Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật

- Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.

- Phát biểu được khái niệm về giới hạn sinh thái. Phân tích được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật. Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.

- Vẽ được sơ đồ giới hạn nhiệt đô khi biết được các giới hạn của sinh vật

2. Năng lực.

- Học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực giao tiếp

3. Thái độ.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Đồ dùng học tập, học liệu

GV: Tìm hiểu một số tranh ảnh,video thông tin liên quan đến bài học

HS: Sách hương dẫn học KHTN 8

 

doc 7 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 10
SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
TIẾT 7,8,9,10 - BÀI 28: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Tiết 1- tiết 24
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Phát biểu được khái niệm về giới hạn sinh thái. Phân tích được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật. Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
- Vẽ được sơ đồ giới hạn nhiệt đô khi biết được các giới hạn của sinh vật
2. Năng lực.
- Học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực giao tiếp 
3. Thái độ.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng học tập, học liệu
GV: Tìm hiểu một số tranh ảnh,video thông tin liên quan đến bài học
HS: Sách hương dẫn học KHTN 8
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động.
* Mục tiêu: 
- HS thu thập kiến thức kể tên được một số thành phần có trong môi trường sống của nhân vật.
- HS bước đầu kể được các loại môi trường sống của sinh vật.
- Tạo hứng thú cho HS bước vào bài học.
* Dự kiến thời gian: 20 phút
* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
GV yêu cầu HS quan sát bức tranh hình 28.1 và trả lời câu hỏi
- Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường sống của sinh vật?
- Kể tên các thành phần có trong môi trường sống của sinh vật. Các thành phần đó của môi trường được gọi chung là gì?
( Các thành phần như: Đất, nước, không khí, ánh sáng ) Các thành phần đó của môi trường được gọi chung là gì ? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ sang phần B
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
* Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Phát biểu được khái niệm về giới hạn sinh thái. Phân tích được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật. Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
- Vẽ được sơ đồ giới hạn nhiệt đô khi biết được các giới hạn của sinh vật
* Dự kiến thời gian: 180 phút
* Phương pháp: Quan sát, thực hành, thảo luận nhóm.
* Kĩ thuật: kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi
1. Hoạt động 1. Môi trường và các nhân tố sinh thái
* - Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái làm cơ sở để tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Phát biểu được khái niệm về giới hạn sinh thái. 
- Vẽ được sơ đồ giới hạn nhiệt đô khi biết được các giới hạn của sinh vật
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình 28.2, điền các từ vào chỗ chấm
GV gọi HS đọc kết quả
Vậy môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường chính?
Quan sát trong tự nhiên, hãy điền tiếp nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng 28.1
Cây hoa hồng - Trên mặt đất không khí
Cá chép - Nước
Sán lá gan - Trâu, bò (môi trường sinh vật)
GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ
Em hãy liệt kê các yếu tố của môi trường ảnh hưởng lên đời sống của cá chép.
( nước, cây thủy sinh, thức ăn, các loại cá khác )
Các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống của cá chép được gọi là nhân tố sinh thái của cá chép. Em hãy cho biết nhân tố sinh thái là gì?
Em hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái tác động lên đời sống của thỏ vào bảng sau
Nhân tố vô si
h
Nhân tố hữu sinh
Con người
Các sv khác
Ánh sáng
Con người
Cây cỏ
Nhiệt độ
Động vật ăn cỏ
Độ ẩm
Động vật ăn thịt
Em hãy nhận xét gì về sự thay đổi của các nhân tố sau:
+ Trong một ngày( từ sáng đến tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?
+ Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
(mùa hè dài ngày hơn mùa đông)
+ Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?
GV yêu cầu HS quan sát hình 28.5 và trả lời câu hỏi:
Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là bao nhiêu? Điều gì sẽ xảy ra với cá rô phi nếu nhiệt độ môi trường nước giảm xuống dưới 50C hoặc tăng lên quá 420C? cá rô phi sinh trưởng mạnh nhất ở nhiệt độ bao nhiêu?
(Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là từ 50C đến 420C. Nếu nhiệt độ môi trường nước giảm xuống dưới 50C và tăng trên 420C thì cá sẽ chết. Cá rô phi sinh trưởng mạnh nhất ơ 300C.)
Giới hạn sinh thái là gì?Lấy ví dụ?
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái nhiệt độ của loài vi khuẩn suối nước nóng và loài xương rồng sa mạc
1.Môi trường sống của sinh vật
