Bài giảng Kĩ năng sống trong trường học

Bài giảng Kĩ năng sống trong trường học

Nội dung các nhóm cần thực hiện:

Thảo luận ghi vào giấy A0:

- Giới thiệu khái quát KN mà nhóm nghiên cứu

Nêu ý nghĩa, vai trò (lợi ích) của KN

Nêu các bước thực hiện KN

Phân tích và đúc kết những điểm cần ghi nhớ. Những khó khăn có thể gặp khi rèn luyện KN này

Nêu khả năng GD KN này qua các môn học, hoạt động ở trường THPT

 2. Thực hành:

 Mô tả hoặc đóng vai, làm mẫu tình huống

3. Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 45 phút;

 Thời gian trình bày: 10-15 phút

ppt 74 trang hapham91 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kĩ năng sống trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI IIIKĨ NĂNG SỐNG TRONG TRƯỜNG HỌCMỤC TIÊUHọc xong chuyên đề này, học viên sẽ : 1. Hiểu được nguyên lý xây dựng khối KNS trong nhà trường. 2. Nắm được bản chất, vai trò của các KNS trong nhà trường và các bước để thực hiện hoạt động dạy kỹ năng. 3. Có thái độ tích cực với hoạt động dạy KNS trong trường học. 4. Giáo viên hiểu và thiết kế được bài giảng về từng kỹ năng. .NỘI DUNG1. Kỹ năng thân thiện trong nhà trường2. Kỹ năng xác định hệ quả hành vi3. Kỹ năng lựa chọn hành vi4. Kỹ năng nhận diện cảm xúc5. Kỹ năng thư giãn6. Kỹ năng làm chủ/tự kiểm soát KNS TRONG TRƯỜNG HỌC (2 nhóm - 6 KN)Nhóm KN Hành vi Nhóm KNCảm xúc. KNThân thiệnTrong trườngKNLàm chủTự kiểm soátKNXác địnhHệ quảHành viKNLựa chonHành vi KNNhận diệnCảm xúc KNThưgiãnHoạt động: Thảo luận nhómMỗi nhóm nghiên cứu, xây dựng nội dung giáo dục 1 kĩ năng sốngCách làm: Bước 1: Phân công/bắt thăm nhiệm vụ Bước 2: Nhóm thảo luận xác định các nội dung cần ghi vào giấy A0 Bước 3: Thiết kế giáo án và luyện tập thực hành sắm vai/ làm mẫu tình huống. Bước 4: Trình bày kết quả của nhóm Bước 5: Cả lớp phân tích, góp ý, bổ sung Nội dung các nhóm cần thực hiện:Thảo luận ghi vào giấy A0:- Giới thiệu khái quát KN mà nhóm nghiên cứuNêu ý nghĩa, vai trò (lợi ích) của KNNêu các bước thực hiện KNPhân tích và đúc kết những điểm cần ghi nhớ. Những khó khăn có thể gặp khi rèn luyện KN nàyNêu khả năng GD KN này qua các môn học, hoạt động ở trường THPT 2. Thực hành: Mô tả hoặc đóng vai, làm mẫu tình huống3. Thời gian thực hiện nhiệm vụ: 45 phút;	Thời gian trình bày: 10-15 phútXác định mục tiêu cần đạt của mỗi KNGiới thiệu khái quát KNNêu ý nghĩa, vai trò (lợi ích) của KNTổ chức hoạt độngCác bài tập mở rộngCác nhóm trình bàyCác nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau kết quả làm việc của nhóm mình và nhóm bạn theo các tiêu chí sau:+ Về nội dung+ Về phương pháp trình bày+ Về thời gianNHÓM KỸ NĂNG VỀ HÀNH VI NHÓM KỸ NĂNGHÀNH VIKỹ năng thân thiện trong nhà trườngKỹ năng lựa chọn hành viKỹ năng xácđịnh hệ quả hành viBÀI 1 KỸ NĂNG THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG HỌCMục tiêu Bài học nhằm giúp học sinh: Hiểu được khái niệm hành vi thân thiện, hành vi không thân thiện. Hiểu được lý do hành vi thân thiện quan trọng trong trường học và trong cuộc sống.Mô tả và gọi tên được các hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện trong các tình huống khác nhau. Có KN nhận diện/xác định được hành vi thân thiện.Hình thành KN thực hiện hành vi thân thiện (được gọi là Kỹ năng thân thiện). Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I. Giới thiệu và khái quát - Trong mối tương tác với bạn bè, có thể chia ra hai loại hành vi: hành vi không thân thiện và hành vi thân thiện. - Hành vi thân thiện là những hành vi, hành động giúp cho người khác cảm thấy được quan tâm, chia sẻ, an toàn, chân thành, mang lại sự vui vẻ, sự thích thú, sự tôn trọng - Hành vi không thân thiện là những hành động làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương, mất an toàn, lo lắng, hoảng sợ và không muốn làm bạn với chúng ta - Nhận diện được hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện có ý nghĩa quan trọng vì nó đưa ra tiêu chí một cách chung nhất cho tất cả mọi người - Việc ý thức, nhận diện các hành vi thân thiện và không thân thiện giúp chúng ta xác định được những chuẩn mực hành vi cho bản thân mình và do đó dễ dàng đạt được điều mình muốn hơn Vai trò của hành vi thân thiện Nhận diện được hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện giúp chúng ta hình thành được các chuẩn mực hành vi cho bản thân mình, từ đó giúp chúng ta hòa hợp hơn với các bạn. Giúp chúng ta có được nhiều sự giúp đỡ từ người khác hơn. Giúp chúng ta đỡ mắc sai lầm hơn trong mối quan hệ với bạn bè. Giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.Xác định các hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện Hoạt động : Liệt kê các hành vi thân thiệnPhương pháp:nhóm hoặc động não Liệt kê những hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện đã quan sát được trong lớp học, trường học Phân tích và kết luậnIII. Các bài tập mở rộng 1.Cuộc thi Kỹ năng thân thiện Trong cuộc thi này, học sinh được chia thành hai đội. Mỗi đội chỉ định một "Thư ký". Mỗi đội sẽ cùng thảo luận với nhau để cố gắng liệt kê những biểu hiện, hành vi thân thiện, càng nhiều càng tốt trong năm phút Để ghi được điểm, mỗi nhóm phải đưa ra ý kiến giải thích lý do cho sự lựa chọn của mình và trả lời các câu hỏi: a) Tại sao KỸ NĂNG THÂN THIỆN sẽ làm cho một người nào đó dễ dàng có được bạn? b) Làm thế nào bạn (trẻ em) cảm nhận được khi người khác sử dụng những kỹ năng thân thiện với bạn? và c) Bạn có bao giờ sử dụng những kỹ năng đó? Nếu nhóm không thể trả lời những câu hỏi này, sau đó nhóm khác có thể thảo luận và ghi được điểm. 2. Người bạn hoàn hảoGiáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ về những gì các em tưởng tượng về "người bạn hoàn hảo" sẽ như thế nào. KỸ NĂNG THÂN THIỆN gì mà người bạn hoàn hảo sử dụng Hỏi học sinh về những gì bạn bè của các em thực sự thích. Người bạn hoàn hảo này có những lựa chọn không hiệu quả nào (hoặc sử dụng KỸ NĂNG KHÔNG THÂN THIỆN) mà đem lại rắc rối cho họ hay khôngĐiều gì xảy ra nếu em có người bạn hoàn hảo , có vui vẻ hơn không? Điểm lưu ý dành cho giáo viênGiúp học sinh nhận biết lợi ích tự nhiên của việc sử dụng KỸ NĂNG THÂN THIỆN GV có thể kết hợp một vài hoạt động khác nhau để củng cố hành vi quan tâm chia sẻ của HS: a) Ngợi khen bằng lời nói để công nhận học sinh rằng các em đang sử dụng KỸ NĂNG THÂN THIỆN, b) Mô tả hành vi học sinh đang làm (ví dụ, chia sẻ, lần lượt, chờ đợi kiên nhẫn, chơi với nhau, hợp tác, làm việc cùng nhau, giúp đỡ, lắng nghe, làm vệ sinh, v.v.), c) Giúp học sinh nhận ra những lợi ích tự nhiên của việc sử dụng KỸ NĂNG THÂN THIỆN.Lúc đầu, giáo viên gọi tên hành vi của học sinh, về sau có thể yêu cầu học sinh tự gọi tên hành vi của mình và xác định những lợi ích tự nhiên của việc sử dụng KỸ NĂNG THÂN THIỆN. BÀI 3 KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH HỆ QUẢ HÀNH VIMục tiêu Sau khi học, người học sẽ:- Hiểu được khái niệm hệ quả của hành vi.- Hiểu được hệ quả tự nhiên và hệ quả logic.- Liên hệ được hệ quả hành vi với kỹ năng thân thiện và kỹ năng không thân thiện.- Giáo viên có thể xây dựng bài giảng về KN này trên lớp. Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I. Giới thiệu và khái quát - Sau mỗi một hành động của chúng ta đều có những điều xảy ra sau đó, điều này được gọi là hệ quả - Hệ quả cung cấp cho chúng ta thông tin về hành vi của chúng ta - Hệ quả có thể là hệ quả tích cực hoặc hệ quả tiêu cực. Hệ quả tích cực là những điều chúng ta muốn, những điều có lợi cho chúng ta và ngược lại - Các hệ quả cũng có thể nhìn nhận dưới góc độ hệ quả lâu dài và hệ quả trước mắt. Hệ quả lâu dài là những hệ quả xảy ra nếu hành vi đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Hệ quả ngắn hạn là hệ quả trực tiếp của hành vi đó - Hệ quả có thể ở dạng tự nhiên hoặc logic. Hệ quả tự nhiên là những điều tích cực hay tiêu cực xảy ra một cách trực tiếp, tự nhiên do hành vi đó. Hệ quả logic là hệ quả do những người khác (người lớn) đặt ra sau khi hành vi được thực hiện - Hệ quả không chỉ là những việc, sự kiện, đồ vật mà chúng ta có thể thấy từ bên ngoài, mà còn có thể là cảm xúc, sự cảm nhận từ bên trong - Nhận biết về hệ quả là cơ sở để chúng ta có thể phát triển khả năng ra quyết định Vai trò của kỹ năng nhận biết hệ quả :1. Giúp đưa ra quyết định tốt hơn. 2. Giúp chúng ta biết hành vi của chúng ta ảnh hưởng đến người khác và bản thân như thế nào3. Giúp kiểm soát cuộc sống tốt hơn. Hoạt động 2: Sử dụng câu chuyện để thực hành nhận thức về hệ quả (nhóm đã được phân công trình bày) Mỗi nhóm sẽ tìm một câu chuyện có nội dung đề cập đến các hành vi và hệ quả rồi thảo luận với các nhiệm vụ sau:Các nhóm sẽ phải liệt kê các hành động của nhân vật trong câu chuyện và chỉ ra những hệ quả của hành động đó Khi phân tích phải chỉ được các hệ quả tiêu cực, hệ quả tích cực, hệ quả ngắn hạn và hệ quả dài hạn của hành động. III. Bài tập mở rộng Học sinh nhớ lại một hành động thân thiện và một hành động không thân thiện của mình mà các em thấy đáng nhớ trong những năm học trước. Yêu cầu các em viết lại thành một bài văn hoàn chỉnh kể lại câu chuyện bối cảnh của hành vi đó, phân tích những hệ quả tiêu cực, hệ quả tích cực cũng như hệ quả ngắn hạn và hệ quả dài hạn.BÀI 4 KỸ NĂNG LỰA CHỌN HÀNH VIMục tiêu Kết thúc bài học, người học sẽ:- Hiểu khái niệm lựa chọn hành vi; mỗi hành vi khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả khác nhau; mỗi người đều có thể lựa chọn hành vi của mình.Hình thành niềm tin mình có quyền, có cơ hội, có khả năng tự lựa chọn hành vi, trên cơ sở đó tăng cường thái độ tự tin và chủ động của học sinh trong việc đưa ra quyết định và lựa chọn hành vi. - Hình thành kỹ năng suy nghĩ về hệ quả trước khi hành động, để định hướng cho việc lựa chọn hành vi, hạn chế những hành vi bốc đồng, thiếu kiểm soát.- Giáo viên có thể xây dựng bài giảng về kỹ năng này trên lớp. Hoạt động trải nghiệm Chọn kẹoPhân tích và kết luận I. Giới thiệu và khái quát - Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải lựa chọn - Cần phân biệt sự lựa chọn và hành vi lựa chọn. Sự lựa chọn là các phương án cho tình huống; hành vi lựa chọn là hành vi chúng ta suy nghĩ để đi đến quyết định lựa chọn phương án nào - Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng kiểm soát cách chúng ta hành động Tuy nhiên nếu chúng ta không nghĩ về lựa chọn mà chúng ta đang làm, thì có nghĩa là chúng ta đang từ bỏ quyền kiểm soát lựa chọn của mình. - Thực tế chúng ta thường bỏ qua sự lựa chọn mà thực hiện hành vi theo những cảm xúc và thói quen - Vì vậy học KN lựa chọn vô cùng quan trọng giúp chúng ta đưa ra được những lựa chọn đúng đắn hơn trong cuộc sống. Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. Vai trò của kỹ năng lựa chọn1. Kỹ năng lựa chọn giúp chúng ta giải quyết vấn đề tốt hơn.2. Giúp chúng ta cảm thấy kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn. 3.Giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. 