Bài tập Sinh học Lớp 9 - Chương III: ADN và gen

Bài tập Sinh học Lớp 9 - Chương III: ADN và gen

 5. Công thức tính số liên kết hiđrô: H = 2A + 3G

Mỗi chu kì xoăn có 10 cặp nucleotit và cao 34 AO, nên kích thước của mỗi cặp nucleotit là 3,4Ao. Một Nucleotit có khối lượng khoảng 300 đvc

- Theo nuyên tắc bổ sung : A liên kết với T, G liên kết với X . Vì vậy A=T, G=X. Từ đó suy ra:

+ Số lượng nucleotit của cả ADN hoặc gen kí hiệu là: N= 2A+2G

+ Số lượng nucleotit ở 1 mạch của adn hay gen: N/2= A+G

+ % Của 2 loại nucleotit không bổ sung : %A+%G=50%

+ chiều dài của phân tử ADN hay gen: L= N/2 x 3,4A0

+ Số LK H = 2A + 3G

- Gọi k là số lượt tự sao từ 1 phân tử ADN(gen) ban đầu. Số phân tử được tạo ra ở đợt tự sao cuối cùng là 2k

- 1 axit amim được mã hóa bởi 3 nucleotit trên mARN . Khối lượng của 1 aa là 110 đvc

 

