Chuyên đề Một số phương pháp giải bài tập về lai một cặp tính trạng của Menđen - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Dương Quý

Chuyên đề Một số phương pháp giải bài tập về lai một cặp tính trạng của Menđen - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Dương Quý

1. Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vị trong năm học 2018- 2019.

* Thuận lợi:

- BGH nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học của giáo viên.

- Nhà trường tổ chức phân loại đối tượng học sinh phù hợp với nhận thức của các em vào ngồi cùng một lớp học.

- Học sinh nhìn chung đều ngoan ngoãn.

- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.

- Giáo viên:

+ Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa trước khi soạn bài.

+ Sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn, các thiết bị dạy học có liên quan.

 + Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

 + Đọc thêm tài liệu tham khảo về sinh học.

 + Tham khảo một số phương pháp dạy phụ đạo HS yếu kém ở các môn học khác.

 + Sử dụng phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu kiến thức của bài học một cách chủ động gây được hứng thú học tập của học sinh.

 + Tổ chức dạy học theo chuyên đề ở tổ, nhóm chuyên môn.

 + Học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn do trường, cụm, phòng tổ chức.

* Khó khăn.

- Trong nhà trường hiện nay nhiều GV, phụ huynh học sinh còn qua niệm môn sinh học không quan trọng, không phải là môn học chính, mà vẫn được xem là môn học phụ, nên chưa được qua tâm đúng mức, HS chưa có ý thức học tập, chưa yêu thích môn học này, kết quả đạt được chưa cao.

- Thời lượng để dạy học sinh nhận dạng và làm được một dạng toán là ít, chỉ có thời gian học chính khóa trên lớp.

- Phòng học bộ môn xuống cấp, các thiết bị dạy học đã cũ, hỏng và thiếu nhiều.

- Gia đình ít quan tâm đến việc học tập cảu các em.

 

