Bài giảng Hệ thống tín hiệu, loại thần kinh - Huỳnh Hữu Nghĩa

Bài giảng Hệ thống tín hiệu, loại thần kinh - Huỳnh Hữu Nghĩa

2. HỆ THỐNG TÍN HIỆU THỨ HAI

HTTH thứ hai: ngôn ngữ (lời nói và chữ viết)

- Do hoạt động đặc biệt của vỏ não được xây dựng trong quá trình lao động.

- HTTH thứ hai gồm những kích thích là lời nói và chữ viết cùng hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não do loại kích thích này gây nên.

 

ppt 67 trang hapham91 6890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống tín hiệu, loại thần kinh - Huỳnh Hữu Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁPCHƯƠNG 5: HỆ THỐNG TÍN HIỆU – LOẠI THẦN KINHGVHD: TS Lê Thị ThanhNhóm thực hiện: Nhóm 3Huỳnh Hữu NghĩaTrần Thị DiễnMai Thị TriềuLê Thị Mỹ TúTrần Thị Tuyền Nhóm trưởngTÍN HIỆU	Một tác nhân nào đó đại diện cho một tác nhân kích thích khác để gây ra một phản ứng nào đó của cơ thể được gọi là tín hiệu Ví dụ: thành lập phản xạ nghe tiếng kẻng tập trung ăn thức ăn của vịt. HỆ THỐNG TÍN HIỆUHệ thống tín hiệuHệ thống tín hiệu thứ nhấtHệ thống tín hiệu thứ hai1. HỆ THỐNG TÍN HIỆU THỨ NHẤT- Tín hiệu thứ nhất: là những sự vật, hiện tượng cụ thể, trực tiếp như nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, màu sắc ... - Các tín hiệu đó sẽ là những tác nhân có điều kiện. Khi tác động vào các giác quan, sẽ gây ra trên vỏ não những đường liên hệ thần kinh tạm thời. 	 Vai trò của HTTH thứ nhất	Là cơ sở cho sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai, giúp cho con người có thể tiếp nhận sự vật hiện tượng khách quan để hình thành khái niệm.	Hệ thống tín hiệu thứ nhất là hệ thống tín hiệu phản ánh hiện thực khách quan về một sự vật hay một hiện tượng cụ thể mà ta có thể trực tiếp nhìn, nghe, sờ, nếm, ngửi được. Hệ thống tín hiệu này giống nhau ở cả người và động vật.TÓM LẠI2. HỆ THỐNG TÍN HIỆU THỨ HAI	HTTH thứ hai: ngôn ngữ (lời nói và chữ viết)- Do hoạt động đặc biệt của vỏ não được xây dựng trong quá trình lao động.- HTTH thứ hai gồm những kích thích là lời nói và chữ viết cùng hệ thống những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não do loại kích thích này gây nên.2.1. Bản chất của hệ thống tín hiệu thứ hai 2.1.1. HTTH thứ hai cũng là một loại tác nhân kích thích có điều kiện. HTTH thứ hai cũng là 1 loại tác nhân kích thích có điều kiện tương đương với mọi tác nhân KTCĐK khác. Tiếng chuông là tác Từ “gà rán” là tác nhân KTCĐK nhân KTCĐK Gà rán kìa!2.1.2. THTH thứ hai là loại tác nhân kích thích đặc biệt đặc trưng ở người	HTTH thứ hai là loại tác nhân kích thích đặc biệt chỉ có ở người còn động vật thì không Ví dụ: Khi ta nói: “ Ngoan nào” đối với 2 đối tượng:Tác dụng như 1 âm thanh bình thườngHọc sinh hiểu và có phản ứng phù hợpNgoan nào!2.1.3. Ngôn ngữ là tín hiệu thứ hai, “tín hiệu của tín hiệu”, báo hiệu gián tiếp sự vật.- Ta có thể thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với tiếng chuông reo.