Chuyên đề dạy học Địa lý 7: Kỹ năng khai thác lược đồ tự nhiên khi học dạng bài thiên nhiên châu lục - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lệ Ninh

Chuyên đề dạy học Địa lý 7: Kỹ năng khai thác lược đồ tự nhiên khi học dạng bài thiên nhiên châu lục - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lệ Ninh

3/ Mục tiêu chuyên đề

a/ Kiến thức:

- Biết được vị trí giới hạn của Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ, Trình bày được các đặc điểm cơ bản về địa hình các khu vực trên.

- Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của ba khu vực B-T-N Mĩ, nguyên nhân hình thành các kiểu khí hậu trên.

- Học sinh nắm vững kiến thức hơn về thiên nhiên các khu vực ở châu Mĩ,

- Hệ thống hóa kiến thức đã học từ những bài trước về các khu vực.

b/ Kĩ năng:

- Xác định trên bản đồ hay lược đồ Châu Mĩ hay thế giới khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.

- Sử dụng lược đồ hoặc bản đổ trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ

- hân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ.

- Sử dụng lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên khí hậu B-T-N.Mĩ.

- Phân tích sự phân hoá của môi trường theo độ cao và hướng sườn núi như thế nào.

- So sánh được sự giống và khác nhau giữa Bắc mĩ và Nam mĩ.

- Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên Châu Mĩ.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

 + Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin; Phân tích và giải thích.

 + Giao tiếp: Phản hồi lắng nghe tích cực.

- Phương Pháp dạy học: đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết giảng tích cực

c/ Thái độ:

- Biết được đặc điểm tự nhiên, địa hình, cũng như khí hậu Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ, đồng thời yêu thích thiên nhiên châu Mĩ.

 