docx 28 trang maihoap55 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Một số phương pháp giải bài tập về lai một cặp tính trạng của Menđen - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Dương Quý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG
TRƯỜNG THCS ĐẠO TÚ
=====***====
Tên chuyên đề:
"MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MEN ĐEN"
Thực hiên chuyên đề: Nguyễn Dương Quý
Chức vụ: Giáo viên - Trường THCS Đạo Tú.
Đạo Tú, năm học 2019- 20220
Thực hiện chuyên đề: Nguyễn Dương Quý.
Chức vụ: Giáo viên - Trường THCS Đạo Tú.
Tên chuyên đề:"MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MEN ĐEN"
Lời giới thiệu. 
Sinh học môn khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở luôn luôn mới và rất trừu tượng, rất cơ bản, quen thuộc với các em học sinh, song làm thế nào để dạy tốt, học tốt môn sinh học đang là vấn đề quan tâm của nhiều giáo viên, học sinh. 
Trong chương trình dạy phụ đạo hs yếu kém phần bài tập di truyền của Menđen là một phần khá trừu tượng đối với học sinh (HS) kể cả đối với giáo viên. Các em học sinh (HS) cũng như một số giáo viên( GV) dạy cứ quan niệm môn Sinh học chỉ học thuộc lí thuyết là được, các em không chú tâm đến bài tập nên khi học đến tiết bài tập các em thường xem nhẹ.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Đạo Tú tôi thấy học sinh thường gặp khó khăn khi giải các bài tập, các quy luật di truyền của Men Đen thuộc phần di lí do: Kiến thức sinh học rất trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có đặc điểm riêng, không có sự liên quan về kỹ năng, phương pháp...Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập. 
 Mặt khác, bộ môn sinh học hiện nay: HS vẫn thường coi đó là môn phụ Nên HS không thích học, học sinh không có hứng thú với môn sinh học , việc nắm bắt kiến thức lý thuyết, hiểu công thức và giải được bài tập là việc rất khó khăn, do vậy phải chú ý rèn kĩ năng giải các loại bài tập để nâng cao dần năng lực tư duy tích cực của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức nói chung.
	Ngoài ra với một lí do khiến tôi quan tâm, nghiên cứu đến chuyên đề này vì: nếu HS nắm vững được phương pháp giải bài tập di truyền của Menđen sẽ là kiến thức cơ sở để giải các loại bài tập về di truyền liên kết, di truyền giới tính hoặc di truyền người ở phần sau.
	Đặc biệt với phần bài tập di truyền của Menđen, sau nhiều năm tham gia giảng dạy tôi thấy: sau khi đã được học ở chương trình đại trà các qui luật di truyền của Menđen, Morgan...rồi nhưng học sinh vẫn chưa phân biệt được bản chất của hiện tượng di truyền liên kết, di truyền phân li và di truyền phân li độc lập.Nên khi giải bài tập học sinh hay nhầm lẫn và không xác định được bài toán tuân theo quy luật di truyền nào, không giải được bài tập. 
 Với những lý do đó đã thôi thúc tôi quan tâm trăn trở, đi sâu nghiên cứu chuyên đề "MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MEN ĐEN" trong việc phụ đạo HS yếu kém, để tìm biện pháp rèn kỹ năng giải bài tập về các quy luật di truyền của Menđen nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là chất lượng đại trà. Qua chuyên đề này học sinh có cách suy nghĩ, tìm tòi từ tài liệu góp phần phát triển khả năng tư duy trừu tượng, sáng tạo, có kỹ năng phân tích tổng hợp, từ đó đưa ra phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền một cách chính xác góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vị trong năm học 2018- 2019.
* Thuận lợi:
- BGH nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học của giáo viên.
- Nhà trường tổ chức phân loại đối tượng học sinh phù hợp với nhận thức 	của các em vào ngồi cùng một lớp học.
- Học sinh nhìn chung đều ngoan ngoãn.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa trước khi soạn bài.
+ Sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn, các thiết bị dạy học có liên quan.
	+ Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
	+ Đọc thêm tài liệu tham khảo về sinh học.
	+ Tham khảo một số phương pháp dạy phụ đạo HS yếu kém ở các môn học khác..
	+ Sử dụng phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu kiến thức của bài học một cách chủ động gây được hứng thú học tập của học sinh.
	+ Tổ chức dạy học theo chuyên đề ở tổ, nhóm chuyên môn.
	+ Học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn do trường, cụm, phòng tổ chức.