- Sau đó hình thành PXCĐK với lời nói “chuông” hay chữ “chuông”. Thức ăntừ “chuông” Do đó, từ “chuông” là tín hiệu của tín hiệu : tín hiệu thứ haiTín hiệu2.2. Đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ hai 2.2.1. HTTH thứ hai có khả năng khái quát sự vật Từ những sự vật, hiện tượng cụ thể hệ thống tín hiệu thứ 2 khái quát hóa thành những khái niệm chung.Như vậy, trong hoạt động HTTH thứ hai, khả năng phân tích và tổng hợp của vỏ não đạt mức cao nhấtĐộng vật2.2.2. HTTH thứ hai có khả năng trừu tượng hóa sự vật- Từ những dấu vết của HTTH thứ hai, vỏ não giúp cho tư duy trừu tượng phát huy tác dụng, nhờ đó mà não có thể sản sinh ra những suy nghĩ mới, những phản xạ mới, những kiểu phản ứng mới chưa có trong thực tiễn. Đó là cơ sở sinh học của sự sáng tạo trong tư duy và trong hành vi	 Ví dụ: Buổi tối cúp điện, một nhóm bạn tham gia kể chuyện ma. Những người tham gia đều có phản ứng toát mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, dựng tóc gáy 2.2.3. Hệ thống tín hiệu thứ hai được hình thành sau hệ thống tín hiệu thứ nhất, nhưng khi vỏ não bị ức chế lại bị mất trước hệ thống tín hiệu thứ nhất- Nhờ có lao động mà tiếng nói được hình thành và cùng với lao động, hệ thống tín hiệu thứ hai đóng vai trò to lớn thúc đẩy quá trình vượn  người2.2.4. Hệ thống tín hiệu thứ hai tác động mạnh hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất 	Vì nó có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa sự vật.	Mặt khác, nó làm tăng tính đa dạng cả về số lượng của kích thích và số lượng phản ứng trả lời qua lời nói và chữ viết.2.3. Quan hệ giữa hai hệ thống tín hiệuHTTH thứ hai có ảnh hưởng lên HTTH thứ nhấtHTTH thứ hai được xây dựng dựa trên cơ sở của HTTH thứ nhất2.3.1. HTTH thứ hai được xây dựng dựa trên cơ sở HTTH thứ nhất	Dựa trên HTTH thứ nhất, HTTH thứ hai dần hình thành và ngày càng phong phú.	Quá trình hình thành HTTH thứ hai diễn ra qua 3 giai đoạn:Giai đoạn 1: “ sự vật-sự vật” “ngôn ngữ-sự vật	- Ở trẻ mới sinh chỉ có PXKĐK và một số ít PXCĐK. Các liên hệ của trẻ đều thuộc loại “ sự vật-sự vật” 	- Dần dần trẻ phát triển đến giai đoạn “ngôn ngữ-sự vật”.	- Ví dụ: khi người mẹ nói: cái bánh kìa, lấy cái bánh ăn đi con thì trẻ biết lấy bánhGiai đoạn 2: “ sự vật – ngôn ngữ” 	Ở giai đoạn này khi nhìn thấy đồ vật quen thuộc, trẻ có thể dùng tiếng nói để gọi tên chúng, nghĩa là dùng ngôn ngữ để trả lời kích thích trực tiếpGiai đoạn 3: “ ngôn ngữ - ngôn ngữ” Ở giai đoạn này, trẻ có thể nghe được tiếng nói, đọc được chữ và có thể dùng ngôn ngữ để trả lời ngôn ngữ.	Tóm lại, trong quá trình phát triển của trẻ em, tất cả những gì xảy ra trong HTTH thứ nhất được phản ánh ngày càng đủ và chính xác trong HTTH thứ haiBánh đâu rồi con?Con ăn hết rồi ba ơi!	Như vậy, trong quá trình phát triển của trẻ, tất cả những gì xảy ra trong hệ thống tín hiệu thứ 1 được phản ánh ngày càng đầy đủ và chính xác trong hệ thống tín hiệu thứ 2	2.3.2. HTTH thứ hai có thể ảnh hưởng lên tín hiệu thứ nhất- Sau khi được hình thành, HTTH thứ hai có thể tác động đến HTTH thứ nhất.- Cảm giác âm thanh, ánh sáng, màu sắc, khoảng cách, kích thước, sự cảm nhận các loại hình nghệ thuật một phần phụ thuộc vào những gợi ý của ngôn ngữ. Thậm chí đối với việc chữa bệnh, có khi hiệu quả của thuốc và khả năng phục hồi của bệnh nhân cũng phụ thuộc khá nhiều vào lời nói của thầy thuốc2.4. Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai 2.4.1. HTTH thứ hai làm tăng tác nhân kích thích có điều kiện	HTTH thứ hai làm tăng tác nhân kích thích CĐK cả về số lượng và chất lượng, bởi vì hệ thống ngôn ngữ có số lượng phong phú và mỗi từ, mỗi câu, mỗi đoạn.. lại có nhiều nghĩa, bao hàm nhiều nội dung khác nhau. 	Do đó, có khi cùng một từ được nói ra nhưng lại gây nhiều kiểu phản ứng khác nhau tùy thuộc vào ngữ điệu, cách nói, bối cảnh khi nói và còn tùy thuộc vào trạng thái sinh lý, tâm lý của người nghe.Ví dụ: trong một lớp họcCác em đóng tập lại Thầy kiểm tra bài cũKHÔNG HỌC BÀIPhản ứng: sợ, lúng túngCÓ HỌC BÀIPhản ứng: tự tin2.4.2. Hệ thống tín hiệu thứ hai là công cụ giao tiếpCông cụ giao tiếp Kinh nghiệm Tri thức 2.4.3. HTTH thứ hai là công cụ quan trọng của nghệ thuật văn hóa và giáo dụcNgôn ngữ giúp con người trừu tượng hóa và khái quát hóa những sự vật, hiện tượng, sự kiện riêng rẻ thành khái niệm chung.Do đó ngôn ngữ là công cụ của mọi khoa họcTRÁI CÂY3 . Một số đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người 3.1. Sự xuất hiện của hệ thống tín hiệu trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người 	Các hoạt động thần kinh cấp cao ở người có sự khác biệt so với các loài động vật khác. Nguyên nhân không chỉ do sự phát triển và hoàn thiện của não bộ mà còn do sự xuất hiện ở loài người những cơ chế hoạt động sinh lý mới, được hình thành trong quá trình sống và lao động như tiếng nói là phương tiện để giao tiếp với nhau . 	Ở người, trong hoạt động thần kinh cấp cao đã có sự tham gia của hai hệ thống tín hiệu: hệ thống tín hiệu thứ nhất (hệ thống các tín hiệu bao gồm các kích thích tự nhiên (lý , hóa , sinh) và hệ thống tín hiệu thứ hai (hệ thống khác là tiếng nói và chữ viết chỉ có ở người). 	Vì có hai hệ thống tín hiệu, nên ngoài các PXCĐK được hình thành với các tác nhân thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất, còn có các PXCĐK được hình thành với tiếng nói. 3.2. Các đặc điểm sinh lý chủ yếu của tiếng nói 	Theo các nhà sinh lý học thì tiếng nói cũng là một tác nhân kích thích, vì tiếng nói đã được vỏ não tiếp nhận thông qua hoạt động của các cơ quan cảm giác, trong đó có cơ quan: thính giác, thị giác và xúc giác. Khi nói và viết cần có sự tham gia của cơ quan cảm giác vận động. 	Do vậy, tiếng nói - một tác nhân kích thích, một tín hiệu, nhưng không đơn giản như các tự nhiên như ánh sáng và âm thanh. 	3.2.1.Tiếng nói có chức năng qua nội dung và ý nghĩa của nó 	Nhiều loài động vật như chó, ngựa, khỉ, voi cũng có thể thành lập được các phản xạ với 1 tiếng hay một câu nói ngắn (vài từ).	Tuy nhiên, nếu thay đổi từ đã dùng bằng các từ khác đồng nghĩa, thì các động tác đã tập được hay các PXCĐK sẽ không xuất hiện. 	