doc 16 trang maihoap55 6490
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề dạy học Địa lý 7: Kỹ năng khai thác lược đồ tự nhiên khi học dạng bài thiên nhiên châu lục - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lệ Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LỆ THỦY
TRƯỜNG THCS LỆ NINH
........................***..........................
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
“KỸ NĂNG KHAI THÁCLƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN KHI HỌC DẠNG BÀI THIÊN NHIÊN CHÂU LỤC”
Môn: ĐỊA LÝ 7
TỔ CHUYÊN MÔN 2
NĂM HỌC : 2019 - 2020
TRƯỜNG THCS LỆ NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỔ CHUYÊN MÔN 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
	 Lệ Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2019
BIÊN BẢN THẢO LUẬN LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ về “ KỸ NĂNG KHAI THÁC LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN KHI HỌC DẠNG BÀI THIÊN NHIÊN CHÂU LỤC”
 1. Thời gian: Vào lúc 15 giờ 30/ ngày 2 tháng 10 năm 2019
 2. Địa điểm: Tại phòng sinh hoạt tổ chuyên môn 2.
 3. Thành phần tham gia: 
+ Tổng số: 9. Vắng 0 :
Chủ trì: Đ/c Dương Thế Nhật	- Tổ trưởng	 
 Thư kí: Nguyễn Thị Thanh Hương - Thư kí
 4. Nội dung
 *Mục tiêu: Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã khẳng định một trong những giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục là “ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục”.
 *Nội dung chuyên đề : 
Môn địa lí 7 nhằm giúp học sinhcó những kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết cho môi trường địa lí. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh phù hợp yêu cầu của nhiều nước và Châu lục chính là nơi con người đã tác động tới thiên nhiên để tiến hành các hoạt động kinh tế thích hợp với môi trườngđịalí.
Hoạt động dạy địa lí lớp 7 không chì có các kênh chữ mà còn có các bản đồ, sơ đồ hình ảnh địa lí, biểu đồ, lát cắt, lược đồ, . Nhờ kênh hình học sinh có thể khai thác thuận lơi nhũng tri thức địa lí dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
Trong tình hình thực tế cuộc sống, nhu cầu xã hội ngày càng cao thay đổi SGK địa lí cho phù hợp với thực tiễn đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạyđáp ứng chương trình SGK, mà SGK mới kênh hình đã được tăng lên một cách đáng kể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năngkhai thác kênh hình trong học tập, lược đồ không chỉ dùng lại ở chức năng minh họa mà quan trọng hơn còn là nội dung địc lí để phát huy trí lực cho học sinh.
Để thực hiện việc hướng dẫn học sinh sử dụng lược đồ để tìm tòi phát hiện nội dung bài học, đòi hỏi giáo viên phải hiểu được nội dung của lược đồ thể hiện kiến thức của bài học. Trên thực tế không phải giáo viên nào cũng làm được đều đó. Nếu không có sự chuẩn bị hay hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo thì sẽ không đạt được yêu cầu kiến thức của tiết học. Mặt khác trình độ nhận thức hay tiếp thu của học sinh không đều nhau đặt biệt là học sinh vùng nông thôn ít tiếp cận với các thông tin đại chúng nên các em bị hạn chế phần nào khi tiếp xúc tranh ảnh đặt biệt là lược đồ, bản đồ, .
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học theo mô hình mới là vô cùng quan trọng và căn cứ vào hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Quảng Bình và phòng GD-ĐT Lệ Thủy, của trường THCS Lệ Ninh. Tổ CM đã tiến hành tổ chức thảo luận và đi đến thống nhất lựa chọn chuyên đề về “ Kỹ năng khai thác lược đồ tự nhiên khi học dạng bài địa líthiên nhiên châu lục” đưa vào thể hiện trong tổ, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng được nhu cầu phát triển GD hiện nay.
Lệ Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2019
Tổ trưởng
Dương Thế Nhật
Thư ký
Nguyễn Thị Thanh Hương
TRƯỜNG THCS LỆ NINH
TỔ CHUYÊN MÔN 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: ......../KH
 Lệ Ninh, ngày 13 tháng 9 năm 2019