4. Giúp chúng ta có được sự tôn trọng của mọi người vì chúng ta biết suy nghĩ về những hành động và tình huống của mình.Hoạt động2 : Phân tích tình huống(nhóm đã được phân công trình bày) Mô tả một tình huống gần đây em đã phải đưa ra lựa chọn khó khăn, hoặc một tình huống em cần phải lựa chọn nhưng đã không thực hiện. Chia sẻ với nhóm về những sự lựa chọn mà em có, và em đã cân nhắc những hệ quả của các sự lựa chọn đó như thế nào? Nếu em đã không sử dụng kỹ năng lựa chọn trong tình huống đó, thì em đã làm gì? Cũng chia sẻ với cả nhóm những tình huống đáng lý em phải sử dụng kỹ năng lựa chọn mà em đã không sử dụng, và hệ quả của việc đó là như thế nào? Hoạt động 3: Thực hành kĩ năngluyện tập với tình huống giả định Tình huống: 1. Em cần phải đi học sáng nay nhưng trời mưa rất to. 2. Cô giáo giao một bài tập làm văn về nhà hoàn thành trong 2 ngày cuối tuần, nhưng trong hai ngày cuối tuần đó bố mẹ đã chuẩn bị cho cả nhà đi chơi xa. 3. Các bạn cùng lớp hay trêu em, gọi em bằng một cái tên rất ngớ ngẩn mà em hoàn toàn không thích và còn cảm thấy khó chịu về nó. 4. Bạn cùng bàn tự nhiên giật lấy cái bút của em mà không hỏi han gì cả. III.Các bài tập mở rộng1. Giao 5 bài tập về nhà và học sinh có quyền lựa chọn làm 3 bài trong số đó.2. Giao bài tập cho học sinh vào đầu tuần và phải nộp vào thứ 6 hoặc thứ 2 tuần sau. Với học sinh nộp bài vào thứ 6, không có thêm bài tập cho cuối tuần 3. Học sinh lựa chọn “bạn học” của mình trong 2 tuần để cùng trao đổi, học bài với nhau ngoài giờ.Kết luậnSống hòa hợp và làm bạn với người khác là một điều vô cùng cần thiết ở lứa tuổi học sinh, vì việc giao lưu, tiếp xúc với bạn bè ở trường là một trong những cách thức xã hội hóa cá nhân. Chính vì vậy nên nhận diện được hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện, lựa chọn được hành vi hợp lí, trên cơ sở xác định được hệ quả của hành li có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi học sinh ở lứa tuổi PTTH. NHÓM KĨ NĂNG CẢM XÚCNHÓM KĨ NĂNG CẢM XÚCKỹ năng nhận diện cảm xúcKỹ năng thư giãnKỹ năng làm chủ/tự kiểm soátBÀI 5 KỸ NĂNG NHẬN DIỆN CẢM XÚCMục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:Hiểu được khái niệm cảm xúc, kỹ năng xác định cảm xúc và vai trò của kỹ năng xác định cảm xúc.Bước đầu luyện tập kỹ năng tiến tới thực hiện thành thạo kỹ năng xác định cảm xúc.Có ý thức trong việc chủ động sử dụng kỹ năng xác định cảm xúc trong cuộc sống thường ngày.Giáo viên có thể triển khai bài giảng về kỹ năng này trên lớp. Tạo động cơ Trò chơi : Kịch câmCông cụ, phương tiện: Danh sách 10 cảm xúc khác nhau, mỗi cảm xúc viết vào một mẩu giấy nhỏ, gấp mẩu giấy lại và đựng chúng trong một chiếc hộp nhỏ. Phân tích và kết luận Giáo viên tổng kết : Thông qua hoạt động vừa rồi chúng ta có thể thấy rằng thế giới cảm xúc của con người rất phong phú, đa dạng, phức tạp, nhiều sắc thái, nhiều cung bậc. Kỹ năng tự xác định cảm xúc là một trong những bước quan trọng đầu tiên giúp chúng ta quản lý cảm xúc bản thân.Cảm xúc có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: Lời nói; cử chỉ; hành động; các trạng thái cơ thể. Nhiều khi ngôn ngữ cơ thể còn bộc lộ chính xác và trung thực cảm xúc cá nhân đang trải qua hơn cả lời nói. Do vậy, một trong những hoạt động không thể thiếu giúp chúng ta tự nhận thức được cảm xúc của bản thân cũng như nhận biết cảm xúc của người khác là quan sát những biểu hiện cơ thể như: Ánh mắt, nét mặt, tư thế, dáng vẻ, nhịp thở Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I. Giới thiệu và khái quát - Cảm xúc là cảm nhận ở bên trong các em hoặc những điều em trải nghiệm về rung động, xúc cảm của mình. Thế giới cảm xúc rất phong phú, đa dạng, nhiều sắc thái, nhiều cung bậc khác nhau - Tất cả chúng ta đều có những loại cảm xúc khác nhau như là cảm xúc vui vẻ, tự hào, buồn rầu hay tức giận. - Cảm xúc mách bảo chúng ta những thông tin quan trọng về những điều chúng ta thích và không thích; là tín hiệu cảnh báo. Vì vậy việc hiểu được cảm xúc của mình là một điều quan trọng. - Kỹ năng tự xác định hay tự nhận thức cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân, lý do của những cảm xúc đó. Tự nhận thức chúng giúp chúng ta hiểu hơn về bản thân mình cũng như quản lý cảm xúc tốt hơn. Vai trò của kỹ năng nhận diện cảm xúc1. Xác định được cảm xúc của mình giúp chúng ta hiểu những điều gì mình thích và không thích. 