Như vậy, động tác hay phản xạ được hình thành không phải do nội dung mà do âm thanh của tiếng nói. 3.2.2 . Tiếng nói có khả năng thay thế được các kích thích cụ thể  	Ví dụ, khi nói tên các loại quả chua (chanh, mơ, mận và khế . . .) người đã ăn nhất là trẻ em và phụ nữ, thường có hiện tượng tiết nước bọt giống như khi đưa các loại quả trên vào miệng. Tiếng nói gây ra được tác dụng này vì có mối liên hệ với các đối tượng nhất định. 	Dấu vết của tiếng nói và dấu vết của các vật cụ thể được biểu thị bằng tiếng nói đã có liên kết với nhau trên vỏ não thành một cấu trúc này. 	Sự tư duy trừu tượng giúp cho con người nhận thức được thực tiễn khách quan mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nó. 	Tuy nhiên, nhận thức đạt đến mức nào còn phụ thuộc vào sự phản ánh thực tiễn khách quan bằng tiếng nói đã chính xác và đầy đủ đến đâu. 	Nhiều trường hợp thu nhận sai về thực tiễn qua lời nói, vì lời nói phản ánh sai thực tiễn. 3.3. Sự hình thành tiếng nói ở người Sự hình thành tiếng nói - hệ thống tín hiệu thứ hai ở người trong quá trình phát triển cá thể giống với sự hình thành PXCĐK. Tiếng nói không phải bẩm sinh, mà có được do trẻ tiếp xúc và học tập ở người lớn. Thực tế cho thấy em bé bị lạc trong rừng và được chó sói nuôi dưỡng thì em bé đó hoàn toàn không biết nói và không hiểu gì về xã hội loài người. Giai đoạn liên hệ NGÔN NGỮ - NGÔN NGỮTrong giai đoạn này trẻ có thể hiểu được tiếng nói, đọc được chữ viết và có thể dùng ngôn ngữ để trả lời ngôn ngữ.Nói hoa đi conPhong lan	Các phản xạ hình thành tiếng nói bắt đầu xuất hiện ở trẻ em thường vào những tháng cuối của năm thứ nhất sau khi sinh. Qua sự tiếp xúc với người lớn nên ở trẻ đã nhận được tiếng nói với một kích thích cụ thể nào đó. 	Ví dụ, người lớn bảo em bé vỗ tay đồng thời cầm hai tay em bé vỗ vào nhau, sau nhiều lần thì khi nghe kêu vỗ tay thì bé tự đưa tay lên vỗ	Thời kỳ đầu vai trò của tiếng nói chưa có tác dụng như một kích thích độc lập, chỉ có tác dụng khi được đi cùng một tác nhân cụ thể nào đó. Tiếng nói có tác dụng phối hợp với các kích thích cảm giác - vận động, với kích thích thị giác, với kích thích thính giác.	Vì vậy, nếu thay đổi một trong các yếu tố của phức hợp kích thích, ví dụ, thay cho người quen là người lạ thì tiếng nói không gây ra phản ứng ở em bé như trước nữa. 	Nhờ lặp lại giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể và các hoàn cảnh khác nhau mà tiếng nói đã dần chiếm ưu thế, còn các kích thích cụ thể lại giảm dần 	Lúc này nếu hỏi " mẹ đâu " mặc dù không có người mẹ ở đó và hỏi ở bất kỳ chỗ nào các em bé cũng hiểu được câu hỏi và câu trả lời.	Cơ chế chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập có liên quan đến sự phối hợp tiếng nói với các kích thích cụ thể. 	Trong quá trình phối hợp, tiếng nói thường là cố định và các thành phần khác thì biến động. Vì vậy hưng phấn do tiếng nói gây ra mạnh dần và tập trung hơn so với hưng phấn do các kích thích cụ thể gây ra. 	Quá trình chuyển tiếng nói thành tín hiệu độc lập, thành tín hiệu của các tín hịêu cụ thể, các cơ quan cảm giác (thính giác, thị giác và sau đó là xúc giác) và cơ quan cảm giác vận động đều đóng vai trò quan trọng. 	