* Khó khăn.
- Trong nhà trường hiện nay nhiều GV, phụ huynh học sinh còn qua niệm môn sinh học không quan trọng, không phải là môn học chính, mà vẫn được xem là môn học phụ, nên chưa được qua tâm đúng mức, HS chưa có ý thức học tập, chưa yêu thích môn học này, kết quả đạt được chưa cao.
- Thời lượng để dạy học sinh nhận dạng và làm được một dạng toán là ít, chỉ có thời gian học chính khóa trên lớp.
- Phòng học bộ môn xuống cấp, các thiết bị dạy học đã cũ, hỏng và thiếu nhiều.
- Gia đình ít quan tâm đến việc học tập cảu các em.
- Kết quả đạt được của môn học trong năm học 2018- 2019 như sau:
Sĩ số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
65
9
14%
19
29,2%
32
50,1%
5
6,7%
3. Đối tượng học sinh, dự kiến số tiết dạy.
+ Đối tượng HS trung bình, yếu lớp 9
 + Số tiết dạy: 8 tiết
4. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng. 
4.1. Kiến thức lý thuyết cơ bản về lai một cặp tính trạng của Men Đen.
	Đây là dạng bài tập đầu tiên khi học sinh tiếp xúc với môn sinh học 9 và cũng là dạng bài tập đầu tiên về các định luật di truyền của Men Đen nên các em rất bỡ ngỡ. Vậy làm thế nào để giúp các em hiểu rõ và vận dụng tốt dạng bài tập này?
	Để giải quyết được vấn đề trên trước hết trong quá trình giảng dạy phải giúp học sinh hiểu rõ các thuật ngữ ( Tính trạng, cặp tính trạng, nhân tố di truyền, dòng thuần chủng...) và các kí hiệu ( P, x, G, F).
	Một vấn đề quan trọng là khi giảng dạy phần này phải làm soa cho học sinh hiểu rõ bản chất của định luật, cơ sở khoa học và phương pháp giải bài tập. 
1/Thí nghiệm của Menđen
	Đậu Hà Lan có đặc điểm là tự thụ phấn cao. Men đen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản bằng cách cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn .Khi nhị đã chín ,ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ . F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2. .Kết quả thí nghiệm của Men đen được phản ánh ở bảng I.1. 
 Bảng I.1. Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
 P
 F1
 F2
Tỉ lệ kiểu hình F2
Hoa đỏ x hoa trắng
Thân cao x thân lùn
Quả lục x quả vàng
Hoa đỏ, 
Thân cao
 Quả lục
705 đỏ ; 224 trắng
487 cao; 177 lùn
428 quả lục;152 quả vàng
3,15 : 1
2,75 : 1
2,82 : 1
	 Các tính trạng của cơ thể ,ví dụ như hoa đỏ.hoa trắng,thân cao ,thân lùn,quả lục,quả vàng,được gọi là kiểu hình (KH). 
	Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và còn giống hoa trắng làm mẹ, hay ngược lại, kết quả thu được ở F1 và F2 vẫn giống nhau. Men đen gọi tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội (hoa đỏ, thân cao, quả lục), còn tính trạng chỉ biểu hiện ở F2 là tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả vàng).
	Những kết quả thí nghiệm trên của Men đen cho thấy F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
	Để theo dõi tiếp ở F3, Men đen cho các cây ở F2 tự thụ phấn và thu được kết quả được phản ánh ở hình I.2. Hình này cho thấy ở F2 có 1/3 số cây hoa đỏ là không phân li, nghĩa là chúng thuần chủng, còn 2/3 số cây hoa đỏ phân li ở F3. . Các cây hoa trắng ở F2 không phân li ở F3, nghĩa là chúng thuần chủng. Như vậy, KH trội ở F2 bao gồm cả thể thuần chủng và không thuần chủng.
2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.
	P: Hoa đỏ	x	Hoa trắng
	 AA	x	aa
	G: A	a
	F1:	Aa	100% Hoa đỏ
	F1 x F1: Aa	x	Aa
	G:	A, a	A, a
	F2: AA, Aa, Aa, aa
 Kiểu gen : 1/4 AA, 2/4 Aa, 1/4 aa
Kiểu hình : 3/4 hoa đỏ, 1/4 hoa trắng.
- Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp các cặp nhân tố di truền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
- Từ đó ông phát hiện ra qui luật phân li với nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
 Trong phép lai một cặp tính trạng học sinh dễ nhầm lẫn bài tập lai một cặp tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội hông hoàn toàn. Vậy phải dạy như thế nào để học sinh nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập này. Sau đây chúng ta đi nghiên cứu một số dạng bài tập về lai một cặp tính trạng.
4.2. Các dạng toán cơ bản- phương pháp giải các dạng bài tập:
1. Dạng 1:Xác định tỉ lệ KG, KH của đời con ( F1, F2).
a.Đặc điểm của dạng bài tập.
Đây là bài toán thuận từ kiểu gen, kiểu hình của P, xác định kiểu gen, kiểu hình của con lai F1, F2...
b.Phương pháp giải:
