị, tinh thần của chế độ mới. Chính quyền là vấn đề cơ bản của cách mạng, do vậy củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hàng đầu. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức sớm cuộc tổng tuyên cử phổ thông đầu phiếu, lập chính phủ chính thức, chân chính các cơ quan chính phủ, soạn thảo Hiến pháp để khẳng định trên thực tế và về mặt pháp lý, một chính quyền thật sự do nhân dân xây dựng nên, một chính quyền của dân và vì dân. Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ngày 6/1/1964 biểu thị ý chí và sức mạnh của toàn dân xây dựmg và bảo vệ chính quyền, ở các địa phương nhân dân cũng bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp và các hội động đó cử ra các uỷ ban nhân dân chính thức thay cho các uỷ ban nhân dân lâm thời thành lập trong những ngày tổng khởi nghĩa. Việc kiện toàn chính quyền cách mạng từ trung ương tới cơ sở có ý nghĩa to lớn cả về đối nội và đối ngoại và là bước tiến quan trọng nhằm tăng cường sức mạnh về chính trị. Ngày 9/11/1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta. Khẳng định tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chia cắt. Như vậy, trong một thời gian ngắn, chính quyền nhân dân do Đảng lãnh đạo đã xây dựng được Hiến pháp, có Quốc hội, Chính phủ, có các cơ quan dân cử và cơ quan hành chính các cấp được xây dựng và từng bước củng cố, kiện toàn. Quyền lực và sức mạnh của chính quyền được phát huy trong đấu tranh chống xâm lược, trấn áp bọn phản động và tổ chức, động viên sức mạnh về mọi mặt của nhân dân trong việc giữ gìn thành quả cách mạng. Để tăng cường sức mạnh về chính trị, cùng với việc củng cố chính quyền, Đảng chủ trương mở rộng khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, tổ chức thêm những đoàn thể cứu quốc mới. Thu hút vào Mặt trận những tầng lớp tư sản, địa chủ yêu nước và tiến bộ. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh Mặt trận Việt Minh, một mặt trận mới là Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên Việt được thành lập tháng 5/1946 nhằm đoàn kết tất cả các lực lượng và cá nhân chưa có điều kiện tham gia Mặt trận Việt Minh trước đây cùng phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và phú cường. Khối đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Việt Minh và Liên Việt là cơ sở chính trị, xã hội rộng lớn bảo đảm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ mới trước những khó khăn thử thách nặng nề. Sức mạnh chính trị được biểu hiện tập trung ở việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ở việc giữ nghiêm kỷ luật của Đảng và tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Trong tình hình chính trị có nhiều phức tạp, trước âm mưu chia rẽ, chống phá của giặc ngoài, thù trong, để bảo toàn lực lượng và có lợi cho sách lược đấu tranh, Đảng tạm thời rút vào hoạt động bí mật (ngày 11/11/1945): Nhưng Đảng vẫn giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng, xem đó chỉ là một giải pháp cần thiết, bắt buộc trước tình thế hiểm nghèo của cách mạng, Đảng phải "lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả hơn" Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ, Đảng chủ trương nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang, tăng cường sức mạnh quân sự, động viên lực lượng toàn dân kiên trì kháng chiến. Ngày 23/9/1945, quân dân Sài Gòn và cả Nam Bộ đã mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống thực dân Pháp, ở miền Nam, Đảng phát động toàn dân triệt đế tổng đình công, bãi công, bãi chợ, không hợp tác với địch, làm đúng lời thề trong lễ tuyên bố độc lập, đồng thời tiến hành chiến tranh du kích rộng khắp, kìm chân và tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch, ở miền Bắc và miền Trung, Đảng phát động phong trào "Nam tiến" chi viện người và của cho cuộc chiến đấu ở miền Nam. Chính cuộc đấu tranh vũ trang anh dũng dựa trên sức mạnh của quân dân cả nước đã gây cho địch nhiều khó khăn, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng, buộc thực dân Pháp phải đàm phán với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Lực lượng vũ trang cách mạng đến năm 1946 đã lên tới 8 vạn người. Đó là một trong những lực lượng nòng cốt bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng. Ngay từ đâu, Đảng và chính quyền cách mạng đã rất chăm lo xây dựng, củng cố công an nhân dân, coi đó là công cụ trọng yếu bảo vệ thành quả cách mạng. Thành công lớn của Đảng trong thời kỳ này là tăng cường thực lực cách mạng về mọi mặt: chính trị. quân sự, kinh tế, văn hoá tư tưởng, đồng thời phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân với tư cách người chủ đất nước để xây dựng và bảo vệ chế độ mới và nền độc lập dân tộc. Sức mạnh của chính quyền và chế độ mới thật sự bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. - GV đưa câu hỏi phát vấn, học sinh hoạt động cá nhân: + Đối mặt với những khó khăn to lớn, nhiệm vụ đầu tiên của cách mạng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là gì? Nêu những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ đó? + Ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán. Em hãy lý giải tại sao lại có sự kiện đó, và thực chất của sự kiện đó là gì? HS đọc lại đoạn thông tin, suy nghĩ, trả lời, nhận xét về câu trả lòi của bạn và đưa ra ý kiến bản thân. GV tập họp ý kiến cá nhân, chốt ý: + Nhiệm