Vì vậy, các trẻ bị khiếm khuyết chức năng của cơ quan cảm giác, trước hết là chức năng thính giác sẽ khó khăn để hình thành tiếng nói. Lúc đầu tiếng nói chưa có tác dụng như 1 kích thích độc lập mà chỉ có tác dụng khi nó xuất hiện cùng 1 tác nhân cụ thể nào đó.Ví dụ: khi nghe từ “ ADN, ARN”.Chuyển tiếng nói thành tín hiệu tổng hợp tín hiệu của các tín hiệu Đối với người chưa họcKhông hình dung đượcĐối với người đang họcDựa vào sơ đồDựa vào tài liệuDựa vào lời giảng của côHình thành được khái niệm	Quá trình hình thành tiếng nói còn liên quan đến hoàn thiện chức năng của các vùng vỏ não, đó là các vùng Wermicke, vùng BroCa và vùng dọc ở các bán cầu não . 	Các vùng liên quan đến tiếng nói phát triển chức năng nhanh từ 1 - 5 tuổi, là do quá trình in vết ( imprinting) của tiếng nói trong các cấu trúc tối trên . 	Nhờ vậy mà đến 5 tuổi các em đã nói thạo tiếng mẹ đẻ. Nhờ vậy mà trẻ đến 5 tuổi đã nói thành thạo tiếng mẹ đẻ.	Trong cơ thể, hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai liên quan mật thiết và luôn tương tác nhau. Đối với hệ thống tín hiệu thứ nhất, hệ thống tín hiệu thứ hai giữ vai trò điều khiển và chỉ đạo cấp cao. 	Còn hệ thống tín hiệu thứ nhất là nền tảng cho hệ thống tín hiệu thứ hai. Đối với người bình thường, hai hệ thống tín hiệu luôn tồn tại trong tình trạng cân bằng. Sự xuất hiện ngôn ngữ đã làm khả năng phản ánh thế giới quan của con người mở rộng ra. Đảm bảo cho quá trình phân tích và tổng hợp cao cấp được thực hiện tốt hơn . 	Dựa vào mối tương quan giữa hai hệ thống tín hiệu, có thể chia hoạt động thần kinh của con người thành các loại khác nhau. 	4. Các loại hình thần kinh cấp cao4.1. Các điều kiện và tiêu chí cơ bản để phân loại hình thần kinh 	4.1.1. Dựa vào mối tương quan giữa vỏ não và các phần dưới vỏ: phân chia hoạt động thần kinh cấp cao của người thành bốn loại.- Loại dưới vỏ: Các quá trình thần kinh ở các trung khu dưới vỏ não chiếm ưu thế.- Loại trung ương : Hưng tính của vỏ não và các phần dưới vỏ cân bằng, không có phần nào chiếm ưu thế.- Loại vỏ não: Các quá trình của vỏ não chiếm ưu thế.- Loại không cân bằng: Hưng tính của vỏ não thấp hơn phần dưới vỏ.4. Các loại hình thần kinh cấp cao4.1.2. Dựa vào tốc độ hình thành và củng cố mối liên hệ có điều kiện giữa hưng phấn và ức chếChia hoạt động thần kinh cấp cao thành bốn loại: - Loại linh hoạt: Quá trình hưng phấn và ức chế đều linh hoạt cao.- Loại hưng phấn: Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế.- Loại ức chế : quá trình ức chế chiếm ưu thế.- Loại ỳ: Việc thành lập PXCĐK và ức chế diễn ra khó và chậm.4.1.3. Dựa vào sự khác biệt về cường độ của hưng phấn, ức chế, tính cân bằng giữa hai quá trình và mức độ chuyển hóa linh hoạt của các quá trình thần kinhChia hoạt động thần kinh cấp cao thành bốn loại: - Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt.- Loại mạnh, cân bằng, không linh hoạt.- Loại mạnh, không cân bằng.- Loại yếu.4.1.4. Dựa vào mối tương quan giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ haiChia hoạt động thần kinh ở người thành ba loại: - Loại nghệ sĩ.- Loại lý trí.