- Dựa vào giả thiết đề bài, qui ước gen.
- Từ KH của P -> Xác định KG của P.
- Lập sơ đồ lai -> Xác định KG của F -> KH của F.
c. Ví dụ minh họa.
Bài tập 1: Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Hãy xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau đây:
P: quả đỏ x quả đỏ
P: quả đỏ x quả vàng
P: quả vàng x quả vàng.
Hướng dẫn(HD) giải bài tập.
Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: A: quả đỏ; a: quả vàng.
(hoặc: gọi A là gen qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả vàng)
 => Quả đỏ có kiểu gen: AA hoặc Aa (viết gọn: A-)
 Quả vàng có kiểu gen: aa
a. P: quả đỏ x quả đỏ
- Trường hợp 1: P: (quả đỏ) AA x AA (quả đỏ)
 G: A A
 F1: AA
 + KG: 100% AA
 + KH: 100% quả đỏ.
- Trường hợp 2: P: (quả đỏ) AA x Aa (quả đỏ)
 G: A A, a
 F1: AA : Aa
 + KG: 1AA : 1Aa
 + KH: 100% quả đỏ.
- Trường hợp 3: P: (quả đỏ) Aa x Aa (quả đỏ)
 G: A,a A, a
 F1: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
b. P: quả đỏ x quả vàng
- Trường hợp 1: P: (quả đỏ) AA x aa (quả vàng)
 G: A a
 F1: Aa
 + KG: 100% Aa
 + KH: 100% quả đỏ.
- Trường hợp 2: P: (quả đỏ) Aa x aa (quả vàng)
 G: A,a a
 F1: Aa : aa
 + KG: 1Aa : 1aa
 + KH: 1quả đỏ : 1 quả vàng.
c. P: quả vàng x quả vàng.
- Sơ đồ lai:
 P: (quả vàng) aa x aa (quả vàng)
 G: a a
 F1: aa 
 + KG: 100% aa
 + KH: 100% quả vàng.
Bài tập 2: Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Cho cây lúa có hạt gạo đục thuần chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong.
Xác định kết quả thu được ở F1 và F2?
Nếu cho cây F1 và F2 có hạt gạo đục lai với nhau thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
HD Giải:
Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: A: hạt gạo đục; a: hạt gạo trong.
=> Hạt gạo đục có kiểu gen: AA hoặc Aa.
 Hạt gạo trong có kiểu gen: aa
a. Xác định kết quả thu được ở F1 và F2
- Sơ đồ lai:
P: (hạt gạo đục) AA x aa (hạt gạo trong)
 GP : A a
 F1: Aa -> 100% hạt gạo đục.
 F1 x F1: (Hạt gạo đục) Aa x Aa (Hạt gạo đục)
 GF1: A,a A,a
 F2: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 3 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong.
b. Hạt gạo đục F1 x Hạt gạo đục F2
- Trường hợp 1: P: (Hạt gạo đục F1) Aa x Aa (Hạt gạo đục F2)
 G: A,a A, a
 F1: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 3 Hạt gạo đục : 1 Hạt gạo trong.
- Trường hợp 2: P: (Hạt gạo đục F1) Aa x AA (Hạt gạo đục F2)
 G: A,a A
 F1: AA : Aa
 + KG: 1AA : 1Aa
 + KH: 100% Hạt gạo đục.
Bài tập 3: Cho biết ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng độ dài cánh nằm trên NST thường và cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng cánh ngắn. khi cho giao phối giữa 2 ruồi giấm P đều có cánh dài với nhau thu được các con lai F1.
Hãy lập sơ đồ lai nói trên?
Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
HD Giải:
 Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: A: cánh dài; a: cánh ngắn.
è Cánh dài có kiểu gen: AA hoặc Aa.
 Cánh ngắn có kiểu gen: aa
a. Cánh dài x cánh dài:
- Trường hợp 1: P: (cánh dài) AA x AA (cánh dài)
 G: A A
 F1: AA
 + KG: 100% AA
 + KH: 100% cánh dài.
- Trường hợp 2: P: (cánh dài) AA x Aa (cánh dài)
 G: A A, a
 F1: AA : Aa
 + KG: 1AA : 1Aa
 + KH: 100% cánh dài.
- Trường hợp 3: P: (cánh dài) Aa x Aa (cánh dài)
 G: A,a A, a
 F1: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 3 cánh dài: 1 cánh ngắn.
b. F1 lai phân tích:
- Trường hợp 1: P: (cánh dài) AA x aa (cánh ngắn)
 G: A a
 F1: Aa
 + KG: 100% Aa
 + KH: 100% cánh dài.
- Trường hợp 2: P: (cánh dài) Aa x aa (cánh ngắn)
 G: A,a a
 F1: Aa : aa
 + KG: 1Aa : 1aa
 + KH: 1 cánh dài: 1 cánh ngắn.
- Một số sai sót của học sinh khi giải dạng bài tập này.
+ Chưa xác định được tính trạng trội có mấy loại kiểu gen.
+ Nếu bài cho tính trạng trội lai với tính trạng lặn, học sinh chưa biết liệt kê có mấy khả năng có thể xảy ra è viết sơ đồ lai thiếu.
- Nguyên nhân: Học sinh chưa chú ý xác định xem tính tính trạng trội có mấy loại kiểu gen è Viết sơ đồ lai còn thiếu các khả năng có thể xảy ra.
- Cách khắc phục: Học sinh xác định rõ tính trạng trội có mấy loại kiểu gen từ đó suy ra các trường hợp có thể xảy ra è Viết sơ đồ lai.
+Nếu P thuần chủng ta có một sơ đồ lai: vd Pt/c: AA x aa
+Nếu P không thuần chủng ta có hai sơ đồ lai: vd :+ TH1 : P AA x aa
	 + TH2 : P Aa x aa 