vụ đầu tiên: Củng cố chính quyền cách mạng. Biện pháp: Đưa ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”; Tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội; Tiến hành kỳ họp Quốc hội thứ I, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiên; Đưa ra bản Hiến Pháp đầu tiên của nước Việt Nam DCCH; xây dựng lực lượng vũ trang; Thành lập “Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam”; Ra các sắc lệnh trấn áp bọn phản động. + Lý giải sự kiện 11/11/945: Trước sức ép công kích của ke thù, dư luận, âm mưu chia rẽ, chống phá của giặc ngoài, thù trong, để bảo toàn lực lượng và có lợi cho sách lược đấu tranh Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán. Thực chất là rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam. - GV đưa ra bảng thông tin, chia lớp thành ba nhóm đọc lại đoạn thông tin, kết hợp tìm hiểu SGK, quan sát hình ảnh và thảo luận, yêu cầu các nhóm điền vào phần khuyết thiếu trong bảng: Nội dung Giải quyết “giặc đói” Giải quyết “giặc dốt” Giải quyết những khó khăn về tài chính. Biện pháp trước mắt Biện pháp lâu dài Kết quả Ý nghĩa Các nhóm thảo luận báo cáo kết quả, GV yêu cầu hai nhóm còn lại nhận xét đánh giá theo nguyên tắc “3- 2- 1”: 3: Đưa ra ba lời khen cho kết quả thảo luận của nhóm bạn; 2: Đưa ra hai góp ý cho nhóm thảo luận bạn; 1: Đưa ra 1 đê nghị cho kết quả thảo luận của nhóm bạn. Lưu ý: Các nhóm góp ý không được trùng lặp lời khen, góp ý và đề nghị của nhau Nội dung Giải quyết “giặc đói” Giải quyết “giặc dốt” Giải quyết những khó khăn về tài chính. Biện pháp trước mắt - Chủ Tịch kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, lập “ Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”. - Quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn để nấu rượu. - Xóa nạn mù chữ là nhiệm vụ cấp bách. Ngày 8/ 9/1945, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ. - Kêu gọi tinh thẩn tự nauyện đóng góp của nhân dân cả nước qua “Quỳ độc lập” và “Tuần lễ vàng”, Biện pháp lâu dài - Tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”, “không một tấc đất bỏ hoang”. - Bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý. - Giảm tô, thuế ruộng đất 25 %, chia lại ruộng đất công. - Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm khai giảng, nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ. - Ngày 23/11/1946. Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước Kết quả Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi. Trong vòng 1 năm (t9/1945->t9/1946) trên toàn quôc gân 76.000 lóp học, xóa mù chừ cho hơn 2,5 triệu người . Thu được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”. Ý nghĩa - Kết hợp cùng việc xây dựng chính quyền, những bp trên góp phân đưa nước ta thoát khói tình thế hiểm nghèo. - Là cơ sở để đấu tranh ngoại giao bảo vệ và phát huy thành quả Của Cách mạng tháng Tám. - Chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân càng tin yêu và ủng hộ chính quyền. Hoạt động 3: Thực hiện sách lược hòa hoãn có điều kiện với quân Trung Hoa Dân Quốc (sau ngày 2/9/1946 đến trước ngày 6/3/1946). Hòa hoãn với thực dân Pháp (sau ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946). HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong mục III, SGK lịch sử lớp 12 từ trang 125 đến trang 129. Hình: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 với đại diện của Pháp Sainterny tại phố Lê Lợi (Hà Nội) GV đưa câu hỏi thảo luận nhóm, làm việc cặp đôi trong nhóm. - Đe đối phó với âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của quân THDQ và Thực dân Pháp, trong thời gian từ sau 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, sách lược hòa hoãn của Đảng được chia làm mấy giai đoạn? thời gian, nội dung, biện pháp cụ thế của các giai đoạn đó là gì? - Tình thế cách mạng và sự lựa chọn của Đảng khi Hiệp ước tay đôi “Hoa-Pháp” ngày 28/2/1946 là gì? - Ý nghĩa của sách lược “Hòa để tiến”. HS thảo luận, trình bày ý kiến, nhận xét. GV chốt ý: - Hai giai đoạn của sách lược: + Giai đoạn 1, thời gian từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946. Nội dung: Hòa hoãn với THDQ, tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ. + Giai đoạn 2, thời gian từ sau ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946. Nội dung: Hòa hoãn với Pháp, đẩy 20 vạn quân THDQ ra khỏi miền Bắc. - Tình thế cách mạng: Hiệp ước Hoa-Pháp đặt ta trước hai sự lựa chọn: + Đánh Pháp ngay khi chúng đặt chân ra miền Bắc, lúc đó sẽ phải đối mặt với 20 vạn quân THDQ chưa rút vê Trung Quốc, lực lượng vũ trang còn non yếu. + Hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh 20 vạn quân THDQ ra khỏi miền Bắc tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, có thêm thời gian để chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến trường kỳ. Đảng đã lựa chọn con đường: Hòa hoãn với Pháp, đuôi THDQ. - Ý nghĩa sách lược “Hòa để tiến”: + Hạn chế đến mức thấp nhất những hành động phá hoại của địch, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quvền của chúng. + Tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù + Có thêm thời gian hòa bình quý báu để chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến trường kỳ. 3. Củng cố luyện tập. Giáo viên phát lại phiếu thông tin, yêu cầu
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_chuyen_de.doc