2. Hiểu về cảm xúc của bản thân cũng giúp chúng ta hiểu và bày tỏ sự cảm thông đối với người khác tốt hơn.3. Xác định được cảm xúc của mình giúp chúng ta ra quyết định tốt hơn.4. Tự xác định cảm xúc bản thân là bước căn bản và quan trọng đầu tiên trong việc điều hòa và quản lý cảm xúc.Tự xác định cảm xúc bản thân là bước căn bản và quan trọngHoạt động 2 : Thi liệt kê từ vựng chỉ cảm xúcMục tiêu: Tăng cường vốn từ vựng về cảm xúc, thông qua đó tăng cường khả năng nhận diện, gọi tên và mô tả cảm xúc của bản thân trong những tình huống cụ thể. Yêu cầu mỗi nhóm trong vòng 5 phút hãy liệt kê nhiều nhất có thể các từ chỉ cảm xúc. Viết lên giấy mầu, dán lên bảng. Cảm xúc thoải mái, dễ chịu Vui, mừng, hãnh diện, tự hào, an toàn, thỏa mãn, tuyệt vời, lạc quan, nhẹ nhõm, hạnh phúc, hài lòng, thư giãn, ngạc nhiên, thích thú, tự tinCảm xúc khó chịu Tức giận, hối hận, cáu kỉnh, thất vọng, tuyệt vọng, cô đơn, buồn bã, bực mình, lo lắng, bất an, căng thẳng, bất hạnh, chán nản, tội lỗi, bực bội, ghê tởm, mệt mỏi, kiệt quệ, thẹn thùng, sợ hãi, bất bình, tự ti Hoạt động 3: Nhận diện cảm xúc qua đôi mắt Cho quan sát từng bức tranh, rồi gọi tên cảm xúc mà đôi mắt đang thể hiện. Và đặt câu hỏi tại sao lại cảm nhận được cảm xúc đó.III. Bài tập mở rộng 1. Hình thành thói quen theo dõi cảm xúc của bản thân Để hình thành thói quen theo dõi cảm xúc của bản thân, trước mỗi tình huống trong cuộc sống học sinh có thể đặt câu hỏi: CÁC CÂU HỎI GIÚP THEO DÕI CẢM XÚC BẢN THÂNTôi có cảm xúc gì khi .? Điều gì khiến tôi lại có cảm xúc này? Cảm xúc này có ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ và hành vi (cách nói chuyện; cách làm việc; hay sự tập trung chú ý ) của tôi? Cơ thể của tôi có biểu hiện gì khi xuất hiện cảm xúc này? Tôi cảm thấy thoải mái hay không thoải mái khi có trải nghiệm cảm xúc này? Sau bao lâu thì cảm xúc này biến mất? Tôi đã bỏ qua, quên đi cảm xúc này bằng cách nào? Ngoài ra, có cảm xúc nào đồng thời xuất hiện khi tôi ở trong tình huống này? Vì sao tôi lại có cảm xúc đó 2. Hoạt động : Viết Nhật kí cảm xúc Học sinh có thể ghi nhật kí theo dõi các cảm xúc của mình trong ngày theo các điểm: loại cảm xúc (vui, buồn,v.v.), mức độ (từ 0-10), các yếu tố/sự kiện kích hoạt cảm xúc, cách thức học sinh đã làm để điều hòa cảm xúc đó.BÀI 6 KỸ NĂNG THƯ GIÃNMục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:Hiểu được ý nghĩa và lợi ích của kỹ năng thư giãn.Thực hành một số hình thức thư giãn căn bản và có khả năng tự lựa chọn cho mình 1 – 2 hoạt động thư giãn phù hợp nhất. Có động cơ trong việc chủ động sử dụng kỹ năng thư giãn trong cuộc sống thường ngày.Giáo viên có thể xây dựng bài giảng về kỹ năng này trên lớp. Hoạt động trải nghiệm Chiếu 5 bức hình về các tình huống khiến con người lo lắng, căng thẳng, buồn bựcTrao đổi/phân tích - Các bạn thử phỏng đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong tình huống đó? - Nếu người trong tranh là bạn, thì bạn muốn mình sẽ như thế nào trong những tình huống đó?Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I. Giới thiệu và khái quát - Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp phải những tình huống gây căng thẳng cho chúng ta. Sự căng thẳng là cách bình thường mà cơ thể chúng ta phản ứng lại với cảm xúc hoảng sợ, bồn chồn lo lắng, kích động hoặc ở trong tình huống nguy hiểm - Đôi khi nguyên nhân gây ra sự căng thẳng có liên quan đến người khác và vượt quá mức kiểm soát của chúng ta - Thư giãn có nghĩa là làm điều gì đó giúp cho cơ thể chúng ta cảm thấy bình tĩnh. Thư giãn là một cách thức lành mạnh giúp chúng ta chăm sóc bản thân và giảm bớt sự căng thẳng vô