 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
 n¨m häc 2019 - 2020
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
- Căn cứ Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thực hiện việc đổi mới PPDH trong các tiết dạy trên lớp, thao giảng dự giờ, sinh hoạt chuyên môn;
- Căn cứ công văn số 1308 /SGD- ĐT/ GDTrH của Sở GD &ĐT;
- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2019- 2020 của trường THCS Lệ Ninh.
- Căn cứ vào kế hoạch tổ chức thực hiện các chuyên đề chuyên môn năm học 2019- 2020 của tổ chuyên môn 2
II. MỤC ĐÍCH
- Xây dựng chuyên đề các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở là một nội dung quan trọng nhằm xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề với các hoạt động tổ chức dạy học tích cực để phát triển năng lực và phẩm chất, kỹ năng thảo luận, hoạt động nhóm của học sinh, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông;
- Việc xây dựng và tiến hành dạy học theo chuyên đề các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở trong phạm vi môn học (hoặc liên môn) nhằm tăng cường thiết kế các nội dung dạy học tích hợp cho các chủ đề/ chuyên đề. Giúp HS nắm kiến thức 1 cách logic và có hệ thống kiến thức về điện trở phụ thuộc các yếu tố: chiều dài, tiết diện và vật liệu.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
III. QUI TRÌNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 
Tên chuyên đề: “ Kỹ năng khai thác lược đồ tự nhiên khi học dạng bài thiên nhiên châu lục”
Kế hoạch thực hiên
 - GV thể hiện chuyên đề: Nguyễn Thị Diệu Lan
 - Thời gian thực hiện chuyên đề: 2/1/2020 đến 2/2 /2020
 - Đối tượng tham gia: (Mời thêm GV trường bạn): Lê Thị Kim Oanh ( THCS Hoa Thuỷ)
3. Phân công GV triển khai vận dụng chuyên đề vào trong dạy học.
* Yêu cầu: GV được phân công thực hiện chuyên đề nghiên cứu SGK, tài liệu, nội dung xây dựng dự án đổi mới PPDH, dạy tiết có sử dụng lược đồ tự nhiên trong giảng dạy chuyên đề.
- Cụ thể: Thao giảng vận dụng chuyên đề: địa lý 7 dạy 1 tiết thể nghiệm
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Luôn bám sát kế hoạch hoạt động chuyên môn của Phòng GD&ĐT triển khai kịp thời, có hiệu quả.
- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học
- Tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại được trang bị và phát huy sử dụng các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên. Tích cực tham gia các hoạt động đổi mới PPDH trên "trường học kết nối": Mỗi giáo viên/nhóm chuyên môn gửi ít nhất 02 bài dạy/học kỳ.
Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh: Sử dụng kỹ thuật dạy học linh hoạt, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện bài dạy đạt hiệu quả.
- Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn: Phương pháp có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Bên cạnh phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn thì việc dùng phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy bộ môn.
- Xây dựng thành công ngân hàng đề kiểm tra của nhóm và tham gia vào hệ thống nguồn học liệu mở trên trang Trường học kết nối.
 V. DỰ GIỜ, NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM, GHI BIÊN BẢN
Lệ Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2019
Tổ trưởng
Dương Thế Nhật
Thư ký
Nguyễn Thị Thanh Hương
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
MÔN ĐỊA 7
“ KỸ NĂNG KHAI THÁC LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN KHI HỌC DẠNG BÀI THIÊN NHIÊN CHÂU LỤC”
1/ Thời lượng thực hiện
Thời lượng chuyên đề : 3 tiết : THIÊN NHIÊN CHÂU MỸ
2/ Phạm vi kiến thức:
Chuyên đề được xây dựng từ những đơn vị kiến thức sau đây trong chương trình:
TT
Tên bài
Môn, khối lớp
Tiết theo PPCT
Số tiết
Ghi chú
1
Khái quát châu Mỹ
Địa lý 7
35
01
2
Thiên nhiên Bắc Mỹ
36
01
3
Thiên nhiên Bắc Mỹ TT
37
01
3/ Mục tiêu chuyên đề
a/ Kiến thức: 
- Biết được vị trí giới hạn của Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ, Trình bày được các đặc điểm cơ bản về địa hình các khu vực trên.
- Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của ba khu vực B-T-N Mĩ, nguyên nhân hình thành các kiểu khí hậu trên.
- Học sinh nắm vững kiến thức hơn về thiên nhiên các khu vực ở châu Mĩ,
- Hệ thống hóa kiến thức đã học từ những bài trước về các khu vực.
b/ Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ hay lược đồ Châu Mĩ hay thế giới khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.
- Sử dụng lược đồ hoặc bản đổ trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ
- hân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ.
- Sử dụng lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên khí hậu B-T-N.Mĩ.
- Phân tích sự phân hoá của môi trường theo độ cao và hướng sườn núi như thế nào.
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa Bắc mĩ và Nam mĩ.
- Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên Châu Mĩ..
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
 + Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin; Phân tích và giải thích.
 + Giao tiếp: Phản hồi lắng nghe tích cực.
- Phương Pháp dạy học: đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết giảng tích cực 
c/ Thái độ: 
- Biết được đặc điểm tự nhiên, địa hình, cũng như khí hậu Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ, đồng thời yêu thích thiên nhiên châu Mĩ.
4/ Thiết bị, học liệu
- Chuẩn bị của GV: Máy tính, màn hình chiếu đa năng, phiếu học tập
- Chuẩn bị của HS: Các nội dung liên quan đế bài học
6/ Giới thiệu chuyên đề
Giáo viên giới thiệu cho học sinh: Chuyên đề bao gồm 3 bài trong chủ đề gộp lại thành chủ đề : THIÊN NHIÊN CHÂU MỸ
Các yêu cầu khi học chuyên đề:
+ Tập hợp các kiến thức liên quan đến phần tự nhiên châu mỹ
7/ Nội dung và tổ chức dạy học chuyên đề
BẢNG MÔ TẢ:
Nội dung
Mức độ nhận thức
Các năng lực cần hướng tới trong chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Thiên nhiên Bắc Mĩ
Nhận biết được cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ có ba phần: Phía tây là hệ thống núi cooc-đi-e; phía tây là núi già Apalat; ở giữa là đồng bằng.
Hiểu rõ về các dạng địa hình Bắc Mĩ như về dồng bằng thì cao phía Bắc và thấp dần về phía Nam
Từ những dạng địa hình trên chúng thấy được sự khác nhau về khí hậu ở Bắc Mĩ với đầy đủ các loại khí hậu:
Kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, núi cao cận nhiệt đới và hoang mạc và thời tiết ở đây luôn thay đổi thất thường
Từ những dạng địa hình chúng ta có thể thấy dược sự khác nhau giữa Bắc Mĩ và Nam Mĩ từ địa hình cho tới khí hậu
Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
năng lực thực hành bộ môn Địa lí; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa hệ thống kiến thức; vận dụng
Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
Nhận biết được cấu trúc của địa hình Nam Mĩ: Phía tây là Núi trẻ An-Đét; phía tây là các sơn nguyên; ở giữa là đồng bằng.
Trung và Nam Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến Amdôn đến Pampa đều thấp, trừ đồng bằng Pampa cao lên thành 1 cao nguyên.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
liên hệ kiến thức đã đã học môn Địa lí để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề thiên nhiên Châu Mĩ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN CHÂU MỸ
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức 
 - HS biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ.
 - Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của Châu Mĩ.
2. Kĩ năng
 - Xác định trên bản đồ, lượt đồ Châu Mĩ hoặc bản đồ TG vị trí địa lí của Châu Mĩ.
 - Đọc lượt đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.
3. Thái độ 
 - Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực. Thích khám phá những điều mới mẻ.
4. Năng lực, phẩm chất:
 - Năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ 
- Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm , tự chủ , tự tin