Bài tập 4: Ở loài dâu tây, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả trắng.
a. Khi cho giao phấn giữa cây dâu tây có quả đỏ với cây có quả trắng, F1 thu được các cây đều có quả màu hồng. Hãy giải thích để rút ra nhận xét về tính chất di truyền của tính trạng màu quả nói trên và lập qui ước gen.
b. Hãy xác định kết quả về kiểu gen (KG) và kiểu hình (KH) của F1 khi thực hiện các phép lai sau đây:
 - P: quả đỏ x quả đỏ - P: quả hồng x quả hồng
 - P: quả đỏ x quả trắng - P: quả hồng x quả trắng
 - P: quả đỏ x quả hồng - P: quả trắng x quả trắng
Giải:
a. Theo đề bài: P: quả đỏ x quả trắng => F1: 100% quả hồng.
HD: Ta thấy P mang cặp tính trạng tương phản, F1 đồng loạt xuất hiện quả hồng là tính trạng trung gian giữa quả đỏ và quả trắng của P. Vậy màu quả di truyền theo hiện tượng trội không hoàn toàn.
Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: gọi A là gen qui định tính trạng quả đỏ trội không hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả trắng
=> Quả đỏ có kiểu gen: AA; quả hồng có kiểu gen: Aa; Quả trắng có kiểu gen: aa
b. Kết quả của F1:
- Trường hợp 1: P: (quả đỏ) AA x AA (quả đỏ)
 G: A A
 F1: AA
 + KG: 100% AA
 + KH: 100% quả đỏ.
- Trường hợp 2: P: (quả đỏ) AA x Aa (quả hồng)
 G: A A, a
 F1: AA : Aa
 + KG: 1AA : 1Aa
 + KH: 1quả đỏ: 1 quả hồng.
 - Trường hợp 3: P: (quả đỏ) AA x aa (quả trắng)
 G: A a
 F1: Aa : aa
 + KG: 1Aa : 1aa
 + KH: 1quả hồng: 1 quả trắng.
- Trường hợp 4: P: (quả hồng) Aa x Aa (quả hồng)
 G: A,a A, a
 F1: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 1 quả đỏ : 2 quả hồng : 1 quả trắng.
- Trường hợp 5: P: (quả hồng) Aa x aa (quả trắng)
 G: A,a a
 F1: Aa : aa
	 + KG: 1Aa : 1aa
 + KH: 1 quả hồng : 1 quả trắng.
- Trường hợp 6: P: (quả trắng) aa x aa (quả trắng)
 G: a a
 F1: aa
 + KG: 100%aa
 + KH: 100% quả trắng.
Bài tập 5: Ở bí, tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với tính trạng quả dài. Quả bầu dục là tính trang trung gian. Cho giao phấn giữa cây có quả tròn với cây có quả dài thu được F1 rồi tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau.
a. Lập sơ đồ lai từ P -> F2.
b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả tạo ra sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?
HD Giải:
 Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: gọi A là gen qui định tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả dài
=> Quả tròn có kiểu gen: AA; quả bầu dục có kiểu gen: Aa; Quả dài có kiểu gen: aa
a. Sơ đồ lai:
P: (Quả tròn) AA x aa (Quả dài)
 GP : A a
 F1: Aa -> 100% quả bầu dục.
 F1 x F1: (quả bầu dục) Aa x Aa (quả bầu dục)
 GF1: A,a A,a
 F2: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 1 quả tròn : 2 quả bầu dục : 1 Quả dài.
b. Kết quả lai phân tích:
 P: (Quả bầu dục) Aa x aa (Quả dài)
 GP : A, a a
 F1: Aa : aa
 + KG: 1Aa : 1aa
 + KH: 1quả bầu dục : 1 quả dài.
* Chú ý: Bài toán ra nếu ở F1 xuất hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ ta kết luận thuộc quy luật di truyền trung gian.
Quy ước gen: vd: AA tính trạng trội. aa tính trạng lặn, Aa là tính trạng trung gian. Biện luận và viết sơ đồ lai( Có thể có các khả năng xảy ra)
2. Dạng 2: Biết kiểu hình của con lai, xác định kiểu gen của bố, mẹ.
*Đối với sinh vật sinh sản nhiều ( Tuân theo quy luật số lớn). Ta vận dụng được định luật đồng tính và định luật phân tính.
+ Phương pháp giải:
- Xác định tỉ lệ KH của F.
- Dựa vào tỉ lệ KH của F => KG của P => KH của P. Biện luận:
+ Tỉ lệ F1 = 3:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội hoàn toàn.
+ Tỉ lệ F1 = 1:2:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội không hoàn toàn.
+ F1 đồng tính trội => ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1 đồng tính lặn => cả 2 cơ thể P đều đồng hợp lặn.
+ Tỉ lệ F1 = 1:1 => 1 cơ thể P có KG dị hợp, cơ thể P còn lại có KG đồng hợp lặn về cặp tính trạng đang xét.
- Xác định tương quan trội lặn, qui ước gen và lập sơ đồ lai minh họa.
+Ví dụ minh họa:
Bài tập 1: Ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa 2 chuột với nhau thu được F1 là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng.
a. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai nói trên?
b. Nếu tiếp tục cho chuột có lông xù giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?	HD Giải:
a. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai
- Xét kết quả F1 : chuột lông xù : chuột lông thẳng = 46 : 16 ≈ 3:1
Đây là tỉ lệ của định luật phân tính, tính trội hoàn toàn => Lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng lông thẳng.
- Qui ước: A: lông xù; a: lông thẳng.
- F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp: Aa(lông xù) x Aa(lông xù)
- Sơ đồ lai minh họa:
 P: (lông xù) Aa x Aa (lông xù)
 G: A, a A, a
 F1: AA:Aa:Aa:aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 3 chuột lông xù : 1 chuột lông thẳng.
b. 
- Trường hợp 1: P: (lông xù) AA x AA (lông xù)
 G: A A
 F1: AA
 + KG: 100% AA
 + KH: 100% lông xù.
- Trường hợp 2: P: (lông xù) AA x Aa (lông xù)
 G: A A, a
 F1: AA : Aa
 + KG: 1AA : 1Aa
 + KH: 100% lông xù.
- Trường hợp 3: P: (lông xù) Aa x Aa (lông xù)
 G: A,a A, a
 F1: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 3 lông xù: 1 lông thẳng.
Bài tập 2: Ở gà, gen qui định chiều cao của chân nằm trên NST thường. Gen B qui định chân cao, gen b qui định thân thấp. Xác định KG, KH của mỗi cặp bố mẹ và lập sơ đồ cho mỗi phép lai sau:
F1 thu được có 100% cá thể chân cao.
F1 thu được có 120 cá thể chân cao và 40 cá thể chân thấp.
F1 thu được có 80 cá thể chân cao và 78 cá thể chân thấp.
 HD Giải:
 a. F1 đều có chân cao (B-) => 1 trong 2 cá thể P có kiểu gen đồng hợp trội BB, kiểu hình chân cao.
- Trường hợp 1: P: (chân cao) BB x BB (chân cao)
 G: B B
 F1: BB
 + KG: 100% BB
 + KH: 100% chân cao.
- Trường hợp 2: P: (chân cao) BB x Bb (chân cao)
 G: B B, b
 F1: BB : Bb
 + KG: 1BB : 1Bb
 + KH: 100% chân cao.
- Trường hợp 3: P: (chân cao) BB x bb (chân thấp)
 G: B b
 F1: Bb
 + KG: 100% Bb
 + KH: 100% chân cao.
b.- Xét tỉ lệ KH ở F1: chân cao : chân thấp = 120 : 40 = 3:1
Đây là tỉ lệ của định luật phân li => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp: Aa (chân cao) x Aa (chân cao)
- Sơ đồ lai minh họa:
 P: (chân cao) Bb x Bb (chân cao)
 G: B,b B, b
 F1: BB : Bb : Bb : bb
 + KG: 1BB : 2Bb : 1bb
 + KH: 3 chân cao : 1 chân thấp.
c. - Xét tỉ lệ KH ở F1: chân cao : chân thấp = 80 : 78 ≈ 3:1
Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG dị hợp (Bb: chân cao), cơ thể P còn lại có KG đồng hợp lặn (bb: chân thấp).
- Sơ đồ lai minh họa:
 P: (chân cao) Bb x bb (chân thấp)
 G: B,b b
 F1: Bb : bb
 + KG: 1Bb : 1bb
 + KH: 1chân cao : 1 chân thấp.
Bài tập 3: Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt đỏ trội so với tính trạng mắt trắng. Khi thực hiện phép lai giữa 2 cá thể P thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu được F2 có kết quả như sau:
- 64 cá thể mắt đỏ.
-130 cá thể mắt vàng.
- 65 cá thể mắt trắng.
Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai nói trên?
Để thu được con lai có tỉ lệ 50% mắt đỏ : 50% mắt vàng thì KG, KH của P phải như thế nào? Lập sơ đồ lai minh họa?
	HDGiải:
a. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai
- Xét tỉ lệ KH ở F2: mắt đỏ:mắt vàng:mắt trắng = 64:130:65 ≈ 1:2:1
Đây là tỉ lệ của qui luật phân li, tính trội không hoàn toàn.
- Theo đề bài, mắt đỏ trội so với mắt trắng => mắt vàng là tính trạng trung gian.
- Qui ước gen: gọi A là gen qui định tính trạng mắt đỏ trội không hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng mắt trắng
=> mắt đỏ có kiểu gen: AA; mắt vàng có kiểu gen: Aa; mắt trắng có kiểu gen: aa.
- F2 có tỉ lệ = 1:2:1 => cả 2 cơ thể P thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản => P: AA (mắt đỏ) x aa (mắt trắng)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (Mắt đỏ) AA x aa (Mắt trắng)
 GP : A a
 F1: Aa -> 100% mắt vàng.
 F1 x F1: (mắt vàng) Aa x Aa (mắt vàng)
 GF1: A,a A,a
 F2: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 1 Mắt đỏ: 2 mắt vàng: 1 Mắt trắng.
b. Thế hệ F1 có 50% mắt đỏ : 50% mắt vàng = 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng.
- F1 có mắt đỏ, KG AA => cả 2 cơ thể P đều tạo được giao tử A (A- x A-)
- F1 có mắt vàng, KG Aa => 1 cơ thể P tạo giao tử A, cơ thể P còn lại tạo giao tử a (-A x -a)
 Kết hợp hai điều kiện trên => Kiểu gen, KH của P: AA (mắt đỏ) x Aa (mắt vàng)
- Sơ đồ lai:
 P: (mắt đỏ) AA x Aa (mắt vàng)
 G: A A, a
 F1: AA : Aa
 + KG: 1AA : 1Aa
 + KH: 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng.
Bài tập 4: Khi cho giao phối 2 chuột lông đen với nhau, trong số các chuột thu được thấy có chuột lông xám.
