Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 106: Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 106: Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập

3) Kết luận:

 Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

* Lưu ý: Thành phần tình thái trong câu có các loại sau đây:

a) Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:

+ chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,. (chỉ độ tin cậy cao)  Ví dụ: Tôi chắc chắn Lan sẽ đến đúng giờ hẹn.

+ hình như, dường như, hầu như, có vẻ như, có lẽ, chẳng lẽ,. (chỉ độ tin cậy thấp)  Ví dụ: Hôm nay, có lẽ trời mưa.

 

ppt 24 trang Thái Hoàn 01/07/2023 1591
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 106: Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO CÁC EM HỌC SINH THÂN YÊU 
Ngữ văn 9 
TIẾT 106, TV: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
I. Thành phần tình thái : 
1) Ngữ liệu : sgk- 18 
Chú ý các từ in nghiêng, gạch chân. 
a/ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 
Các Vd trên được trích từ VB nào? Tác giả là ai? 
Những từ nào trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của câu? 
a/ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 
Từ in đậm ở ví dụ a, b thể hiện nhận định gì của người nói ? 
a. Chắc : Sự tin cậy khá cao; b. Có lẽ : Độ tin cậy thấp → Thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu. 
2) Nhận xét: 
a/ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 
a/ Với lòng mong nhớ của anh, anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 
Nếu không có những từ ngữ in đ ậ m thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không ? Vì sao? 
? 
 Ý nghĩa sự việc không thay đổi. 
 Vì các từ in đậm không tham gia diễn đạt ý nghĩa sự việc, chỉ thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
TIẾT 106, TV: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
I. Thành phần tình thái : 
1) Ngữ liệu : sgk- 18 
Chú ý các từ in nghiêng, gạch chân. 
a/ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 
Các từ “chắc”, “có lẽ” được gọi là thành phần tình thái. Em hiểu thế nào là thành phần tình thái ? 
? 
a/ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 
b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 
a. Chắc : Sự tin cậy khá cao; b. Có lẽ : Độ tin cậy thấp → Thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu. 
2) Nhận xét: 
TIẾT 106, TV: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
I. Thành phần tình thái : 
 Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
* Lưu ý : Thành phần tình thái trong câu có các loại sau đây: 
a) Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như : 
+ chắc chắn, chắc hẳn, chắc là ,... (chỉ độ tin cậy cao) Ví dụ : Tôi chắc chắn Lan sẽ đến đúng giờ hẹn. 
+ hình như, dường như, hầu như, có vẻ như , có lẽ, chẳng lẽ,... (chỉ độ tin cậy thấp) Ví dụ : Hôm nay, có lẽ trời mưa. 
3) Kết luận: 
b) Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như : theo tôi, theo ý tôi, theo ý anh, ý ông ấy, theo anh , ... Ví dụ : Làm như vậy, theo ý tôi , là tốt rồi. 
c) Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói với người nghe, như : à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy, ... (đứng cuối câu) Ví dụ : Tớ đi nhé . 
TIẾT 106, TV: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
I. Thành phần tình thái : 
1) Ngữ liệu : sgk- 18 
Hãy tìm những câu văn, câu thơ dung thành phần tình thái hay trong chương trình ngữ văn ? 
1- “Sương chùng chình qua ngõ 
 H ình như thu đã về” 
 ( “sang thu”- Hữu Thỉnh) 
 2- “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình. 
(“Phong cách Hồ Chí Minh”- Lê Anh Trà) 
2) Nhận xét: 
3) Kết luận: 
TIẾT 106, TV: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
I. Thành phần tình thái : 
II. Thành phần cảm thán 
1) Ngữ liệu: sgk/ 18 
2) Nhận xét: 
a) Ồ , sao mà độ ấy vui thế 
 (Kim Lân, Làng ) 
b) - Trời ơi , chỉ còn có năm phút. 
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa ) 
Các từ ngữ “ồ”, “trời ơi” trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không ? 
Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi” ? 
Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ ”, “trời ơi” là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này ( đó là: sao mà độ ấy vui thế; chỉ còn có 5 phút) 
Chính những phần câu tiếp sau các tiếng đó giả thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán. 
TIẾT 106, TV: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
I. Thành phần tình thái : 
II. Thành phần cảm thán 
1) Ngữ liệu: sgk/ 18 
2) Nhận xét: 
Các từ “ồ ”, “trời ơi” được dùng để làm gì ? 
Các từ “ồ ”, “trời ơi” được gọi là thành phần cảm thán. Em hiểu như thế nào là thành phần cảm thán ? Vị trí của thành phần cảm thán trong câu ? 
Các từ “ồ ”, “trời ơi” không dùng để gọi ai cả chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình. 
Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận ); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a, ơi, trời ơi, Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. 
3) Kết luận: 