docx 6 trang Hoàng Giang 16070
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sinh học Lớp 9 - Chương III: ADN và gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÔN TẬP CHƯƠNG III : ADN VÀ GEN
1. Hệ thống các công thức giải bài tập: 
Các công thức thường gặp trong giải bài tập
 . Công thức liên quan chiều dài ADN (L) và số lượng nuclêôtit (N):
 2. Công thức chu kì xoắn (Ck):
 3. Công thức tính tổng số nuclêôtit của gen:
 4. Công thức tính khối lượng M:
 5. Công thức tính số liên kết hiđrô: H = 2A + 3G
Mỗi chu kì xoăn có 10 cặp nucleotit và cao 34 AO, nên kích thước của mỗi cặp nucleotit là 3,4Ao. Một Nucleotit có khối lượng khoảng 300 đvc
Theo nuyên tắc bổ sung : A liên kết với T, G liên kết với X . Vì vậy A=T, G=X.. Từ đó suy ra:
+ Số lượng nucleotit của cả ADN hoặc gen kí hiệu là: N= 2A+2G
+ Số lượng nucleotit ở 1 mạch của adn hay gen: N/2= A+G
+ % Của 2 loại nucleotit không bổ sung : %A+%G=50%
+ chiều dài của phân tử ADN hay gen: L= N/2 x 3,4A0 
+ Số LK H = 2A + 3G
Gọi k là số lượt tự sao từ 1 phân tử ADN(gen) ban đầu. Số phân tử được tạo ra ở đợt tự sao cuối cùng là 2k 
1 axit amim được mã hóa bởi 3 nucleotit trên mARN . Khối lượng của 1 aa là 110 đvc
2/ Câu hỏi và bài tập:
Câu1 : Nêu cấu tạo hóa học của ADN?
TL:
- ADN ( axít đêôxiribônuclêic ) được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- AND là 1 đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit, gồm 4 lọai: A( ađênin), T (timin), G(guanin), X( xi tôzin)
- Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các lọai nuclêôtit.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
Câu 2 : Hãy trình bày được cấu trúc không gian của ADN ?
TL:
- Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
- Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 Ao, chiều cao 34 Ao gồm 10 cặp Nu.
-Các nu giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T; G liên kết với X.
+ Về tỷ lệ các đơn phân trong ADN: 
 A = T; G = X Þ A + G = T + X hoặc A+G / T+X = 1
+Tỉ số khác nhau và đặc trưng cho loài
 +Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra ta được trình tự đơn phân của mạch còn lại.
Câu 3: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?
TL:
ADN tự nhân đôi trong nhân tế bào, tại các NST ở kỳ trung gian.
-Quá trình tự nhân đôi:
+ Hai mạch ADN mẹ tách nhau v qu trình tự nhn đôi diễn ra trên cả 2 mạch
+ Các Nuclơtit của mạch khuôn liên kết với Nuclêotít trong môi trường nội bào theo NTBS: A liên kết với T còn G liên kết với X và ngược lại.
+Hai mạch mới của 2 ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau.
 +Hai ADN con được hình thành giống hệt nhau và giống ADN me
-Nguyên tắc nhân đôi:
	+NTBS
	+Nguyên tắc bán bảo toàn ( dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ )
Câu 4:Nêu bản chất của gen và chức năng của ADN?
TL:
 *Bản chất của gen
- Gen là một đoạn phân tử AD N àBản chất hóa học của gen là AD N
-Mỗi gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc 1 phân tử Prôtêin.
* Chức năng của ADN
 + Lưu giữ thông tin di truyền
 + Truyền đạt thông tin di truyền
 Câu 5 :Nêu cấu tạo hóa học, phân loại và chức năng của ARN:
 TL:
Cấu tạo hóa học:
- ARN ( Axít ribônucleôtíc ) có cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P
- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 lọai Nu: A, U, G, X
- ARN gồm:
+ mARN ( ARN thông tin): Truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của Prôtêin cần được tổng hợp
+ tARN (ARN vận chuyển): Vận chuyển axitamin tới tổng hợp prôtein
+ rARN (ARN ribôxôm): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm
Câu 6 ARN Được tổng hợp theo những nguyên tắc nào?
TL:
- ARN được tổng hợp tại NST ở kì trung gian.
- Quá trình tổng hợp ARN:
ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A-U; T-A; G-X; X-G. Do đó Trình tự các NU trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các Nu trên mạch ARN
Câu 7:Nêu cấu trúc của protein
TL:
- Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố C, H, O, N
- Prôtêin là đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là các axit amin
- Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự các axit amin
- Các bậc cấu trúc:
+ Cấu trúc bậc 1: Là chuỗi axit amin có trình tự nhất định
+ Cấu trúc bậc 2: Là chuỗi axit amin tạo vòng xoắn lò xo
+ Cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng
+ Cấu trúc bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.
Câu 8: Hãy nêu chức năng của protein
Chức năng của protein
a) Chức năng cấu trúc: Là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan và màng sinh chất à hình thành các mô, cơ quan, cơ thể.
b) Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: Bản chất của enzim là Prôtêin, tham gia các phản ứng sinh hóa.
c) Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất: Các hoocmôn phần lớn là các Prôtêinà điều hòa các quá trình sinh lý trong cơ thể.
*. Tóm lại: Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng, liên quan đến các họat động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
Câu 9: Trình bày mối quan hệ giữa ARN và protein
Mỗi quan hệ:
- mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.
- Sự hình thành chuỗi axit amin:
+ mARN rời khỏi nhân đến riboxôm để tổng hợp prôtêin.
+ Các tARN mang axit amin vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS à đặt các axit amin vào đúng vị trí.
+ Khi ribôxôm dịch chuyển một nấc trên mARN à 1 axit amin được nối tiếp.
+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN à chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