ích. - Khi bạn DỪNG LẠI và thư giãn để mình BÌNH TĨNH, vì vậy bạncó thể suy nghĩ được một cách rõ ràng và đương đầu với vấn đề mà không gặp thêm rắc rối. - Điều quan trọng với chúng ta là tìm những cách thức an toàn, được chấp nhận để biểu lộ những cảm xúc này của mình. Lợi ích của hoạt động thư giãn: 1. Giúp con người lấy lại sự bình tĩnh.2. Giảm bớt căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực.3. Giải phóng những suy nghĩ tiêu cực.4. Cải thiện giấc ngủ.5. Luyện tập tâm trí và sự tập trung.6. Tăng cường khả năng tự chủ/tự kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình. Vai trò của kỹ năng thư giãn 1. Thực hiện các hoạt động giải tỏa cảm xúc và các bài tập thư giãn giúp chúng ta giảm bớt cảm xúc tiêu cực, quản lý chúng và điều hòa cơ thể. 2. Giúp chúng ta giải quyết vấn đề tốt hơn.3. Chúng ta cần thực hiện kỹ năng thư giãn thường xuyên, không phải chỉ trong những trường hợp rơi vào tình huống quá thách thức; hay khi có cảm xúc lo lắng, trầm cảm, tức giận quá mạnh mẽ bởi hoạt động thư giãn thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh lợi ích của các liệu pháp thư giãn với sức khỏe tinh thần, thể chất và quá trình rèn luyện phát triển nhân cách ở con người. 4. Giúp chúng ta đỡ gặp rắc rối hơn trong cuộc sống.Hoạt động 2 : Xây dựng kỹ năng thư giãn trong những tình huống có vấn đề. Phương pháp: Động não Thảo luận : biện pháp nào có thể làm để giữ bình tĩnh khi ở trong các tình huống khiến bản thân lo lắng, sợ hãi hay tức giận Chiến lược để dừng lại và bình tĩnh lại ngay lập tức Đếm đến mười (Đếm xuôi hoặc đếm ngược) Đọc thuộc lòng bảng chữ cái (Đọc xuôi hoặc đọc ngược lại) Thở chậm và sâu Hình dung về dấu hiệu dừng lạiNhắm mắt lại và nghĩ về một nơi vui vẻ và thoải máiCăng và thư giãn các cơ bắpNói những điều tích cực với bản thânThoát khỏi tình huống đóNgồi xuống và đặt đầu xuống bànĐến một nơi yên tĩnhHoạt động 3: Xây dựng những kỹ năng giải tỏa cảm xúcPhương pháp: Động não Cả lớp đưa ra những biện pháp có thể làm để giúp giải tỏa những cảm xúc khó chịu, buồn bực mà mình giữ trong lòng Những cách thân thiện để bộc lộ cảm xúc Trò chuyện với bạn bè hoặc người lớn Nói chuyện với người đã làm bạn tổn thương Viết ra những vấn đề hoặc những điều đã xảy ra Vẽ tranh về những cảm xúc của mình Xé giấy nháp hoặc viết nguệch ngoạc lên giấy Đấm hoặc đá vào gối/ nệm, hét vào trong gối Đi bộ Chơi thể thao Nhắm mắt lại và thở chậm, sâu Nghĩ về những điều hoặc nơi làm em cảm thấy hạnh phúc hoặc thư giãn Hoạt động 4: Giới thiệu và thực hành phương pháp hít thở sâuPhương pháp: Làm mẫu và hướng dẫn thực hànhGiới thiệu: Hít thở sâu (hay còn gọi là kỹ thuật thở hình vuông, kỹ thuật thở 4 thì) là một kỹ thuật thư giãn cơ bản nhưng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và tâm trí con người. Minh họa: bao gồm các bước sau: Chuẩn bị: Thư giãn toàn bộ cơ thể. Bạn có thể ngồi hoặc nằm bất kỳ tư thế nào, miễn là cảm thấy thoải mái và thư giãn. Đặt một tay lên bụng, một tay lên ngực (đặt tay lên bụng để bạn biết chắc rằng đang tập thở bằng cơ bụng, vì lúc bình thường mỗi người đều thở bằng ngực). Khi đã quen rồi, bạn có thể bỏ qua bước này.Bước 1: Hít vào từ từ bằng mũi (đếm nhẩm 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 đồng thời cố gắng đưa thật nhiều không khí vào khoang bụng, đảm bảo bụng của bạn phình ra). Khi đã quen rồi, bạn có thể bỏ qua thao tác đếm nhẩm này Bước 2: Giữ hơi thở trong bụng 3 giây (đếm nhẩm 1 – 2 – 3)Bước 3: Thở ra từ từ bằng miệng (đếm nhẩm 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 đồng thời cố gắng đẩy toàn bộ không khí ra khỏi khoang bụng, làm bụng hóp lại). Bước 4: Giữ cơ thể trong tình trạng đã xả hết không khí ra trong vòng 2 – 3 giây (đếm nhẩm 1 – 2 – 3). Sau đó tiếp tục chu trình thở như 4 