* Lưu ý: Thành phần cảm thán có sử dụng các từ ngữ ( chao ôi, ôi, a, á, ơi, trời ơi , và có điểm riêng là nó có thể tách riêng theo kiểu câu đặc biệt . Khi tách riêng ra như vậy, nó là câu cảm thán ( VD: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ) . Khi đứng trong một câu cùng các thành phần câu khác thì phần cảm thán thường đứng ở đầu câu . Thành phần câu đứng sau giải thích cho tâm lí của người nói ở thành phần cảm thán ( VD: Ơi hoa sen đẹp của bùn đen! ) 
Tiết 106: TIẾNG VIỆT: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
 Chao ôi, bắt gặp một con người 
như anh ta là một cơ hội hãn hữu 
cho sáng tác, nhưng hoàn thành 
sáng tác còn là một chặn đường 
dài. 
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 
Chao ôi 
Tìm thành phần cảm thán 
trong câu trên? 
TIẾT 106, TV: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
I. Thành phần tình thái : 
Hãy tìm những câu văn, câu thơ dung thành phần cảm thán hay trong chương trình ngữ văn ? 
II. Thành phần cảm thán: 
“ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa” (“Bếp lửa”- Bằng Việt) 
Các thành phần tình thái và thành phần cảm thán được gọi là các thành phần biệt lập. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập ? 
* Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. 
10 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
1/ Thành phần tình thái trong câu là thành phần: 
Thể hiện cách nhìn của người nói với chính mình 
Thể hiện cách hìn của người khác với sự việc đang nói đến 
Thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến trong câu 
Thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến ở cuối câu trước 
10 
2/ Thành phần cảm thán trong câu là thành phần: 
Bộc lộ tâm lí của người nói 
Bộc lộ tâm lí của người khác về người nói 
Bộc lộ tâm lí nhận xét của người nói 
Bộc lộ tâm lí của người được nói đến trong câu 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
10 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆ M 
3/ Gọi thành phần tình thái và thành phần cảm thán là thành phần biệt lập vì: 
Các thành phần này thường đứng biệt lập trước hoặc sau dấu phẩy 
Các thành phần này không liên quan gì với nội dung được nói đến trong câu 
Các thành phần này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu 
TIẾT 106, TV: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
I. Thành phần tình thái : 
II. Thành phần cảm thán: 
III. Luyện tập: 
 Bài tập 1: sgk/ 19 
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán : 
a. Có lẽ => thành phần tình thái. 
b. Chao ôi => thành phần cảm thán. 
c. Hình như => thành phần tình thái. 
d. Chả nhẽ => thành phần tình thái. 
Bài 2: 
Chắc là, dường như, chắc chắn,có lẽ, 
chắc hẳn, hình như,có vẻ như 
 Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay chắc chắn)? 
ĐÁP ÁN 
dường như 
hình như 
có vẻ như 
có lẽ 
chắc là 
chắc hẳn 
chắc chắn 
Với lòng mong nhớ của anh 
hình như 
chắc chắn 
chắc 
anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 
BÀI TẬP 3 
Trong ba từ: “chắc”, “hình như”, ”chắc chắn”: 
 + Từ nào độ tin cậy cao nhất ? 
 + Từ nào độ tin cậy thấp nhất ? 
 Vì sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ “chắc” trong văn cảnh ấy? 
Tiết 106: TIẾNG VIỆT: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
Bài 3: Sgk/19 
- Từ “chắc chắn” có độ tin cậy 
cao nhất. 
- Từ “hình như” có độ tin cậy 
thấp nhất. 
 Chọn từ “chắc”: 
+ Theo tình cảm huyết thống thì 
sự việc phải diễn ra như vậy. 
BÀI TẬP 4 
Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ. Trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán? 
* Đoạn văn 1 : Đọc “ Trong lòng mẹ ” của nhà văn Nguyên Hồng, ta bắt gặp hình ảnh một em bé mồ côi bố, phải xa mẹ, sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của bà cô. Em phải chịu những ngày tháng đau khổ, tủi nhục. Nhưng trong những ngày tháng đau khổ ấy, trái tim yêu thương của em vẫn dành cho mẹ một cách đằm thắm và trọn vẹn. Cuộc gặp gỡ mẹ sau một năm trời xa cách là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ôi , thật không gì bằng khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ . 
* Đoạn văn 2 : Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi , một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó, Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập. Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến. 
 Câu 1: Chọn từ điền vào chỗ trống cho phù hợp 
( có lẽ, chắc chắn, Ôi) 
 “ Đọc văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà ............ ai cũng cảm kích và thêm yêu quý Bác. Bác quả là một người cao cả, vĩ đại. Bác có phong cách sống vô cùng giản dị và thanh cao. Điều ấy thể hiện trong bữa ăn hàng ngày, cách ăn mặc, lời nói. Toàn thể dân tộc Việt Nam và..... cả thế giới đều kính trọng Bác- vị lãnh tụ của một nước, lại có một lối sống thanh đạm đến thế...........! Bác sống cao đẹp quá. Bác như một ánh mặt trời toả sáng nơi nơi.” 
Vận dụng 
chắc chắn 
có lẽ 
Ôi 
Câu 2 : Trong các câu sau đây, câu nào không có thành phần tình thái? 
 a/ Ngày mai kiểm tra toán. 
 b/ Có lẽ ngày mai lớp ta kiểm tra toán. 
 c/ Hình như Lan ốm. 
 d/ Dường như lớp ta ngày càng học tốt hơn. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
1- Bài vừa học: 
 Nắm được nội dung bài học.. 
 Hoàn thành tiếp các bài tập/ sgk/ 19 
 Mỗi thành phần biệt lập tìm 1 ví dụ. 
2- Bài sắp học : LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN/ SGK/42 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_106_tieng_viet_cac_thanh_phan_b.ppt