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: PT : SGK, SGV, Bản đồ tự nhiên châu Mĩ
2. Học sinh: Sgk, vở ghi, vở bài tập, 
III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC
1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt đông : Khởi động
*Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
*Khởi động:
- Cho HS quan sát lược đồ thế giới , xác định châu Mĩ. Bằng sự hiểu biết của mình , em hình dung Châu Mĩ là châu lục như thế nào?
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
* Câu hỏi
Mức độ nhận biết:
Câu 1: Trình bày cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
Câu 2: Trình bày cấu trúc địa hình Nam Mĩ?
Câu 3: Nêu sự phân hóa khí hậu Bắc mĩ,.
Câu 4: Địa hình Trung Mĩ như thế nào?
 Câu 5: Nêu tên hai dãy núi chính ở BM và NM?
Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa phía đông và phía tây Bắc Mĩ.
Câu 2: Đồng bằng Bắc Mĩ khác đồng bằng Nam Mĩ ra sao?
Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Những dãy núi phía tây của châu Mĩ có ảnh hưởng gì tới khí hậu ở đây?
Câu 2: Với địa hình lồng máng ở Bắc Mĩ thì thời tiết ở đây như thế nào?
Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: So sánh địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
Câu 2: Nêu ảnh hưởng của Dãy núi trong việc hình thành khí hậu ở BM và NM.
* Đáp án: 
Mức độ nhận biết:
Câu 1: Trình bày cấu trúc địa hình Bắc Mĩ?
- Phía tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao đồ sộ, hiểm trở, có nhiều khoáng sản.
- Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lồng máng, nhiều hồ lớn và sông dài.
- Phía đông là Miền núi già
Câu 2: Trình bày cấu trúc địa hình Nam Mĩ?
- Phía tây là dãy núi trẻ An-đét.
- Phía đông là các sơn nguyên.
- Giữa là đồng bằng trung tâm.
Câu 3: Nêu sự phân hóa khí hậu Bắc mĩ.
Khí hậu Bắc Mĩ rất đa dạng.
 - Phân hoá chủ yếu theo chiều B-N và Đ-T
Câu 4: Địa hình Trung Mĩ như thế nào?
- Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Coocđie, có các núi cao và có nhiều núi lửa hoạt động. 
- Quần đảo Ăngti gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mêhicô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Caribê.
 Câu 5: Nêu tên hai dãy núi chính ở BM và NM?
Bắc Mĩ là hệ thống Cooc-đi-e
Nam Mĩ là day4nui1 trẻ An-đét.
Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa phía đông và phía tây Bắc Mĩ.
- Phía tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao đồ sộ, hiểm trở, có nhiều khoáng sản.
- Phía đông là Miền núi già.
Câu 2: Đồng bằng Bắc Mĩ khác đồng bằng Nam Mĩ ra sao?
Bắc Mĩ là đồng bằng cao phía Bắc và thấp dần về phía Nam
Trung và Nam Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến Amdôn đến Pampa đều thấp, trừ đồng bằng Pampa cao lên thành 1 cao nguyên.
Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Những dãy núi phía tây của châu Mĩ có ảnh hưởng gì tới khí hậu ở đây?
	Bắc Mĩ với đầy đủ các loại khí hậu: Kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, núi cao cận nhiệt đới và hoang mạc
Câu 2: Với địa hình lồng máng ở Bắc Mĩ thì thời tiết ở đây như thế nào?
Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: So sánh địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
Khu vực
Bắc Mĩ
T&N Mĩ
Địa hình
+ Phía đông: Bắc Mĩ là núi già Apalat.
+ Phía tây : Bắc Mĩ là núi trẻ Coocđie rộng, thấp.
+ Ở trung tâm: Bắc Mĩ là đồng bằng cao phía Bắc và thấp dần về phía Nam
+ Phía đông: Trung và Nam Mĩ là các cao nguyên.
+ Phía tây : Trung và Nam Mĩ có núi trẻ Anđet có diện tích nhỏ nhưng cao đồ sộ.
+ Ở trung tâm: 
Trung và Nam Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến Amdôn đến Pampa đều thấp, trừ đồng bằng Pampa cao lên thành 1 cao nguyên. 
Câu 2: Nêu ảnh hưởng của Dãy núi trong việc hình thành khí hậu ở BM và NM.
Khu vực
BM
T&NM
Khí hậu
Kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, núi cao cận nhiệt đới và hoang mạc
Kiểu khí hậu xích đạo, Cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu ôn đới
V. HƯỚNG DẪN HỌC TẠI NHÀ
