Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Trà Tập

Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Trà Tập

Câu 2. Một điện trở R =10 được đặt vào giữa hai điểm có hiệu điện thế 8V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở có giá trị là:

 A. 18A B. 1,25A C. 0,8A D. 0,4A

Câu 3. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn:

A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

B. tỉ lệ ngịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

 

doc 4 trang maihoap55 7140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Trà Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP
MÔN: VẬT LÍ 	- KHỐI 9
NĂM HỌC 2019 – 2020
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Điện trở của dây dẫn, định luật Ôm, định luật Jun-Lenx
Biết công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, song song và công thức ĐL Ôm, Jun-Lenx.
Hiểu cường độ dòng điện qua dây dẫn khi thay đổi hiệu điện thế. Công suất tương ứng khi mạch mắc song song.
Xác định được điện trở và cường độ dòng điện.
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
4
1,33
13,3%
1
2,0
20%
2 
0,66
6,6%
2
0,66
6,6%
9 
4,65
46,5%
2. Công và công suất điện
Viết hệ thức định luật Jun-Lenx.
Thực hiện việc sử dụng điện năng. Tính được điện năng tiêu thụ.
Biến trở để đèn sáng bình thường.
Xác định điện năng và công suất tiêu thụ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,33
3,33%
1
0,33
3,33%
1
1,0
10%
3
1,0
10%
1
1,0
10%
7
3,66
36,6%
3. Điện từ học
Biết từ trường xuất hiện ở đâu, tác dụng của sắt trong NC điện. Biết qui tắc bàn tay trái.
Hiểu điều kiện để có lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,33
3,33%
1
1,0
10%
1
0,33
3,33%
3 
1,66 
16,6%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
7 
4,0
40%
5 
3,0
30%
6
2,0
20%
1 
1,0
10%
 19 
10
100%
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 – 2020
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP
MÔN: VẬT LÍ 	- KHỐI 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: ............................................ 
Lớp: ..................... SBD: ........................
ĐỀ :
A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Em hãy chọn đáp án A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy bài làm. (vd: câu 1A, 2B,....)
Câu 1. Hệ thức của định luật Ôm là:
A. I = U.R	B. 	C. 	D. U = I.R
Câu 2. Một điện trở R =10 được đặt vào giữa hai điểm có hiệu điện thế 8V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở có giá trị là:
	A. 18A	B. 1,25A	C. 0,8A	D. 0,4A
Câu 3. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn:
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ ngịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
Câu 4. Điện trở tương đương (Rtđ) của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song được tính bằng công thức nào dưới đây?
	A. Rtđ = R1 + R2 	B. 	C. 	D. 
Câu 5. Đơn vị của điện trở suất là gì?	
A. Mét (m)	B. Ôm.mét (Ω.m)	C. Ôm (Ω)	D. Lít (l)
Câu 6. Cho biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8 Ω.m, của vonfram là 5,5.10-8 Ω.m. Sự so sánh nào dưới đây là đúng:
	A. nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram.	
	B. nhôm dẫn điện kém hơn vonfram. 
	C. nhôm và vonfram dẫn điện như nhau.	
	D. không thể so sánh được.
Câu 7. Câu phát biểu nào sau đây về biến trở là không đúng?
A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.	
B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch.
Câu 8	. Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 200mA và công suất của bóng đèn khi đó là:
 A. 1,2W	 	B. 3,0W	C. 30W	D. 12W
Câu 9. Định luật Jun–Lenx cho biết điện năng biến đổi thành dạng năng lượng nào dưới đây?
A. Cơ năng.	B. Năng lượng ánh sáng.	
C. Hóa năng.	D. Nhiệt năng.
Câu 10. Mối quan hệ giữa hai đơn vị Jun và Calo là: 
A. 1J = 1Calo	B. 1Calo = 0,24J	C. 1J = 0,24Calo	D. 1J = 4,18Calo
Câu 11. Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?
A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 220V.
D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.
Câu 12. Theo quy tắc nắm tay phải, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của:
	A. dòng điện không đổi chạy qua ống dây.	
	B. đường sức từ trong lòng ống dây.
	C. lực từ của ống dây.	
	D. đường sức từ bên ngoài ống dây.
Câu 13. Nam châm nào cũng có hai cực:
A. cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Nam.
B. cực luôn chỉ hướng Nam là cực Bắc.
C. cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Nam hoặc cực Bắc.
D. cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Bắc.
Câu 14. Theo quy tắc bàn tay trái, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của:
	A. dòng điện không đổi chạy qua ống dây.	
	B. đường sức từ trong lòng ống dây.
	C. lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.	
	D. đường sức từ bên ngoài ống dây.
Câu 15. Trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng?
	A. di chuyển một thanh nam châm lại gần hoặc ra xa một ống dây.
	B. di chuyển ống dây lại gần hoặc ra xa một thanh nam châm.
	C. cùng di chuyển ống dây và thanh nam châm về cùng một phía.
	D. quay thanh nam châm trên trục thẳng đứng cạnh một đầu ống dây.
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Vì sao nói dòng điện có mang năng lượng? Cho 2 ví dụ minh họa.
Câu 2: (2,0 điểm) Phát biểu nội dung định luật Jun – len xơ. Viết hệ thức của định luật?
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Viết công thức tính điện năng tiêu thụ của 1 đoạn mạch? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức đó? (1,0 điểm)
b. Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là 220V- 400W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trung bình mỗi ngày 1,5 giờ. Tính điện trở dây đốt nóng của nồi và điện năng mà nồi tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kW.h? (1,0 điểm) 
- Hết –
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP
MÔN: VẬT LÍ 	- KHỐI 9
NĂM HỌC 2019 – 2020
A. TRẮC NGHIỆM: ( 5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm, 3 câu tương đương với 1 điểm)
 Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
C
C
B
C
B
A
D
A
D
C
D
B
D
C
C
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1,0 điểm)
- Dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. 
- Ví dụ: + Trong máy khoan, máy bơm nước, dòng điện có khả năng thực hiện công. 
 + Trong bếp điện, bàn là dòng điện có khả năng cung cấp nhiệt lượng.
0,5
0,25
0,25
Câu 2
(2,0 điểm)
Nội dung định luật Jun – len xơ: 
 - Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trỏ của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- Viết đúng hệ thức định luật Q= .R.t 
1,0
1,0
Câu 3
(2,0 điểm)
a. - Viết đúng hệ thức: A= P.t
 - Trong đó: A là điện năng tiêu thụ đơn vị là kWh.
 P là công suất tiêu thụ đơn vị là Oát(W).
 T là thời gian sử dụng điện năng đơn vị là giờ.
b. Vì U = Uđm = 220V nên P = Pđm =400W. 
- Điện trở của dây đốt nóng trong nồi:
	R = U2/P = 2202 /400 = 121Ω 
 P = 400W = 0,4kW 
- Điện năng tiêu thụ của nồi trong một tháng:
 A = P.t = 0,4.(1,5.30) = 18(kW.h) 
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truo.doc