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu, đó là: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất-không khí, môi trường sinh vật
2. Nhân tố sinh thái của môi trường
Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật.
- Có hai loại nhân tố sinh thái: 
 + Nhân tố vô sinh
 + Nhân tố hữu sinh: Nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác
3. Giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật trước một nhân tố sinh thái nào đó của môi trường
2. Hoạt động 2. Tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật
* Mục tiêu:
- Phân tích được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật.
- Phân tích được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Dựa vào kiến thức đã học ở bài 26- khoa học tự nhiên 6 và bài 14 khoa học tự nhiên 7, thảo luận nhóm, mô tả về tác động của nhiệt độ và ánh sáng tới sinh vật, lấy ví dụ?
(ảnh hưởng tới hình thái, sinh lí của sinh vật )
VD tính hướng sáng của TV, ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp của TV 
GV yêu cầu HS thực nghiệm: Tiến hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sông sinh vật.
B1: Quan sát 10 lá cây ở các môi trường khác nhau đã chuẩn bị sẵn để phân tích, hoàn thành bảng 28.3
Vẽ hình dạng của phiến lá sau khi quan sát.
Ép các mẫu lá tập làm tiêu bản khô
B2: Trả lời các câu hỏi:
- Em hãy mô tả đặc điểm thích nghi của một loại cây với môi trường sống
- Nhận xét về tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên hình thái của các cây sống trong cùng một môi trường( Hoàn thành bảng 28.4)
- Nếu căn cứ vào ảnh hưởng của từng nhân tố sinh thái : ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm em có thể chia loài thực vật thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? 
Em hãy quan sát các loài động vật trong môi trường tự nhiên và hoàn thành bảng 28.5
- ánh sáng ảnh hưởng như thế nào lên đời sống động vật? Em hãy lấy ví dụ về các nhóm động vật thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
- Nếu căn cứ vào ảnh hưởng của từng nhân tố sinh thái; Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm: Em có thể chia động vật thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 28.6
Gv yêu cầu HS quan sát hình 28.7, 28.8 thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi
|Khi gió bão thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ? ( hạn chế ảnh hưởng của gió bão )
Trong tự nhiên động vật sống thành bày đàn có lợi gì?( hỗ trợ nhau trong săn mồi, chống lại kẻ thù...)
Đánh dấu vào câu trả lời đúng
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 28.7
Sử dụng các từ in nghiêng điền vào chỗ trống
(cùng có lợi,có lợi, không có lợi cũng không có hại,kìm hãm, sống nhờ, ăn, ăn thịt)
? Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?
Gv yêu cầu HS lấy VD
1.Tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật
a. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống thực vật.
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của thực vật.
Dựa vào nhân tố ánh sáng người ta chia TV thành 2 nhóm: TV ưa bóng và TV ưa sáng
Dựa vào nhân tố độ ẩm người ta chia TV thành 2 nhóm: TV ưa ẩm và TV ưa khô
b. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống các loài động vật
Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của động vật
VD: các động vật đới thân lạnh thường có thân hình to hơn động vật nhiệt đới
Căn cứ vào ảnh hưởng của từng nhân tố sinh thái người ta chia động vật thành các nhóm
Động vật biến nhiệt
Động vật hằng nhiệt
Động vật ưa ẩm
Động vật ưa khô
Động vật hoạt động ban ngày 
Động vật hoạt động ban đêm
2. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
a. Quan hệ cùng loài.
Các sinh vật cùng loài có quan hệ cạnh tranh với nhau về thức ăn,nơi ở...
Các sinh vật cùng loài có quan hệ hỗ trợ nhau
VD: Hỗ trợ nhau trước điều kiện bất lợi của môi trường, hỗ trợ nhau trong săn mồi...
Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
b. Quan hệ khác loài
Các sinh vật khác loài có quan hệ:
Quan hệ hỗ trợ: Quan hệ cộng sinh
 Quan hệ hội sinh
Quan hệ đối địch:Quan hệ cạnh tranh
 Quan hệ kí sinh-nửa kí sinh Sinh vật ăn sinh vật khác
C. Hoạt động luyện tập( 30 p)
GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3,4
Bài 1: Nhân tố vô sinh:Mức độ ngập nước, độ dốc của đất,nhiệt độ, không khí,ánh sáng, áp suất không khí,độ tơi xốp của đất,lượng mưa, thảm lá khô,gỗ mục.
Nhân tố hữu sinh: rắn hổ mang, sâu ăn lá cây,cây, kiến.
Bài 3. Khi cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...
D. Hoạt động vận dụng (20p)
Hãy giải thích hiện tượng những loài hoa nở vào ban đêm thường có màu sắc nhạt và thường có cánh to hơn hoa nở ban ngày
(Vào ban đêm dưới ánh sáng yếu ớt của trăng sao chỉ có những màu sắc nhạt như trắng hay vàng nhạt mới hiện rõ sắc màu giúp côn trùng nhìn thấy tạo điều kiện thụ phấn cho hoa)
Em hãy viết một đoạn văn tìm hiểu về vấn nạn nuôi nhốt , buôn bán động vật quí hiếm, từ đó hình thành thái độ tích cực cho việc chăm sóc, bảo vệ các loài động vật quí hiếm ở Việt Nam và thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_28_moi_truong_va_cac_nhan_to_sinh.doc