- Loại trung gian4.2. Các loại hình thần kinh ở người và động vật	Phân chia loại hình thần kinh ở động vật và người dựa vào hai quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động thần kinh cấp cao, dựa vào các tiêu chí sau để phân loại:Tiêu chí thứ nhất là cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế 	Nếu hưng phấn và ức chế mạnh được gọi là loại mạnh. Còn nếu hưng phấn và ức chế yếu, gọi là loại yếuTiêu chí thứ hai là mối tương quan giữa hưng phấn và ức chế	Nếu hai quá trình hưng phấn và ức chế có cường độ bằng nhau được gọi là loại cân bằng, còn nếu có cường độ không bằng nhau gọi là loại không cân bằng.Tiêu chí thứ ba là chuyển hóa giữa quá trình hưng phấn và ức chế	 Nếu sự chuyển từ hưng phấn sang ức chế và từ ức chế sang hưng phấn diễn ra nhanh và dễ dàng thì được gọi là loại linh hoạt, còn nếu diễn ra chậm và khó thì được gọi là loại không linh hoạt.	Từ 3 tiêu chí trên đã phân loại thần kinh thành bốn dạng sau:4.2.1. Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt Các cá thể thuộc loại này có cường độ hưng phấn và ức chế đều mạnh bằng nhau, ức chế trong tốt và bền vững; tính linh hoạt tốt nên việc chuyển từ quá trình hưng phấn sang ức chế và từ ức chế sang hưng phấn được thực hiện dễ dàng. 	Con người thuộc loại này thường cân bằng, thông minh, nhiệt tình, tính chủ động cao. 	4.2.2. Loại mạnh, cân bằng, không linh hoạt	- Các cá thể thuộc loại này có hưng phấn và ức chế đều mạnh bằng nhau. 	- Loại hình thần kinh này có tính linh hoạt kém, nên quá trình chuyển hóa giữa hưng phấn và ức chế kém. 	- Vì vậy, việc thành lập PXCĐK thường lâu nhưng bền vững, khó mất. 	- Ức chế trong bền vững nên phản ứng tuy chậm nhưng chắc chắn và chính xác. Sự chuyển hóa từ hưng phấn sang ức chế chậm nên khó ngủ nhưng ngủ sâu, khi thức dậy thường chậm chạp và mệt mỏi. Người thuộc loại này thường thông minh nhưng chậm phản ứng, hành động chậm, khó thích nghi với điều kiện sống mới.4.2.3. Loại mạnh, không cân bằng	- Cá thể thuộc loại này có quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng hai quá trình này đều mạnh không bằng nhau, quá trình hưng phấn thường mạnh và chiếm ưu thế, quá trình ức chế yếu hơn. 	- Do đó PXCĐK được thành lập nhanh và dễ, cường độ phản xạ cao nhưng không bền vững; ức chế trong kém nên hoạt động thần kinh thường không ổn định, định hình dễ thay đổi. 	- Người thuộc phản ứng này thường có phản ứng nhanh, mạnh nhưng hiếu động, thiếu kiên trì và chóng chán. 	4.2.4. Loại yếu	- Các cá thể thuộc kiểu này có quá trình hưng phấn và ức chế đều yếu. Khi hoạt động tế bào thần kinh chóng kiệt sức, dễ chuyển sang ức chế ngoài, ức chế trong yếu, do đó khó thành lập PXCĐK. 	- Phản ứng thường bấp bênh, không bền vững, con vật tỏ ra yếu hèn và nhút nhát trong hành vi. 	 	- Người thuộc loại này thường nhút nhát, kém bản lĩnh, tiếp thu chậm.	- Nguyên nhân của sự thay đổi này là điều kiện giáo dục trong những ngày đầu của cuộc sống. Ví dụ : Đem một ổ chó con mới sinh chia thành 2 nhóm. 	+ Nhóm thứ nhất được nuôi trong chuồng với sự chăm sóc rất tốt. 	+ Nhóm thứ hai nuôi theo cách thả tự do. 	