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa vào vở bài tập
TRƯỜNG THCS LỆ NINH
TỔ CHUYÊN MÔN 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: ......../KH
 Lệ Ninh, ngày 13 tháng 9 năm 2019
BIÊN BẢN THẢO LUẬN XÂY DỰNG BÀI DẠY “ KỸ NĂNG KHAI THÁC LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN KHI HỌC DẠNG BÀI THIÊN NHIÊN CHÂU LỤC”
 1. Thời gian: Vào lúc 15 giờ 30/ ngày 2 tháng 01 năm 2020
 2. Địa điểm: Tại phòng sinh hoạt tổ chuyên môn 2.
 3. Thành phần tham gia: 
+ Tổng số: 9. Vắng 0 :
Chủ trì: Đ/c Dương Thế Nhật	- Tổ trưởng	 
 Thư kí: Nguyễn Thị Thanh Hương - Thư kí
Nội dung: Thảo luận thiết kế bài dạy 35: Khái quát châu Mỹ
Đ/c Lan nêu mục tiêu và dự kiến kế hoạch thực hiện tiết dạy: .
 1. Mục tiêu bài học
* Kiến thức 
* Kĩ năng: 
+ Kỹ năng sử dụng lược đồ.
+ Kĩ năng điều hành hoạt động nhóm, liên hệ kiến thức thực tế
 * Thái độ: Có tinh thần thái độ học tập tích cực. 
 2. Ý kiến góp ý xây dựng bài dạy:
 *Đ/c Oanh : - Nên đi theo trình tự SGK
 - nên tổ chức cho HS hoạt động nhóm khai thác phần 1 khai thác kiến thức từ lược đồ tự nhiên châu mỹ
 * Đ/c Nhật : -Chuẩn bị đủ bảng nhóm, máy tính, máy chiếu.
 - Cho HS sử dụng thêm quyển átlat thế giới
 *Đ/c Hương HS xác định vị trí châu mỹ các hướng cơ bản phải chính xác.
 *Đ/c Phạm Bình: 
 - Nên cho HS theo nhóm khai thác từ kênh hình.
 - Các nhóm trao đổi kiến thức từ kênh hình châu mỹ
 * Đ/c Thuý: Nhất trí với các ý kiến trên
 * Đ/c Thu: Cho HS lên chỉ trên bản đồ vị trí tiếp giáp của châu Mỹ.
 *đ/c Vương, đ/c Diệu: không ý kiến
 3. Sau khi nghiên cứu bài dạy và thảo luận của nhóm đi đến thống nhất như sau:
- Các bước tổ chức nên đi theo trình tự và hình thức như SGK, GV chú ý tổ chức cho các nhóm hoạt động hiệu quả, động viên khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin trao đổi thảo luận trong học tập. Khai thác kiến thức cơ bản từ các kênh hình SGK
- GV chuẩn bị phương tiện dạy học: bảng nhóm, máy chiếu là phù hợp với nội dung bài dạy để đưa các bài tập hoặc hoạt động ở SGK lên máy chiếu để học sinh dễ theo dõi và hoạt động.
 - GV nên chuẩn bị đủ 6 nhóm cho các em hoạt động 
3. Cử đồng chí Lan thể hiện các ý tưởng mà nhóm đã thiết kế trong bài học (thể hiện trong ngày 8/2/2010) 
(Buổi họp kết thúc 16h 45 phút cùng ngày).
Lệ Ninh, ngày 02tháng 1 năm 2020
Tổ trưởng
Dương Thế Nhật
Thư ký
Nguyễn Thị Thanh Hương
TRƯỜNG THCS LỆ NINH
TỔ CHUYÊN MÔN 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: ......../KH
 Lệ Ninh, ngày 13 tháng 9 năm 2019
BIÊN BẢN GÓP Ý BÀI DẠY
THEO CHUYÊN ĐỀ: “ KỸ NĂNG KHAI THÁC LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN KHI HỌC DẠNG BÀI THIÊN NHIÊN CHÂU LỤC” ĐỊA LÝ 7 
 1. Thời gian: Vào lúc 15 giờ 30/ ngày 2 tháng 1 năm 2020
 2. Địa điểm: Tại phòng sinh hoạt tổ chuyên môn 2.
 3. Thành phần tham gia: 
+ Tổng số: 9. Vắng 0 :
Chủ trì: Đ/c Dương Thế Nhật	- Tổ trưởng	 
 Thư kí: Nguyễn Thị Thanh Hương - Thư kí
Nội dung: 
 I. Thảo luận góp ý bài dạy Tiết: 35 Khái quát châu Mỹ đồng chí Lan thể hiện ở lớp 7A
1/ Đồng chí Lan trình bày lại mục tiêu bài học
2/ Ý kiến góp ý:
*Đ/c Oanh:
- Ưu điểm:+ Kiến thức chính xác khoa học đảm bảo chuẩn KT-KN môn học 
 + Liên hệ thực tế cao
 + Sử dụng TBDH phù hợp và có hiệu quả.
 + Gv đã hướng dẫn, tổ chức điều khiển học sinh hoạt động khá tích cực, chủ động
 -Tồn tại: + Kỹ năng sử dụng lược đồ học sinh yếu còn chưa hiệu quả
* Đ/c Thu:
+ HS hoạt động khai thác kiến thức tốt , mạnh dạn, tự tin, tự giác trong học tập, giao tiếp các nhóm khá 
+ Kiến thức đảm bảo nội dung , chuẩn kiến thức kỹ năng.
+ GV chuyển giao nhiệm vụ học tập rõ ràng học sinh tiếp nhận công việc tốt
+ HS hiểu bài vận dụng được.
-Tồn tại: Một số em chưa chủ động trong thảo luận nhóm còn lúng túng
*Đ/c Diệu:
+ Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp đặc trưng bộ môn bản đồ lược đồ tranh ảnh 
+ Kiến thức bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng môn học 