- Nguyên tắc tổng hợp:
+ Khuôn mẫu (mARN)
+ Bổ sung ( A-U; ;G-X;)
Câu 10 :Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng
TL:
- Mối liên hệ:
+ ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin 
+ Prôtêin tham gia cấu trúc và họat động sinh lý của tế bào à biểu hiện thành tính trạng.
Bản chất của mối quan hệ gen-tính trạng: Trình tự các Nu trong AND qui định trình tự các Nu trong mARN, qua đó qui định trình tự các axit amin của phân tử Prôtêin. Prôtêin tham gia vào họat động của tế bàoà biểu hiện thành tính trạng
Câu 11: Viết cấu trúc của ARN được tổng hợp từ gen có mạch gốc:
-A-G-T-X-A-X-A- G-G-
Câu 12:Cho phân tử AND có trình tự các nucleotit trên mạch 1 như sau
 ATGXTXTG
a. Viết cấu trúc 2 AND con được tạo ra từ phân tử AND trên
b. Viết cấu trúc đoạn ARN được tổng hợp từ phân tử AND trên
Câu13: Một gen có chiều dài 0,408µm. Tính số Nu của từng loại có trong gen biết rằng trong gen loại A chiếm 20%.
Câu 14 :Cho một đoạn ADN có tổng số Nu 3000, trong đó số Nu loại A = 20 % tổng số Nu của gen. Hãy tính :
a. Chiều dài của đoạn ADN
b. Số % và số Nu từng loại
c. Số liên kết Hidro trong đoạn ADN
d. Trên mạch 1 có A1=150 Nu, X1= 300. Hãy tính số Nu từng loại trên mỗi mạch
e. Tính khối lượng của ADN
3: Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34Ao gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi caëp nuclêôtit tương ứng sẽ là:
A. 340Ao B. 3,4 Ao C. 17Ao D. 1,7Ao
Câu 2:Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định? 
A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. 
B. Số lượng các nuclêôtit
C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN 
D. Tỉ lệ (A + T)/ (G +X ) trong phân tử ADN
Câu 3:Tính đa dạng của ADN do yếu tố nào sau đây quy định? 
A. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN 
B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN 
C. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. 
D. Số lượng các nuclêôtit
Câu 4 :Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả : 
A. A = X, G = T B. A + T = G + X 
C. A + G = T + X D. A + X + T = X + T + G 
Câu 5: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc một loại prôtêin được gọi là:
A. Nhiễm sắc thể B. Crômatit
C. Mạch của ADN D. Gen caáu truùc
Câu 6:Trong một phân tử ADN thì các gen: 
A. Luôn dài bằng nhau 
B. Chỉ phân bố trên một mạch
C. Chỉ nằm ở hai đầu của phân tử ADN, đoạn giữa không có
D. Phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN 
Câu 7:Số cặp nuclêôtit trong mỗi gen là: 
A. Từ 300 đến 600 B. Từ 600 đến 1500
C. Từ 1500 đến 2000 D. Từ 2000 đến 2500
Câu 8: Chức năng của gen là: 
Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
Tham gia vào các cấu trúc của màng tế bào
Chứa đựng năng lượng cho các hoạt động của tế bào
Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
Câu 9: Caùc loaïi đơn phân của ARN gồm :(mức 1)
A. A,T,G,X B. A,T,U,X
C. A,U,G,X D. A,T,U,G,X
Câu 10:Chức năng của ARN thoâng tin (mARN) là
Quy định cấu trúc của một loại prôtêin nào đó.
Điều khiển quá trình tổng hợp prôtêin 
Điều khiển sự tự nhân đôi của phân tử ADN
Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin cần tổng hợp
Câu 11:Chức năng của ARN vaän chuyeån (tARN) là:
Truyền đạt thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm
Vận chuyển axit amin tôùi nôi toång hôïp tổng hợp prôtêin
Tham gia cấu tạo nhân tế bào
Tham gia cấu tạo màng tế bào
Câu 12: Caùc loaïi ARN ñöôïc tổng hợp döïa treân khuôn mẫu của: 
A. Phân tử prôtêin B. Ribôxôm
C. Phân tử ADN D. Phân tử ARN mẹ 
Câu 13: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là: 
A. Axit nuclêic B. Nuclêôtit
C. Axit amin D. Axit photphoric
Câu 14: Đặc điểm cấu tạo nào sau đây là của prôtêin bậc 2:
A. Một chuỗi axit amin không xoắn cuộn B. Hai chuỗi axit amin xoắn lò xo
C. Hai chuỗi axit amin không xoắn cuộn D. Một chuỗi axit amin xoắn lò xo 
Câu 15: Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin được qui định bởi những yếu tố nào?
Trình tự sắp xếp, số lượng và thành phần các nuclêôtit
Các chức năng quan trọng của prôtêin
Cấu tạo của prôtêin gồm 4 nguyên tố chính là C,H,O,N.
Trình tự sắp xếp, số lượng và thành phần các axit amin và các dạng cấu trúc không gian của prôtêin
Câu 16: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin là: 
Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 
Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau
Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit
Đều được cấu tạo từ các axit amin
Câu 17:Gen mang thông tin cấu trúc cuûa prôtêin chủ yếu ở: 
 A. Nhân tế bào. B. Chất tế bào. 
 C. Ribôxôm. D. Nhân tế bào và chất tế bào.
Câu 18: Gen và prôtêin có mối quan hệ thông qua: 
 A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. Nuclêôtit.
Câu 19: Sự hình thành chuỗi axít amin dựa trên khuôn mẫu nào? 
 A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. Ribôxôm.
Câu 20. mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chaát tế bào để tổng hợp:
 A. Chuỗi axit amin. B. tARN. C. rARN. D. ADN.
Câu 21 . Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34Ao gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi caëp nuclêôtit tương ứng sẽ là:
A. 340Ao B. 3,4 Ao C. 17Ao D. 1,7Ao
Câu 1: Cấu trúc không gian của phân tử ADN là :
A. 1 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải
B. 1 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải
C. 2 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái
D. 2 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_sinh_hoc_lop_9_chuong_iii_adn_va_gen.docx