Giải thích để xác định tính trạng trội, lặn và lập sơ đồ lai minh họa. Biết tính trội là trội hoàn toàn.
Hãy tìm KG của bố, mẹ và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp sau đây:
 -Trường hợp 1: con F1 có 100% lông đen.
 -Trường hợp 2: con F1 có 50% lông đen : 50% lông xám.
 -Trường hợp 3: con F1 có 10% lông xám.
HD Giải:
a. - Theo đề bài: P: lông đen x lông đen => F1 có lông xám
F1 có hiện tượng con phân li KH khác P => lông xám là tính trạng lặn so với lông đen.
- Qui ước gen: gọi A là gen qui định tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lông xám
=> lông đen có kiểu gen: AA hoặc Aa; lông xám có kiểu gen: aa.
- F1 có lông xám, KG: aa => cả 2 cơ thể P đều tạo được giao tử a (-a x -a)
- Mặt khác, theo giả thiết 2 chuột P lông đen nên có KG: A- x A-
 Kết hợp 2 khả năng trên ta suy ra KG của 2 chuột bố mẹ: Aa x Aa.
- Sơ đồ lai minh họa:
 P: (lông đen) Aa x Aa (lông đen)
 G: A,a A, a
 F1: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 3 lông đen: 1 lông xám.
b. * Trường hợp 1: F1 có 100% lông đen.
- F1 đồng tính trội => ít nhất 1 cơ thể P có KG đồng hợp trội, KH lông đen.
- Sơ đồ lai 1: P: (lông đen) AA x AA (lông đen)
 G: A A
 F1: AA
 + KG: 100% AA
 + KH: 100% lông đen.
- Sơ đồ lai 2: P: (lông đen) AA x Aa (lông đen)
 G: A A, a
 F1: AA : Aa
 + KG: 1AA : 1Aa
 + KH: 100% lông đen.
x P: (lông đen) AA x aa (lông xám)
 G: A a
 F1: Aa
 + KG: 100% Aa
 + KH: 100% lông đen.
* Trường hợp 2: 
- Xét tỉ lệ KH của F1: lông đen : lông xám = 50% : 50% = 1:1
 Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG dị hợp Aa, KH lông đen; cơ thể P còn lại có KG đồng hợp lặn aa, KH lông xám.
- Sơ đồ lai:P: (lông đen) Aa x aa (lông xám)
 G: A,a a
 F1: Aa : aa
 + KG: 1Aa : 1aa
 + KH: 1 lông đen: 1 lông xám.
* Trường hợp 3:
- F1 có 100% lông xám, KG aa => cả 2 cơ thể P đều chỉ tạo được 1 loại giao tử a => P: aa (lông xám) x aa (lông xám).
- Sơ đồ lai:
 P: (lông xám) aa x aa (lông xám)
 G: a a
 F1: aa 
 + KG: 100% aa
 + KH: 100% lông xám.
Bài tập 5: Ở cây dạ lan, gen A qui định hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng. trong một phép lai giữa 2 cây người ta thu được ½ số cây lai F1 có hoa hồng, còn lại là KH khác.
Hãy biện luận lập sơ đồ lai nói trên?
HD Giải:
Theo giả thiết đề bài ta suy ra hoa hồng là tính trạng trung gian => AA: hoa đỏ; Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng.
* Khả năng 1: 50% còn lại có 2 kiểu hình.
=> F1 có 3 KH với tỉ lệ chỉ có thể là 25% hoa đỏ : 50% hoa hồng : 25% hoa trắng = 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng. đây là tỉ lệ của qui luật phân li , tính trội không hoàn toàn -> 2 cơ thể P đều có KG dị hợp Aa, kiểu hình hoa hồng.
- Sơ đồ lai minh họa:
 P: (hoa hồng) Aa x Aa (hoa hồng)
 G: A,a A, a
 F1: AA : Aa : Aa : aa
 + KG: 1AA : 2Aa : 1aa
 + KH: 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng.
* Khả năng 2: 50% F1 còn lại chỉ có 1 kiểu hình.
+ Trường hợp 1: 50% còn lại là hoa màu đỏ.
- Xét tỉ lệ KH của F1: hoa đỏ : hoa hồng = 50% : 50% = 1: 1
=> F1 có 2 kiểu gen: AA (hoa đỏ) và Aa (hoa hồng). Vậy 1 cơ thể P tạo giao tử A (AA) và 1 cơ thể P còn lại tạo được 2 loại giao tử A và a (Aa).
- Sơ đồ lai:
 P: (hoa đỏ) AA x Aa (hoa hồng)
 G: A A, a
 F1: AA : Aa
 + KG: 1AA : 1Aa
 + KH: 50% hoa đỏ : 50% hoa hồng.
+ Trường hợp 2: 50% còn lại là hoa màu trắng.
- Xét tỉ lệ KH của F1: hoa hồng : hoa trắng = 50% : 50% = 1: 1
=> F1 có 2 kiểu gen: Aa (hoa hồng) và aa (hoa trắng). Vậy 1 cơ thể P tạo giao tử a (aa) và 1 cơ thể P còn lại tạo được 2 loại giao tử A và a (Aa).
- Sơ đồ lai:
 P: (hoa trắng) aa x Aa (hoa hồng)
 G: a A, a
 F1: Aa : aa
 + KG: 1Aa : 1aa 
	 + KH: 50% hoa hồng : 50% hoa trắng.
Bài tập tự giải: Tính trạng màu sắc hạt ở một loài đậu do một gen quy định. Qua thực nghiệm, người ta thực hiện một số phép lai và thu được kết quả theo số liệu sau: 
1/ P1 : Hạt xám x hạt trắng --> F 1-1: 199 xám, 202 trắng.
2/ P2 : Hạt xám x hạt trắng --> F1-2: 298 xám : 101 trắng.
3/ P3 : Hạt trắng x hạt trắng --> F 1-3: 0 xám, 134 trắng.
4/ P4 : Hạt xám x hạt trắng --> F 1-4: 319 xám: 0 trắng.
5/ P5: Hạt xám x hạt xám --> F 1-5: 158 xám: 0 trắng.
Hãy xác định các cặp gen có thể có của các cặp bố mẹ trong các phép lai trên?
Hướng dẫn: HS xác định đây thuộc dạng toán thuận hay nghịch --> Bài này thuộc dạng bài toán nghịch.