+ HS hoạt động tích cực, hopự tác trong khai thác kiến thức
+ Nhóm trưởng điều khiển tốt.
* Đ/c Hương: 
+ Học sinh hoạt động tích cực có hiệu quả
+ Phần sử dụng thêm tài liệu tham khảo HS sử dụng khá tốt trong át lát thế giới
 -Tồn tại : Chú ý hơn kỹ năng bản đồ đối tượng HS yếu, kém.
*Đ/c Thuý : 
+ GV đi đúng trình tự của tiết dạy khai thác kiến thức mới, hs chủ động và cho kết quả tốt.
+ Sử dụng PPDH phù hợp đặc trưng bộ môn- Kiến thức chính xác khoa học.
+ GV chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng sinh động. học sinh tiếp nhận đa số tốt 
-Tồn tại: hoạt động nhóm chưa phát huy hết đối tượng học sinh
*Đ/c Vương. 
+HS hoạt động tốt, sôi nổi.
+ GV truyền đạt kiến thức rõ ràng sinh động.
+ Tồn tại: chú ý ngôn ngữ nhẹ nhàng
* Đ/c Bình: 
 + Nhất trí với các ý kiến trên.
 3/ Rút kinh nghiệm
- Cần cho HS các nhóm giao lưu kết quả học tập
- Phải thể hiện được kết quả hoạt động của HS.
- Nên chốt kiến thức trọng tâm của bài.
Buổi họp kết thúc 17 h 30 phút cùng ngày.
Lệ Ninh, ngày 2 tháng 2 năm 2020
Tổ trưởng
Dương Thế Nhật
Thư ký
Nguyễn Thị Thanh Hương
TRƯỜNG THCS LỆ NINH
TỔ CHUYÊN MÔN 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: ......../KH
 Lệ Ninh, ngày 13 tháng 9 năm 2019
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ: ‘CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐIỆN TRỞ’
 1. Thời gian: Vào lúc 15 giờ 30/ ngày 28 tháng 10 năm 2019
 2. Địa điểm: Tại phòng sinh hoạt tổ chuyên môn 2.
 3. Thành phần tham gia: 
+ Tổng số: 9. Vắng 0 :
Chủ trì: Đ/c Dương Thế Nhật	- Tổ trưởng	 
 Thư kí: Nguyễn Thị Thanh Hương - Thư kí
NỘI DUNG
Qua quá trình thực hiện chuyên đề: “ Các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở” 
Tổ chuyên môn 2 đã đạt được một số kết quả sau:
- Kết quả quan trọng nhất của tổ khi triển khai thực hiện chuyên đề là đã làm thay đổi được nhận thức và hành động của mỗi giáo viên.
- GV phải tìm tòi và chuẩn bị được đầy đủ hệ thống kiến thức phù hợp để truyền đạt cho HS .
- Với quyết tâm cao của các thành viên trong tổ, mọi người bắt đầu hình thành PPDH mới theo mô hình trường học mới, tiến gần hơn đến PPDH tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”, đặc biệt tiết dạy có thực hành làm cho HS hứng thú môn học và dễ tiếp thu kiến thức hơn. HS phát huy được tính tích cực chủ động- GV truyền thụ kiến thức dễ dàng hơn.
- Không khí “Đổi mới” đã bắt đầu hăng say. Mọi người đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc “Đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước nhà.
 Thông qua thực hiện chuyên đề dạy học “Các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở” giáo viên dần dần tự tin, chủ động, sáng tạo hơn trong giảng dạy, luôn phải suy nghĩ tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học; có cơ hội nhìn lại quá trình dạy để kịp thời điều chỉnh; quan tâm nhiều hơn đến mọi đối tượng học sinh; cải thiện tốt hơn mối quan hệ với đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ đồng nghiệp, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau. Giáo viên được “tự do-sáng tạo” định hướng, hướng dẫn học sinh biết biến quá trình học thành quá trình tự học. Như thế, mối quan hệ thầy- trò được cải thiện theo chiều hướng tích cực, thân thiện, cởi mở.
Thực hiện chuyên đề dạy học thông qua các bài giảng minh họa chúng ta dễ nhận thấy học sinh hào hứng, chủ động trong học tập hơn, điều này hết sức quan trọng, học sinh được tự do thể hiện mình, được giáo viên quan tâm hướng dẫn học và tự học một cách có hiệu quả, HS chủ động hoàn toàn trong cả tiết học. Giờ học như thế từ trước đến nay ít khi được nhìn thấy.
Chỉ có quyết tâm cao, xác định được đây là nhiệm vụ trọng tâm, là yếu tố quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng cho người dạy và người học.
Lệ Ninh, ngày 25 tháng 10 năm 2019
Tổ trưởng
Dương Thế Nhật
Thư ký
Nguyễn Thị Thanh Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_day_hoc_dia_ly_7_ky_nang_khai_thac_luoc_do_tu_nhie.doc