* Kết quả, các con chó được nuôi trong chuồng luôn tỏ ra sợ sệt, luôn có hành vi tự vệ. Trong khi đó, ở các con chó nuôi theo cách tự do không có các phản ứng như vậy. 	Mặc dù, toàn bộ chó thuộc 2 nhóm đều do cùng một mẹ sinh ra. Bằng cách luyện tập từ từ, trên cơ sở hiểu các quy luật hoạt động của vỏ bán cầu đại não, có thể biến con chó hèn nhát thành mạnh mẽ. 4.3. Các loại hình thần kinh ở người	Ở người, ngoài các thuộc tính của quá trình hưng phấn và ức chế, còn có hệ thống tín hiệu thứ hai. Sự liên hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai ở người đã hình thành những đặc điểm mới về loại hình thần kinh, khác với động vật.	 Dựa vào mối tương quan giữa hai hệ thống tín hiệu, chia làm ba loại thần kinh riêng cho người.4.4. Các loại hình thần kinh ở trẻ em	* Khi phân loại hình thần kinh, dựa vào 3 đặc điểm cơ bản sau đây: 	- Lực 	- Tính cân bằng 	- Tính linh hoạt. 	* Tính cân bằng và tính linh hoạt trong trường hợp cụ thể này thể hiện sự tác động qua lại giữa vỏ não và các cấu trúc dưới vỏ, cũng như mối tương quan giữa hai hệ thống tín hiệu. 	Từ đó phân loại hoạt động thần kinh ở trẻ em thành bốn loại.4.4.1. Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh	Đặc điểm của loại hình thần kinh này là các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh, bền vững.	 Trẻ em thuộc nhóm này có thể tạo được ức chế phân biệt tinh vi. 	Toàn bộ hoạt động phản xạ không điều kiện đều do vỏ não điều hành. 	Ngôn ngữ phát triển tốt với khối lượng từ lớn.4.4.2. Loại hình mạnh, không cân bằng, hưng phấn tăng kém kiềm chế	Đặc điểm trẻ em thuộc nhóm này là quá trình hưng phấn mạnh, ức chế yếu. 	Nhiều lúc vỏ não không kiềm chế được hoạt động của các nhân dưới vỏ, chính vì vậy các hành vi trở nên thiếu kiềm chế. 	Các phản xạ có điều kiện đã hình thành dễ bị dập tắt. Ức chế phân biệt thì không bền vững. 	Trẻ có loại thần kinh này dễ bị xúc động, cũng do hưng phấn mạnh nên trẻ nóng nãy hay cáu gắt. Trẻ em thuộc nhóm này thường nói nhanh và hét khi nói.4.4.3. loại hình mạnh, cân bằng, chậm	 Đặc điểm của trẻ em thuộc nhóm này thường chậm chạp. Các đường liên hệ thần kinh tạm thời thường hình thành chậm. 	Các phản xạ đã bị dập tắt rất khó phục hồi lại. Hoạt động phản xạ không điều kiện và cảm xúc đều chịu sự kiểm soát của vỏ não. 	Những trẻ thuộc nhóm này nhanh biết nói, nhưng thường nói chậm. 	Đây là những đứa trẻ tích cực và kiên trì thực hiện một công việc nào đó. Chúng có thể hoàn thành bất kì một nhiệm vụ khó khăn nào nếu là cần thiết. 4.4.4. Loại hình yếu với quá trình hưng phấn giảm	Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện của trẻ em thuộc nhóm này khó khăn. 	Các phản xạ đã hình thành thường không bền vững. Ức chế ngoài (không điều kiện) thể hiện rõ, nhưng ức chế trong (có điều kiện) lại rất yếu.	 Chính vì vậy, trẻ khó thích nghi với những sự thay đổi trong cuộc sống và học tập. Trẻ nhanh bị mệt mỏi, không chịu được tác động của các kích thích mạnh kéo dài.4.5. Ý nghĩa của phân loại hình thần kinh	Việc xác định loại hình thần kinh có tầm quan trọng đặc biệt đối với giáo dục và y tế. Dựa vào tính thích nghi của vỏ não, ta có thể sử dụng phương pháp giáo dục hợp lí để cải tạo loại hình thần kinh ở trẻ em.	