Ta xác định phép lai 2 trước --> xám /trắng = 298/ 101 = 3/1 --> Tính trạng xám là trội , tính trạng trắng là lặn.
quy ước gen: A ; xám, a trắng , Kiểu gen: xám ; AA, Aa, trắng : aa
Xác định kiểu gen và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp.
1/ P1; Aa x aa.
2/ P2: Aa x Aa.
3/ P3: aa x aa.
4/ P4: AA x aa.
5/ P5: AA x Aa.
 - Một số sai sót của học sinh hay mắc phải khi giải bài tập này:
+ Chưa biết biện luận tìm ra quy luật di truyền.	
- Nguyên nhân: Học sinh chưa chú ý biện luận xác định tỷ lệ ở đời con.
- Khắc phục: Học sinh biện luận è Xác định tỷ lệ phân ly ở đời con èquy ước gen è xác định kiểu gen của P, Viết sơ đồ lai.
+ Nếu bài ch tỉ lệ 3: 1 è Quy luật di truyền phân ly của Men Đen
+ Nếu bài ch tỉ lệ 1: 2: 1 è Quy luật di truyền trội không hoàn toàn( Di truyền trung gian)
* Đối với sinh vật sinh sản ít ( Trâu, bò... người): Vì không tuân theo quy luật số lớn nên không vận dụng quy luật đồng tính và quy luật phân ly.
+ Phương pháp giải: 
- Xác định tính trạng trội, lặn: Ta dựa vào cặp bố, mẹ nào có cùng kiểu hình, sinh con có kiểu hình khác bố, mẹ thì kiểu hình của P là trội so với kiểu hình của con lai.
	P:	x	x	x
	hoặc P:	x	x	x
 è x trội so với y
- Quy ước gen.
- Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn, kiểu gen đồng hợp lặn, để suy ra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội 
- Lập sơ đồ lai.
+ Ví dụ minh họa:
Bài tập: Khi xét sự di truyền tính trạng tầm voác cao, thấp do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, người ta thấy trong một gia đình, ông nội, ông ngoại và cặp bố, mẹ đều có tầm vóc thấp, bà nội, bà ngoại và anh người bố, đều có tầm vóc cao.Hai đứa con của cặp bố, mẹ trên gồm một con trai tầm vóc cao, một con gái tầm vóc thấp.
1/ Cho biết kiểu gen của những người trong gia đình về tính trạng này?
2/ Tính xác suất để cặp bố mẹ thuộc thế hệ thứ 2 và thứ 3 sinh được:
a. Một người con có tầm vóc thấp.
b. Một người con có tầm vóc cao.
c. Hai người con có tầm vóc thấp:
Hướng dẫn giải:
1/ Xác định kiểu gen:
+ Bố mẹ đều tầm vóc thấp, sinh con trai tầm vóc cao ==> Tính trạng tầm vóc thấp trội hoàn toàn so với tầm vóc cao.
+ Quy ước gen: A: Tầm vóc thấp, a: Tầm vóc cao.
+ Những người trong gia đình mang tính trạng lặn tầm vóc cao, đều có kiểu gen đồng hợp lặn aa gồm Bà nội, bà ngoại, anh của bố, con trai.
+ Những người còn lại: Ông nội, ông ngoại, bố, mẹ và em gái mang gen A-
+ Xét người con trai có tầm vóc cao có kiểu gen aa, nhận 1 giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ ==> Cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp : Aa
+ Lập sơ đồ lai: F1 	Aa	x	Aa
	 G:	 A,a	A,a
	 F2: AA, Aa, Aa, aa
	 Kiểu gen: 1/4 AA, 2/4 Aa, 1/4 aa
 Kiểu hình: 3/4 tầm vóc thấp, 1/4 tầm vóc cao.
+ Vậy kiểu gen của con gái có thể là: AA hoặc Aa
+ Tương tự anh người bố có kiểu gen aa è Ông nội có kiểu gen Aa.
+ Kiểu gen của ông ngoại có thể là: AA hoặc Aa.
2/ 
a. Xác suất xuất hiện một người con có tầm vóc thấp = 3/4 = 75%
b. Xác suất xuất hiện một người con có tầm vóc cao = 1/4 = 25%
c. Xác suất xuất hiện hai người con có tầm vóc thấp = 3/4 x 3/4 = 9/16 = 56,25%
Từ phương pháp giải bài tập lai một cặp tính trạng của Men Đen giáo viên khái quát cho học sinh xây dựng công thức ứng dụng cho các định luật Menđen như sau:
Số cặp tính trạng
Số loại G F1
Số tổ hợp F2
Số kiểu gen F2
Số kiểu hình F2
Tỉ lệ kiểu gen F2
Tỉ lệ kiểu hình F2
1
2
3
 ..
n
2
22
23
 ..
2n
4
42
43
 .
4n
3
32
33
3n
2
22
23
 .
2n
1: 2: 1
(1: 2: 1)2
(1: 2: 1)3
(1: 2: 1)n
3 : 1
(3 : 1)2
(3 : 1)3
 ...
(3 : 1)n
 (Với thế hệ P thuần chủng và các tính trội đều trội hoàn toàn).
* Kết quả triển khai chuyên đề.
	+ Đối với học sinh: Có hứng thú học tập môn học, có kỹ năng giải bài tập tốt, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo,lôgic, có khả năng vận dụng kiến thức vào làm được hai dạng bài tập cơ bản trong lai một cặp tính trạng.
	+ Đối với giáo viên: 
	- Trong dạy học GV nên tin tưởng vào khả năng nhận thức của HS, tạo cho các em một tâm thế thoải mái, tự nhiên như vậy các em sẽ cảm thấy mình đã tự tìm tòi để hiểu biết do đó các em sẽ nhớ sâu hơn, lâu dài hơn và bền vững hơn.
	- Các kiến thức đưa ra phải có tính hệ thống logic đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_mot_so_phuong_phap_giai_bai_tap_ve_lai_mot_cap_tin.docx