bước vừa rồi. Kết thúc quá trình thực hành thở tại lớp, đề nghị chia sẻ cảm nhận khi luyện tập thở sâu III. Các bài tập mở rộng 1.Hoạt động: Kỹ thuật thư giãn căng – trùng cơ (đọc tài liệu)2. Hoạt động: Thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng (đọc tài liệu)- Hướng dẫn học sinh trải nghiệm và lựa chọn hoạt động thư giãn phù hợp nhất với mình. - Lập kế hoạch rèn luyện và ghi nhật ký thực hiện kỹ năng thư giãn hàng ngày. BÀI 2KỸ NĂNG LÀM CHỦ/TỰ KIỂM SOÁT Mục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:Hiểu được kỹ năng làm chủ. Biết cách thức thực hiện kỹ năng làm chủ. Áp dụng kỹ năng làm chủ vào trong cuộc sống của cá nhân mình. Giáo viên có thể xây dựng bài giảng về kỹ năng này trên lớp. Đọc câu chuyện “ Hãy bình tĩnh lúc nóng giận “ và “Tuy gần mà xa”Hoạt động Nhóm được phân công trình bày các nội dung hoàn thành sau thảo luận. I.Giới thiệu và khái quát -KN làm chủ, hay KN tự kiểm soát là các KN tư duy, giúp học sinh ý thức được và làm chủ hành vi của bản thân Trên cơ sở đó, có khả năng đưa ra quyết định phù hợp, ngăn ngừa và giảm thiểu các hành động bốc đồng cũng như tăng cường khả năng chấp nhận, đương đầu với những thất bại trong học tập và cuộc sống - KN này liên quan đến năng lực tự quản lý, điều chỉnh cảm xúc, hành vi của các em và cũng liên quan đến khả năng phân tích, đánh giá tình huống và xác định tính phù hợp, không phù hợp của hành vi trên cơ sở đó có thể tự đưa ra quyết định của bản thân. - KN làm chủ giúp chúng ta suy nghĩ về những gì chúng ta thực sự mong muốn trong một tình huống cụ thể và quyết định lựa chọn hành vi nào sẽ đưa ta đến gần với mục tiêu mong muốn. Lợi ích của kỹ năng làm chủ 1. Học kỹ năng làm chủ giúp chúng ta cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. 2. Giúp chúng ta kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn. 3. Chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. 4. Giúp chúng ta có được sự tôn trọng của người khác vì chúng ta biết suy nghĩ. 5. Giúp chúng ta cảm thấy tự hào vì mình đã nhận ra những lựa chọn của mình trong cuộc sống và mình có thể đưa ra những lựa chọn mà mình thực sự mong muốn Hoạt động 2: Thực hành phân tích kỹ năng làm chủ. (nhóm đã chuẩn bị) Yêu cầu tự nghĩ ra một tình huống gần đây gặp vấn đề và phải giải quyết. Cả nhóm phân tích theo các bước của kỹ năng làm chủ rồi sau đó lên trình bày trước cả lớp Hoạt động 3: Luyện tập thói quen Dừng lại trước khi hành động- Rèn luyện thói quen này bằng cách GV đặt ra những câu hỏi thật đơn giản và yêu cầu HS không cần trả lời ngay mà cần thực hiện “nghi thức”: Nói “stop” (dừng lại) và hít thở sâu một nhịp, sau đó mới suy nghĩ và trả lời câu hỏi.- Liên hệ và chia sẻ những tình huống mình đã thực hiện giống như hướng dẫn trên, tức là dừng lại suy nghĩ rồi mới hành động – hoặc không thực hiện theo hướng dẫn trên và hệ quả nhận được sau mỗi cách giải quyết tình huống như vậy. Mối quan hệ cảm xúc – suy nghĩ – hành vi – cơ thể- Cảm xúc, cơ thể và các biểu hiện suy nghĩ, hành vi có mối quan hệ tương tác qua lại chặt chẽ với nhau : + Trước mỗi sự kiện tình huống, cá nhân sẽ có những suy nghĩ khác nhau liên quan đến tình huống đó. +Suy nghĩ của cá nhân về tình huống và ý nghĩa của tình huống đối với cá nhân có xu hướng quyết định cảm xúc của cá nhân. +Tiếp theo đó, cảm xúc của cá nhân được biểu hiện thông qua các trạng thái sinh lý thần kinh bên trong và các biểu hiện bên ngoài cơ thể như nhịp thở, màu da, độ căng trùng cơ; giọng nói, v.v. - Chúng ta có thể tăng cường kỹ năng làm chủ khi hiểu được mối quan hệ giữa các thành tố này và nhận diện được cảm xúc của bản thân thông qua quan sát các phản ứng cơ thể, các suy nghĩ. Ví dụ: Khi cảm thấy tức giậnTức giận là một loại cảm xúc được biểu hiện bởi các thay đổi của cả tâm