Hiện tượng rối loạn hoạt động thần kinh cấp cao có thể xuất hiện dưới tác động của kích thích quá mạnh, tạo ra sự căng thẳng cho tế bào thần kinh về mặt cường độ của các quá trình hưng phấn hay ức chế. 	Sự căng thẳng về mặt hưng phấn có thể do kích thích quá mạnh tạo ra. Còn căng thẳng về mặt ức chế có thể do khoảng cách về mặt thời gian tác động của tính hiệu bị kéo dài ra trong trường hợp ức chế trì hoãn. 	Rối loạn thần kinh chức năng cũng có thể xuất hiện khi ta thành lập ức chế phân biệt với hai kích thích gần giống nhau về mặt tính chất vật lí. 	Ngoài hưng phấn thì tính linh hoạt cũng có thể tạo ra sự căng thẳng trong hoạt động thần kinh khi nó thay đổi quá nhanh, liên tục.	Tất cả các hiện tượng căng thẳng nêu ra ở trên đều có thể là nguyên nhân gây rối loạn thần kinh chức năng. Muốn ngăn ngừa sự xuất hiện của hiện tượng này cần phải biết được loại hình thần kinh của từng cá thê. 	4.6. Ngoại suy trong hoạt động thần kinh cấp cao	- Ngoại suy là phản ứng của cơ thể đối với các kích thích lạ một cách tức thời. Đó là các phản ứng tại chỗ không cần hình thành phản xạ có điều kiện cụ thể mà chỉ dựa vào khả năng đặc biệt của hệ thần kinh.	- Nhờ có ngoại suy mà hệ thần kinh có thể phản ứng đúng đắn được trong các điều kiện phản ứng mới, chưa gặp phải bao giờ. Ngoại suy được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm đã được di truyền hay tích lũy trong quá trình sống nhằm giải quyết các nhiệm vụ hoàn toàn mới.	- Ví dụ: khi săn con thú đang chạy theo một hướng nhất định, chó săn phải ngoại suy tốc độ và hướng di chuyển, nhờ vậy nó đã đón gặp và bắt được con thú theo đường ngắn nhất. 	- Tính chất và mức độ phức tạp của ngoại suy được xác định bởi số vốn các phản xạ có điều kiện. Khi vốn các phản xạ có liên quan với dạng cảm giác và vận động trong thần kinh cấp cao lớn, ngoại suy có thể đạt những hình thức rất cao.	- Một trong các số hình thức ngoại suy cấp cao về cảm giác của phản xạ có điều kiện và là khả năng khái quát hóa các kích thích gần giống nhau.	- Ngoại suy là hình thành các phản xạ có điều kiện cấp tốc ở người và động vật, nhưng chỉ có con người mới hình thành ngoại suy cao cấp. Nó xuất hiện và tồn tại trong mọi hoạt động về trí óc cũng như chân tay, đặc biệt thể dục thể thao.5. Tính chất tương đối của các loại thần kinh	- Trong thực tế có những cá thể có dạng hoạt động thần kinh không biểu hiện rõ rệt của một loại nào, mà mang tính chất trung gian giữa các loại. 	 	- Hơn nữa, đặc điểm của hoạt động thần kinh là kết quả của sự tác động qua lại giữa các đặc điểm di truyền, bẩm sinh, và các tính tập nhiễm do ảnh hưởng của môi trường sống. 	- Cho nên mỗi loại hình thần kinh không phải là cố định ở mỗi cơ thể mà có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh thực tiễnCảm ơn cô và quý thầy cô đã lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_he_thong_tin_hieu_loai_than_kinh_huynh_huu_nghia.ppt