lý lẫn sinh học :Biểu hiện cơ thể: Tăng một số hormone như adrenaline và noradrenaline, cortisol. Nhịp tim và mạch nhanh hơn, hơi thở nhanh và nông; căng cơ; cảm thấy người, đặc biệt là mặt nóng hơn; đổ mồ hôi; giãn đồng tử; có thể cảm thấy nhức đầu đột ngột Biểu hiện suy nghĩ: khi tức giận con người có thể có những suy nghĩ khác nhau, song nhìn chung là những xu hướng tiêu cực như: Mình bị đối xử bất công, không tôn trọng; sự an toàn của mình đang bị đe dọa; quyền lực và sự ảnh hưởng của mình đang bị thách thức Biểu hiện hành vi khi tức giận Thông thường khi tức giận, cá nhân có xu hướng bộc lộ qua các lời nói, hành vi gây hấn; có xu hướng làm tổn thương thể chất và tinh thần của bản thân cũng như người khác. Ví dụ: Nói những lời nói làm tổn thương người khác; không lắng nghe, phớt lờ người khác; đánh nhau; đập bàn ghế; nắm chặt tay, thậm chí đến mức làm chảy máu tay .Tuy nhiên thực tế phản ứng cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mỗi người có thể rất khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể có những biểu hiện riêng, và điều đó là bình thường. Hoạt động 4: Mối quan hệ cảm xúc – suy nghĩ – hành vi – cơ thể Hãy hồi tưởng, quan sát các biểu hiện của bản thân vào bài tập sau (phát bài tập: Nhận diện mối quan hệ giữa Cảm xúc – Cơ thể - Suy nghĩ – Hành vi ) Các nhóm thu kết quả và nhận xét III. Các bài tập mở rộng Xem xét lại quá khứ: Yêu cầu học sinh nhớ lại một tình huống ứng xử chưa tốt mà mình đã thực hiện trước đây và thử nghĩ xem mình sẽ hành động khác đi như thế nào nếu sử dụng kỹ năng làm chủ.Lập mục tiêu thay đổi để tăng cường khả năng làm chủ bản thân Mỗi học sinh tự làm bài tập vào 01 tờ giấy A4 theo các câu hỏi gợi mở sau: Bản thân em thường bị mất kiểm soát trong những khía cạnh, hoạt động, tình huống nào? (Ví dụ: Có gặp vấn đề với cảm xúc tức giận, lo lắng không? Có xu hướng hành động nhanh, vội, khi chưa suy nghĩ thấu đáo không? Có thói quen xấu nào; có bị lệ thuộc hay “nghiện” một loại hoạt động hay tình huống nào không?)Em dự định sẽ thay đổi, điều chỉnh điều gì ở bản thân? Em dự định làm thế nào để thực hiện những dự định trên và tiếp tục phát triển khả năng tự làm chủ hay kiểm soát bản thân?Hãy viết ra 03 mục tiêu nhỏ cần đạt được để tăng khả năng kiểm soát bản thân trong vòng 3 tháng tới theo biểu mẫu sau: THAY ĐỔI ĐỂ LÀM CHỦ BẢN THÂN 1.Những điều tôi dự định thay đổi để tăng cường khả năng kiểm soát bản thân của tôi là? 2.Thời gian tôi thực hiện dự định này là: Bắt đầu kết thúc .. 3. Cách thức tôi sẽ thực hiện nhằm giúp tôi thực hiện hoạt động trên là - . - . 4.Người sẽ giúp tôi giám sát và động viên tôi thực hiện mục tiêu trên là Thiếu khả năng kiểm soát Thường xuyên nổi nóng, dù bất kỳ lý do gì.2.Khó có thể từ chối các món ăn nhiều năng lượng như Socola, đồ ăn nhanh, dù đang muốn giảm cân.3.Không thể ngừng lướt facebook dù vẫn còn nhiều bài tập và nhiều việc quan trọng để làm. 4. Tấn công người khác bằng lời nói khi tức giận 5. Nói những chuyện riêng tư trên facebook Khả năng kiểm soát tốtLuôn bình tĩnh Dù rất muốn ăn nhưng vẫn từ chối vì đang muốn giảm cân. Sử dụng facebook có kiểm soát và không để ảnh hưởng đến những việc khác của bản thân. Bình tĩnh xử lý tình huống ngay cả khi người khác đang bị mất kiểm soát. Kết luận : Những cảm xúc khó chịu như lo lắng, căng thẳng, buồn phiền là những điều có thể gây ra vấn đề cho chúng ta trong trường học, nhất là khi những cảm xúc đó kéo dài. Để thoát khỏi các cảm xúc gây khó chịu đó, mỗi người chúng ta có các cách khác nhau. Bằng cách nhận diện được cảm xúc, tự kiềm chế, tự mình thư giãn, sẽ cho bạn một giả pháp tốt nhất.Gmail: Taphuankynangsongsoctrang@gmail.com Pass: kns12345678

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ki_nang_song_trong_truong_hoc.ppt